Không Phóng Dật
Thực tập theo lời Phật dạy, chỉ cần biết dừng lại, chế ngự ham muốn thì ngay đó mở ra cánh cửa hạnh phúc
Một thời, Thế Tôn trú tại Safvatthi. Rồi vua Pasenadi nước Kosala đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, có một pháp nào có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau?
- Thưa Đại vương, có một pháp có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau.
- Bạch Thế Tôn, pháp ấy là gì?
- Bất phóng dật, thưa Đại vương, là một pháp có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau.
Ai ước nguyện tuổi thọ
Không bệnh, có diệu sắc
Được sanh lên thiên giới
Sanh các nhà quý tộc
Phải liên tục tăng thượng
Tinh tấn, không dừng nghỉ
Người hiền triết tán thán
Hạnh lành không phóng dật
Đối với những người lành
Làm các hạnh công đức
Người hiền không phóng dật
Được cả hai lợi ích
Lợi ích trong đời này
Lợi ích cả đời sau
Kẻ anh hùng được gọi
Là bậc chơn hiền trí
Nếu biết nắm chụp lấy
Hạnh phúc cho chính mình
( ĐTKVN, Tương Ưng Bộ 1, chương III, phẩm 2,
Phần Không phóng dật [lược], VNCPHVN ấn hành, 1993, tr. 194)
LỜI BÀN
Phóng dật là lối sống buông thả, phóng túng theo dục vọng, không có tiết độ, không biết tự giới hạn và kiềm chế bản thân, nói nôm na là sống xả láng, không cần nghĩ đến ngày mai. Theo tuệ giác của Thế Tôn, chính sự phóng túng không biết dừng lại đúng lúc là nguyên nhân của mọi bất hạnh trong đời này và cả những đời sau
Thì ra, những điều kiện để thiết lập hạnh phúc trong đời sống vốn ở trong tầm tay của mọi người. Đó là sự chuẩn mực, điều độ, biết là chủ bản thân mình trước những cám dỗ. Chúng ta thừa biết tác hại của việc ăn quá no hoặc ngủ quá nhiều, đam mê tửu sắc vô độ, quá vui hoặc quá buồn, stress, v.v… ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần, là nguyên nhân của vô số bệnh tật, dẫn đến thể trạng sa sút và suy giảm tuổi thọ nhưng để làm chủ được bản thân không phải là điều dễ dàng.
Mặt khác, những ai biết dừng lại đúng lúc trước cám dỗ chắc chắn người ấy sẽ không bao giờ phải hối tiếc và ăn năn về những việc đã làm.
Không ít người chỉ vì một phút không chế ngự được bản thân để tham sân si chi phối mà phải thân bạn danh liệt hay ân hận suốt cuộc đời.
Thực tập theo lời Phật dạy, chỉ cần biết dừng lại, chế ngự ham muốn thì ngay đó mở ra cánh cửa hạnh phúc. Sức khỏe, nhan sắc và tuổi thọ cùng với danh dự, uy tín cá nhân đều tùy thuộc vào sự tỉnh thức, khả năng chế ngự, kiểm soát thân tâm của chúng ta. Và như thế, hạnh phúc, an vui trong hiện tại cùng vị lai mỗi người đều có thể tạo dựng cho mình ngay bây giờ, bằng cách không phóng dật..
Nguồn: Báo Giác Ngộ số 464
--- Cám ơn Tịnh Tú đã gởi bài này ---
- Bất giác vô minh! Chuồn Chuồn
- Tạo Phước Bằng Tấm Lòng (phần 1) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Dõng Mãnh Phát Tâm Sửa Lỗi Lầm Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Học Đức Khiêm Tốn Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Cố Tu Tạo Phước Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Hướng Đến Ánh Sáng Quảng Tánh
- Tâm Người Như Vết Thương Quảng Tánh
- Không Thể Nghĩ Đến Được Quảng Tánh
- Hương Thơm Đức Hạnh HT. Thích Trí Quảng
- Thân Cận Người Trí HT. Thích Trí Quảng
- Hương Thơm Đức Hạnh HT. Thích Trí Quảng
- Những Đóng Góp Của Đạo Bụt Cho Nền Đạo Đức Toàn Cầu Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
- Tăng ly chúng, Tăng tàn Khải Tuệ
- Thiền Sư Duy Lực Khai Thị Khóa Bồi Dưỡng Giảng Sư tại chùa Long Khánh, Tp. Quy Nhơn (Bình Định) Thích Vân Phong
- Học đạo của thánh nhân Pháp sư: HT. Tịnh Không - Giác Minh Duyên (Diệu Thúy) biên tập
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Cầu an theo tinh thần kinh Phước Đức
- Xuất xứ, tên gọi và đặc trưng của 18 vị La Hán
- Phật dạy: Khéo chăm dưỡng người bệnh
- Thiện tri thức - Gần đèn thì sáng
- Sát sinh chịu quả báo nặng nề
- Quả báo sát sinh
- Bốn pháp mang đến an lạc đời sau cho người cư sĩ
- Phụng dưỡng đúng pháp mới được phước lớn
- Nhân duyên khởi ra Chánh kiến
- Công đức quét tháp
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)