Quy Tắc Tu Học-Lời Khai Thị Của Ấn Quang Đại Sư

Đã đọc: 3272           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được, thay người làm những việc cực nhọc, thành toàn cho người là việc tốt đẹp. Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn: hoặc niệm nho nhỏ, hoặc niệm thầm. Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm, phải tức thời bỏ ngay. Thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối. Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương, chỉ nên chăm sóc việc nhà mình mà đừng nên dính vào việc nhà người. Chỉ nên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp mà đừng để mắt tới hình dạng xấu xa bại hoại. Hãy coi mọi người đều là Bồ Tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu. Nếu qủa có thể tu hành được như những điều kể trên, thì nhất định được sinh về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.

Sau khi đọc xong Lời Khai Thị của ẤN QUANG ĐẠI SƯ dưới đây, chúng tôi thấy hay quá nên đã cố gắng chuyển thành văn vần cho dễ nhớ, mong hàng ngày giúp mình và những bạn đọc hữu duyên gặp dịp đem áp dụng tu tập.

                                               

                                               

                                                QUY TẮC TU HỌC

                                    Lời Khai Thị của ẤN QUANG ĐẠI SƯ

 

Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được, thay người làm những việc cực nhọc, thành toàn cho người là việc tốt đẹp. Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn: hoặc niệm nho nhỏ, hoặc niệm thầm. Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm, phải tức thời bỏ ngay. Thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối. Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương, chỉ nên chăm sóc việc nhà mình mà đừng nên dính vào việc nhà người. Chỉ nên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp mà đừng để mắt tới hình dạng xấu xa bại hoại. Hãy coi mọi người đều là Bồ Tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu. Nếu qủa có thể tu hành được như những điều kể trên, thì nhất định được sinh về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.
                                               
*******

                                                QUY TẮC TU HỌC
                                    Lời khai thị của Ấn Quang Đại Sư
                                               

                                          Tâm Lương Đào Mạnh Xuân

                                                (chuyển thành văn vần)

(Sáu câu đầu là ý của người viết, xin ghi thêm.)

                                   

                                                Được thân người khó biết bao!                                                                                               Không tin Phật Pháp uổng sao cuộc đời!                                                                                                        Không tin chết có luân hồi!                                                                                                     Không tin nhân quả, sống đời buông lung!                                                                                                     Tạo bao nghiệp xấu vô cùng!                                                                                                  Cả ta, con cháu chịu chung quả này!

                                   

                                                Để tiêu tội, niệm Phật đêm ngày,

                                    (Lúc) Nằm, ngồi, đi, đứng, ăn, thay áo quần.

                                                Niệm nho nhỏ hoặc niệm thầm.

                                    Chánh niệm, vọng tưởng khó thâm nhập vào.

                                                Trì niệm, Nhiếp tâm thật sâu.

                                    Nhận rõ từng tiếng, từng câu hàng đầu.

                                                Lại thêm ký số đúng vào,

                                    Phiền não biến mất, nhiệm mầu làm sao!

                                                Chỉ niệm Phật, chưa đủ đâu!

                                    Tu thêm hạnh phụ, ngõ hầu trợ duyên:

                                                Hình dạng tốt đẹp nên xem.

                                    Còn cảnh bại hoại chẳng thèm để tâm.

                                                Hổ thẹn, Sám hối lỗi lầm.

                                    Giúp người xong việc khó làm tốt thay!

                                                Nhẫn điều khó nhẫn mới hay!

                                    Dưới hòa, trên kính tỏ bày khiêm cung.

                                                Tĩnh tọa nghĩ tới lỗi mình.

                                    Nhàn đàm không nói nhân tình...”trái sai.

                                                (Nhân tình thế thái: lòng người và thói đời)

                                                Việc nhà chăm sóc hôm mai.

                                    Chuyện người không dính, đỡ tai vạ vào.

                                                Tự hiểu tu chẳng được bao.

                                    Khoa trương nên tránh, đỡ tổn hao phước trời.

                                                Xem như Bồ Tát mọi người.

                                    Mình: phàm phu sát đất lơi khơi được gì!

                                                (Lơi khơi: không chú trọng vào việc mình làm)

                                                Nghĩ vậy mới ráng tu trì,

                                    Cố làm tốt điều vừa ghi, để mà:

                                                Lâm chung, Phật đến đón ta,

                                    Về cảnh thù thắng quê nhà Tây Phương.

                                                *************

                                               

XIN ĐỀ NGHỊ THỰC TẬP NHỮNG PHẦN SAU ĐÂY:

           

            (1):Cách thực tập để có thể Nhớ Phật, Niệm Phật:

                        (1a): Luôn luôn có máy niệm Phật bên mình khi đi trên đường. Lúc rảnh là mở máy nghe ngay. Nên chọn cách niệm Phật không nhạc, 4 chữ A Mi Đà Phật, để khi niệm thầm sẽ ít mệt.  Lúc niệm thầm hoặc lắng tai nghe, cũng đều ký số từ 1 đến 10.

            Người quyết tâm tu trì, chớ để thời gian trôi qua lãng phí. Hãy nghe, niệm và ký số đúng bất cứ lúc nào. Làm được vậy thì “Niệm Phật một câu, phước sinh vô lượng.” Còn miệng niệm (Nam Mô ) A Mi Đà Phật mà tâm rong chơi khắp mọi nơi thì:

                                    “Miệng niệm Mi Đà tâm tán loạn,

                                    Niệm cho rát cổ, chỉ hoài công”

                       

                        Xin nói thêm, lúc đầu mới tập ký số, rất khó ký số đúng. Phải tốn một thời gian dài, có khi cả năm, hoặc nhiều hơn, mới ký số đúng được. Khi ấy càng niệm Phật ký số đúng, vọng niệm càng ít dần. Vì “Chí tâm niệm Phật một câu,tiêu trừ được trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử.” (Câu này trích từ “Cách Giải Cứu Nghịch Cảnh, Tai Nạn, Luân Hồi”trong Tuyết Hư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập. Vậy nên, xin chớ nản lòng.

                        (1b): Trên bàn thờ luôn có máy niệm Phật mở suốt ngày đêm. Vậy là khi ở nhà, mình luôn nghe tiếng niệm Phật. Xin nhớ cố ký số đúngbất cứ lúc nào có thể.

                        (1c): Muốn niệm Phật liên tục đêm ngày, xin đề nghị dùng máy niệm Phật, gắn dây nghe vào tai. Trừ lúc phải làm việc bằng trí óc, còn ngoài ra, bất kể lúc nào và ở đâu cũng có thể nghe máy niệm Phật được. Xin để ý gắn nút nghe vào tai làm sao, đừng để âm thanh chĩa thẳng vào tai. Nhớ để phần phát âm hướng ra ngoài, đủ để có thể nghe được. Vì như vậy, nghe sẽ được lâu và không đau nhức ở tai. Khi không sợ làm phiền người khác, có thể nghe trực tiếp từ máy.

(1d): Tu Mót: Cách tu một mình bất cứ lúc nào có thể, không cần có đạo tràng lên khóa

lễ, Hòa Thượng Trí Tịnh gọi là “Tu Mót”.

            Một người thích niệm Phật, tu theo cách “Tu Mót” này, tức hễ lúc nào rảnh là nhớ niệm Phật liền, chắc chắn đem lại kết quả rất nhiều vì “năng nhặt chặt bị”. Những ai thường hay làm việc nhà nhiều như nấu cơm, rửa chén,… nên dùng thời gian này niệm Phật.

 

Áp dụng được những cách trên, hi vọng lâu ngày, lúc nào tâm ta cũng Nhớ Phật và Niệm Phật.

           

Cầu nguyện lúc lâm chung, tâm được tỉnh táo, chắc sẽ Nhớ Phật và Niệm Phật. Chỉ cần niệm được 10 danh hiệu Phật vào lúc này thì coi như vĩnh viễn thoát khỏi vòng sinh tử, luân hồi.

 

                        Mong quí vị hằng ngày nên nhẩm đọc ý nêu trên nhiều lần qua mấy câu sau:

                                               

Ngày ngày tha thiết nguyện cầu:

                                    Lâm chung tỉnh táo niệm mười câu Mi Đà.

                                                Được vậy Phật đến đón ta,

                                    Về cảnh thù thắng quê nhà Tây Phương.

           

            (2): Niệm Phật chí thành để chế ngự phiền não,...:

            Trong tâm ta suốt ngày vọng niệm khởi lên. Có nhiều thứ vọng niệm như niệm về TÌNH ÁI, NGŨ DỤC,...hiện lên rồi tự biến đi. Chỉ có phiền não thường bám chặt vào tâm ta, là khó khắc phục nhất. Người học Phật thường dùng câu niệm Phật chí thành để xua tan phiền não. Muốn đạt được điều này khi niệm một câu Phật hiệu,cùng lúcphải cố làm cho được 4 điều ghi dưới đây. Những mục 2a, 2b và 2c: Trích từ “Kệ Niệm Phật”: Yếu Chỉ Pháp Trì Danh Niệm Phật của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh.

                        (2a): Chánh niệm: “Trong lúc mình niệm Phật thì không có những vọng tưởng, đó là Chánh Niệm. Đã chánh niệm, không vọng tưởng tất nhiên không có những sự lỗi lầm và tương ưng với GIỚI.   

                        (2b): Nhiếp tâm : “Trước hết là mình nhiếp tâm niệm Phật, không nghĩ việc gì khác, tâm mình trụ nơi câu niệm Phật thôi, thì đó mình học về môn ĐỊNH rồi.”                                                       (2c): Nhận rõ: Kế đó trong lúc mình niệm Phật thì tâm và tiếng hiệp khắn với nhau, mình lại nhận rõ ràng và rành rẽ. Tất nhiên trong lúc đó cái Tâm mình nó sáng;...Cái sáng đó nó tương ưng với HUỆ.”                                                                                                                              

            Xin cố gắng thường xuyên làm cùng lúc 3 điều trên khi niệm Phật, tức là ta đang thực tập 3 môn Giới, Định, Huệ. Nhưng vì tâm ta vọng tưởng quá nhiều, nên phải thực tập thêm phần ký số nữa.                              

(2d): Ký Số đúng: Để ký số đúng, khi niệm Phật ta phải chú tâm hết sức, bằng

cách:

            *thường dùng chuỗi hạt 20 hột để hành trì. Niệm thầm 10 câu và lắng nghe 10 câu trong máy niệm Phật không nhạc.  Khi tới chữ Phật, ta ký số là 1. Cứ vậy, lần lượt ký số đến 10. Xong hết chuỗi hột mà còn thừa hay thiếu là tâm ta tán loạn, còn vọng tưởng, Xin đừng nản. Cứ thực tập hoài, từ từ rồi sẽ ít sai. Vậy là vọng tưởng đã bớt dần. Lúc ấy niệm Phật để diệt phiền não,... sẽ có kết quả

 

Nên nhớ khi đã thuần thục rồi, ta không dùng chuỗi hạt nữa. Lúc ấy, vừa niệm vừa nhẩm số trong tâm.

            *nên niệm bốn chữ “A Mi Đà Phật”, chữ nào dứt chữ đó, không kéo dài để chữ nọ dính vào chữ kia. Làm được vậy sẽ đỡ mệt và rất dễ nhiếp tâm.

            Khi ngồi niệm Phật, phải nghiêm túc thực hành 4 điều 2a, 2b, 2c và 2d ở trên. Để biết việc thực tập của mình có tiến bộ hay không trong mỗi thời khóa,nên tự trách mình khi tâm tán loạn. Ngày sau mà tâm tán loạn hơn ngày trước, phải biết tự trách để cố gắng hơn. Ai làm được vậy thì số lần tâm tán loạn sẽ bớt đi .

                        (2e): Tìm cách quên đi niệm Tình Ái, Ngũ dục:

                        Vào giờ lâm chung có lẽ sẽ có những niệm như TÌNH ÁI, NGŨ DỤC (Tiền tài, Sắc đẹp, Danh vọng, Ăn uống, Ngủ nghỉ),... quấy rầy tâm ta. Thật khó giữ chánh niệm để niệm 10 câu Phật hiệu vào lúc này. Xin được chỉa sẻ mấy câu văn vần sau đây để áp dụng ngay từ bây giờ khi gặp dịp, để tiêu trừ bớt những niệm như cội ái chưa dứt, dây tình buộc quanh. Điều này rất có lợi cho giờ cận tử nghiệp:

                                    (Niệm) Tình, Ái,... quấy nhiễu tâm ta.

                        Ấy gốc sinh tử, cố mà diệt ngay.

                                    Chí tâm niệm Phật hăng say.

                        Thì niệm Tình, Ái,... xa bay mấy hồi !

                                    Mai kia mãn hết duyên đời.

                        Phật sẽ đón về cõi Trời Tây Phương.

 

                        Đề nghị: Hãy sụp mắt xuống khi niệm Phật. Vì để mắt mở, vọng niệm sẽ phát sinh khi ta nhìn thấy một cái gì. Vậy ta phải đóng cửa ngõ “để mắt mở” sẽ làm vọng tưởng không xen vào được nữa. Như thế, bây giờ chỉ còn một cửa mà lọai vọng niệm không mời vẫn đến, cứ ngang nhiên nhảy vào tâm ta. Lúc này, cần áp dụng 4 cách trên (Chánh Niệm, Nhiếp Tâm, Nhận Rõ và Ký Số đúng) để xua đi.

                        Người viết đã cố thực tập theo điều ghi trên và thấy có kết quả nên xin viết ra để chia sẻ kinh nghiệm cùng những bạn đạo hữu duyên. Nếu có nhiều người hưởng ứng làm theo và đạt được yêu cầu, người viết cảm thấy hạnh phúc vô cùng.

                       

            (3): Hổ thẹn sám hối lỗi lầm: Xin đọc mấy câu văn vần dưới đây để tập sửa bỏ những lỗi lầm.

                                                           

                                                            Lầm lỗi cải đổi làm sao ?

                                                Phải biết hổ thẹn khi nào làm sai.

                                                            Tâm khắc khoải lo nghĩ hoài.

                                                Chí thành sám hối tội sai tiêu liền.

                                                            Sám hối (là) công đức chớ quên.

                                                Nhớ đem hồi hướng về miền Lạc Bang.

                       

                        (3a): Rất Quan Trọng: Phải Thường Xuyên Sám Hối Với Oan Gia Trái Chủ:

            Xin thưa thêm, trên đây chúng tôi chỉ nói đến việc sám hối khi làm điều sai ở hiện tại. Thật ra, còn cần sám hối bao nhiêu ác nghiệp mà ta đã đối xử rất tàn ác với các chúng sanh trong kiếp này và cả trong nhiều đời từ vô lượng kiếp ở quá khứ. Những chúng sanh đó thường được gọi là oan gia trái chủ. Người tu tịnh nghiệp nên đặt nặng việc sám hối với oan gia trái chủ và hồi hướng công đức làm được cho họ và cầu nguyện cho họ được sinh về cảnh giới an lành hoặc về Tây Phương Tịnh Độ. Vì vào giờ phút lâm chung, họ sẽ đến rất nhiều để đòi “nợ”. Nếu ta biết làm những điều vừa nói để giải trừ những oán kết thì vào giờ cận tử nghiệp, họ sẽ không đến quấy rầy, tâm ta sẽ được an ổn, nhớ Phật và niệm Phật. Còn như ta không tỏ chút ăn năn, hối hận nào để xoa dịu nỗi hận thù của họ, họ sẽ tìm đủ mọi cách để trả thù. Chẳng hạn có người bị ung thư là do oan gia trái chủ nhập vào để trả hận,...

                        (3b): Xin trích câu chuyện duyên khởi của kinh Thủy Sám sau đây để chứng minh: (Trích từ Tựa Kinh Thủy Sám-Thầy Thích Trí Quang dịch- Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản)

            “Xưa kia, đời Đường, triều vua Ý tông, có ngài Ngộ đạt quốc sư, pháp danh Tri huyền. Khi chưa là quốc sư, tại kinh đô, tình cờ ngài gặp một tăng nhân, nhưng quên hỏi chỗ ở của vị này. Vị này bị bịnh ca ma la (2) (có chỗ giải thích là phung hủi) . Ai cũng gớm, chỉ ngài Tri huyền gần gũi, luôn luôn thăm hỏi săn sóc, chưa bao giờ có một vẻ ghê chán. Vì vậy, khi chia tay, vị ấy cảm cái nghĩa và tác phong của ngài, dặn rằng, sau này ngài sẽ bị nạn, lúc đó hãy tìm nhau tại núi Trà lũng (3) ở Bành thành, thuộc Tây Thục, chỗ có hai cây tùng làm dấu.

Sau đó, ngài Ngộ đạt đến chùa An quốc, đạo đức rực rỡ. Ý tông thân hành đến pháp tịch của ngài, ban pháp tọa bằng gỗ trầm hương và cung phụng rất hậu. Nhưng cũng từ đó, đầu gối của ngài tự nhiên mọc cái mụt "mặt người", mắt mày răng miệng đủ cả, thỉnh thoảng đút cho đồ ăn thức uống thì cũng há miệng nuốt như người vậy. Danh y mời đủ cả mà ai cũng bó tay.

Ngài nhớ lại lời dặn của vị tăng nhân ở chung ngày trước, nên vào núi tìm. Nhằm lúc trời đã chiều tối, ngài bàng hoàng nhìn khắp bốn phía, thấy hai cây tùng ở trong chỗ mây khói. Tin lời ước hẹn là đúng, ngài bước ngay đến chỗ ấy. Thì là lầu cao, điện lớn, ánh sáng vàng và ngọc giao xen với nhau. Vị tăng nhân đã đứng đầu cửa, đón tiếp niềm nở, và mời ngài ngủ lại. Ngài đem cái khổ của mình nói với tăng nhân thì vị này bảo không hại gì, dưới núi này có một con suối, sáng ngày xuống rửa là khỏi.

Sáng sớm, đạo đồng dẫn ngài xuống suối, mới vốc nước, mụt ghẻ mặt người đã kêu lớn lên, khoan rửa đã, ngài là kẻ biết nhiều, hiểu rộng, đọc hết cổ kim, vậy mà ngài đã đọc cái chuyện Viên Án với Triệu Thố trong Tây Hán thư chưa? Đọc rồi, ngài Ngộ đạt trả lời. Cái mụt lại bảo, đọc rồi mà ngài không biết Viên Án đã giết Triệu Thố sao? Ngài là Viên Án, còn Triệu Thố là tôi đây. Triệu Thố bị chém ngang lưng ở chợ phía đông, oan khốc đến mức nào. Nên bao đời tôi đã tìm cách báo ngài. Nhưng ngài mười đời đều làm cao tăng, giới luật nghiêm tịnh, sự báo oán của tôi không có cơ hội. Nay ngài hưởng sự đãi ngộ của vua chúa quá xa xỉ, lòng danh lợi mống lên, cái đức có phần thương tổn, tôi mới hại ngài được. Ngày nay, mong ơn tôn giả Ca nặc rửa cho tôi bằng nước "từ bi tam muội", từ nay sắp đi, tôi không còn là kẻ oan gia của ngài nữa.

Ngộ đạt quốc sư nghe mà cơ hồ hồn phách thoát khỏi cơ thể, luôn tay vốc nước mà rửa, đau thấu xương tủy, ngất đi hồi lâu mới tỉnh. Coi lại thì mụt ghẻ mặt người đã không còn nữa. Ngộ đạt quốc sư mới biết các vị hiền thánh xen lẫn dấu vết trong dân gian là điều mà người phàm khó lường biết nổi. Muốn trở lại chiêm bái, nhưng ngoái nhìn thì tự viện đã không còn. Vì vậy, Ngộ đạt quốc sư mới dựng thảo am ngay nơi chỗ ấy, và sau này thành một tự viện. Tống triều ta đây, niên hiệu Chí đạo, sắc tứ là Chí đức thiền tự, có vị cao tăng tên Tín, húy Cổ, viết bài ký sự ghi lại việc này rất rõ.

Ngộ đạt quốc sư, lúc ấy, cảm kích sự kỳ lạ của Ca nặc tôn giả, thấm thía rằng oan trái nhiều kiếp phi gặp thánh nhân không làm sao cởi mở cho được. Nhân đó mà thuật lời thánh giáo, viết ra sám văn này, để hôm sớm lễ bái trì tụng, và sau đó đã phổ biến khắp cả nhân gian. Sám văn gồm có ba cuốn ngày nay là sám văn ấy. Đem nước từ bi tam muội rửa sạch oan nghiệp nhiều kiếp, lấy ý nghĩa đó để mệnh danh Thủy sám, là Ngộ đạt quốc sư cảm sự kỳ lạ của Ca nặc tôn giả, nên chính xác cái tên và nêu lên cái nghĩa như thế để báo đáp ơn ngài. Nay kể rõ sự thật từ ngày xưa, nêu cao cống hiến của người trước, là mong những kẻ sau này, hoặc lễ bái hoặc trì tụng, hễ dở sám văn ra là đã biết sự tích người xưa vốn có lý do, và nhân quả nhiều đời vẫn không khuất mờ.”            

            Bài viết tuy ngắn, nhưng con nghĩ không làm sao tránh được những sai sót. Con kính mong Quí Thầy, Quí Ni và quí vị thiện tri thức chỉ cho con những lỗi lầm để con sửa chữa. Con xin thành kính tri ân.

                        Còn bài viết có giúp ích được chút nào cho bạn đọc hữu duyên, chúng tôi xin đem hồi hướng công đức này về cho khắp tất cả pháp giới chúng sanh tương lai đồng sanh về Tịnh Độ.     

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập