Học Đức Khiêm Tốn

Đã đọc: 841           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Trong cách làm người, điều quan trọng là khiêm tốn. Người khiêm tốn, nhất định sẽ được nhiều người ủng hộ và tín nhiệm. Lại nữa, người biết khiêm tốn, có thể học hỏi để đổi mới mỗi ngày. Không những tiến bộ về mặt học vấn, kiến thức, mà phương diện đạo đức, ứng xử, v.v... cũng không ngừng tiến bộ. Cho nên tất cả lợi ích, đều nhờ đức tính khiêm tốn mà có.

Tỳ kheo Thích Trí Hoằng viết trong bài Pháp Môn Lạy Phật: “Trong Kinh Đức Phật thường dạy, tâm khiêm nhường là cửa ngõ của trí tuệ và là con đường đưa đến giải thoát”.

 

Còn Viên Liễu Phàm đã viết quyển sách “Làm Chủ Vận Mệnh” để lại cho con là Viên Thiên Khải, dạy con cải Ác làm Lành, trong đó có bốn chương, chương cuối là: HỌC ĐỨC KHIÊM TỐN. Xin mời quí vị đọc phần mở đầu của chương này:

 

“Ở chương ba đã bàn đến phương pháp tích thiện, chương này sẽ nói đến cách làm người. Sống trong xã hội, ta không thể không qua lại tiếp xử với người khác. Cho nên cách làm người cũng phải hết sức chú ý. Trong cách làm người, điều quan trọng là khiêm tốn. Người khiêm tốn, nhất định sẽ được nhiều người ủng hộ và tín nhiệm. Lại nữa, người biết khiêm tốn, có thể học hỏi để đổi mới mỗi ngày. Không những tiến bộ về mặt học vấn, kiến thức, mà phương diện đạo đức, ứng xử, v.v... cũng không ngừng tiến bộ. Cho nên tất cả lợi ích, đều nhờ đức tính khiêm tốn mà có. Chương này bàn về những lợi ích của đức khiêm tốn, cũng như những ứng nghiệm mà đức tính này đem lại. Kính mong mọi người suy xét cẩn thận, đừng xem qua loa, nhất định được lợi ích lớn. Kinh Thư nói: Tự mãn sẽ tổn hại, khiêm tốn được lợi ích. Lời xưa thật đúngthay, lời xưa thật đúng thay.”

 

Bây giờ xin mời quí vị đọc đoạn Viên Liễu Phàm đã dạy con là Viên Thiên Khải làm sáu điều để tập đức khiêm tốn. Đoạn trích dưới đây do Thầy Thích Minh Quang biên dịch có ghi những lời Viên Liễu Phàm dạy con như sau:

           

“Vận mệnh của Viên Thiên Khải con không biết rồi sẽ như thế nào. Song cho dù là vinh hoa, phú quí, con cũng phải giữ tâm như lúcthất chí, nghèo hèn. Cho dù gặp may mắn, tốt đẹp, con cũng phải giữ lòng như lúc trắc trở, khó khăn. Cho dù trước mắt có dư ăn, dư mặc, con cũng phải cần kiệm như lúc thiếu thốn, nghèo hèn. Cho dù được người ta yêu thích, kính trọng, con phải luôn khiêm tốn, cẩn trọng. Cho dù gia thế có danh vọng đến đâu, con cũng phải thấy mình thấp kém. Cho dù học vấn có cao thâm bao nhiêu, con phải thấy mình còn thô thiển.

Sáu cách suy tưởng này, là từ phản diện để nhìn vấn đề. Nếu biết khiêm cung như vậy, đạo đức dần dần nâng cao, phước báo cũng tự nhiên tăng trưởng.”                                   

 

Sau khi đọc đoạn trên, chúng tôi thấy lời khuyên hay quá. Thiết nghĩ nếu chúng ta đem những lời dạy ấy ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày, chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi lạc cho bản thân. Vì vậy, chúng tôi đã chuyển qua văn vần để học dễ thuộc, nhớ lâu. Bài thơ chỉ có sáu câu cuối là ý của người viết. Xin thưa chữ “Cha” trong bài viết là Viên Liễu Phàm.

                                               

HỌC ĐỨC KHIÊM TỐN

Tâm Lương Đào Mạnh Xuân

 

Khiêm tốn: đạo đức nâng cao,

Phước báo tăng trưởng dồi dào lắm thay.

Vậy nên luôn nhớ hằng ngày,

Cố làm đúng, lời dạy bày của Cha:

                                                           

Cho dù phú quý, vinh hoa

Giữ tâm như thể lúc ta nghèo hèn.

                                                           

Dư ăn, dư mặc thì nên,

Cần kiệm tựa lúc sống bên bần cùng.

                                                           

Được người kính trọng, tôn sùng,

Khiêm tốn, cẩn trọng luôn dùng phước tăng.

                                                           

Có chí học vấn cao thâm,

Thấy mình thô thiển, giữ tâm khiêm nhường.

                                                           

Luôn gặp may mắn chớ cương,

Giữ lòng như lúc ta thường khó khăn.

                                                           

Gia thế danh vọng nhớ rằng:

Tự xem thấp kém xóm làng quí ta.

                                                           

 

Quan trọng nhất: phải thật thà,

Khiêm tốn quá đáng sẽ là đãi bôi.

Hành đúng: phước, trí vun bồi,

Tấm lòng rộng mở, cuộc đời đổi thay.

Như sen mọc ở đầm lầy,

Vượt khỏi nước đục, đợi ngày tỏa hương./.

                   *********

*(Cương:nghĩa bóng:huênh hoang, khoe khoang)

 

Trong cuộc sống, sáu điều ghi trên là những điểm chính yếu để HỌC ĐỨC KHIÊM TỐN. Chúng tôi thiết nghĩ ta cần cố gắng loại bỏ một số tính nết sau đây cốt để khỏi TỔN PHƯỚC. Có vậy việc thực hành HỌC ĐỨC KHIÊM TỐN sẽ được Phước trọn vẹn.

Khiêm tốn: tính đáng trau dồi!

Người luyện tập tốt, cuộc đời đổi thay.

Muốn vậy, tính xấu sau đây.

Giữ tâm đừng để hằng ngày lộ ra:

                                                           

Độc đoán, kiêu ngạo, cái “ta”,

Khoe khoang, kỳ thị, moi ra lỗi người,

Ác khẩu, hống hách, lắm lời,

Thêu dệt, đâm thọc, khinh người, chê bai,...

                                                           

Bỏ nghiệp xấu ấy hằng ngày,

Khiêm tốn chắc chắn từ nay nẩy chồi.

Xin mời quí vị đọc hai mẫu chuyện trích từ sách “Làm Chủ Vận Mệnh” để thấy kết quả đem lại từ sự KHIÊM TỐN.

 

“Tôi nhiều lần đi thi cùng với các bạn học, mỗi lần đều nhận thấy những thư sinh nghèo khi sắp thành đạt, trên nét mặt của họ đều hiện ra vẻ khiêm cung, an ổn rõ ràng.

 

(1): Năm Tân Hợi, tôi đến kinh thành đi thi hội. Quê Gia Hội của tôi số người cùng đi thì có khoảng mười người, trong đó Đinh Kính Vũ là người trẻ tuổi nhất lại vô cùng khiêm cung. Tôi bảo với Phí Cẩm Pha cũng là người cùng đi thi: Đinh Kính Vũ năm nay nhất định thi đậu. Phí Cẩm Pha hỏi: Làm sao mà biết? Tôi bảo: Chỉ có người khiêm tốn mới được huởng phước báo. Ông nhìn xem trong số mười người chúng ta, có ai thành thật trung hậu, khiêm nhường như Kính Vũ không? Có ai cung kính, hòa thuận, cẩn thận như Kính Vũ không? Có ai bị nhục mạ, hủy báng mà vẫn im lặng như Kính Vũ không? Một người làm được như vậy, thì trời đất quỷ thần sẽ bảo hộ cho họ, sao lại không thành đạt? Sau đó quả nhiên Kính Vũ thi đỗ.  

 

(2):Năm Đinh Sửu tôi ở chung với Phùng Khai Chi tại kinh thành, trông thấy ông ta rất khiêm tốn, nét mặt luôn tỏ ra hòa nhã, không có chút kiêu ngạo, hoàn toàn thay đổi so với tính khí ông ta lúc nhỏ. Ông ta có một người bạn tánh tình chánh trực tên là Lý Tề Nghiêm thường phê bình ông ngay trước mặt. Mỗi khi như vậy, Phùng Khai Chi đều hòa nhã tiếp thu lời phê bình của bạn, không hề phản đối một câu. Tôi bảo với Phùng Khai Chi: “Một người được huởng phước, phước đức đó nhất định có nguyên nhân của nó; một người gặp họa, tai họa đó nhất định có nguyên nhân của nó. Chỉ cần tâm của ta khiêm tốn, trời sẽ gia hộ. Ông năm nay nhất định sẽ thi đỗ”. Sau đó quả nhiên Phùng Khai Chi có tên trên bảng vàng.”

 

Kính mong quí vị cùng chúng tôi cố gắng thực hành hằng ngày HỌC ĐỨC KHIÊM TỐN.

Nếu được vậy, chúng tôi xin đem hồi hướng công đức này về cho tất cả Pháp giới chúng sanh tương lai đồng sanh về Tịnh độ.

                       

Xin chân thành cám ơn quí vị đã đọc bài viết.

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập