Học lời Phật dạy qua Kinh Tạp A Hàm số 454

Đã đọc: 662           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Do duyên, mắt tiếp xúc cảnh giới nên mắt tiếp xúc cảnh, vì duyên mắt tiếp xúc cảnh nên mắt lãnh thọ cảnh, vì duyên mắt lãnh thọ sanh tưởng cảnh. Vi duyên mắt tưởng cảnh sanh mắt ưa thích, duyên mắt ưa thích sanh khởi ý theo dõi cảnh, vì duyên mắt khởi ý theo dõi cảnh sanh mắt khởi ý theo dõi cảnh trở nên mạnh mẽ hơn trong tâm trí, vì duyên mắt khởi ý theo dõi cảnh trở nên mạnh mẽ hơn trong tâm trí nên sanh cầu mong cảnh giới.

Kinh văn Tạp A Hàm số 454 , thuộc tạng Kinh Càn Long số 51[1], trang 712 đến 713. Nội dung Kinh, Phật dạy các đệ tử về duyên khởi tạo 18 giới. Giúp người học giáo lý biết được căn nguyên nhận thức vấn đề.

Kinh văn

Hán

如是我聞:一時,佛住舍衛國祇樹給孤獨園。爾時,世尊告諸比丘:

緣種種界生種種觸,緣種種觸生種種受,緣種種受生種種想,緣種種想生種種欲,緣種種欲生種種覺,緣種種覺生種種熱,緣種種熱生種種求。

云何種種界?謂十八界,眼界,乃至法界。

云何緣種種界生種種觸?乃至緣種種熱生種種求?

謂緣眼界生眼觸,緣眼觸生眼受,緣眼受生眼想,緣眼想生眼欲,緣眼欲生眼覺,緣眼覺生眼熱,緣眼熱生眼求。如是耳、鼻、舌、身、意界緣生意觸,緣意觸生意受,緣意受生意想,緣意想生意覺,緣意覺生意熱,緣意熱生意求,是名比丘緣種種界故生種種觸,乃至緣種種熱生種種求。

比丘!非緣種種求生種種熱,非緣種種熱生種種覺,非緣種種覺生種種想,非緣種種想生種種受,非緣種種受生種種觸,非緣種種觸生種種界,但緣種種界生種種觸,乃至緣種種熱生種種求。

佛說是經已,諸比丘聞佛所說,歡喜奉行。

Nôm

Như thị ngã văn: Nhất thời, Phật trụ Xá Vệ Quốc, kỳ thụ Cấp Cô Độc viên. Nhĩ thời, Thế Tôn cáo chư tỳ Kheo:

Duyên chủng chủng giới sanh chủng chủng xúc, duyên chủng chủng xúc sanh chủng chủng thọ, duyên chủng chủng thọ sanh chủng chủng tưởng, duyên chủng chủng tưởng sanh chủng chủng dục, duyên chủng chủng dục sanh chủng chủng giác, duyên chủng chủng giác sanh chủng chủng nhiệt, duyên chủng nhiệt giác sanh chủng chủng cầu.

Vân hà chủng chủng giới? Vị thập bát giới, nhãn giỡi nãi chỉ pháp giới.

Vân hà duyên chủng chủng giới sanh chủng chúng xúc? Nãi chí duyên chủng chủng nhiệt sanh chủng chủng cầu?

Vị duyên nhãn giới sanh nhãn xúc, duyên nhãn xúc sanh nhãn thọ, duyên nhãn thọ sanh nhãn tưởng, duyên nhãn tưởng sanh nhãn dục, duyên nhãn dục sanh nhãn giác, duyên nhãn giác sanh nhãn nhiệt, duyên nhãn nhiệt sanh nhãn cầu. Như thị nhĩ, tị, thiệt, thân, ý giới duyên sanh ý xúc, duyên ý xúc sanh ý thọ, duyên ý thọ sanh ý tưởng, duyên ý tưởng sanh ý dục, duyên ý dục sanh ý giác, duyên ý giác sanh ý nhiệt, duyên ý nhiệt sanh ý cầu. Thị danh tỳ kheo duyên chủng chủng giới cố sanh chủng chủng xúc, nãi chí duyên chủng nhiệt sanh chủng chủng cầu.

Tỳ kheo, phi duyên chủng chủng cầu sanh chủng chủng xúc nhiệt, phi duyên chủng chủng nhiệt sanh chủng chủng giác, phi duyên chủng chủng giác sanh chủng chủng ý, phi duyên chủng chủng ý sanh chủng chủng tưởng, phi duyên chủng chủng tưởng sanh chủng chủng thọ, phi duyên chủng chủng thọ sanh chủng chủng xúc, phi duyên chủng chủng xúc sanh chủng chủng giới, đãn duyên chủng chủng giới sanh chủng xúc, nãi chí duyên chủng duyên chủng chủng nhiệt sanh chủng chủngcầu.

Việt

Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ Đà, nước Xá Vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các tỳ kheo:

Do duyên[2] của giới[3] có nhiều chủng loại nên sanh ra nhiều chủng loại xúc[4], do duyên của xúc có nhiều chủng loại nên sanh ra nhiều chủng loại thọ[5], do duyên của thọ có nhiều chủng loại nên sanh ra nhiều chủng loại tưởng[6], do duyên của tưởng có nhiều chủng loại nên sanh ra nhiều chủng loại dục[7], do duyên của dục có nhiều chủng loại nên sanh ra nhiều chủng loại giác[8], do duyên của giác có nhiều chủng loại nên sanh ra nhiều chủng loại nhiệt[9], do duyên của nhiệt có nhiều chủng loại nên sanh ra nhiều chủng loại cầu[10].

Thế nào là chủng chủng giới? Đó là 18 giới, từ Nhãn giới đến Pháp giới.

Thế nào là do duyên của giới có nhiều chủng loại nên sanh ra nhiều chủng loại xúc? Có phải do duyên của nhiệt có nhiều chủng loại mà sanh sanh ra nhiều chủng loại cầu?

Do duyên, mắt tiếp xúc cảnh giới nên mắt tiếp xúc cảnh, vì duyên mắt tiếp xúc cảnh nên mắt lãnh thọ cảnh, vì duyên mắt lãnh thọ sanh tưởng cảnh. Vi duyên mắt tưởng cảnh sanh mắt ưa thích, duyên mắt ưa thích sanh khởi ý theo dõi cảnh, vì duyên mắt khởi ý theo dõi cảnh sanh mắt khởi ý theo dõi cảnh trở nên mạnh mẽ hơn trong tâm trí, vì duyên mắt khởi ý theo dõi cảnh trở nên mạnh mẽ hơn trong tâm trí nên sanh cầu mong cảnh giới. Cũng vậy, đối với tai nhĩ, mũi tị, lưỡi thiệt, thân thể thân, tâm ý ; do duyên ý giới nên sanh ra ý xúc; duyên ý xúc nên sanh ra ý thọ; duyên ý thọ nên sanh ra ý tưởng; duyên ý tưởng nên sanh ra ý giác; duyên ý giác nên sanh ra ý nhiệt; do duyên ý nhiệt nên sanh ra ý cầu. Này tỳ kheo, đó gọi là do duyên các chủng loại giới nên sanh ra các chủng loại  xúc. Cũng như vậy cho đến, duyên các thứ nhiệt sanh ra các thứ cầu.

Tỳ kheo, không phải do duyên mong cầu nên sanh ra nhiệt. Không phải do duyên nhiệt nên sanh ra giác. Không phải do duyên giác nên sanh ra tưởng. Không phải vì duyên  tưởng nên sanh ra thọ. Không phải do duyênthọ nên sanh ra xúc. Cũng không phải vì duyên xúc nên sanh ra các giới, mà chỉ có duyên các chủng loại sai biệt giới sanh các chủng loại sai biệt xúc;…cũng vậy cho đến, do duyên các thứ nhiệt sanh ra các thứ mong cầu.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Những điều học dược qua Kinh văn

 Kinh văn Phật dạy người học hiểu rõ duyên là xúc tác khởi nguồn. Giới do duyên sinh xúc; xúc do duyên sinh tưởng; tưởng do duyên sinh dục; dục do duyên sinh giác; giác do duyên sinh nhiệt; nhiệt do duyên sinh cầu. Bởi giới, xúc, thọ, tưởng, dục, giác, nhiệt, cầu có vô số loại nên cầu cũng có vô số loại.

 18 giới ( Vị thập bát giới) mà Phật dạy bao gồm:

1. Nhãn giới (眼界). Nhãn ( Mắt) là một trong sáu căn, có khả năng nhìn sự vật nên gọi là nhãn giới. (能見之根,名為眼界- năng kiến chi căn, danh vi nhãn giới).

2. Nhĩ giới ( 耳界) . Nhĩ ( tai ) là một trong sáu căn, có khả năng nghe âm thanh nên gọi là nhĩ giới (能聞之根,名為耳界- Năng nhỉ chi căn, danh vi nhĩ giới)。

3. Tị giới (鼻界). Tị ( mũi) là một trong sáu căn, có khả năng khức giác, nhận biết mùi vị bên gọi là tị giới (能嗅之根,名為鼻界- Năng khứu chi căn, danh vi tị giới).

4. Thiệt giới (鼻界) . Thiệt ( lưỡi ) là một trong sáu căn có khả năng nhận biết khứu giác nên gọi là thiệt giới ( 能嗅之根,名為鼻界 - năng khứu chi căn, danh vi thiệt giới ).

5. Thân giới (身界). Thân ( thân thể) là một trong sáu căn có khả năng nhận biết cảm xúc nên gọi là Thân giới(能覺觸之根,名為身界- Năng giác xúc chi căn, danh vi thân giới).

6. Ý giới (意界). Ý ( ý thức) là một trong sáu căn có khả năng tri giác  nên gọi là Ý giới (能覺知之根,名為意界 - Năng giác tri chi căn , danh vi ý giới).

7. Sắc giới (色界). Nhãn ( mắt ) có khả năng nhìn thấy mọi sắc cảnh ( một trong sáu trần) nên gọi là sắc giới ( 眼所見一切色境,名為色界- Nhãn sở kiên nhất thiết cảnh, danh vi sắc giới).

8. Thanh giới (聲界). Nhĩ ( mắt ) nghe mọi âm thanh nên gọi là thanh giới ( một trong sáu trần)   ( 耳所聞一切音聲,名為聲界- Nhĩ sở văn nhất thiết âm thanh, danh vi thanh giới).

9. Hương giới ( 香界). Tỵ( mũi) có khả năng khứu giác, nhận biết mùi hương nên gọi là hương giới ( một trong sáu trần)  (鼻所嗅一切香氣,名為香界- Tỵ sở khứu nhất thiết hương khí, danh vi hương giới).

10. Vị giới. Thiệt ( lưỡi ) có khả năng nếm vị giác nên gọi là vị giới.  (舌所嘗一切諸味,名為味界- thiệt sở thường nhất thiết chư vị, danh vi vị giới).

11. Xúc giới(觸界) . Thân có khả năng nhận biết cảm xúc lạnh, nóng, to nhỏ, mịn, trơn ( một trong sáu trần) gọi là xúc giới ( 觸即觸著,身所覺冷暖细滑等觸,名為觸界- ( xúc tức xúc trước, thân sở giác lãnh noãn, tế, hoạt đẳng xúc, danh vi xúc giới).

12. Pháp giới (法界), vì ý nhận biết các pháp mà được gọi là pháp giới.意所知一切諸法,名為法界- ý sở tri nhất thiết pháp, danh vi pháp giới).

13. Nhãn thức giới ( 名眼識界), Thức dựa vào nhãn căn có khả năng có khả năng nhìn thấy sắc nên gọi là nhãn thức giới( 識依眼根而能見色,名眼識界).

14. Nhĩ thức giới(耳識界). Thức dựa vào nhĩ căn có khả năng nghe âm thanh, gọi là nhĩ thức giới, ( 識依耳根能聞諸聲,名耳識界- Thức y nhĩ căn năng văn chư thanh, danh vi nhĩ thức giới).

15. Tị thức giới (鼻識界). Thức vào tị căn có khả năng nhận biết được mùi hương, gọi là tị thức giới, (識依鼻根能嗅諸香,名鼻識界- Thức y tị căn năng khứu chư hương, danh vi tị giới).

16. Thiệt thức giới (舌識界識).Thức dựa vào thiệt căn có khả năng nếm được các vị, gọi là thiệt thức giới (依舌根能嘗諸味,名舌識界- Thức y thiệt căn năng thường chư vị, danh thiệt thức giới).

17. Thân thức giới (身識界). Thức dựa vào thân căn có khả năng nhận biết sự tiếp xúc, gọi là thân thức giới (識依身根能覺諸觸,名身識界- Thức y thân căn năng giác chư xúc, danh thân thức giới).

18. Ý thức giới (意識界). Thức dựa vào ý căn mà phân biệt sai biệt của mọi pháp tướng gọi là ý thức giới (識依意根而能区分辨别一切法相,名意識界- Thức y ý căn nhi năng khu phân biện biệt nhất  thiết pháp tướng, danh ý thức giới).

Tóm lại, 18 giới, Phật dạy chính là 6 giới căn, tiếp xúc với 6 giới trần và 6 nhận thức phát khởi căn tiếp xúc với trần tạo thành 18 giới. Trong đó:

Sáu căn (saḍindriyāṇi) sáu căn cứ để phát sanh ra nhận thức: mắt (nhãn căn), tai (nhĩ căn), mũi (tỉ căn), lưỡi (thiệt căn), thân (thân căn) và ý (ý căn.)
          Sáu trần (viṣaya) sáu đối tượng của sáu căn. Đó là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Sáu căn và sáu trần gọi là thập nhị xứ (āyatana, gates.)
          Sáu thức (vijñāna) khi 6 căn tiếp xúc với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp thì phát khởi ra các nhận thức mà ta gọi là cái thấy (nhãn thức), cái nghe (nhĩ thức), cái ngửi (tỉ thức), cái nếm (thiệt thức), cái xúc chạm (thân thức) và cái biết (ý thức.)

 

Học lời Phật dạy từ Kinh văn trên, giúp con biết được quy trình duyên sanh khởi đó là giới (界) → xúc ( 觸) → thọ (受) → tưởng (想) → dục (欲) → giác (覺) → nhiệt (熱) → cầu (求). Biết được cội nguồn của ham muốn, cont biết được cách để tránh xa, diệt trừ những ham muốn tiêu cực. Ngược lại, con biết được, con cần phải gieo trồng, vun đắp những hạt giống gì để có được những hoài bão, lý tưởng tốt đẹp?

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Bến Tre, ngày 27  tháng 3 năm 2022

Hoàng Phước Đại - Đồng An

  

 



[1] https://hoavouu.com/images/file/MIEBo2Ax0QgQACxp/qianlong-051.pdf

[2] Duyên (緣), là những tác nhân, trong nguyên lý nhân-duyên-quả.

[3] Giới (界) là cảnh giới.

[4] Xúc(:觸) là cảm giác ở thân.

[5] Thọ ( 受) là toàn bộ các cảm giác, cảm nhận sự thay đổi chung quanh.

[6] Tưởng (想) là nhận biết sự khác biệt.

[7] Dục (欲) là ham muốn.

[8] Giác (覺) là ý niệm khởi lên ban đầu.

[9] Nhiệt (熱) là mong muốn trở nên mạnh mẽ hơn trong tâm trí.

[10] Cầu (求) ước mong trở thành hiền thực.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập