Hiện tượng luân hồi và những bí ẩn - Kỳ cuối: Giải mã hiện tượng luân hồi

Đã đọc: 8151           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Trên thế giới ngày càng có nhiều nhà khoa học danh tiếng quan tâm nghiên cứu hiện tượng luân hồi chuyển kiếp, luân hồi đã được hiểu như là một sự thật khách quan không thể phủ nhận.

Tuy nhiên nhiều người lại tỏ ra thờ ơ không hề biết tới điều này. Dưới đây là một số trong hàng ngàn nhà khoa học đã nghiên cứu và giải mã hiện tượng Luân hồi.

Những công trình nghiên cứu

Một nhà nghiên cứu về luân hồi nổi tiếng là tiến sỹ Y khoa Ian Pretyman Stevenson (31-10-1918 – 8-2-2007), giáo sư bác sỹ tâm thần học rất nổi tiếng, giảng dạy tại Đại học Virginia Hoa Kỳ. Ông từng là Giám đốc Ban Nghiên cứu Nhân cách, trưởng Bộ môn Nghiên cứu Tri giác tại Đại học Virginia, chuyên nghiên cứu các hiện tượng dị thường. Tiến sỹ Stevenson đã cống hiến cả đời mình để nghiên cứu sự luân hồi. Trong suốt hơn 40 năm, tổng cộng ông đã ghi nhận trên 3.000 trường hợp luân hồi tái sinh từ khắp nơi trên thế giới, và trình bày các bằng chứng một cách hệ thống, khoa học và hết sức chi tiết. Ông cũng đã xuất bản 10 cuốn sách và rất nhiều tài liệu nghiên cứu, phần nhiều trong số đó đã được các nhà nghiên cứu khác xem là kinh điển trong lĩnh vực nghiên cứu luân hồi.

Những nhà khoa học nghiên cứu về luân hồi luôn đánh giá cao tiến sỹ Ian Pretyman Stevenson. Các nhà nghiên cứu thường xuyên trích dẫn các sách và bài viết của ông trong các ấn phẩm của họ. Chính sự nghiêm túc, tác phong thận trọng, và địa vị học thuật xuất sắc của Stevenson đã khiến ông cùng với các nghiên cứu của ông về sự luân hồi rất được xem trọng. Stevenson là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có các tác phẩm “Hai mươi trường hợp gợi ý luân hồi” (1974), “Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp” (1987), “Luân hồi và Sinh học” (1997), và “Các trường hợp luân hồi của người châu Âu” (2003)… Năm 1960, ông đã xuất bản một tài liệu rất có giá trị và đoạt giải thưởng khoa học, có tựa đề “Bằng chứng về các ký ức tiền kiếp” trên Tạp chí Nghiên cứu tâm linh Hoa Kỳ. Bài viết này được xem là khúc dạo đầu cho các nghiên cứu hiện đại về sự luân hồi ở các nước phương Tây. Các trường hợp mà tiến sỹ Stevenson nghiên cứu tập trung vào những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp một cách tự nhiên, không cần phải qua thôi miên. Trong mỗi trường hợp, ông ghi chép lại một cách hệ thống các lời nói và hành vi của đứa trẻ.

Sau đó ông cố gắng xác định người đã chết theo những gì mà đứa trẻ nhớ được. Rồi ông kiểm tra các sự việc từng xảy ra đối với người quá cố, để xác minh xem chúng có phù hợp với trí nhớ của đứa trẻ hay không. Sau khi sử dụng các phương pháp xác định gian lận để kiểm tra một cách kỹ lưỡng, ông ghi chép lại hồ sơ sự việc. Ông đặc biệt quan tâm đến các vết chàm và dị tật bẩm sinh (nếu có) ở trẻ mà phù hợp với các vết thương và vết sẹo trên người chết (có hồ sơ y tế xác nhận). Phương pháp mà ông áp dụng với hàng ngàn trường hợp là rất chặt chẽ và nghiêm ngặt.

Rakesh (trái, ảnh chụp năm 1994) qua đời ngày 3-5-2005 và Rakesh (phải), 2 tuổi chào đời ngày 22-4-2006.

Các luận điểm khoa học

Hầu hết các nền văn hóa và các tôn giáo đều công nhận linh hồn, tuy quan niệm cụ thể có thể khác nhau. Chẳng hạn Aristotle không tin phụ nữ có linh hồn, chí ít là với chất lượng như đàn ông. Thú vật có linh hồn hay không cũng là chủ đề gây tranh cãi khác (một truyện cười kể rằng giới triết học chia thành hai phe, ai nuôi chó thì tin chó có linh hồn, còn người không nuôi thì phản bác!). Bào thai có linh hồn hay không cũng là một bài toán rất nan giải.

Vậy linh hồn là gì? Dẫn theo nhà vật lí Crick lừng danh, giải Nobel về cấu trúc ADN, trong cuốn “Giả thuyết ngạc nhiên: Tìm kiếm khoa học về bản chất linh hồn”, do NXB Simon & Schuster in năm 1994, tác giả đã đưa ra quan niệm trong giáo lí Công giáo La Mã như sau: “Linh hồn là vật sống không cơ thể, có lí trí và ý chí tự do”. Đó là lí do trong luân hồi, linh hồn luôn được “cấy” vào một cơ thể mới để bắt đầu một cuộc sống mới. Do đó các em bé “đầu thai” đều phải “mượn xác” của người khác (tốt nhất là của người đã chết, để khỏi có sự “tranh chấp”). Vậy có thể có sự sống mà không cần cơ thể hay không? Để trả lời, cần tìm hiểu bản chất sự sống. Theo quan điểm của nhiều nhà khoa học sự sống là đặc trưng phân biệt các vật có khả năng tín hiệu hóa và các quá trình tự duy trì với các vật không có khả năng đó, hoặc đã mất đi (khi chết) hoặc vốn không có (vật vô cơ). Các nhà sinh học cũng quan niệm sự sống không khác biệt và không chia tách với các cấu trúc và các chức năng được tổ chức trong một cơ thể sống (cặp phạm trù cấu trúc - chức năng nổi tiếng trong sinh học).

Chỉ cần một mạch máu nhỏ trong não trục trặc là ta có thể mất trí là vì vậy. Nói cách khác, theo quan điểm khoa học, “hồn” và “xác” không thể tách rời nhau (ví như ta có thể thấy một phần mềm máy tính, trong vai trò “hồn”, không thể tồn tại ngoài máy tính và các phương tiện lưu trữ, trong vai trò “xác”). Do đó, không thể có linh hồn với tư cách một “tồn tại” sau cái chết của một cơ thể được mà nó phải chuyển sang cơ thể khác nếu muốn tiếp tục tồn tại và đó là nguyên do chính của sự luân hồi.

Cho đến giờ vẫn xảy ra nhiều cuộc tranh cãi nảy lửa về vấn đề trên, nhưng ai cũng phải thừa nhận một thực tế rằng trên thế giới có nhiều những trường hợp lạ kỳ khi nói đến khả năng tiên tri của con người, về những trường hợp người sống giống hệt những người đã khuất từ hình dáng đến tính cách, suy nghĩ và đặc biệt họ lại biết rõ về quá khứ của những người đã chết...

Nguồn: Pháp Luật và Xã Hội

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

1.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập