Hướng Đến Ánh Sáng
Mỗi người được sinh ra ở trên đời với một thân phận, hoàn cảnh khác nhau. Họ không có quyền chọn lựa cho mình nơi sinh ra vì đó là nghiệp dĩ.
Một thời Thế Tôn trú tại Safvatthi. Rồi vua Pasenadi nước Kosala đi đến đảnh lễ Thế Tôn. Thế Tôn nói với vua Pasenadi đang ngồi xuống một bên:
Thưa đại vương, có bốn hạng người này có mặt, hiện diện ở đời.
Thế nào là bốn? Hạng người sống trong bóng tối và hướng đến bóng tối. Hạng người trong bóng tối và hướng đến ánh sáng. Hạng người sống trong ánh sáng và hướng đến bóng tối. Hạng người trong ánh sáng và hướng ánh sáng.
( ĐTKVN, Tương Ưng Bộ 1, chương III, phẩm 3,
Phần Người [trích], VNCPHVN ấn hành, 1993, tr. 209)
LỜI BÀN
Mỗi người được sinh ra ở trên đời với một thân phận, hoàn cảnh khác nhau. Họ không có quyền chọn lựa cho mình nơi sinh ra vì đó là nghiệp dĩ. Tuy nhiên, con người hoàn toàn có thể phấn đấu cải tạo nghiệp lực, chuyển hóa thân tâm và hoàn cảnh theo hướng tích cực, tốt đẹp hơn. Cuộc sống là một quá trình đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Và tất nhiên không phải ai cũng đạt đến thành công trong việc tự hoàn thiện mình. Do đó, mỗi người cần nỗ lực hướng thiện bền bỉ và liên tục.
Theo tuệ giác của Thế Tôn, có hạng người thiếu phước, “sống trong bóng tối và hướng đến bóng tối” sinh ra trong đói khổ, thất học, thiếu vắng tình thương và từ đó không tìm ra lối đi sáng sủa cho đời mình. Nếu không phải là tội phạm thì họ cũng không đoan chánh, không có niềm tin và chẳng tạo ra được chút phước lành nào trong đời. Hạng người này thật đáng thương và rất cần sự trợ duyên, đùm bọc của xã hội.
Hạng người thứ hai “sống trong bóng tối và hướng đến ánh sáng” cũng xuất thân từ đói khổ, bất hạnh nhưng nhờ còn chút phước duyên nên gặp được thiện tri thức và biết phấn đấu vươn lên từ đói nghèo để đi đến thành công. Chuyện những cô Tấm và nàng Lọ Lem thời hiện đại cùng những tấm gương vượt khó của họ thật đáng cho chúng ta suy gẫm để học tập, noi theo.
Thế nhưng lại có hạng người “sống trong ánh sáng và hướng đến bóng tối”. Tuy xuất thân trong môi trường tố, gia đình danh giá nhưng vì lười biếng và ỷ lại cùng với thói quen hưởng thụ, một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên rơi vào sa đọa, nghiện ngập và trở thành tội phạm. Họ không làm được gì giúp cho bản thân mà còn trở thành gánh nặng cho xã hội.
Hạng người sau cùng “sống trong ánh sáng và hướng đến ánh sáng” vốn đầy đủ phước duyên. Họ nhờ những thuận duyên nên ngay từ nhỏ đã biết phấn đấu học tập, tu dưỡng đạo đức và trở thành người tài đức vẹn toàn.
Một xã hội, đất nước mà tích tụ được nhân tài từ hai hạng người hướng đến ánh sáng như lời Phật dạy thì chắc chắn đất nước ấy đang thực sự phát triển, đi lên trong sự thịnh vượng bền vững, dài lâu.
Nguồn: Báo Giác Ngộ số 466
--- Cám ơn Tịnh Tú đã gởi bài này ---
- Bất giác vô minh! Chuồn Chuồn
- Tạo Phước Bằng Tấm Lòng (phần 1) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Dõng Mãnh Phát Tâm Sửa Lỗi Lầm Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Học Đức Khiêm Tốn Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Cố Tu Tạo Phước Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Tâm Người Như Vết Thương Quảng Tánh
- Không Thể Nghĩ Đến Được Quảng Tánh
- Hương Thơm Đức Hạnh HT. Thích Trí Quảng
- Thân Cận Người Trí HT. Thích Trí Quảng
- Hương Thơm Đức Hạnh HT. Thích Trí Quảng
- Những Đóng Góp Của Đạo Bụt Cho Nền Đạo Đức Toàn Cầu Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
- Tăng ly chúng, Tăng tàn Khải Tuệ
- Thiền Sư Duy Lực Khai Thị Khóa Bồi Dưỡng Giảng Sư tại chùa Long Khánh, Tp. Quy Nhơn (Bình Định) Thích Vân Phong
- Học đạo của thánh nhân Pháp sư: HT. Tịnh Không - Giác Minh Duyên (Diệu Thúy) biên tập
- Vì sao phải siêu độ vong nhân Pháp sư: HT. Tịnh Không - Giác Minh Duyên (Diệu Thúy) biên tập
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Cầu an theo tinh thần kinh Phước Đức
- Xuất xứ, tên gọi và đặc trưng của 18 vị La Hán
- Phật dạy: Khéo chăm dưỡng người bệnh
- Thiện tri thức - Gần đèn thì sáng
- Sát sinh chịu quả báo nặng nề
- Quả báo sát sinh
- Bốn pháp mang đến an lạc đời sau cho người cư sĩ
- Phụng dưỡng đúng pháp mới được phước lớn
- Nhân duyên khởi ra Chánh kiến
- Công đức quét tháp
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)