Hiện tượng luân hồi và những bí ẩn - Kỳ 4: Câu chuyện của hai cậu bé

Đã đọc: 7418           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image Bé Bình - Tiến bên bố Tân, mẹ Thuận

Hiện tượng được gọi là luân hồi hay đầu thai không phải đến nay mới có và cũng không phải chỉ thấy ở Việt Nam. Những câu chuyện về sự “lộn lại” của những đứa trẻ chết yểu đã từng được kể từ rất lâu ở nhiều địa phương.

Nhưng rồi sau một thời gian rộ lên, câu chuyện lại chìm vào cuộc sống, ít ai quan tâm...

Cậu bé “đầu thai”

Theo website của Bộ Thông tin và Truyền thông: ictnews.vn, anh Tân và chị Thuận cưới nhau được 6 năm mới sinh được cháu Nguyễn Phú Quyết Tiến vào ngày 28-2-1992 ở thị trấn Vụ Bản, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Cháu Tiến lớn lên bụ bẫm, xinh xắn, trong sự yêu chiều hết mực của cả gia đình. Thế nhưng, đến năm cháu 5 tuổi, tai họa bất ngờ ập xuống. Hôm đó, vào buổi chiều tháng Giêng, anh Tân đang nằm đọc báo bỗng giật nảy mình chồm dậy, ruột gan như lửa đốt. Anh gọi chị Thuận bảo: “Thằng Tiến đâu, tìm nó về đi”. Chị Thuận tìm gọi mãi nhưng không thấy Tiến đáp lại, ra phía bờ sông gần nhà chị chỉ thấy đôi dép cháu để trên bờ. Dưới dòng nước xanh ngắt nhìn thấu tận đáy, không thấy điều gì bất thường. Chị chạy về báo anh Tân. Bỏ tờ báo, anh hớt hải ra phía bờ sông thì nhìn thấy xác cháu Tiến nổi cách bờ 3m. “Tôi lao xuống dòng nước, ôm chặt lấy con nhấc lên bờ. Nhưng tất cả đã quá muộn!”, giọng anh lạc đi, không giấu vẻ kinh hoàng khi nhớ về cái ngày đau thương ấy.

Đến năm 2006, cả hai vợ chồng vẫn chưa nguôi nỗi đau mất con thì nghe có người rỉ tai ở xóm Cọi, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn, cách nhà anh chị chừng 3km có cháu bé nghi là “con lộn” của Tiến. Cháu tên Bùi Lạc Bình, sinh ngày 6-10-2002, là con một gia đình người Mường nhưng ngay từ khi biết nói đã khăng khăng bảo mình là con người Kinh, nhà trên thị trấn Vụ Bản. Vốn chưa bao giờ tin có chuyện “đầu thai”, nhưng hai anh chị vẫn đánh bạo tìm đến nhà cháu bé nọ. Thật bất ngờ khi anh chị đến nơi cháu không hề thấy lạ mà gọi bố mẹ xưng con và quấn quít không rời. Anh chị ngỏ lời mời chị Dự, người sinh cháu Bình, tên bố mẹ “mới” đặt, đến nhà chơi. Nghe thấy thế, Bình vui lắm, trèo phắt lên xe hào hứng như đứa trẻ lâu ngày được về nhà. Vừa vào nhà, Bình đã chạy quanh nhà tìm đồ chơi mà Tiến trước kia thích. Cháu còn tự nhiên vào giường anh Tân, chị Thuận nằm lên đó rồi bi bô: “Ngày xưa con thường ngủ chỗ này nhỉ bố nhỉ?”.

Và cũng kể từ ngày gặp cháu Bình thì vợ chồng anh Tân, chị Thuận ăn ngủ chẳng yên bởi giữa hai người với đứa trẻ xa lạ dường như có mối thâm tình gì đó day dứt lắm. Còn vợ chồng chị Dự - anh Hoan cũng chỉ có duy nhất cháu Bình là con. Sau lần đến chơi nhà ấy, cháu Bình cứ nằng nặc đòi về “nhà bố mẹ”. Thấy con nhèo nhẹo khóc, chị Dự cũng không biết phải làm sao. Nhưng sau một lần Bình bị ốm nặng, sốt cao, cháu cứ luôn miệng “dọa”: “Mẹ không cho con về, con lại chết lần nữa!”. Hoảng quá, lần này chị đánh liều gọi cho anh Tân đưa cháu về nhà chơi. Cháu Bình về nhà anh thì khỏe khoắn, vui vẻ, không còn đau ốm nữa. “Thấy cháu tha thiết quá, sau bao đắn đo chúng tôi dè dặt đề nghị gia đình anh Hoan, chị Dự cho cháu về ở với chúng tôi. Thật bất ngờ là cả vợ chồng anh chị và bà nội cháu đều gật đầu đồng ý. Chính bà nội cháu cũng bảo rằng: Ngay từ lúc thằng bé biết nói tôi đã biết nó không phải người Mường rồi”, anh Tân nói.

Theo lời anh Tân, kể từ ngày cháu về với anh chị, hết lần này đến lần khác hai người “thử” cháu. Thậm chí, nhiều người hàng xóm cũng sang nhà để “hỏi chuyện ngày xưa”. Tất cả, cháu đều trả lời vanh vách. Từ tên bác hàng xóm, đến cô giáo mẫu giáo rồi bạn bè thân của cháu, cháu đều nhớ tên. Đường về nhà, hay những câu chuyện nhỏ nhặt như ngày xưa bà nội cho cháu uống bia ở đầu làng cháu cũng nhắc lại, ngay cả việc, “cháu đã từng chết như thế nào, bị ngã xuống nước ra sao”…

Đi tìm câu trả lời cho hàng loạt câu hỏi tại sao?

Theo lý giải của TS Đỗ Kiên Cường và TS Vũ Thế Khánh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ - Tin học Ứng dụng (UIA) thì chính việc bé Bình (và các bé “đầu thai” khác) “biết” một số thông tin về bé Tiến (và các bé đã mất được “mượn xác” khác) là kí ức ẩn giấu, sự phân li nhân cách, các hiện tượng vốn rất kì lạ ngay cả với giới chuyên môn hiện nay. Để khảo sát độ tin cậy của các bằng chứng luân hồi, hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao bé Bùi Lạc Bình cứ nhận mình là Nguyễn Phú Quyết Tiến và tại sao Bình lại biết một số thông tin về Tiến và gia đình, chẳng hạn: Mẹ cháu ở nhà tầng cơ. Mẹ cháu làm việc còn đánh đánh như thế này này (tức đánh máy)? TS Cường cho rằng đó là kết quả của hiện tượng “kí ức ẩn giấu”, có thể Bình từng tình cờ nghe một số thông tin về Tiến. Và bộ não con người, dù chỉ của em bé dăm ba tuổi, cũng đủ khả năng ghép nối chúng thành một câu chuyện có lớp lang.

Tại sao trên đường về nhà Tiến, Bình biết đường đi lối rẽ, về đến nhà biết chỗ nằm…? Đó là do đọc ngôn ngữ cơ thể người đi cùng qua hiệu ứng “ngựa Hans thông minh” (một con ngựa nổi tiếng của Đức có khả năng đặc biệt là biết làm nhiều phép toán hay biết tổng thống Mỹ là ai… các nhà khoa học đã nghiên cứu, phân tích tâm lý và coi những trường hợp tương tự xảy ra về tâm lý là hiệu ứng ngựa Hans), nếu theo hiệu ứng này thì một chú bé “khôn khéo” như Bình làm sao lại không biết cách hành xử thích hợp để mọi người và bản thân đều hài lòng.

Tại sao chỉ em bé dăm bảy tuổi mới thể hiện ước muốn đầu thai? Câu trả lời khá đơn giản theo quan điểm phân li nhân cách. Trước tuổi này, nhân cách chưa phát triển đến một mức nào đó, nên em bé không thể “phân li”. Còn khi đã lớn, khoảng 10-12 tuổi, nhân cách gốc đủ vững, nên bé không muốn hay không thể phân li được nữa. Thậm chí nếu cố thì cũng chỉ phân li được trong một thời gian ngắn, như trong hiện tượng “ma nhập” mà thôi…

Nguồn: Pháp Luật và Xã Hội

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

1.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập