Cá Có Biết Đau Không

Đã đọc: 11030           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Loài cá có nhận thức đau đớn, sợ hãi và lo lắng, đồng thời có ý thức chuyển đổi cách ứng xử sau đó.

 

Khi bạn câu được con cá hay đánh bắt được một mẻ lưới cá, có bao giờ bạn tự hỏi “liệu cá có biết đau đớn như cảm giác biết đau trong nhận thức của con người hay không?Câu trả lời là có, theo một nghiên cứu mới cho biết như vậy.

 

Một số nhà nghiên cứu trước đây cho rằng cá khi bị móc phải lưỡi câu hay bị ném lên bờ thường đau đớn, dãy dụa, vật vã trước khi chết là phản ứng có tính cách phản xạ mà chúng không thực sự cảm thấy đau trong nhận thức, như cái đau của con người.  Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm bằng cách tiêm thuốc morphine, một loại thuốc giảm đau cho một nhóm cá, và tiêm một loại thuốc giả (placebo) cho một nhóm cá khác. Sau đó họ cho cả hai nhóm chịu dưới sức nóng gay gắt đến mức độ đau đớn nhưng không gây nguy hại đến sự sống của chúng, để quan sát xem chúng có những cảm giác như thế nào.


Kết quả là cả hai nhóm cá đều có những phản ứng giống nhau, chúng dãy dụa, quằn quại, máu đỏ chảy ra miệng và mang. Tuy nhiên, khi trả về môi trường tự nhiên, “Nhóm cá được tiêm thuốc morphin hoạt động một cách bình thường, như không có chuyện gì xảy ra. Trong khi đó, nhóm cá được tiêm thuốc giả đã có những hành động cảnh giác phòng thủ, những hành động biểu tỏ sự thận trọng, nỗi sợ hãi và lo lắng,”  ông Joseph Garner, phó giáo sư tại đại học Purdue University đã cho biết như vậy.


"Thí nghiệm cho thấy rằng cá không những chỉ có cảm giác đau đớn mà còn có sự thay đổi về cách ứng xử sau đó," ông Janicke Nordgreen, một sinh viên tiến sĩ của trường đại học thú y Norwegian School of Veterinary Science nhận định sau đó. "Cùng với những gì chúng ta biết từ các thí nghiệm được thực hiện bởi các nhóm khác, điều này kết luận rằng loài cá nhận thức đau đớn, sợ hãi và lo lắng, đồng thời có ý thức chuyển đổi cách ứng xử sau đó." Ông nói thêm.

 

Một nghiên cứu khác cho thấy tôm hùm và cua (lobsters and crabs) cũng có những cảm giác đau đớn tương tự. Garner và Nordgreen công bố kết quả của họ trong tạp chí khoa học Applied Animal Behaviour Science.



Nghiên cứu mới này đặt ra nhiều vấn đề đạo đức xã hội, nhất là ở những quốc gia có nền văn hoá ẩm thực biển.  Trong các nhà hàng sang trọng cũng như bình dân, thỉnh thoảng chúng ta thấy người ta bỏ cá, tôm hùm hay cua đang còn sống vào một chảo dầu thật nóng hay nồi nước đang sôi, đậy nắp nồi lại để mặc cho chúng vẫy vùng trước độ nóng chết người, và chúng ta biết số phận của những con cá hay tôm cua sẽ ra sao. Sau đó chúng được biến thành những món ăn ngon cho một số người. Có thể nói ngay rằng đó là một nền văn hoá ẩm thực không mấy văn minh của loài người.  Trước đây họ dựa vào các nghiên cứu được tài trợ từ các hiệp hội của kỹ nghệ đánh bắt cá cho rằng cá tôm cua không có cảm giác đau đớn, như là một biện minh cho hành động của mình. Kết quả nghiên cứu mới nói trên là bằng chứng tích cực của sự vô nhân đạo của nghành câu cá giải trí và công nghiệp đánh bắt cá. Liệu chúng ta có còn thích đi câu, đánh bắt tôm cá hay ăn uống theo lối hành hình chúng trong dầu sôi lửa đỏ như vừa kể không?

 

 

Xin cầu chúc mọi loài chúng sinh đều được sống an lành.

 

Tâm Linh

(Theo Applied Animal Behaviour Science & Discovery News)

 

Đính kèm một số hình minh họa cho bài viết:

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (3 đã gửi)

avatar
Bảo Tín 25/06/2012 15:15:21
Rất ý nghĩa nhưng dù cho con người biết được sự đau đớn của thú vật thì"chúng"cũng chẳng buông tha thú vật đâu.Như Lai dạy tất cả chúng sinh từ vô lượng kiếp đều là thân bằng quyến thuộc vậy mà đối với chính kẻ sinh ra nuôi dưỡng chúng thì chúng cũng sẽ chẳng coi ra gì nếu những kẻ ấy không thoả mãn dục tâm cho chúng huống gì là thú vật.Thứ chúng cần thấy chính là địa ngục...địa...ngục...nghe rõ chưa!Bằng chứng khoa học chỉ để phục vụ cho tự ngã,duc tâm của chúng chứ không có chỗ cho nhân tính đâu!Vay trả,trả vay sẽ mãi tiếp diễn nếu lòng ham muốn dục lạc của chúng không tắt.Tìm cái nhân tính,tìm sự thông cảm trong chúng thì là điều quá khó vậy sao không cho chúng thấy cái giá phải trả khi làm tổn hại đến các sinh mạng khác đi.Vì tự ngã mà chúng sẽ cố tránh tạo nghiệp ác để bảo vệ mình.Vậy còn tốt hơn là cứ cố gắng khơi dậy lòng từ trong chúng.Tất nhiên cũng tuỳ thiện duyên,căn lành nhưng đây là thời mạt pháp nên tìm được người ấy quá khó,vô cùng khó.
avatar
dang thanh tri 07/10/2012 04:21:17
Con nguyện cho tất cả chúng sinh trong vũ trụ này đều sống trong một thế giới không có đau khổ chỉ có hạnh phúc, không có sự xấu xí mà chỉ có xinh đẹp, không có việc bất thiên mà chir có việc thiện
avatar
dang thanh tri 09/10/2012 02:19:16
Con nguyện cho tất chúng sinh trong vũ trụ hết một báo thân này đồng vãng sinh cực lạc.

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như-lai chân thật nghĩa.
tổng số: 3 | đang hiển thị: 1 - 3

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

2.20

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập