Tránh Xa Ác Khẩu (Phần 2)

Đã đọc: 303           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Đạo Phật dạy nếu có ai đối xử xấu, ác với mình, đó là do nhân xấu mình đã gây trong quá khứ, nên nay phải nhận quả báo. Biết nhìn nhận như vậy, tâm sẽ dịu lại, không còn hậm hực, buồn tức nữa. Vì cứ coi như bụng làm, dạ chịu vậy mà, trách ai bây giờ:

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng có lời nhắc nhở: “Chất chứa những cảm nhận tiêu cực đối với người khác không phải là cung cách của Đạo Phật.”. Đã là Phật tử, chúng ta cố gắng thực tập lời khuyên thật hay này. Chúng tôi xin tóm tắt ý trên và thêm mấy câu khác nữa để tự nhắc mình:

 

Ôm cảm nhận tiêu cực với người.

Không nên làm vậy, phải ngừng thôi:

Từ Bi chẳng hợp, cần nên tránh.

Hỷ xả tỏ bày Phật dạy rồi.

***

Cố tránh thật xa chuyện thị phi,
Chuyện ai mặc kệ, chớ bàn chi,
Trong tâm tự nhủ đừng thêm nghiệp.
Dù có cạy răng chẳng nói gì!

 

Và câu sau đây, ai thực hành được sẽ đem lại nhiều lợi lạc vì vừa tránh được tội, phước lại sinh vô lượng:

         

Bớt một lời thị phi,
Thêm một câu niệm Phật.

 

Chuyển thành thơ 9 chữ như sau:

 

Cố Tu miệng tốt ”Bớt một lời thị phi”

“Thêm một câu niệm Phật” nhớ ghi nằm lòng.

         

Theo chúng tôi nghĩ, muốn bỏ được lời thị phi, phải tập làm sao vừa chớm muốn nêu cái xấu của người là gạt bỏ ngay và cố tìm mặt tốt của họ để nghĩ tới thôi.

         

Xin đọc mấy câu sau đây, người viết làm ra để tự khuyên và đôi lúc thấy cũng có hiệu quả:

         

Nghĩ về điều tốt của người,
Tâm ta sẽ được thảnh thơi nhẹ nhàng

Nhìn ai thấy xấu hoàn toàn,
Sao lòng nặng trĩu như mang khối chì.

         

Thật vậy, ý của hai câu dưới, chắc không ai cho là sai. Nhưng nhiều người có thói quen thích kể lỗi người thì không kể đến chuyện ấy. Họ phải nói, miễn sao thỏa được lòng không ưa, không thích người kia và lôi kéo người nghe về phía với mình là được. Nhưng đâu phải mọi lần nói xấu người đều suôn sẻ như ý mình muốn đâu. Đôi khi có tác dụng ngược lại là người nghe không tin và ngầm khinh rẻ người nói xấu.

 

Ôi kết quả đưa đến có lúc thật hết sức đau lòng! Vậy thì tại sao ta không thử cố gắng học cách:

 

“Nghĩ về điều tốt của người. Tâm ta sẽ được thảnh thơi nhẹ nhàng” có hơn không ?

         

Kể ra, nói thì có vẻ dễ nhưng khi đem áp dụng mới thấy khó. Vì muốn thấy cái tốt của người, trước tiên mình phải tập bỏ tính ganh tỵ, đừng thấy ai hơn mình là ganh ghét. Chẳng hạn, thấy người quen biết bỏ ra một số tiền giúp người mổ bệnh tim, nếu ta sinh tâm hoan hỷ, tán thán việc làm ấy thì trước mắt lòng ta rất vui. Ngoài ra, nói theo Đạo Phật, ta đang Tùy hỷ công đức, có nghĩa thấy ai làm được việc lành, ta vui vẻ khen ngợi hoặc ra tay tiếp sức. Chỉ cần làm được một trong hai điều ấy, công đức của người làm và người hưởng ứng ngang nhau. Vậy mới thấy người có tâm rộng rãi, công đức mỗi ngày một tăng. Còn người thấy ai cũng xấu, như gặp trường hợp vừa kể, họ sẽ sinh tâm ganh ghét... rồi gọi bạn bè để nói, chê bai, gièm pha đủ thứ... như thế đã chẳng tạo được phước, tội cứ ngày càng tăng lên.

 

Phần tóm tắt ý trên như sau:

         

Hạnh Tùy Hỷ Công Đức là gì?

Thấy kẻ làm lành, chẳng thị phi.

Lòng khởi mừng vui và tán thán.

(hoặc: Cùng góp một tay, lòng hớn hở.)

Hai đàng công đức hưởng bằng y.

 

Tiếp, xin nói về loại ác khẩu do bị đối xử xấu, ác.

 

Trường hợp gặp bị đối xử xấu ác, trước tiên, hãy cố gắng học cách dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma như ở trên:

 

Độc mồm: mãi mãi tránh xa,

Cho dù người ác với ta thế nào!

Rủa nguyền họ, được gì đâu!

Tâm ta ô nhiễm, chuốc sâu oán hờn.

 

Còn trường hợp thấy khó áp dụng quá, xin mời đọc lại bài “Học Hạnh Nhẫn Nhục hay Hạn Chế Sân Hận.”. Trong bài viết, chúng tôi có đề nghị nhiều cách để Hạn Chế Sân Hận. Xin mời vào đường link bên dưới để đọc đầy đủ bài viết:

https://www.daophatngaynay.com/vn/files/images/2020/quy4/HOCHANHNHANNHUC.docs_588014792.pdf

 

Riêng bản thân người viết, giờ này thấy áp dụng cách sau đây mang lại kết qủa rất nhiều:

 

Đạo Phật dạy nếu có ai đối xử xấu, ác với mình, đó là do nhân xấu mình đã gây trong quá khứ, nên nay phải nhận quả báo. Biết nhìn nhận như vậy, tâm sẽ dịu lại, không còn hậm hực, buồn tức nữa. Vì cứ coi như bụng làm, dạ chịu vậy mà, trách ai bây giờ:

 

Gặp điều xấu, tại lỗi ta!

Mình làm, mình chịu, kêu ca nỗi gì!

 

Xin thêm, lúc ấy phải nghĩ là không nhận quả báo bây giờ, rồi sau cũng phải trả thôi vì Luật nhân quả, không chạy trốn được. Còn cứ như theo kiểu “ăn miếng trả miếng” thì “Lấy oán trả oán, oán thêm chồng chất”. Rốt cuộc rồi, cả hai bên chẳng ai là kẻ chiến thắng hoàn toàn vì trong cuộc hơn thua nào mỗi người đều còn giữ trong tâm mối hận khó phai:

 

Lấy hận thù, trả hận thù.

Hận thù chồng chất ngàn thu vẫn còn.(sưu tầm)

Chẳng ai là thắng hoàn toàn.

Còn mang mối hận trong lòng khó phai.

 

“Và trong lòng thù hận cứ dằng dai.

Đã biến đổi đời ta thành địa ngục.

(Hai câu thơ trong ngoặc lấy từ bài thơ Buông Xả của Quang Tuấn)

 

Nếu có nhiều bạn đọc hữu duyên cùng chúng tôi  hưởng ứng thực tập TRÁNH XA ÁC KHẨU mỗi ngày và nhận thấy có đem lại kết quả, chúng tôi xin đem công đức này hồi hướng cho tất cả pháp giới chúng sanh tương lai đều trọn thành Phật đạo.

 

Thành thật cảm ơn quý vị đã đọc bài viết và cố gắng thực hành./.                                                                     

         

         

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập