Tứ Thánh Đế

Đã đọc: 23801           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Là bốn Chân Lý Thánh giúp chủng ta chứng quả vị A La Hán, quả Bất Lai ,quả Nhất Lai,quả Dự Lưu ( thất lai).

Đức Phật đã tuyên thuyết Tứ Thánh Đế sau khi ngài chứng vô thượng chánh đẳng, chánh giác .Có thể nói rằng đây là một công thức bất biến có thể áp dụng vào bất cứ vấn đề gì từ tu thành Phật cho đến việc giải quyết những khó khăn hằng ngày.

Tứ Thánh đế là gì?

 

Là bốn Chân Lý  Thánh  giúp chủng ta chứng quả vị A La Hán, quả Bất Lai ,quả Nhất Lai,quả Dự Lưu ( thất lai).

 

Có nhiều nơi gọi là Tứ Diệu Đế là không đúng là vì như vậy sẽ làm nhiều  người hiểu lầm , không giúp ta thành Phật chỉ dành cho căn cơ thấp hoặc dành cho Tiểu Thừa và đi tìm cái gi cao siêu hơn .Đây là một sai lầm lớn đối với những ai có tư tưởng như vậy.

Nói một cách tổng quát , Tứ Thánh Đế sẽ đưa chúng ta thành Phật, đạt Niết Bàn .

Nếu  không có Tứ Thánh Đế sẽ không thể nào thành Phật hết vì đây là con đưởng xưa cũ mà  những vị Phật quá khứ đã đi qua.Phật Thích Ca hiện tại đã khám con đường xưa cũ đó và  chỉ lại cho chúng ta đi theo ,nếu chúng ta không đi theo  thì chỉ còn khoảng hơn 2300 năm nữa thì con đường Bát Thánh Đạo  sẽ bị che lấp ,không ai biết nữa và phải đợi đến tuổi thọ loài người đến 84000 tuổi thì vị Phật tương lai Di Lặc sẽ khám phá con đường xưa cũ này chỉ cho loài ngưởi . Từ khi mất Tứ Thánh đế thì loài người sẽ sống trong tối tăm một thời gian rất dài .

 

Hôm nay chúng ta sinh ra làm người , không gặp Phật nhưng gặp Tứ Thánh đế rất may mắn , nếu không học hỏi thật uổng phí một kiếp may mắn làm người .

 

1-Chân lý Thánh đầu  tiên là khổ đế

 

Khổ đế là trạng thái đang xảy ra làm cho thân đau đớn hoặc tâm hồn buồn ,sầu, bi ,khổ.

Trạng thái khổ đang hiện hiện hửu còn  gọi là quả .Đây là sự thật nhưng phải biẽt rõ là khổ do duyên xúc sinh ra , duyên xúc cần hai yêu tố , nội xứ ( căn) và ngoại xứ ( trần) , chỉ có căn mà không cỏ trần thì khổ không  sinh ra hoặc chỉ có trần không có căn thì khổ cũng không hiện hửu .

Khi  nội xứ ( mắt,tai ,lưỡi, mũi, thân và ý) tiếp xúc với ngoại xứ ( sắc,thanh,hương,vị,xủc và pháp) sẽ có một trong 3 trạng thái là lạc hay khổ hay không khổ không lạc xảy ra. Nhưng Đức Phật chỉ nói khổ mà không nói hai trạng thải kia là vì  tuy 3 trạng thái khác nhau nhưng do một duyên ngoại xứ tác động , do sự biến đổi của ngoai xứ nên có ba trạng thái nhưng trạng thái khổ cuối cùng nên dùng chân lý  Khổ mà không dùng hai cái kia.

 

Ví dụ hai người yêu nhau do duyên xúc giữa hai người phát sinh trạng thái lúc đầu lạc nhưng theo thời gian thì trạng thái lạc giảm dần xuống zero tức là không khổ không lac , rồi theo thời gian một trong hai người mất thì trạng thái thứ ba đến là Khổ. như vậy trạng thái khổ là cuối cùng.

 

Đa số con người khi gặp quả khổ là cầu Trời khấn Phật giúp cho mình hết khổ hoặc tin vào Thượng đế đã phạt mình. Nhưng không ai chịu tìm hiểu vì sao mình khổ , rồi theo thời gian cái khổ cũng qua đi rồi sau đó cái khổ khác lại đến nữa rồi cứ như vậy khổ không chấm dứt .

 

Chân  lý về khổ là sự thật , không một ai , không bị chi phối bởi chân lý này. Những cái khổ thông thường ai cũng gặp là :

-Ái biệt ly , người mà mình thương yêu xa nhau do sự vô thường

-Oán tằng hội , người mà mình không ưa , cứ gặp nhau hoài

-Cầu bất đắc  là những gì mà mình muốn không đạt được

- Sinh ra ai cũng khóc, bệnh ai cũng khổ, già nua ai cũng khổ ,chết ai cũng khổ

 

Ai cũng thấy khổ nhưng không có ai chịu tìm hiểu khổ do đâu mà sinh ra đế chấm dứt

vĩnh viễn . Thí dụ ai cũng thấy trái táo bị rớt nhưng không ai thắc mắc tại sao cho đến khi Newton tìm hiểu tại sao thì mới biết do sức hút trái đất từ đó con người mới áp dụng khám phá này vào nhiều lãnh vực trong cuộc sống như xe hơi , xây nhà nhiều tầng, hay máy bay v.v..

Đức Phật là người đã thắc mắc tại sao  con người bi khổ bị già bị chết từ đó mới khám phá ra nguyên nhân của khổ và Ngài đã giải thích của khổ qua 12 nhân duyên là

Vô minh lảm duyên sinh ra Hành rồi sinh ra Thức rồi  sinh ra Danh  sắc ,sinh ra Lục nhập rồi sinh ra Xúc  rồi sinh ra Thọ rồi sinh ra Ái rồi sinh ra Thủ rồi sinh ra Hửu  rồi sinh ra Sinh rồi sinh ra Sầu ,Bi,Khổ,Ưu ,Già và Chết.

 

Do đó ngài nói lên chân lý thứ hai của bậc Thánh là nguyên nhân của khổ.

 

2-Chân lý bậc Thánh thứ hai là tập đế

 

Như vậy muổn hết khổ mà không biết nguyên nhân của khổ thì khổ không bao giờ hết nhưng làm sao biết được nguyên nhân  là  vấn đề cực kỳ khó khăn .

 

Thí dụ trong nhà, gạo trong lu bị thất thoát , nhưng thủ phạm không xác định được thì vấn đề mất gạo sẽ còn nhưng nếu biết thủ phạm thì việc bắt thủ phạm sẽ dễ dàng thôi.

May mắn cho chúng ta đức Phật đã khám phá được nguyên nhân nào dẫn đến sinh ,sầu ,bi,khổ,ưu ,già và chết

 

Nhiều  kinh sách ngày nay khi bàn sinh tử mà không biết nguyên nhân sinh tử ,thứ hỏi kinh điển đó có ra khỏi sinh tử được hay không?

 

Tập đế hay là nguyên nhân sinh ra sinh tử luân hồi chính là 12 nhân duyên.Đây là một khám phá vĩ đại  của Đức Phật , mà không một tôn giáo nào có hết , thông thường con người chỉ thấy được một nhân thôi , không thể nảo thấy tiến trình sinh tử là một chuỗi 12 nhân duyên .

Như Newton không khám phá trái táo rớt xuổng do sức hút trái đất thì hôm nay chắc chắn không có xe hơi và máy bay.Tương tự ai mà không thấy và hiểu 12 nhân duyên sinh tử thì không thể nào thành Phật được .

 

Vì không thấy rõ 12 nhân duyên mà Đạo Phật ngày nay không ai chứng quả Phật và có Ba Minh mà chỉ thuần bàn lý thuyết thôi và đã phát sinh ra nhiều cách tu khác nhau, không còn theo con đường xưa cũ mà Đức Phật đã khám phá.

 

Tiến trình sinh tử là Vô minh  Hành.   Thức.    Danh sắc.   Lục nhập.   Xủc.  Thọ.

Ái.    Thủ.    Hửu.     Sinh.    Tử

 

Vô minh là điểm xuất phát là nhân đầu tiên và sinh tử là nhân và quả cuối cùng

Vô minh là không rõ biết đây là khổ , không rõ biết tập khởi của khổ, không rõ biết diệt khổ và không rõ biết con đường dẫn đến diệt khổ.

 

Khi  rõ biết đây là khổ .... tức là Minh thi tiến trình sinh tử này sẽ thời gian chấm dứt tối đa là 7 năm và nhanh nhứt là  7 ngày ( kinh tứ niệm xứ) là do thời gian đi từ hành đến sinh tử .

 

Ví như một bó củi đang cháy nhưng không thêm củi nữa thì cũi còn lại có thời gian để cháy hết . Thời gian cháy hết củi sẽ là thời gian chứng quả.

 

Nhưng vô minh mà nhiều người  hiểu và suy diễn không đúng với kinh tạng Nikaya nên  

vô minh bị hiểu sai lầm.

 

Ví dụ  có một người đem một trăm lượng vàng cho mình , nếu là Minh thì rõ biết vàng bạc là khổ nên tâm không khởi lên tham (ý hành) thì mọi chuyện chấm dứt nhưng nếu Vô minh thì tâm khởi lên muốn như để xây chùa , giúp người nghèo thì hành sẽ sinh ra và toàn bộ khổ uẩn sẽ hiện hửu .

 

Minh là rõ biết đây là khổ, rõ biết tập khời của khổ , rõ biết diệt khổ và rõ biết con đưởng đưa đến diệt khổ , thì việc chấm dứt sinh tử rất nhanh .

 

Hôm nay chúng ta không học và không tìm hiểu Tứ Thánh đế thì chắc chắn chúng ta sẽ luân hồi dài lâu mà không biết đến bao giờ mới ra được sinh tử.

 

3-Chân lý thứ ba là diệt khổ đế

 

Biết nguyên nhân sinh ra khổ rồi , thì muốn hết khổ thì phải tiêu diệt cái nhân chứ không phải diệt  cái quả.

 

Nguyên nhân sinh ra Sinh  Tử   là vô minh , hành , danh sắc , lục nhập , xúc ,thọ,ái ,thủ, hửu,sinh và tử.Muốn  không Tử  thì diệt Sinh trước  ,muốn không có Sinh diệt Hửu  trước , muốn không có Hửu  thì diệt Thủ trước, muốn không có Thủ thì diệt Ái  trước , muốn không có Ái thì diệt Xúc trước, muốn không có Xúc thì diêt Lục nhập trước, muốn không có Lục nhập thì diệt Danh sắc trước  , muốn không có Danh  sắc thì diệt Thức  trước , muốn không có Thức thì diệt Hành trước , muốn không có Hành  thì diêt Vô  Minh trước.

 

Như vậy muốn hết khổ, chấm dứt Vô minh trước vì là nhân đầu tiên , nếu Vô minh diệt  rồi thì Hành  diệt , rồi Thức  diệt, rồi Danh  sắc diệt, rồi Lục  nhập diệt, rồi Xúc  diệt , rồi Thọ diệt,rồi Ái diệt , rồi  Thủ diệt ,rồi Hửu diệt , rồi Sinh diệt rồi Tử diệt.

 

Diệt khổ đế là chấm dứt hoàn toàn nguyên nhân  khổ, sẽ chứng một trong bổn quả Thánh sau đây:

 

a- Quả A La Hán là chứng diệt thọ tưởng định ,có ba minh là lậu tận minh ( không còn các lậu hoặc nữa) , túc mang minh là nhớ đươc vô số kiếp quá khứ, thiên nhãn minh có thể nghe tiếng loài người tiếng chư thièn xa hay gần.

 

b-Quả Bẩt lai đã diệt năm hạ kiết sử sinh lên cõi trời sẳc cứu cánh , nhập Niết Bàn ở đây.

 

c-Quả nhứt lai , sinh lại thế gian này một lần nữa rồi nhập Niết Bàn ở đây.

 

d-Quả thất lai , sinh lại thế gian tối đa 7 lần rồi nhập Niết Bàn

 

 Diệt khổ đế là quả tối hậu mà người xuất gia phải chứng cho được.

 

Làm thế nào để tiêu diệt nguyên nhân  thì Đức Phật chỉ cách hay phương pháp gọi là Đao đế.

 

3-Chân lý thứ tư là Đạo Thánh đế

 

Đạo Thánh đế là gì ?

 

Là  tám thánh đạo  để chấm dứt những nguyên nhân đưa đến Niết Bàn.

Đạo Thánh đế gồm có:

1-Chánh kiến

2-Chánh tư duy

3-Chánh ngữ

4-Chánh nghiệp

5-Chánh mạng

6-Chánh tinh tấn

7-Chánh niệm

8-Chánh định

 

Hầu hết phật tử ai cũng biết 8 thánh đạo này nhưng hiểu đúng nghĩa rất khó ,muổn hiểu đúng phải lấy kinh tạng Pali thì làm chuẩn , nhưng kinh tạng Pali  xuất hiện bằng  tiếng Việt không lâu lắm , nhiều người không có duyên đọc được nên không thể nào hiểu chính xác được.

Theo kinh tạng Pali thì ý nghĩa như sau:

-Chánh kiến là rõ biết biết đây là khổ ,rõ biết đây là tập khởi của khổ, rõ biết đây là diệt

khổ,rõ biết con đường dẫn đến diệt khổ.

-Chánh  tư duy là tư duy về ly dục ,tư duy về ly sân, tư duy về ly hại

-Chánh ngữ là không nói dối ,không nói hai lời, không nói độc ác, không nói phù phiếm

-Chánh nghiệp ,không sát sanh,không trộm cắp, không tà dâm

-Chánh mệnh là nuôi thân mạng chân chánh

-Chánh tinh tấn là tứ chánh cần

-Chánh niệm là tứ niệm xứ

-Chánh định là tứ thiền

Trong Bát Thánh đạo , chánh kiến vả chánh tư duy rất quan trọng  là con dao sắc bén nhứt để chặt đứt vô minh và ái thủ. Còn chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mệnh giúp cho chúng ta không phát khởi những hành vi mới nữa.Còn chánh tinh tấn là siêng năng làm cho xong .

Chánh niệm.  là quán nhìn thân, thọ , tâm và pháp  do những gì đã tạo ra rồi mà không

phản ứng lại , nó như giòng nước chảy đến một lúc thì giòng nước sẽ hết.

Sau  khi đã làm nhuần nhuyễn 7 chi phần trước thì tâm sẽ chánh định , hay tâm quân bình rồi , rồi sẽ chứng nhất thiền, nhị thiền ,tam thiền và tứ thiền .Đến tứ thiền  đã  bỏ dục giới  rồi bước vào cõi sắc giới nhưng còn  phải vượt qua vô sắc giới nữa .Tu đến chánh định gọi là bậc hửu học

Trong kinh Trung bộ có bài kinh Bốn mươi , thêm hai chi phần nữa là chánh trí và chánh giải thoát .Tu đến chánh giải thoát gọi là bậc vô học.

Hành giả phải vượt qua bốn tầng thiền nữa là  Hư Không vô biên xứ, Thức vô biến xứ,Vô sở hửu xứ và Phi tưởng Phi phi tưởng xứ  .Khi vượt qua cõi vô sắc giới thì chứng Diệt Thọ Tưởng định.

 

Tóm lại trong Bát Thánh đạo , Chánh kiến và Chánh tư duy , rất quan trọng nếu hai chi phần này hiểu sai thì sẽ không thể nào tu đến giải thoát.

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập