Đại đức Thích Minh Thành thuyết giảng Kinh Bát Đại Nhân Giác

Đã đọc: 2019           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nhân khóa tu niệm Phật lần thứ 5 – năm 2016 tại chùa Linh Sơn Pháp Ấn (Cam Lâm, Khánh Hòa), nhận lời thỉnh mời của TT.Thích Minh Tâm, ngày 14/6/2016 (10/5 Bính Thân) ĐĐ.Thích Minh Thành, Giáo thọ Trung Cao Cấp Phật học TP.HCM, trụ trì chùa Linh Quy Pháp Ấn (Lâm Đồng) đã quang lâm và có bài thuyết giảng về Tám điều giác ngộ của bậc đại nhân (Kinh Bát Đại Nhân Giác).

Bản kinh Hán dịch: Đại sư An Thế Cao, Việt dịch: Thích Minh Quang.

Nhân duyên đức Phật giảng nói Kinh này:

Lúc Phật ở tinh xá Kỳ Viên, một hôm trong Pháp hội, tôn giả A Na Luật thiên nhãn đệ nhất thưa với Phật rằng:

- Bạch Đức Thế Tôn, trong Tăng đoàn với tinh thần lục hòa, thì việc quên mình, xả bỏ tự ngã là điều chúng con có thể làm được; đối với chúng sanh phải tuyệt đối từ bi, tuyệt đối nhân ái, đây cũng là điều mà chúng con đã biết… Nhưng bạch đức Thế Tôn! Những Phật tử tại gia học đạo rất nhiều, đệ tử xuất gia tiếp cận xã hội hoằng Pháp lợi sinh cũng rất đông. Những vị như vậy làm thế nào để cầu được giác ngộ, tiến nhập niết bàn? Cúi xin đức Thế Tôn từ bi khai thị!

Đức Phật an lành mĩm cười, hoan hỷ trả lời:

- Này A Na Luật, lời nói của ông rất đúng. Điều ông hỏi là vấn đề học hạnh Đại nhân (Bồ tát). Tôi sẽ vì ông mà nói tám điều giác ngộ của bậc Đại nhân, mà đệ tử Phật nên ngày đêm chí tâm tụng niệm

Người con Phật phát tâm học đạo
Luôn ngày đêm y giáo phụng hành
Đại nhân giác ngộ đành rành 
Tám điều ghi nhớ, chí thành niệm tu:

1/ Tính cách vô thường của vạn hữu

2/ Tính cách khổ đau và trống rỗng của sự vật

3/ Tính cách vô ngã của tự thân

4/ Tính cách bất tịnh của thân tâm, càng tham đắm thì càng khổ đau

5/ Phải nghe và học pháp lành của Như lai để tăng trưởng gia tài trí tuệ.

6/ Tri túc phá tham dục, khoan dung, hỷ xả với những kẻ ác nhân

7/ Ngũ dục là muôn kiếp họa tai nên cần lập nguyện lớn cầu vô thượng đạo để độ sanh

8/ Phát hạnh Đại thừa rộng độ quần sanh.

Nhờ sự khai sáng của Đại đức giảng sư, sau buổi pháp thoại,  đại chúng đã hiểu được mọi vật trên thế gian kể cả sinh mạng đều trải qua giai đoạn sinh trưởng, tồn tại biến hoại và tiêu diệt để tránh khỏi ảo tường về sự miên viễn của mọi vật, để  không bị mọi vật lôi kéo ràng buộc. Nhận thức được sự có mặt của khổ đau là khởi điểm của sự tu đạo. Đó là chân lý thứ nhất của bốn chân lý căn bản, còn gọi là Tứ Diệu Đế.

Biết vậy cho nên hành giả cần phải nổ lực quán chiếu về sự vô thường, vô ngã và nhân duyên sinh của vạn hữu. Một phen đào được gốc vô minh, không những hành giả tự giải phóng được cho bản thân mà còn giáo hóa cho những kẻ khác, đem họ ra khỏi sự kiềm tỏa của sinh tử luân hồi.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập