Hoằng Pháp Trước Những Thách Thức Mới

Đã đọc: 28933           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Phật giáo V.N đang đứng trước sự thách đố của thời đại,mà tính chất đặc thù nhất là văn hóa – kinh tế thị trường.

 Trong một năm qua trên các trang thông tin đại chúng, nhiều bài viết đã nói lên lối suy nghĩ,cách hành xử của hệ thống lãnh đạo nói riêng và của người phật tử nói chung.

  Về Giáo hội cũng đã có những cuộc hội thảo lớn  tổ chức nhằm tìm ra phương pháp đưa đạo Phật ngày càng hưng thịnh hòa nhập cộng đồng

Thể hiện  là: hội thảo hoằng Pháp toàn quốc 2010 tại Kiên –Giang với chủ đề : hoằng pháp với tinh thần Hộ Pháp – An dân .

 Hội thảo  có những mục tiêu :

-         Hoằng pháp với đồng bào dân tộc

-         Hoằng pháp với thanh thiếu niên

-         Hoằng pháp với công tác từ thiện xã hội

-         Hoằng pháp với thời hội nhập,đường hướng về việc hoằng pháp ở hải ngoại

-         Hoằng pháp với vấn đề môi trường và thay đổi khí hậu toàn cầu

-         Hoằng pháp với việc xây dựng chùa văn hóa ,phát triển đời sống tâm linh .

-         Đạo đức xã hội và phát triển kinh tế qua mô hình du lịch tâm linh.

   Muốn thực hiện được những mục tiêu trên cần có sự chung tay góp sức của nhiều hệ thống. Từ Giáo hội Phật giáo đến Nhà nước từ người Phật tử tại gia đến đông đảo quần chúng.

   Vì sao? Vì Phật giáo V.N luôn gắn liền với dòng lịch sử đất nước.Thử nhìn lại 35 năm thống nhất là 35 V.N lần thay da đổi thịt và hơn hết có cơ hội tiếp cận với cộng đồng thế giới.Khi đất nước bắt đầu vén cửa nhìn ra thế giới thì cũng là khi P.G.V.N chuẩn bị đương đầu với những thách thức mang tính chuyển biến tất yếu của thời đại.

 Đông đảo phật tử, giới trẻ V.N đang nghĩ gì,nghe gì, thấy gì trước hoàn cảnh mới của Dân tộc và Đạo Pháp?

   Riêng người viết, khách quan nhìn nhận P.G.V.N hiện nay đang tiến về mặt hình thức nhiều hơn nội dung

 Bởi vì khi nói về vấn đề hoằng pháp thì cần biết rằng: “Hình thức lễ nghi cúng vái, thờ tự rực rỡ,ngôn ngữ cường điệu,kêu to mà không có một nội dung hay tương xứng là một trang trí trống rỗng và ngược lại một nội dung và hành đạo phong phú mà không có một hình thức tốt làm phương tiện chuyển tải đến người khác tạo được sự quan tâm của quần chúng là một viên ngọc quí còn bị lãng quên trong cát bụi”.Trích lời Sư DawGunasari

 Muốn biết sự tương quan  giữa hình thức và nội dung hay tác động qua lại giữa khuynh hướng kinh tế thị trường và sinh hoạt của Đạo Phật, chúng ta cần có một khái niệm cơ bản về những đặc tính tiêu biểu của văn hóa kinh tế thị trường và khuynh hướng hoằng pháp, hành Đạo của P .G. Đó là Phật pháp không ly tách thế gian. Sự uyển chuyển của tinh thần Phật giáo được chứng minh qua dòng lịch sử và sự hiện diện xuyên suốt hơn 25 thế kỷ qua Sự uyển chuyển đó là ( tùy duyên bất biến )điều này phải được những người con Phật áp dụng linh động khi học đạo cũng như hành đạo,mỗi cá nhân hay tập thể phải tùy thời đại, hoàn cảnh, con người.Nhưng nhất thiết con đường cứu khổ và giải thoát của đạo Phật thì không bao giờ thay đổi.Tinh thần tùy duyên là phương thức vận dụng linh hoạt rất phù hợp với tính đa dạng của văn hóa-kinh tế thị trường.

 Trong thời đại hiện nay người phật tử cần có lối suy nghĩ tích cực hơn,đó là sự dấn thân để khai phá và sáng tạo về mặt tư duy, cần đào sâu,thí nghiệm về mặt tìm tòi,học hỏi. Đừng bắt chước nguyên hình mà cần sáng tạo phát minh mới đó là hành động tích cực tìm về với sự sống sinh động.Đừng quá rập khuôn theo nếp cũ với tinh thần sùng bái một đấng thần linh tuyệt đối mà hầu hết các tôn giáo đã đưa tình trạng tôn giáo và khoa học phủ nhận nhau.     Đức Phật thấy rõ bản chất tự lực của chúng sanh nên đã lập đi, lập lại trong kinh điển nhất là lời di huấn tối hậu trước khi nhập diệt :Rằng hãy

 ( Tự mình thắp đuốc lên mà đi ) vì Ngài cho rằng sự tin tưởng mù quáng không tự mình kiểm chứng đúng sai.Dẫu tin vào  Phật cũng là vô minh.

 Xong khi nhìn vào đạo Phật ,phải nhìn từ ba phía: Giáo lý ( chiều sâu ) – người theo đạo Phật (chiều rộng ) – phương thức tu học và hành đạo ( chiều dài ) Những hình thức và cách thức sinh hoạt như lễ hội to lớn, chùa chiền rực rỡ,phật tử tại gia, tu sĩ xuất gia  kinh kệ rộn ràng …chưa phải là ấn chứng của sự  hưng thịnh. Nếu thiếu đi chiều sâu tâm linh của :                   (Tăng già hòa hợp – Tứ chúng đồng tu ).Tôn giáo nào cũng có mặt thiện, mặt tích cực của đời sống tâm linh. Trong những trường hợp một tôn giáo bị thoái trào,hầu như tất cả đều do sự vô minh của người theo đạo và sự vận động của cách hành trì Tôn giáo đó. Đạo Phật cũng không thể đứng ngoài thông lệ đó.

   Bởi vậy đứng trước sự chuyển biến tất yếu, người Tu sĩ phật giáo  cần sáng taọ trong công cuộc hoằng Pháp lợi sinh.Thực tế cho thấy Tăng đoàn Phật giáo đang đứng trước sự chuyển giao giữa trật tự xã hội truyền thống sang trật tự xã hội thời hiện đại.Hay nói đúng hơn đang đi từ thời đại công nghiệp sang thời đại thông tin, từ nền văn minh dựa trên sản xuất sang nền văn minh dựa trên tri thức.

 *  Vậy Tăng đoàn cần Phải làm gì để duy trì và phát triển giáo pháp của  Đức Phật, khiến cho gia tài Chánh Pháp của Ngài không bị mai một?. 

Trong thời đại thông tin, tầng lớp có trình độ học vấn  chiếm tỷ lệ cao. Mọi người tiếp cận được nhiều kho tàng tri thức và thông tin hơn rất nhiều so với trong quá khứ, và sự hiểu biết về những vấn đề thế gian, và thậm chí cả Phật giáo, tinh tế hơn những thời kỳ trước rất nhiều. Họ kỳ vọng giáo pháp của Đức Phật phải phù hợp với những tiêu chuẩn mà họ đã học được từ các  kiến thức cao qua trường Đại học,qua thông tin đại chúng, nên họ sẽ không dễ dàng tiếp nhận giáo lý được truyền đạt bởi những vị đạo sư dựa vào lòng kính mộ và niềm tin không trắc vấn như trong truyền thống thời xưa cũ.

 Họ được đào tạo phải tra vấn và tìm tòi, và họ sẽ áp dụng phương pháp đó mỗi khi họ nghiên cứu Phật giáo. Vì thế Tăng ni phải sẵn sàng để trả lời rất nhiều câu hỏi. Quý vị Tăng ni không thể trông chờ đón nhận sự kính trọng khép nép từ phía người thế gian; mà họ phải nhận sự kính trọng qua việc giải thích giáo pháp rõ ràng, chính xác và thuyết phục.

Bản thân chư Tăng ni sẽ cần phải được đào tạo nâng cao, chính yếu là trong Phật giáo nhưng phải có thêm những mảng liên quan trực tiếp đến giáo lý, chẳng hạn như triết học và tâm lý học hiện đại, và còn nhiều lĩnh vực chính đáng khác nữa. Làm thế nào để kết hợp hài hòa thế học vào trong môi trường xuất thế là một vấn đề khó khăn; giải pháp phải được đưa ra từ phía những nhà giáo dục Tăng ni.  

Xong chúng ta không thể chỉ tìm kiếm kiến thức mà không có thực hành, cũng không thể thực hành một cách mù mờ mà không có sự soi sáng của hiểu biết

Giáo pháp của đạo Phật thuyết phục mọi người không chỉ bằng vào khía cạnh trí tuệ của nó, cũng không phải bằng luân lý thực hành, mà đặc biệt bằng hệ thống tu tập tâm linh của nó. Đây chính là điểm khiến cho Phật giáo khác biệt cơ bản với tất cả các hệ thống tôn giáo khác: nó nhấn mạnh trên vai trò trung tâm của cái Tâm trong việc quyết định hạnh phúc hay khổ đau, và đưa ra các phương pháp thực hành (pháp môn) để rèn luyện cái Tâm ấy.Vì thế, có một pháp môn rất quan trọng đối với nhiều người là sự thực hành Thiền định. Đây là một “cánh cửa” cho những ai muốn đi tìm cái đích thật sự trong đạo Phật. Vả lại, Thiền định cũng là một pháp môn cho những Phật tử  làm việc trong các lĩnh vực khoa học và có đầu óc hoài nghi, ưa tìm tòi.

Theo người viết, nhiệm vụ của Tăng Đoàn là phải nói lên tiếng nói của lương tâm Phật giáo, hãy nêu cao những giá trị đạo đức Phật giáo trong việc giải quyết những vấn đề to tát đang phải đối diện đó là: Sự thử thách lớn nhất của P.G trong thời đại mới.Thời kỳ toàn cầu hóa mà Theo Mark J.Kinley trong tác Phẩm nghiên cứu  nhận định nhan đề: cao trào cực đoan tôn giáo đưa ra 3 điều đáng sợ nhất mà các tôn giáo có khả năng đương đầu gọi là ( Bộ ba tai họa ).

 1-Thế tục hóa Tôn giáo: Không có biên giới rõ ràng giữa đạo và đời.

Thần quyền và thế quyền tranh giành ảnh hưởng đến quần chúng nên Tôn giáo và chính trị tấn công nhau – loại trừ nhau trực tiếp hay gián tiếp.Bằng hình thức này hay hình thức nọ.Hệ quả không tránh được là nội tình tôn giáo phân hóa và chia rẻ. Gây tình trạng sa sút, ảnh hưởng tích cực từ phía hàng ngũ lãnh đạo và suy sụp niềm tin trong mọi giới tín đồ.

  2 – Mê tín hóa tôn giáo: Triết lý và đức tin tôn giáo bị hạ thấp xuống tầm mê tín dị đoan. Biến tôn giáo thành phương tiện thờ cúng nhảm nhí vì kẻ hành xử tôn giáo diễn kịch kinh điển một cách ấu trĩ và sai lệch hoặc vì kém cõi, Hoặc vì cố tình lèo lái Đạo theo đường tà, nhằm phục vụ một chủ đích nào đó bên ngoài tôn giáo.

  3 – Kinh tế hóa tôn giáo: Đem tôn giáo ra làm phương tiện đầu tư,đổi chác kinh doanh trục lợi , làm ăn. Dùng vật chất mua chuộc người theo và bán đức tin được sơn phết một cách thiếu đạo hạnh tôn giáo.

  Giải quyết được 3 vấn nạn trên, thì với tâm lực mạnh mẽ, ý chí của những vị thánh giả, những người đã giác ngộ chân lý tối thượng siêu xuất thế gian.

 Phải sáng suốt tìm ra những hiện tượng tiêu cực từ lòng tham lam ,thù hận , ích kỷ của con người bất thiện đang không ngừng nhen nhúm .Nên Tăng đoàn hay nói đúng hơn,những người con Phật , cần nên quán xét và nhận rõ vị trí và trách nhiệm của mình   Muốn  hoàn thiện trách nhiệm thiêng liêng của người con Phật,nhằm góp phần phụng sự cho Đạo,cho đời.Làm cho điều thiện, điều tốt ngày càng tăng thêm,và cái ác,cái bất thiện ngày càng giảm xuống.Người viết thiết nghĩ những người con trong chánh pháp của chư Phật cần nổ lực tinh tấn tu tập nhiều hơn nữa trong tinh thần tam tụ, lục hoà của  Phật dạy,cần nên sống và tu theo hiến chương,theo nội qui trong lòng ngôi nhà  G.H P.G .V.N.Làm được như vậy,Tăng đoàn mới thực sự có đủ sức mạnh tinh thần,thể hiện,cái hay,cái đẹp,cái thiện,cái diệu của Phật pháp góp phần phụng sự nhân sinh.

Cần có những đóng góp  tích cực cho nhân loại bằng con đường hoằng pháp lợi sinh, đúng theo con đường mà Đức Thế tôn đã dày công tu tập, và truyền thừa cho những người thừa hành sứ mệnh Như lai . Đây thực sự là vấn đề quan trọng mà nó phụ thuộc vào chính những thành viên của Tăng đoàn, vào mỗi thế hệ tiếp nối của những người xuất gia, bởi vì tương lai của Phật giáo chính là tương lai của Tăng đoàn hay ngược lại, tương lai của Tăng đoàn chính là tương lai của Phật giáo./.

 

                                                                                   An-Khê – Gia-Lai

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (4 đã gửi)

avatar
09/02/2011 05:31:37
Dạ xin lỗi bạn Thanh liêm đúng là mình có sử dụng bài viết CỦA aNH TRẦN kIÊM đOÀN LÀ LÁ tHƯ SỐ 5 MỘT SỐ CHI TIẾT NÊN ĐÃ QUÊN GHI CHÚ BÀI VIẾT THAM KHẢO.mONG MỌI NGƯỜI THÔNG CẢM CHO SỰ SƠ XUẤT CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ MUỐN LÀM TÁC GIẢ. VÌ ĐÂY LÀ BÀI VIẾT CHUNG CHO SỰ HƯỞNG ỨNG VÌ đẠO pHẬT TRƯỚC THỜI ĐẠI MỚI VÀ MONG MỎI QUAN TÂM CHUNG CHO VẤN ĐỀ VÌ SAO BỊ CẢI ĐẠO.mỘT LẦN NỮA KÍNH XIN LỖI.(mÌNH RẤT TÂM HUYẾT VỚI BÀI VIẾT CỦA ANH tRẦN kIÊM đOÀN NÊN HAY TRÍCH DẪN NHỮNG ĐIỀU ANH CÓ THỂ DIỄN GIẢI MÀ MÌNH KHÔNG NẮM BẮT ĐƯỢC) MÌNH KHÔNG PHẢI NHÀ VĂN MÀ CHỈ LÀ NGƯỜI PHẬT TỬ NÓNG LÒNG VÌ ĐẠO PHÁP THÔI
avatar
quang dao 09/02/2011 09:32:47
Day hinh nhu chi la doan dich trong bai viet cua Ngai Bhikkhu Bodhi.

Trong thời đại thông tin, tầng lớp có trình độ học vấn chiếm tỷ lệ cao. Mọi người tiếp cận được nhiều kho tàng tri thức và thông tin hơn rất nhiều so với trong quá khứ, và sự hiểu biết về những vấn đề thế gian, và thậm chí cả Phật giáo, tinh tế hơn những thời kỳ trước rất nhiều. Họ kỳ vọng giáo pháp của Đức Phật phải phù hợp với những tiêu chuẩn mà họ đã học được từ các kiến thức cao qua trường Đại học,qua thông tin đại chúng, nên họ sẽ không dễ dàng tiếp nhận giáo lý được truyền đạt bởi những vị đạo sư dựa vào lòng kính mộ và niềm tin không trắc vấn như trong truyền thống thời xưa cũ.

Họ được đào tạo phải tra vấn và tìm tòi, và họ sẽ áp dụng phương pháp đó mỗi khi họ nghiên cứu Phật giáo. Vì thế Tăng ni phải sẵn sàng để trả lời rất nhiều câu hỏi. Quý vị Tăng ni không thể trông chờ đón nhận sự kính trọng khép nép từ phía người thế gian; mà họ phải nhận sự kính trọng qua việc giải thích giáo pháp rõ ràng, chính xác và thuyết phục.

Bản thân chư Tăng ni sẽ cần phải được đào tạo nâng cao, chính yếu là trong Phật giáo nhưng phải có thêm những mảng liên quan trực tiếp đến giáo lý, chẳng hạn như triết học và tâm lý học hiện đại, và còn nhiều lĩnh vực chính đáng khác nữa. Làm thế nào để kết hợp hài hòa thế học vào trong môi trường xuất thế là một vấn đề khó khăn; giải pháp phải được đưa ra từ phía những nhà giáo dục Tăng ni.

dich cung tam duoc, nhung khong de nguon trich dan. Hay can than hon nhung lan sau.
Than chao Ngoc Chon

1. The role of higher education. In the Information Era, a high percentage of a country's population has
acquired a university education. People have access to much greater stores of knowledge and
information than they ever had in the past, and their understanding of mundane realities, and even of
Buddhism, is much more sophisticated than in previous epochs. They will expect the Dharma to
measure up to the standards they have acquired through their academic training and won't simply accept
the teachings presented by monastic teachers out of reverence and unquestioning trust in an age-old
tradition. They have been trained to question and inquire, and they will apply the same approach when
they come to the study of Buddhism. Hence the monks and nuns have to be ready to answer questions.
They can't expect to receive humble deference from the laity; they have to earn respect by clearly
explaining the Dharma, and by explaining it accurately and convincingly. The monks and nuns
themselves will need to have received higher education, primarily in Buddhism but also in subjects
indirectly related to the Dharma, such as modern philosophy and psychology and other relevant areas.
Exactly how to integrate such mundane knowledge into a monastic curriculum is a difficult issue; the
solution would have to be worked out by those responsible for monastic education.

http://www.buddhistische-sekten.de/Buddhist_Sangha_today_Bhikku_Bodhi_english.pdf
avatar
Thanh Liêm 09/02/2011 15:58:26
Kính chào Ngọc Chơn

Vài dòng chữ của bạn gởi đến cho đọc giả trang đạo Phật ngày nay, qua hai chữ xin lỗi,vì đây là cái quên của bạn, theo tôi nghĩ đây không phải là vấn đề, thứ nhất bạn hãy thành thật nói bạn là một tu sĩ đúng hơn, vì cẩm nang khất sĩ do bạn viết, đừng lừa dối chính mình cũng như lừa dối đọc giả hay những người đang theo bạn. Bạn hãy thử nghĩ một Phật tử viết cẩm nang cho khất sĩ, chuyện này có thể làm được không ?Vậy Ngài Minh Đăng không có viết hay dạy gì cho những Khất sĩ tu theo chân lý của Ngài sao ?

Tóm lại, qua bài viết của bạn đều mang những ý nghĩa xây dựng cho Phật học ngày hôm nay, việc của bạn làm cũng như việc của các bậc tăng, ni, học giả đang làm, chúng tôi rất kính trọng công việc cao cả này.
Có điều xin bạn nên nhớ rằng, đừng bao giờ khi dễ những người con Phật hay những người đang đi tìm hiểu về đạo Phật, cũng như những bậc học giả quan tâm đến việc xây dựng nền Phật học của Đất Việt ngày hôm nay.

Có những người tự dùng chữ Bụt làm đạo riêng cho mình, ngày nay bạn nên cẩn thận và cẩn thận hơn nữa, đừng đi theo con đường những người tự cho mình là Bồ tát, rồi muốn dùng chữ gì thì dùng cho đạo Phật. Chữ Phật đã gắn liền trong dòng lịch sữ Việt của chúng tôi hơn 2000 năm rồi.

Chữ Bụt đã bị Việt hoá thành những ông tiên trong những chuyện văn học dân gian. Xin đừng ngộ nghĩnh mà tiếp tục truyền bá vào đất Việt. Hay có những người có những mãnh bằng tốt nghiệp cao trong nghành Phật học, rồi tự tung tự tác. Tôi nhắc lại không nên làm và không nên làm, Bởi vì hơn 70 triệu người dân Việt Nam chưa có ngu hết đâu, đừng nên khi dễ người con Việt Nam và Văn Hóa Việt Nam của chúng tôi trong cũng như ngoài nước.

Hy vọng bạn hiểu những gì tôi muốn chia sẽ : Viên thuốc đường hết đường thì sẽ đắng thôi. Do đó những vị Thiền Sư nào dùng bài viết của người ta làm bài viết của mình,mà đã Ấn tống phát hành rồi, Xin vui lòng rút lại. Nên giữ sĩ diện của người học thức Việt Nam. Chúng tôi sẽ tìm tới những tác phẫm đó bằng sự chứng minh đầy đủ chi tiết.

Kính chúc bạn vui vẻ và tiếp tục viết những bài hay bằng tư tưởng của chính mình, nhằm tô đẹp thêm nền Phật học Việt Nam.
Thân chào
Thanh Liêm
avatar
09/02/2011 22:27:56
Dạ cảm ơn những đóng góp chí tình của Thanh liêm.Mình sẻ hết sức chú trọng. Nhưng một lần nữa xin nói rõ mình chỉ là một phật tử bình thường nóng lòng vì đạo pháp thôi. Còn Chơn lý cẩm nang Khất Sĩ là bài mình ghi lại nguyên văn chơn lý do tổ Sư để lai nhằm giới thiệu đến mọi người tìm hiểu mà học đạo. Đã ghi rõ là thành kính ghi lại nguyên văn chơn lý cẩm nang khất sĩ.Mong Thanh liêm đọc kỹ rồi thông cảm.Một lần nữa mình thành thật cảm ơn sự chia sẻ nhiệt tình của Thanh Liêm.mính sẻ rút kinh nghiệm. Có lẽ vì mình chưa có kinh nghiệm cho lắm chứ thật lòng không coi thường ai đâu mong mọi người hỷ xả cho.
tổng số: 4 | đang hiển thị: 1 - 4

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập