Bí ẩn về sự sống bên trong người chết

Đã đọc: 17769           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sự phát hiện của Tiến sĩ Honglin Zhou là vô cùng quan trọng cho bước đi song hành của khoa học và Phật giáo. Giúp cho con người hiểu rõ hơn về nguyên lý sống, chết, và hỗ trợ thi thể ít nhất là 2 tiếng đồng hồ. Bởi vừa dứt hơi thở, nhưng chưa thật chết hẳn, thần thức chưa hoàn toàn rời khỏi thể xác.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những diễn biến quan trọng nằm ở cấp độ tế bào. Mỗi tế bào có một màng bao bọc khá chặt ở bên ngoài để lọc các phân tử không cần thiết cho các chức năng hay sự tồn tại của nó. Khi một tế bào sắp chết, màng bao bọc bắt đầu suy yếu. Tùy thuộc vào từng trạng thái của tế bào chết, một trong ba điều sẽ xảy ra: nó sẽ gửi tín hiệu “hãy tiêu diệt tôi” tới một tế bào làm nhiệm vụ bảo dưỡng để tế bào này “ăn” và tái chế vật chất bên trong nó; nó sẽ tự hủy; nó vỡ tan và phun vật chất ra môi trường xung quanh, gây viêm nhiễm và làm tổn thương mô hơn nữa. Nếu tính toàn vẹn của màng bao ngoài bị phá vỡ, số phận của tế bào sẽ chấm dứt.

Khi oxy, dưỡng chất mà tế bào nhận từ máu bị cắt đột ngột, tế bào vẫn có thể duy trì sự tồn tại trong màng của nó trong thời gian khá dài. Sự sống vẫn tồn tại vài ngày sau khi con người rơi vào trạng thái vô thức.[1].

Sự  phát hiện của Tiến sĩ Honglin Zhou là vô cùng quan trọng cho bước đi song hành của khoa học và Phật giáo. Giúp cho con người hiểu rõ hơn về nguyên lý sống, chết, và hỗ trợ thi thể ít nhất là 2 tiếng đồng hồ. Bởi vừa dứt hơi thở, nhưng chưa thật chết hẳn, thần thức chưa hoàn toàn rời khỏi thể xác.

Dân Việt mình có câu rất hay “một nhà có việc trăm nhà đều quan tâm lo lắng giúp đỡ”. Vì thế, nên khi hay tin người bạn thân của mình bệnh nặng, thì bạn bè thường hay thăm hỏi. Do đó, hãy thể hiện sự thướng mến của mình trong giờ phút quan trọng bằng cách cùng hiệp lực với những người khác niệm Phật. Nếu không quen niệm, thì chúng ta cũng không nên nói những chuyện gì khác gây ồn ào uyên náo. Vì người đang nằm đó vẫn còn biết mọi chuyện đang xãy ra quanh mình. Họ đang khao khát cần sự giúp đỡ của chúng ta, như người sắp chết đuối mong chúng ta cứu vớt họ vậy!

Kinh Báo Hiếu dạy: “cứu đảo huyền” cứu cái khổ của người đang bị treo ngược. Vậy mà có những nơi lúc đang cần thanh tịnh và phước báu thì lại mổ trâu heo gà vịt để thiết đãi thân tộc bạn bè. Thậm chí vừa rồi ở Hải Phòng phát văn bản báo tang đến các doanh nghiệp, kèm theo chức vụ và mộc đỏ nơi mình đang phục vụ?

Thử đặt câu hỏi chúng ta đang giúp ai? Tổ chức lình đình chè cháo no say, nhằm làm hài lòng người đến phúng viếng. Hóa ra chúng ta đang vận dụng tình thế người đang nằm đó để khoe với thiên hạ “tôi” hiếu thảo, hoặc thể hiện đẳng cấp qua tang lễ, cách làm đó hoàn toàn không có giá trị về tâm linh.

Tham khảo cách tổ chức lễ tang ở Ấn, chúng ta thấy họ dành tất cả những gì thiêng liêng nhất cho người đang nằm đó. Khi hay tin buồn, người thân đến vái chào nhau qua loa đồng thời nói năng rất khẽ, rồi tự tìm cho mình một chỗ ngồi dùng tràng hạt hoặc ngồi tĩnh lặng, phút giây đó  nếu nhận cuộc điện thoại, tự thân bước ra ngoài xa.

Thời gian khoảng 2 giờ chờ làm sạch thi thể. Tất cả những người có mặt theo sự khởi xướng của một người lớn tuổi chấp tay tụng một thời kinh khoảng 20 phút. Sau đó đưa thi thể đi hỏa táng.

Không tổ chức ăn uống hay đàn ca xướng hát trong thời gian tổ chức tang lễ. Sau 49 ngày mới làm cơm thiết đãi, nhưng hoàn toàn chay lạt. Tuyệt đối không có rượu chè say sưa. Cách làm đó của người dân Ấn theo đạo Hindu đã làm và duy trì trên 3.000 năm qua. Đáng để chúng ta quan tâm.

Còn những ai có hữu duyên với Phật pháp thì nên tổ chức cho một sự ra đi của người thân nhẹ nhàn trang nghiêm thanh tịnh theo lời chư Tổ dạy:

a) Trong lúc hộ niệm cho người bệnh hấp hối sắp lâm chung. Tối kỵ nhứt là gây xáo trộn khóc than trong giờ phút nầy. Những ai không dằn lòng được xúc động, thì tốt hơn hết là nên mời họ bước ra ngoài, đừng để bệnh nhơn nghe tiếng khóc than.

b) Thái độ và cung cách, nhứt là lời nói đối với người bệnh phải hiền hòa dịu ngọt, nên khuyến nhắc người bệnh nhớ niệm Phật và cần gợi lại những công hạnh mà người bệnh đã thực hiện.

c) Tùy trường hợp, hoàn cảnh nơi bệnh nhơn nằm, mà linh động niệm Phật to tiếng hoặc nhỏ tiếng, tốt hơn hết là chỉ niệm Phật cho bệnh nhơn vừa đủ nghe. Phải niệm chậm rãi và từng chữ cho thật rõ ràng.

d) Trong phòng bệnh, ngoài tiếng niệm Phật ra, tuyệt đối phải giữ yên lặng, không được nói chuyện ồn ào làm loạn tâm người bệnh.

e) Khi người bệnh đã thật sự tắt thở, cứ để như vậy mà chí thành niệm Phật liên tục, không nên sửa làm động đậy thi thể, ít nhứt là 2 tiếng đồng hồ. Vì mới tắt thở, thần thức chưa rời khỏi xác thân.  Ý thức cảm thọ khổ đau, hoặc sinh lòng quyến luyến, đó sẽ là điểm khởi đầu cho sự hình thành ở tương lai, đối với Phật giáo Tây Tạng gọi là chuyển di tâm thức, gọi với cách nào cũng được bởi “tâm sinh muôn pháp sinh”.

Quan điểm trên, những người trong thân quyến đóng vai trò khá quan trọng. Đồng thời có sự gia trì của đạo tràng niệm Phật, lực gia trì của chư tăng nếu có quả là tuyệt vời. Hãy thật sự thương người thân của mình và hãy làm những đều cần thiết trong giờ phút quyết định cuộc đời vui hay khổ cho đời sống kế tiếp.

10.04.2012

Lệ Thọ

 


[1] Tiến sĩ Honglin Zhou và các đồng nghiệp tại Đại học Pennsylvania, Mỹ.

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

2.33

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập