Tấm Lòng Rộng Mở - Luyện tập lòng từ bi trong đời sống hằng ngày - Phần 01: Lời tựa

Đã đọc: 12335           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tác giả Dalai Lama Lê Tuyên biên dịch Lê Gia hiệu đính Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: AN OPEN HEART PRACTICING COMPASSION IN EVERYDAY LIFE

MỤC LỤC

Lời tựa

Giới thiệu

CHƯƠNG 1: KHÁT VỌNG HẠNH PHÚC

Kỷ cương đạo đức và thấu hiểu mọi điều

Ba nơi nương tựa quý báu

Lánh xa vòng luẩn quẩn

Những người bạn tâm hồn/ sự hướng dẫn tâm hồn

CHƯƠNG 2: THIỀN ĐỊNH, BƯỚC KHỞI ĐẦU

Hòa mình vào một đối tượng chọn lọc

Thiền định phân giải

Thiền định cố định

CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI VẬT CHẤT VÀ PHI VẬT CHẤT

CHƯƠNG 4: LUẬT NHÂN QUẢ

CHƯƠNG 5: ĐAU KHỔ

Kẻ thù nguy hiểm nhất

CHƯƠNG 6: BAO LA VÀ SÂU SẮC: HAI HƯỚNG CỦA CON ĐƯỜNG

CHƯƠNG 7: LÒNG TỪ BI

Nhận ra đau khổ của mọi người

Lòng yêu thương tử tế

CHƯƠNG 8: THIỀN ĐỊNH VỀ LÒNG TỪ BI

Thiền định về lòng từ bi và lòng yêu thương tử tế

Lòng từ bi cao cả

CHƯƠNG 9: RÈN LUYỆN ĐỨC TRẦM TĨNH

Thiền định về đức trầm tĩnh

CHƯƠNG 10: TRẠNG THÁI BỒ TÁT

Phương pháp nhân quả 7 lần

Đánh đổi bản thân vì mọi người

CHƯƠNG 11: DUY TRÌ ĐIỀM TĨNH

Hai mức độ của tâm hồn

CHƯƠNG 12: CHÍN GIAI ĐOẠN CỦA THIỀN ĐỊNH DUY TRÌ ĐIỀM TĨNH

CHƯƠNG 13: SỰ THÔNG SUỐT

Bản ngã (Cái tôi)

Cái tôi và những đau khổ

Lòng vị tha của những người phi thường

Sự trống rỗng và căn nguyên phụ thuộc

Thiền định về "Sự trống rỗng"

Những mức độ bồ tát

CHƯƠNG 14: CÕI PHẬT

CHƯƠNG 15: PHÁT SINH TRẠNG THÁI BỒ TÁT

Bảy bước luyện tập


 
Chúng tôi chân thành cảm ơn Phật tử Ngọc Hạnh đã phát âm đánh máy gởi sách này về cho ban biên tập




LỜI TỰA

Lòng từ bi trong Phật giáo được cắt nghĩa là lòng mong ước sao cho tất cả mọi người đều vượt qua mọi đau khổ và bất hạnh. Chẳng may, tất cả chúng ta khó có the åthoát ra khỏi thế giới của sự đau khổ đó. Chúng ta không thể tự trách mình được, không có chiếc đũa thần nào để biến đau khổ thành hạnh phúc. Chúng ta chỉ có thể rèn luyện tâm hồn mình ngày một nhân đức hơn và từ đó ta giúp mọi người làm được như vậy .

Tháng 8 năm 1999, Đức Giáo hoàng Dalai Lama (His Holiness the Dalai Lama) được Chính quyền Tây Tạng và Tổ chức Gere (The Tibet Center and The Gere Foundation) mời đến New York để trao đổi.

Cuốn sách này được trích dẫn từ những cuộc trao đổi đó. Trong những trang sau, Đức Giáo hoàng Dalai Lama sẽ chỉ cho chúng ta biết cách làm sao đểû rộng mở trái tim của chúng ta và phát triển lòng từ bi bền vững và chân thật với mọi người. Toàn bộ cuộc đời của Đức Giáo hoàng là một bằng chứng về sức mạnh của sự rộng mở trái tim.

Đức Giáo hoàng đã làm việc tích cực nhằm bảo tồn mọi di tích về nền văn hóa Tây Tạng. Đặc biệt, ông nổ lực vì truyền thống tôn giáo của người Tây Tạng. Đối với người Tây Tạng, tôn giáo và văn hoá là hai điều không thể tách rời. Ông vẫn tiếp tục nghiên cứu, suy niệm và thiền định, ông không hề mệt mỏi trong việc truyền bá Phật giáo cho mọi người trên toàn thế giới. Ông cống hiến mọi nổ lực của mình cho việc tái lập , các tu viện, nhà dòng, các buổi giãng dạy truyền thống và tất cả những gì phục vụ cho việc bảo tồn những hiểu biết về người sáng lập ra Phật giáo Shakyamuni Buddha.

Khi còn ở New York, Dalai Lama đã giảng giải ba ngày ở giảng đường Beacon (Beacon theatre). Chủ đề của những cuộc trao đổi này tập trung vào những phương pháp của nhà Phật, làm sao để loài người đạt được sự giác ngộ hoàn toàn. Ông đã trình bày qua hai nội dung: cuốn " những giai đọan thiền định" của tác giả là một thạc sĩ người Ấn Độ, Kamalashila, vào thế kỷ thứ VIII và cuốn "37 bài luyện tập của những vị Bồ Tát" (The thirty- seven pratices of bodhisattvas) của tác giả là một chuyên gia người Tây Tạng Togmay Sangpo, vào thế kỹ thứ XIV.

Cuốn sách của Kamalashila chỉ dẫn rõ ràng và vắn tắt những gì được gọi là giai đoạn "bao la"(vast) và "sâu sắc"(profound) của phương pháp thiền định đi đến sự giác ngộ tối cao. Mặc dù cuốn sách không được quan tâm nhiều ở Tây Tạng, nhưng nó vẫn có một giá trị rất lớn và Đức Giáo hòang vẫn luôn cố gắng truyền bá cuốn sách đó trên tòan thế giới.

Cuốn sách thứ hai, cuốn "37 bài luyện tập của những vị Bồ Tát" là sự mô tả vắn tắt rỏ ràng về phương pháp rèn luyện lối sống một cuộc đời vì mọi người. Tác giã cuốn sách đó, Togmay Sangpo, khuyên chúng ta nên nhận thức được rằng cuộc sống và lòng tin của chúng ta dựa trên nền tảng là đồng loại. Togmay Sangpo sống một cuộc đời khắc khổ của môït nhà tu, ông không bao giờ vị kỷ và luôn hy sinh bản thân vì mọi người xung quanh qua việc ban bố lòng từ bi của mình.

Qua những buổi nói chuyện này, dịch giả Geshe Thubten Jinpa đã diễn tả một cách khâm phục sự tinh tế của môn triết học Phật giáo được giảng giải bởi Đức Giáo hoàng và đồng thời truyền tải lòng yêu thương luôn hiện hữu trong từng bài giãng của Đức Giáo hoàng.

Mong rằng cuốn sách này sẽ giúp cho những ai đó đọc nó sẽ tìm được niềm hạnh phúc và cũng mong rằng niềm hạnh phúc đó sẽ lan tỏa đến tất cả mọi người để trái tim của mọi người ngày một rộng mở.

NICHOLAS VREELAND

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.00

Tags

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập