Sự thật thứ nhất (tiếp theo)

Đã đọc: 8972           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Buồn ơi chào em!

 

        Buồn giận, ganh tức, lo lắng, sợ hãi và thất vọng đều là khổ. Đây là những nỗi khổ thuộc về các tâm hành bất thiện. Tâm hành là vùng năng lượng phát xuất từ hạt giống trong tâm thức như cây bắp biểu hiện ra từ hạt bắp.

         Nỗi buồn làm cho ta không vui, mất hết năng lượng để sống. Mỗi khi buồn chán, ta chẳng muốn làm gì cả, không muốn học, không muốn tu, không muốn làm việc, không còn có khả năng chăm lo cho đời sống. Ta cảm thấy chán nản, bi quan, tuyệt vọng nên thường sống một cách liều lĩnh.

       Cũng như thế, tham dục là ngọn lửa đốt cháy thân tâm. Mỗi khi tham dục trổi dậy, tâm ta không còn sáng suốt nữa, có một cơn bảo tố đang xảy ra trong tâm hồn. Cách suy nghĩ, nói năng và hành xử của ta thật là đen tối và bậy bạ. Nó thúc ta đi tìm xem những sách báo, phim ảnh thiếu lành mạnh mà xã hội bây giờ cung cấp rất nhiều những thứ ấy. Có khi cơn tham dục quá mạnh, nó khiến ta làm những chuyện thật khờ dại và ngu xuẩn, tạo ra thật biết bao niềm đau nỗi khổ cho những người chung quanh.

       Ganh tỵ là nỗi khổ khác. Nó làm cho ta trở nên nhỏ nhen, dễ hờn dỗi. Do thế, ta thường ưa lên án và trách móc người thương. Hai vợ chồng anh Nam sống với nhau thật đầm ấm. Vợ anh là cô Liên, một người dễ thương, thật thà và hiền hậu. Ở Việt Nam chỉ có chồng đi làm nên cô Liên ở nhà chăm lo thật chu đáo cho nhà cửa và đứa con gái mới tròn một tuổi. Mỗi lần đi làm về, anh Nam thường biểu lộ tình cảm với vợ một cách nồng nàn và thắm thiết, rồi mới nâng niu bé Hà tức là con gái của anh để nựng. Ngày nào cũng như thế! Không khí gia đình anh thật sung sướng và hạnh phúc! Vậy mà một hôm, anh bắt gặp vợ đứng nói chuyện với anh Tín ở nơi hàng rào thì tâm tư anh liền phát sinh một cảm giác ganh tức. Anh cảm thấy đau nhói ở con tim! Thấy chồng về, cô Liên hớn hở tới chào đón thì anh trở nên lạnh lùng như một tảng băng. Cô Liên không hiểu tại sao chồng mình thay đổi mau như vậy? Bởi tính hiền hậu nên cô làm thinh chìu chuộng. Vì tự ái nên anh Nam nhất định không chịu tâm sự về niềm đau thầm lặng ấy mà cứ nghi rằng: “vợ mình có liên hệ bất chánh với người hàng xóm.” Càng ngày anh càng trở nên lạnh lùng hơn, tội nghiệp cho chị Liên phải sống trong cô đơn và buồn tủi! Đó là một bài học. Chỉ một sự nghi ngờ hoặc ghen tuông khởi lên cũng đủ làm liên hệ vợ chồng trở nên khốn đốn. Bởi vậy, có ghen tuông thì vợ hãy nói cho chồng nghe, có nghi ngờ thì chồng nên nói cho vợ biết. Vợ chồng hãy tìm cách giải thích rõ ràng những gì đôi bên nghĩ về nhau để có thể hóa giải hiểu lầm.            

       Tóm lại, những tâm hành bất thiện này là vùng năng lượng tiêu cực, có công năng đưa tới khổ đau, tuyệt vọng và hiểu lầm. Cho nên, ta phải biết nhận diện những tâm hành bất thiện này để đừng trở thành nạn nhân của chúng.      

 

Mẹ đang ở đâu? – Ái biệt ly khổ

 

       Chia cách người thương là một nỗi khổ khác của con người như trong trường hợp hai người thương nhau mà phải xa lìa.

       Ba năm đầu tu tập, Châu Linh nếm được thật nhiều pháp lạc. Sư chú thực tập siêng năng, học hành chăm chỉ, Bồ Đề Tâm vững mạnh, nhưng đến những năm sau, sư chú không còn nếm được niềm hạnh phúc và sự an ổn một cách trọn vẹn bởi vì chất liệu vướng mắc trong tình cảm thường hay nổi dậy. Châu Linh muốn chinh phục tình cảm vướng mắc này, vậy mà càng ngày nó càng mạnh thêm. Thật là bực mình! Sao mà khó khăn quá! Đến năm 1993, sư chú thương đậm đà một cô gái Việt Nam về Làng Mai tu tập trong khóa tu mùa hè. Cùng với Châu Linh, cô chăm lo chương trình sinh hoạt giành cho thiếu nhi nên cả hai có cơ hội chơi chung với trẻ em các trò chơi u mọi, giựt cờ, bắt cá… Từ đó, tâm tư của sư chú nẩy sinh tình cảm vương vấn lạ lùng! Tự nhiên, sư chú thích ngồi gần bên cô, thường hay nói chuyện với cô và ưa lắng nghe cô tâm sự. Cũng như vậy, cô muốn gần gũi để tâm sự và thường hay nhìn vào đôi mắt của sư chú. Hai người thường để ý tới nhau, bởi thế ngày nào không thấy cô thì sư chú nhớ lắm. Đi thiền hành hoặc ngồi thiền, sư chú thường nghĩ tới cô, nhớ tới khuôn mặt xinh đẹp, trong sáng của cô. Nỗi nhớ này làm cho sư chú cảm thấy bất an thật nhiều. Cuối cùng cảm thấy chịu không nổi nữa, Châu Linh bày tỏ tình cảm này với bổn sư. Người dạy: “Sao con không mời mẹ đi thiền hành chung? Sao không mời Thầy, tăng thân ngồi thiền với con? Con đi tu đâu phải riêng cho một cá nhân. Con hãy nhớ thực tập cho Thầy, tăng thân, gia đình, dòng họ, tổ tiên nữa nhé.” Lời dạy của bổn sư giúp cho Châu Linh bừng tỉnh. Thì ra bấy lây nay, sư chú chỉ tu cho riêng mình. Vì vậy, sư chú thường cảm thấy thiếu thốn tình cảm và luôn có nhu yếu muốn bám víu vào một đối tượng nào đó để bớt đi nỗi cô đơn trong lòng. Đây là nguyên nhân tạo ra nỗi nhớ nhung vẫn vơ làm bận lòng sư chú. Từ đó, Châu Linh biết mời mẹ, ba, anh chị em và các cháu cùng đi thiền hành. Sư chú lại mời bổn sư, các sư anh, sư chị và sư em cùng ngồi thiền chung. Thì ra, vô ngã là như thế! Châu Linh có thể thực tập được giáo lý này. Nhờ vậy, chỉ vài ngày sau, sự vương vấn nơi cô gái kia vơi đi thật nhiều. Sư chú không còn nhớ nhung vẩn vơ như trước nữa mà tìm lại được sự thảnh thơi trong tâm hồn.

         Hồi mới xuất gia, Châu Linh cũng thường hay nhớ về mẹ. Mỗi lần nhìn cảnh hoàng hôn xuống, sư chú nhớ mẹ nhiều lắm đến nổi nước mắt cứ trào ra. Ở trên đồi Xóm Thượng, sư chú thường đứng lặng yên nhìn về hướng Tây, bởi mẹ đang sống ở chân trời bên kia bờ đại dương, có lẽ giờ này mẹ chỉ vừa mới thức dậy. Lúc còn ở nhà, mẹ chăm lo cho sư chú đủ điều, đi học về là có mâm cơm ngon, đi chơi về là được ôm mẹ vào lòng. Mẹ giặt giũ, nấu nướng, chăm lo tất cả và yêu thương sư chú nhất nhà. Vậy mà bây giờ, mẹ đang ở một mình, các anh chị không có mặt bên mẹ, em gái cũng đi học xa. Sư chú nở nào bỏ mẹ ở lại một mình để đi tu. Ngày xuống tóc, mẹ không hề hay biết, đến khi xem băng hình về lễ xuất gia thì mẹ và hai chị đều khóc. Nhớ tới đây, sư chú cảm thấy có lỗi với mẹ, những giọt nước mắt nóng hổi ứa ra lúc nào ướt hết đôi má của sư chú. Khóc được, Châu Linh cảm thấy khỏe nhẹ trong lòng! Thương mẹ mà phải xa lìa nên sư chú thường hay nhớ nhung thật nhiều! Tuy nhiên, Châu Linh không cảm thấy buồn tủi dai dẳn đâu, bởi vì Thầy, các sư anh, sư chị và sư em đang đang có mặt để thương yêu, chăm sóc và nâng đỡ tận tình cho sư chú. Xin mẹ hãy an tâm!

 

Biển đánh bờ - Tắng hội ngộ khổ

       

        Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có làm bài hát rất sâu sắc về liên hệ tình cảm giữa con người với nhau tên là “Biển Nghìn Thu Ở Lại”.

         “Biển đánh bờ

          Xôn xao bờ đánh biển

          Đừng đánh nhau, ơi biển sẽ tàn phai

          Đừng gạch tên vì yêu đừng xé nát

          Biển là em ngọt đắng trùng khơi

          Biển nghìn thu ở lại

          Nghìn thu ngậm ngùi.”

       Sóng biển đánh vào bờ, và cố nhiên bờ đẩy ngược các đợt sóng ra biển trở lại, do đó nó tạo thành cái lực phản ngược làm cho các đợt sóng lớn hơn, mạnh lên và bền bỉ thêm. Nếu biển không có sóng thì không có tình trạng biển đánh bờ, xôn xao bờ đánh biển, do đó biển sẽ không bị động mà lại được bình an, lặng lẽ. Con người cũng thế! Người này nói nặng lời thì người kia bị tổn thương, ôm một khối buồn khổ, do đó người bị thương mới tìm cách nói nặng lời trở lại, làm như thế, cường độ buồn giận càng tăng lên tạo ra mâu thuẫn và xích mích giữa hai người. Vậy, ta hãy cẩn thận trong lời nói, dùng ngôn từ dễ thương, âm điệu hòa nhã để tránh tạo ra buồn giận nơi người thương. Mỗi khi lắng nghe ta hãy thở để đừng phản ứng hay trách móc người ấy. Trách móc nghĩa là  complain, tức là cằn nhằn như đang đánh nhau bằng lời nói. “Đừng đánh nhau ơi biển sẽ tàn phai, đừng gạch tên vì yêu đừng xé nát.” Người thương là biển, và ta là bờ. Biển với bờ luôn cần có nhau. Người thương với ta cũng luôn luôn cần có nhau, anh cần em, em cần chị, mẹ đau thì con khổ, vợ buồn tủi thì chồng mất vui, chồng nóng giận thì vợ lo âu và sợ hãi. Cho nên, anh hãy thở cho em được bình an, mẹ mỉm cười cho con tươi mát, anh ôm ấp niềm đau cho chị bớt nhọc nhằn, chồng nhớ chở che cho vợ, vợ biết nói ngọt ngào với chồng... Người thương là một phần sự sống của ta, làm khổ người thương là làm khổ chính ta, bởi vì “biển là em ngọt đắng trùng khơi.” Khổ đau là khổ đau chung. Hạnh phúc là hạnh phúc chung. “Đừng gạch tên vì yêu đừng xé nát” nghĩa là xin đừng bỏ em, đừng ra tòa ly dị. Người thương sẽ ở trong tâm ta mãi cho đến ngàn sau. Vì vậy ly dị không thể giải quyết hết mọi vấn đề mâu thuẫn và khổ đau giữa hai người mà là sự chuyển hóa, hòa giải, tha thứ và bao dung. Ly dị rồi, ở với người mới thì nỗi khổ củ vẫn trở lại như những lần trước. Giận hờn vẫn lại cứ giận hờn, trách móc vẫn lại cứ trách móc… Tại sao? Bởi vì, “biển nghìn thu ở lại, nghìn thu ngậm ngùi.” Đó là một sự thật mà ta phải nhớ. 

       Ta học bài học của biển và bờ để đừng tạo ra phong ba, bảo tố giữa hai anh em, chị em, vợ chồng hay trong gia đình. Ở chung với người hờn ghét là đau khổ, vì chính tâm trạng chán ghét cũng đủ làm cho ta điêu đứng lắm rồi. Bỗng nhiên, tâm hồn trở nên nặng nề, gương mặt căng thẳng, lời nói khó nghe, chua chác, hung dữ. Lúc ấy, ta thật sự không cảm thấy hạnh phúc chút nào. Tóm lại, thực tập ôm ấp năng lượng giận hờn để có thể chuyển hóa thành tình thương, vì “giận thì giận mà thương thì thương.”

“Cái giận làm tôi xấu

Biết vậy tôi mỉm cười

Quay về thủ hộ ý

Từ quán không buông lơi.”

        Hai vợ chồng có quá nhiều giận hờn, buồn tủi trong tâm mà phải sống với nhau suốt đời thì làm sao có thể vui vẻ cho bằng được! 

 

Sông ái dài muôn dặm - Thủ ngũ uẩn khổ

  

        Nguồn gốc chính của khổ đau là vướng mắc và tham đắm vào năm uẩn, gọi là ‘thủ ngủ uẩn thị khổ’. Thủ là vướng mắc, tham đắm. Năm uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành và thức.

       Thế nào là vướng mắc vào sắc uẩn? Sắc là thân thể, tức là toàn thể bộ phận trong cơ thể, gồm có khuôn mặt, đôi mắt, hai tai, lổ mũi, cái miệng, hai tay, hay chân, hai vai… Ôi! Ta thương yêu khuôn mặt này quá. Sao mà nó xinh đẹp, tươi sáng và lôi cuốn ghê! Ta để nhiều giờ trang điểm cho nó, trau chuốt mái tóc, tô son bôi phấn, ngắm ngía mãi trong tấm gương một cách say mê và đắm đuối. Ta làm dáng làm điệu, kẻ mặt chuốt mày, sức dầu uốn tóc và ăn mặc các loại áo quần lụa là, kiểu mẫu... Thái độ trên biểu lộ sự vướng mắc vào sắc thân. Còn nữa, đây là đôi mắt của tôi. Ôi, tôi thương quí đôi mắt này quá! Đôi mắt này sao mà quyến rũ đến thế! Hễ có chuyện gì xảy ra cho đôi mắt như đau nhức, mù lòa… thì ta lo âu, tiếc thương và sầu khổ. Người có trí tuệ sẽ quán chiếu để thấy tính mong manh của đôi mắt, do đó người ấy sẽ không lâm vào tình trạng bi đát như trên. Khuôn mặt xinh đẹp và cơ thể hấp dẫn của cô gái kia thật quyến rũ, do vậy ta nhìn trân trân với nhiều năng lượng ham muốn dục vọng. Lúc đó, ta đang bị vướng mắc vào sắc dục, và nó sẽ đem lại cho ta nhiều cơn sốt của đam mê và sầu muộn. 

         Thế nào là vướng mắc vào cảm thọ? Có một lúc nào đó, cơn đau răng thật kinh khủng cho nên ta mất hết sự bình tỉnh, không có khả năng làm hòa bình với nó. Do đó, ta kêu than thống thiết, la lối om sòm và trở nên bực bội, khó chịu, tạo thêm khổ đau trong tâm hồn và cho những người chung quanh. Đó là vướng mắc vào cảm thọ. Ta lại còn đam mê vào các loại cảm thọ khác như tìm niềm vui trong sự ăn uống, tiêu thu, lên mạn xem những chương trình phim ảnh thiếu lành mạnh hoặc say mê phim chưởng giờ này qua giờ nọ, bỏ hết việc học hành, làm ăn, tu tập… Đó là vướng mắc vào các loại cảm thọ khoái lạc.

      Tưởng, hành, thức là ba uẩn khác. Nếu có gì xảy ra trong ba uẩn mà bị đánh mất trong sự khổ đau, bất ổn thì ta vướng mắc vào chấp và thủ. Ta có thành kiến đối với người em họ, từ đó nó tạo ra sự khinh khi, chán ghét đối với người ấy thì ta đã bị kẹt vào tri giác và tâm hành rồi.   

         Năm uẩn không phải chỉ nằm trong thân thể, cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức mà rộng lớn lắm. Mẹ dính líu tới ta. Mẹ của ta nên mẹ thuộc về ngũ uẩn, vì thế mỗi khi mẹ mất hay đau ốm thì ta lo âu và buồn tủi. Những người đàn bà khác mất hay đau ốm thì ta không cảm thấy khổ sở mà lắm lúc còn hờ hững, dửng dưng. Đó có phải chấp vào mẹ như cái gì thuộc về ta hay không? Ta còn vướng mắc vào nhiều thứ khác như cái nhà, con cái, xe cộ, thân thể, danh dự, ý kiến... Trong một buổi họp hay pháp đàm, ta bám riết vào ý kiến của ta, xem nó là hay ho, siêu đẳng, cho nên ta có khuynh hướng muốn thuyết phục mọi người phải công nhận ý kiến ấy. Đồng thời, ta phán xét, tranh chấp và chống đối lại ý kiến của người khác. Điều này biểu lộ rành rành thái độ cố chấp vào tư kiến, và nó thường gây ra sự mâu thuẫn giữa ta với những người chung quanh.

        Càng cố chấp vào năm uẩn bao nhiêu thì ta càng dễ đau khổ bấy nhiêu. Đam mê vào một người đẹp cũng là vướng mắc nên hãy nhận diện để chuyển hóa, một suy tư không lành tạo ra khổ đau thì hãy nên buông bỏ, một cảm thọ đau nhức cũng nên bình tỉnh, một cảm giác an lạc cũng đừng mong cầu, một nhận thức sâu sắc cũng nên nhìn lại mà đừng tự cao tự phụ. Làm được như thế, ta sẽ không bị vướng mắc vào bất cứ hiện tượng, nhờ vậy nên sự sống của ta sẽ trở nên nhẹ nhàng và thảnh thơi.    

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (19 đã gửi)

avatar
29/09/2010 02:12:49
Lần này con ko khen Thầy nữa đâu. Con thấy giới tu sĩ tất cả tôn giáo thế giới là đối tượng cần được giải thoát. Vì đã bị trói buộc , mất hoàn toàn tự do.

Tại gia được tự do thể hiện cá tính, tại gia được tư do lựa chọn trang phục thích hợp, tại gia được tự do chọn kiểu nhà ở, được tự do lựa chọn kiểu tóc, được tự do yêu đương, tại gia được tự do tín ngưỡng tôn giáo thế giới, được tự do cảm nhận, trãi nghiệm cuộc sống, tự do tâm linh. Tự do vui buồn, tự do nói cười, đùa giỡn trước đám đông, tự do đùa nghịch , yêu đời, tự do ca hát, tự do lựa chọn nghề nghiệp mà mình thích, tự do phát biểu ý kiến những lời nói dí dởm, tự do lựa chọn món ăn, tự do dưới mọi gốc nhìn .

Thế thì tại sao tu sĩ của mọi tôn giáo thế giới ko được ? Tại sao lại đầu hàng trước những định kiến khắc khe của người tại gia quy ước cho tu sĩ? tại sao tu sĩ với nhau lại tự trói buộc nhau bằng những quy ước khắt khe? Tại sao tu sĩ lại bị trói buộc bởi những quy ước của 1 tôn giáo riêng biệt nào đó ? tai sao...? Tự do gì? Tại sao ko giải thoát khỏi những điều đó? Bình đẳng gì? Hạnh Phúc gì? Tại sao tu sĩ thế giới ko được yêu ? Tu sĩ cũng là người, tại gia cũng là người mà. Ai lấy quyền gì ngăn cảng , hay quy ước cho ai chứ. Hỏng ai có quyền đó hết .

Tu sĩ thế giới chỉ là 1 nhóm người thích sống độc thân, tự do , đi làm kiếm tiền để làm từ thiện xã hội thôi mà . Mọi tôn giáo thế giới đều rờm rà, rắc rối, rối ren, lộn xộn, nói chung là phức tạp quá hà, nghi lễ tùm lum. Lại vô tình tạo ra 1 đống tại gia khó khăn, cố chấp, hỏng biết dựa vào mấy cuốn kinh sách nào đó lại đưa ra nhiều quy luật khác ép uổng tu sĩ thế giới, đóng khung họ theo 1 định kiến cách nhìn khắt khe. Mà tại tu sĩ TG lại khuất phục họ chứ.

Họ là ai, lấy quyền gì? Còn thêm 1 mớ tu sĩ TG lão luyện cổ xưa nữa chứ, khó khăn vô cùng . Ai phong cho họ chức này chức kia, giáo phẩm cao cấp này nọ, để kết hợp lại với nhóm tại gia của mọi tôn giáo trên thế giới , đóng khung tự trói buộc lẫn nhau . Và đã trở thành định kiến, quy ước cố chấp, xưa củ, hẹp hòi, ích kỷ để quy ước phân biệt giới tại gia và xuất gia của thế giới. Chia ra tầng lớp đàng hoàng , làm sao bình đẳng , tự do, hạnh phúc ,được ?

Tâm linh cõi vô hình có thì đã sao? Thế giới đó khác chúng ta, sống bằng ý thức kệ họ. Liên quan gì thế giới hiện thực? Hỏng ai có quyền gì quy ước cho ai cái gì hết đó. Từ cõi hữu hình đến vô hình. Đừng sợ tâm linh vô hình gì ở đây hết. Đừng đi tìm thiên đường, cực lạc gì ở đây hết. Đừng sợ hoả ngục , địa ngục gì cho mệt. Hãy hướng về chân lý Tình yêu thương bất sinh của vũ trụ nhân sinh đi chứ. Sống ko biết yêu thương thì sống làm gì? tối ngày muốn sướng , xua đuổi khổ hoài hà. Muốn an nhàn , thanh thản hoài hà. Vũ trụ này luôn có 2 mặt đối lập, bóng tối và ánh sáng, động và tĩnh, hữu hình và vô hình, âm và dương, nam và nữ, buồn vui,sướng khổ....

Chứ ko có thiện và bất thiện. Đừng có xua đuổi, hay né tránh 1 mặt mà đi tìm 1 mặt còn lại. Nó luôn tồn tại song song cùng lúc. Mình hãy cố tìm cho ra mặt tôt để mà hướng tới chứ. Lấy tình yêu thương người thân, gia đình, bạn bè, xã hội, người thương mà làm sức mạnh vượt qua chứ. Trốn gì? né hoài làm sao được?

Nếu nói về ác thì ai cũng ác hết, nếu nói về thiện thì ai cũng thiện hết,...Con người ác muốn chết hiền đâu mà hiền. giết người thì cho là ác, vậy chứ giết con heo , gà, vịt, cá,...là bình thường, là hiền hà. rau củ có sự sống, tự nhiên mình tước đi quyền sống của nó, ăn chay hiền . Mà còn rất là thản nhiên cho là nhân loại hiền lắm. Cứ nói thẳng ra là lớn ăn hiếp nhỏ đi. Động vật ăn hiếp thực vật đi.

Thật ra chúng ta chỉ vì tình yêu thôi. Vì tình yêu nên sẳn sàng bảo vệ đồng loại mình, tiêu diệt loại khác mà thôi.

Tu sĩ thế giới là con người phải ko? thế thì phải biết yêu chứ. phải có quyền yêu và được yêu rồi. Ai dám nói mình ko cần tình yêu thì mạnh dạn lên tiếng với cả thế giới đi. Nếu ai tin điều này, là ko hiểu biết gì về tình yêu hết . Có yêu đâu mà biết. Vì tu sĩ cả thế giới ko có yêu ai,mà cũng ko có ai yêu. Cho nên nhầm lẫn,đi phủ nhận chân lý tình yêu bất sanh của vũ trụ nhân sinh mà thôi.

Thế thì làm sao mà giác ngộ chân tướng của trụ nhân sinh , là tình yêu thương được? hạnh phúc làm sao có được? làm sao giải thoát ra khỏi định kiến, quy ước của người xưa được ?Làm sao có tự do bên trong lẫn ngoài ?, làm sao có tự do cảm nhận,chân lý Tình yêu, hay có tự do thể hiện cá tính được? Hãy trãi nghiệm chân lý cuộc sống đi, hãy trãi nghiệm chân lý tình yêu của loài người đi, Hãy trãi nghiệm chân lý tình yêu của thiên nhiên đi. hãy trãi nghiệm thực tế đi.

Mấy người tại gia hãy yêu tu sĩ khác phái thử đi. Tu sĩ hãy yêu người tại gia hay tu sĩ khác phái đi. Trãi nghiệm xong, có kết quả, Sau đó trở lại giảng đạo cho nhân loại nghe.

Cả thế giới này, xưa nay nhân loại tại gia sống yêu thương đông hơn, chân lý tình yêu, ai mà dám đụng tới, cho dù ko có ai chỉ dẫn, nó vẫn luôn đứng vững, tồn tại bất sanh . Xưa nay chưa có ai dám đụng tới chân lý tình yêu hết . Chính trị và tôn giáo ai mà cấm yêu, thì ko thể đứng vững.

Tình yêu xuyên đại dương, ko phân biệt quốc gia.
tình yêu ko phân biệt tuổi tác .lỡ yêu thì cô gái 19 với người đàn ông 45 cũng ko là vấn đề.
ko phân biệt giàu nghèo , lỡ yêu rồi, thì nghèo cũng yêu luôn,
ko phân biệt xấu đẹp nè, lỡ yêu rồi thì thì xấu quốc cũng yêu luôn.
ko phân biệt trình độ nè, lỡ học lớp 3 với 1 tiến sĩ cũng có thể.
ko phân biệt tầng lớp xã hội nè, 1 cô gái dễ thương hay cá tính thế nào đo, lỡ có đi móc bọc ni lon, với 1 tỷ phú, hay 1 chính trị gia cũng có thể xảy ra luôn, nếu lỡ yêu.
Tổng thống hay vua mà yêu thì cũng trở nên nhỏ bé hà. Cho dù có uy quyền đầy mình với thiên hạ đi nữa, nhưng với người yêu hay vợ thì xuống giọng liền hà, tự nhiên thành nhỏ bé liền .

Xưa nay chân lý tình yêu luôn đứng vững bất sinh, mà ko cần người chỉ dạy . Tự nhiên ai cũng biết yêu hết. Hỏng ai hay cái gì dám đi ngược hay chống lại chân lý tình yêu của vũ trụ nhân sinh hết. Đứng trước chân lý tình yêu tuyệt vời và bất sinh của vũ trụ nhân sinh. Thì mọi người, mọi thế hệ,mọi tầng lớp,...đều phải cuối đầu khuất phục.

Tại sao tôn giáo thế giới tu sĩ lại chối bỏ chân lý này, cố tình đi ngược lại chân lý chứ. Đã như vậy , thì cũng kệ 1 số người tu sĩ chứ. Nhưng tại sao mọi người lại đi phủ nhận , bát bỏ chân lý này để hướng về cái gì mới được chứ?

Mọi người tại gia và xuất gia của mọi tôn giáo TG, Hãy tự suy nghĩ lại đi , mọi người muốn gì và cần gì? đi tìm gì? Sống vì điều gì? đi làm vất vả để làm gì? để phục vụ tình yêu thôi. Vì đó là chân lý là nguồn sống, là sức mạnh, là vẽ đẹp, là niềm tin,là hy vọng, là niềm vui là nụ cười, là sự đau khổ ngọt ngào, là những sự lưu luyến , là nổi nhớ thương, là nguyên nhân để vũ trụ này hiện hữu.

Nếu ko có tình yêu, sẽ ko sản sinh ra ngồn năng lượng phục vụ tình yêu, thì vũ trụ sẽ ko thể tồn tại, hành tinh sẽ ko sống động, sẽ ko có vật dụng vô tri như nhà xe, điện thoại, máy bay, ngôi chùa, nhà thờ, tàu hoà, ti vi....cũng ko có trẻ con, nhân loại ko sinh sôi, ko phát triển. Cỏ cây ko thể ra hoa và kết trái. Kể cả con ong, con bướm, còn tìm đến những bông hoa mà. Chẳng hiểu mọi người nghĩ gì là nhầm lẫn đến thế.

Con hy vọng Thầy sẽ trãi nghiệm chân lý cuộc sống. Và hãy dùng tài văn chương của Thầy, để viết 1 cuốn sách :" Hướng về chân lý ". Hay Cội nguồn chân lý ...Để giải thoát cho giới tu sĩ của mọi tôn giáo thế giới. Và nhóm tại gia tín ngưỡng mọi tôn giáo thế giới . Thầy hãy giúp đỡ mang lại tự do,bình đẳng, và hạnh phúc cho nhân loại, vì 1 thế giới đồng nhất chứa toàn Tình thương yêu đi. Con ko biết viết sách đâu. Thầy giúp con đi. Hãy vì giới tu sĩ cả thế giới hôm nay và tương lai đi.
Reply Tán thành Không tán thành
-3
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Minh 30/09/2010 21:55:31
Co nay biet gi ve nguoi tu si tren toan the gioi ma dam noi lung tung. Co le, co gap phai mot vai van de voi nguoi tu si nen co len an het moi tu si. Co phai vay khong? Co nen nho con nguoi cung co nhieu hang nguoi. Tu si cung co nhieu loai. Trong gioi tu si cung co nhung bac thanh, co vi co dai nguyen cua bo tat va co vi la Bich chi Phat va co vi la Phat To. Coi chung tao nghiep do nhe co.
avatar
01/10/2010 09:52:40
Bạn minh chưa trãi nghiệm xong chân lý vũ trụ nhân sinh đúng ko? Bạn chưa trãi nghiệm hết ý nghĩa cuộc sống đúng ko? Bạn đang sống với tình yêu mỗi ngày , cả thế giới bao gồm tu sĩ và tại gia của mọi tôn giáo thế giới đã và đang sống với chân lý Tình yêu mỗi ngày, mỗi thời gian. Theo sách gì đó thì gọi là Tánh Phật, mà mọi người ko nhận ra . Thì mình đành chịu chứ biết làm sao bây giờ.

Con người ta sống là vì tình yêu , Yêu cuộc đời, yêu mọi người, yêu gia đình, yêu người thân, yêu bạn bè, yêu thầy cô, yêu sự nghiệp, yêu lý tưởng, yêu làng quê, yêu thiên nhiên, yêu sự sống,... hay ít ra thì phải yêu bản thân của chính mình. Thì mới có sức sống, mới có động lực để sống.

Chứ ko yêu cái gì hết, thì bạn sống để làm gì? sống vì cái gì? sống cho điều gì? Sống vì ai?

Theo kinh sách gì đó nói thì Chân tâm tức là vô phân biệt. Theo bạn thì Tình yêu có vô phân biệt ko? . Bê đê còn biết yêu mà.

Theo kinh sách gì đó nói, thì Chân Tâm , tức là có tức là ko, ko tức là có. Có nghĩa là có tình yêu tồn tại nhưng nó vô hình, nên chúng ta có thể gọi nó là ko. Nhưng vũ trụ hay nhân loại ko thể nào phủ định sự tồn tại bất sinh của Tình yêu xưa và nay và mãi mãi được. Nên Tình yêu có nhưng rất vô hình, bất sinh. Có tồn tại cũng ko thấy, ko thể nắm bắt được, Tình yêu ko có :sắc thanh hương vị xúc pháp...

Cho dù ko có bạn trên đời, ko có tôi trên đời, hay ko có phật ra đời. Thì vũ trụ này vẫn tồn tại, nhân loại vẫn có mặt, và tình yêu vẫn có mặt bất sinh. Bạn và tôi có chết , thì tình yêu vẫn còn y nguyên trên cõi đời này, xưa nay chưa từng gián đoạn. Đó là nét đẹp bất sinh của muôn loài, của vũ trụ. Đó là thiên đường, là cực lạc.

Tình yêu ko là gì cả, ko là ai cả, mà là tất cả. Cái này sách gì đó nói là :" Tâm vẽ ra tất cả".Tức là sự thiên biến vạn hoá, muôn màu muôn vẽ của tình yêu đó.

Tặng bạn những dòng nhạc mình đã sáng tác nè :" nếu chỉ còn 1 ngày để sống, xin cho tôi được sống, xin cho tôi được yêu, Nếu chỉ còn 1 ngày để sống, bổng chợt nhận ra cuộc đời ôi đẹp quá....Xin cám ơn cuộc đời, cám ơn mọi người, cám ơn Tình yêu. Xin được sống mãi trong lòng nhân loại . Xin sống vì cuộc đời, sống vì mọi người. Luôn nhớ về cuộc đời, nhớ về vạn loài. Xin đem hết Tình yêu hiến dâng cho muôn loài...mãi hết đời tôi.".

Mọi người tự suy nghĩ lại đi nhe. Phật dạy đúng, chỉ vì qua thời gian quá lâu xa, mọi người hiểu sai, dịch sai, chỉnh sửa , nên mới ra thế này. Dám bát bỏ chân lý Tình yêu của cả vũ trụ nhân sinh hả? Vậy là sai 1 ly đi 1 dặm rồi.

Riêng tôi thì cho rằng, nếu ai chưa trãi nghiệm Tình yêu thật sự. nếu ai ko cảm nhận được Tình yêu ,Thì ko thể nào giác ngộ chân tướng của vũ trụ nhân sinh được. Tình Yêu chính là chân lý duy nhất và cuối cùng của cuộc đời. tình yêu là nguồn sống của nhân loại, của thiên nhiên và vạn loài. , của vũ trụ ko cùng tận.

Tạm biệt bạn.
Reply Tán thành Không tán thành
-1
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
minh 01/10/2010 20:33:59
Cô gì ơi! Đọc ý kiến của cô, tôi đoán, có thể sai, cô rất cô đơn. Cô nói nhiều về tình yêu tuyệt đối. Cô còn khuyên tác giả rằng: "Con hy vọng Thầy sẽ trãi nghiệm chân lý cuộc sống. Và hãy dùng tài văn chương của Thầy, để viết 1 cuốn sách :" Hướng về chân lý ". Hay Cội nguồn chân lý ...Để giải thoát cho giới tu sĩ của mọi tôn giáo thế giới. Và nhóm tại gia tín ngưỡng mọi tôn giáo thế giới . Thầy hãy giúp đỡ mang lại tự do,bình đẳng, và hạnh phúc cho nhân loại, vì 1 thế giới đồng nhất chứa toàn Tình thương yêu đi. Con ko biết viết sách đâu. Thầy giúp con đi. Hãy vì giới tu sĩ cả thế giới hôm nay."
- Đọc đoạn này tôi có cảm tưởng chỉ có cô trãi nghiệm chân cuộc sống, tức tình yêu vũ trụ. Còn các vị tu sĩ và nhóm tại gia tín ngưỡng mọi tôn giáo thế giới đang bị kẹt hết.
Cô còn nói: "Tại gia được tự do thể hiện cá tính, tại gia được tư do lựa chọn trang phục thích hợp, tại gia được tự do chọn kiểu nhà ở, được tự do lựa chọn kiểu tóc, được tự do yêu đương, tại gia được tự do tín ngưỡng tôn giáo thế giới, được tự do cảm nhận, trãi nghiệm cuộc sống, tự do tâm linh. Tự do vui buồn, tự do nói cười, đùa giỡn trước đám đông, tự do đùa nghịch , yêu đời, tự do ca hát, tự do lựa chọn nghề nghiệp mà mình thích, tự do phát biểu ý kiến những lời nói dí dởm, tự do lựa chọn món ăn, tự do dưới mọi gốc nhìn ."
- Tôi không cãi với cô, nhưng cô chưa có đời song vợ chồng và chưa sống trong những hoàn cảnh khổ đau da diết. Cô lý tưởng đến hồ đồ để so sánh với các vị tu sĩ. Cô biết gì đời sống tu sĩ. Có lẽ, cô đã thương một ông thầy nào đó mà không dược yêu lại nên cô bất mãn.
- Cô còn nói tu sĩ bị người tại gia khống chế: "Thế thì tại sao tu sĩ của mọi tôn giáo thế giới ko được ? Tại sao lại đầu hàng trước những định kiến khắc khe của người tại gia quy ước cho tu sĩ? tại sao tu sĩ với nhau lại tự trói buộc nhau bằng những quy ước khắt khe? Tại sao tu sĩ lại bị trói buộc bởi những quy ước của 1 tôn giáo riêng biệt nào đó ? tai sao...? Tự do gì? Tại sao ko giải thoát khỏi những điều đó? Bình đẳng gì? Hạnh Phúc gì? Tại sao tu sĩ thế giới ko được yêu ? Tu sĩ cũng là người, tại gia cũng là người mà. Ai lấy quyền gì ngăn cảng , hay quy ước cho ai chứ. Hỏng ai có quyền đó hết ."
- Nguời tại gia không tạo ra quy ước gì cho người tu sĩ. Người tu sĩ có giới luật và oai nghi của họ. Nhờ giới luật và oai nghi nên người tu sĩ giữ được tự do và nét đẹp của mình.
- Cô còn nói khắc khe với tu sĩ và tôn giáo: "Tu sĩ thế giới chỉ là 1 nhóm người thích sống độc thân, tự do , đi làm kiếm tiền để làm từ thiện xã hội thôi mà . Mọi tôn giáo thế giới đều rờm rà, rắc rối, rối ren, lộn xộn, nói chung là phức tạp quá hà, nghi lễ tùm lum. Lại vô tình tạo ra 1 đống tại gia khó khăn, cố chấp, hỏng biết dựa vào mấy cuốn kinh sách nào đó lại đưa ra nhiều quy luật khác ép uổng tu sĩ thế giới, đóng khung họ theo 1 định kiến cách nhìn khắt khe. Mà tại tu sĩ TG lại khuất phục họ chứ.
- Cô thật to gan đó. Chắc là sự bất mãn nên cô có thành kiến với tôn giáo. Cô bị vỡ trái tim rồi nên đau khổ nên vi the co nặng lời ve tu sĩ và tôn giáo. Lời của cô chỉ biểu lộ sự khao khát tình yêu từ tu sĩ mà thôi. Cô đừng có mơ. Người tu sĩ họ có tình yêu trong sáng của họ chứ không phải như cô nghĩ. Cô đừng nghĩ rằng cô có tình yêu vũ trụ. Còn lâu! Cô tu được bao nhiêu mà đề cao mình quá và hạ thấp tu sĩ. Tôi là Phật tử khi nghe cái giọng trịch thượng với chư tăng và tôn giáo vì vậy tôi phải lên tiếng. Cô đừng có dạy đời người khác. Theo cách viết và suy nghĩ, cô chỉ đáng tuổi con của tôi. Con nít mà dám nghing ngang với các bậc tôn đức.
kính chào cô. Tôi không muốn viết nữa.
avatar
DN 03/10/2010 06:04:07
Cô gái ơi, cô “nổi loạn” không đúng chỗ rồi!
Những người đi tu hầu hết là tình nguyện. Khi chưa đi tu, tất cả đều biết rằng nếu đi tu, họ sẽ phải giữ rất nhiều giới luật, tới mấy trăm giới chứ không phải ít. Nhưng họ bằng lòng và thấy thích hợp nên mới rời bỏ đời sống thế tục mà đi tu. Giới luật là để bảo vệ cho họ đi thẳng tới mục đích. Có gì mà cô phải “phàn nàn” cho họ.
Vã chăng như cô đang ở ngoài đời, tự cho là có nhiều tự do, nhưng cô vẫn phải giữ giới đấy thôi.
Ví dụ như cô muốn đi xe máy thì cô phải đội mủ bảo hiểm, đó cũng là một giới. Và phải chạy xe không quá bao nhiêu cây số một giờ, đó cũng là một giới nữa.
Trong tình yêu, cô không nên yêu một người có gia đình để khỏi là đồng lõa trong tội song hôn, đó cũng là một giới.
Tất cả những giới đó không phải người ta đặt ra là để làm khó cô, mà chính là để bảo vệ cô đấy thôi.

Cô hiểu rồi chứ!
avatar
03/10/2010 08:36:19
Thế Thầy tu ra đường có đội nón bảo hiểm ko vậy bạn ?

Vậy đi tu để làm gì vậy ?
thành Phật để làm gì vậy?
Có cứu hết được cõi tâm linh vô hình ko?
Nếu được thì Phật = Như lai , hay Chúa gì đó đã giải cứu tâm linh cõi vô hình hết trơn rồi. Cần gì cầu siêu nữa ?
Vậy Phật có ban phước hay giáng hoạ cho ai được ko? Nếu như ko ,do nhân duyên , nhân quả, Vậy thì tu làm gì?
Nếu như Chúa có khả năng dùng phép biến hoá ban phước và giáng hoạ. thì với Tình yêu vĩ đại thiêng liêng cao cả, Trên cả tuyệt vời. Thì Thượng đế, Phật, Như Lai, Chúa, Nữ Thần,đã dùng phép cứu hết nhân loại , biến thế gian này trở thành thiên đường, cực lạc từ lâu lắm rồi chứ? Và họ đã giải thoát cho giới tâm linh còn vướng trong giới vô hình hết rồi mới đúng chứ?

Và Với Tình yêu vĩ đại, bao la của Thánh siêu cấp, Thì phải xoá hết địa ngục, hay hoả ngục từ lâu rồi chứ.

Vậy thì Chuyện duy nhất các vị tu sĩ hướng tới là điều gì? Có phải dùng triết học, Tâm lý học, Tấm lòng thiện, thương yêu của mình để chia sẻ, tháo gỡ những trăn trở cho những người bị bế tắc trong cuộc sống vô thường ko?

Và đi kêu gọi Tình yêu thương nhân loại từ những người giàu có, dư giả để giúp đỡ những mảnh đời nghèo khó, bất hạnh ? Và điều này thì Bác sĩ Tâm lý cũng có làm. Và cũng có rất nhiều nhóm từ thiện xã hội, những Tâm hồn cao đẹp họ cũng thường hay làm rồi .

Dĩ nhiên 1 nhóm nào đó thích độc thân , thích tự do, ko muốn lập gia đình. Muốn dấn thân , sống với lý tưởng cao đẹp này thì vẫn tốt. Nhưng theo ý riêng tui, thì vẫn phải vừa làm việc kiếm tiền. Vừa làm việc từ thiện xã hội luôn. Vẫn có thể chia sẻ , tháo gỡ , trao đổi với những ai đang gặp trắc trở, đau khổ, tuyệt vọng....

Muốn biết thêm vấn đề giải thoát Tâm linh, thì các bạn qua bên comment ở "Hạnh phúc , Hết Khổ đau ", của tác giả Pháp Đăng , tham khảo thử xem. Coi chúng ta có cùng chung chí hướng ko? .

Còn điều này nữa. Cho dù có ai đặt ra quy luật gì đi nữa. Thì người tại gia vẫn thoát ra được hết. Nếu họ muốn, vì tình yêu. Thấy những người trộm cướp ko? họ vì bản thân họ, hay gia đình họ , nên thoát ra quy luật của bất cứ ai đưa ra luôn. cho dù họ biết nếu làm thế sẽ bị tử hình. Biết chết mà vẫn nhàu vô. Chứng tỏ chân lý Tình yêu là siêu cấp nhất. Ko có 1 cái gì hay ai có thể trói buộc họ .

Bằng chứng là nếu đang tu , thỉnh thoảng vẫn có 1 số tu sĩ thế giới, của các đạo xuất tu. Vì Chân lý tình yêu siêu cấp đó mà .

Chỉ vì mọi người chưa xuất tu, là vì ko có ai cua thôi. Với lại chưa gặp đúng hệ tình yêu thôi. Nếu rơi đúng tình yêu đi rồi biết . Cho dù ko xuất tu , thì vẫn yêu, vừa tu vừa yêu luôn. Nhưng tình yêu trong sáng. Nhưng ko có nghĩa là ko biết yêu đâu nhe.

Thấy nhân loại cả thế giới ko? giết heo, bò, gà vịt, cá , sát sanh mỗi ngày là vì gì? Chỉ vì chân lý Tình yêu số 1 thôi . Hỏng có gì có thể qua được chân lý Tình yêu hết.

Mấy người tu sĩ thế giới, chẳng qua là đi tìm 1 cái gì đó để yêu, và đã gửi tình yêu vào 1 đối tượng như pho tượng chúa , phật, hay 1 tôn giáo , hình thức bên ngoài nào đó. Hay tưởng tượng vẻ vời ra thiên đường, cực lạc để tìm về mà thôi. Cũng là tham cao cấp , vượt hơn hẳn người thường. Hỏng chừng còn muốn thành tiên , thành phật, thánh, bay tới bay lui nữa , cũng có 1 số thế.

Hay muốn trở thành 1 ai đó vĩ đại. Thánh nhân . Thánh cõi vô hình gì đó. Để được sống trong lòng nhân loại. Được nhiều người nhớ tưởng, kính mến , tôn kính vượt thời gian mà thôi.

Nói túm lại là cả nhân loại đã và đang và sẽ mãi mãi sống với Chân lý Tình yêu đó. Cho dù yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây , yêu pho tượng, yêu lý tưởng, sự nghiệp, yêu cái gì thì cũng là yêu. Cho nên mọi người mới hy sinh cả đời, cống hiến, quên mình phục vụ, vì Tình yêu mà thôi.

Nhiều tu sĩ dám chết vì đạo nữa mà. Ví dụ : Bồ tát thích quảng đức, yêu quá chừng luôn, và rất nhiều người chết vì Chúa, vì đạo , đạo hồi, đạo chúa...Yêu siêu cấp thế mà, dám phủ nhận chân lý Tình yêu bất diệt.

Đó là chân lý chung của cả thế giới, cả nhân loại. Nhưng tại sao lại chối bỏ nó ? Tại sao ko nhớ nghĩ về chân lý tình yêu. Sống vì chân lý tình yêu? Tại sao ko tôn thờ chân lý tình yêu chung của cả nhân loại ? Để Thế giới có điểm chung? Bao gồm xuất gia và tại gia, chính trị và mọi tầng lớp xã hội ? Có 1 cái chân lý tình yêu chung để mọi người hướng tới, đồng nhất, mang lại hoà bình, mở rộng trái tim bao dung ra. Sao mọi người ko chịu vậy? Tui chỉ thắc mắc có bấy nhiêu thôi.

Chứ tui biết hiện nay mọi người đang sống với tâm linh tình yêu = tánh phật = tình yêu thiên chúa ..1 sự thiêng liêng vĩnh hằng rồi. Mà còn luôn yêu đúng nghĩa nữa là. Yêu đạo nào rồi là chung thuỷ với đạo đó tuyệt đối. Chứ ko yêu đạo khác được . Quốc gia nào cũng yêu nước của mình số 1 hết. gia đình nào cũng yêu người thân họ trước thôi, Dĩ nhiên bồ của ai nấy bên vực rồi .

Nói chung mọi người ko chịu thừa nhận thì thôi, chuyện bình thường , yêu là phải ích kỷ thế rồi. Tui dễ lắm, chỉ nói vậy thôi. Chứ ai muốn yêu ai hay cái gì , hay đạo nào, nay đối tượng nào, cõi nào thì cứ yêu tự do. Ai mà cảng cho nổi. Tình yêu mà, trời đánh 7 búa cũng ko thể dang ra được .
Reply Tán thành Không tán thành
-4
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
BÍCH VÂN 03/10/2010 11:19:35
Vài dòng gởi bạn " không ghi tên" trên.
Bạn ơi, tôi đọc nhiều bài bình luận của bạn, nói thật tôi vô cùng thất vọng vì hình như bạn vào diễn đàn tôn giáo mà không hiểu gì về tôn giáo.
1/ Đã gọi là tôn giáo thì phải có giáo chủ, kinh điển, giáo lý, điều răn, tu sĩ, tín đồ. Nếu gọi nhóm người là TU SĨ THẾ GIỚI như bạn nói : "Tu sĩ thế giới chỉ là 1 nhóm người thích sống độc thân, tự do , đi làm kiếm tiền để làm từ thiện xã hội thôi mà " thì bạn đã dùng THỪA 2 chữ tu sĩ rồi. vì nhóm người trên không ai gọi là tu sĩ cả, họ chỉ là một con người bình thường như chúng ta thôi.
2/ Bây giờ nói về đời thường, nói về những con người bình thường. Đàn ông Hồi giáo được lấy nhiều vợ, nhưng nhiều quốc gia lại không chấp nhận điều này. Luật đi đường mỗi nước khác nhau, Việt Nam khác Anh, Mỹ. BẤT CỨ AI TRÊN THẾ GIỚI NÀY ĐỀU PHẢI THEO MỘT QUY ƯỚC, LUẬT LỆ NÀO ĐÓ KHÔNG THỂ LÀM KHÁC, CÓ MUỐN THAY ĐỔI CŨNG KHÔNG ĐƯỢC, SẼ BỊ MỌI NGƯỜI NHÌN KHÁC LIỀN.
Nhiều việc mình muốn cũng không được, đừng vin tôn giáo vào đây làm gì cho thêm tội lỗi. Tự do đến mấy cũng phải có giới hạn của nó. Không phải là theo tôn giáo thì không có tự do, bị bó buộc... Bây giờ bạn có dám tự do trần truồng như nhộng mà chạy ra đường không? Tại sao con vật thì được còn chúng ta thì không thể làm như vậy? Mọi người không ai phản đối nhưng bạn có dám tự do như vậy không?
3/ Ai cũng có quyền yêu hết, tôi đồng ý nhưng người kia và xã hội có chấp nhận tình yêu ấy không là chuyện khác. Bạn có quyền yêu một người đã có vợ con nhưng anh ta không yêu bạn thì không lẽ bạn trách anh ta không bỏ vợ theo bạn. BẠN YÊU MỘT NGƯỜI MÀ NGƯỜI TA KHÔNG YÊU BẠN THÌ DÙ ANH TA CÓ BỎ VỢ, BỎ GIA ĐÌNH, VÀ DÙ CHẾT CŨNG KHÔNG YÊU BẠN. Bạn nên xem xét tại bản thân mình như thế nào mà người ta không có cảm tình, vừa thấy mình xuất hiện, vừa nghe mình nói thì người ta đã chạy mất dép rồi.... chứ đừng đổ lỗi cho pháp luật, cho tôn giáo, cho xã hội khắc khe.
4/ Bạn cứ đòi hỏi tự do, bình đẳng, hạnh phúc? Xin thưa những thứ ấy không hề có, có chăng là sự tương đối thôi, phải chấp nhận điều này, không khác được, muốn cũng không được. Tại sao trong cùng một nhà, chùng cha mẹ có người thông minh có người thì chậm phát triển, có người đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng, có người sống thọ, có người đoản mệnh.
5/ Mổi người có cuộc sống của riêng họ. Bạn không thể là họ và họ cũng không thể là bạn. Có thể bạn thấy không hài lòng về cuộc đời, về tình yêu nhưng họ thì vui vẻ chấp nhận như vậy. Bạn thích tự do yêu đương, ăn mặc thời trang, nhưng người ta lại không thích thì bạm làm sao được, làm sao đòi giải thoát cho họ, cho thế giới? Không tưởng quá !!!
6/ Bạn muốn yêu ai thì yêu, làm gì thì làm nhưng ĐỪNG BẮT NGƯỜI TA PHẢI THEO MÌNH, "Mấy người tại gia hãy yêu tu sĩ khác phái thử đi. Tu sĩ hãy yêu người tại gia hay tu sĩ khác phái đi. Trãi nghiệm xong, có kết quả, Sau đó trở lại giảng đạo cho nhân loại nghe." BẠN CÓ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN NHƯNG KHÔNG CÓ CÁI QUYỀN XÚI NGƯỜI KHÁC LÀM BẬY, XÚI NGƯỜI TA LÀM VIỆC TRÁI ĐẠO ĐỨC...
avatar
04/10/2010 00:52:52
Mấy bạn thật là kỳ lạ đó . Hỏng biết nói sao mấy bạn mới chịu hiểu nữa . Nếu như nói kiểu giống như tất cả tôn giáo thế giới , vậy thì làm gì có sự sống, sự tồn tại? Nếu ai cũng như tu sĩ thế giới, vậy thì vũ trụ này bế mạc từ lâu lắm rồi .

Mọi người cố tình đi ngược chân lý thì cũng được đi. Tui lấy ví dụ nhe : 1 kịch bản phim nói về Tình yêu nam nữ . Thì ai cũng chịu nhận quay hết. Ai cũng thích coi hết .Phim người yêu rồng, người yêu ma...ai cũng coi, ai cũng chịu quay phim hết. Họ còn thích coi, và chấp nhận rất đông .

Còn kịch bản phim mà có tu sĩ , hay tôn giáo của bất cứ đạo nào vô, mà ko có tình yêu xen vô...Thì hỏng có hãng phim nào chịu quay hết đó. Mà cũng ko có ai thích coi hết đó . Chỉ có 1 số ít xịu xiu thích thôi hà. Chứng tỏ ai cũng thích chân lý tình yêu hết đó .

Dĩ nhiên người ta cũng muốn quay phim về tôn giáo , nhưng mà có dính tình yêu với tại gia và tu sĩ của bất cứ đạo nào trên thế giới vô. Là người tại gia khó khăn, Họ sẽ ko thích . Họ cho đó là mất đạo đức . Họ chỉ cần đọc kịch bản phim thôi. Là họ lên áng đủ thứ hết . Họ nói nào là :" tu sĩ thế giới, họ đâu có yêu được, làm sao cô có thể viết kịch bản phim mà cho tại gia yêu tu sĩ được? ". Hay họ sẽ nói bị điên ...Đủ thứ. Nói chung họ lên áng gay gắt, họ ko cho tu sĩ có quyền yêu. Và ko cho tại gia yêu tu sĩ. Mà chỉ là kịch bản phim thôi. Chứ có gì ghê gớm lắm đâu .

Chứng tỏ là giới tại gia quy ước cho tu sĩ , đóng khung họ. Và giới tu sĩ tự đóng khung với nhau . Mất đạo đức gì ở đây . bộ bây giờ mọi người có đạo đức lắm hay sao? người tại gia nào mỗi ngày ko đi chợ nấu cơm? sát sinh động vật nhỏ, tước đoạt quyền sống của rau củ ,quả... có ai ko ăn , ko uống mà sống nổi ko? vì sự sống của nhân loại thôi .

tại gia nào cũng yêu gia đình người thân mà . tu sĩ cũng yêu gia đình người thân họ, yêu đồng loại . Cho tui xin đi. Tại gia tìm đến tôn giáo, chẳng qua là vì tình yêu bản thân họ, yêu gia đình họ , yêu người thân của họ mà thôi . Vì muốn có người yêu lý tưởng nên đi cầu phật, cầu chúa...Vì muốn người thân khỏe mạnh, tốt đẹp , gia đình hạnh phúc, nên cầu phật ,cầu chúa thôi .

Nên tìm đến tôn giáo, tâm linh . Vì nghỉ họ ko phải là người bình thường, cho là họ phi thường, Thánh , có thể giúp họ chuyển đổi tình thế ....Chứ ko bao giờ mọi người chịu nhìn nhận sự thật là vì Tình yêu bám chấp, ích kỷ muốn níu kéo sự sống, muốn giữ người thân, muốn mọi người tốt đẹp về kinh tế, sức khỏe, tài chính, tình yêu, hôn nhân, sự nghiệp ....nên cố tình tìm đến tôn giáo . Mà thật sự họ có khả năng để vượt qua hết. chỉ vì họ nói ngoài miệng thế thôi. than khổ mà họ vẫn bám lấy tình yêu đó, chứng tỏ chân lý tình yêu là đứng vững rồi. họ thích như vậy mà. Nếu bỏ được, họ đã bỏ rồi . Nếu ko chịu nổi, họ đã tìm đến cái chết rồi. chỉ vì tình yêu có sức mạnh quá lớn, nên tuy là đau khổ, vất vả...họ vẫn có khả năng vượt qua. Nếu như họ yêu.

Còn mấy bạn nói tui ,chỉ vì yêu 1 tu sĩ nào đó, mà đi nổi loạn, hay ăn nói trịch thượng, hay muốn giải thoát cho giới tu sĩ thế giới . Là tại vì suy nghĩ rất riêng của mọi người thôi. Ai mà rảnh rỗi làm chuyện chẳng ra làm sao chi vậy. Nếu thích tu sĩ thì cua tu sĩ, chứ đi nổi loạn làm gì. tui mà cần tình yêu, thì thiếu gì người ngoài đời đang chờ đón tui . Tui còn hỏng thèm tu sĩ hay người đời gì ở đây hết đó . Có người còn nói là tui đổ vỡ tình yêu, nên quậy hả? Vì định kiến mọi người quá khắc khe, khó khăn. Ko thông thoáng .

Nên tui mới thử thuyết phục làm mọi người thay đổi quan điểm thôi. Mà nếu mọi người ko chịu thì thôi. Cả thế giới bày đặt nói là tôn kính phật thích ca, tôn thờ chúa ...Mà nói bằng cái miệng ko hà . Nếu phật thích ca mà thấy tình hình phật giáo hiện nay. Ổng sẽ ko dám nhận làm giáo chủ phật giáo đâu. Chúa mà thấy mọi người thế này , thì ổng trốn luôn. Vì mất mặt . Đừng ai tự xưng mình là đệ tử thích ca mâu ni hay của Chúa nhe. Nhất là ai tôn thờ Chân lý = bản thể chân tâm = chúa = thượng đế....Tâm linh trong cõi vô hình, Thánh gì cũng bỏ trốn hết rồi .

Có 1 vị tổ phật giáo ngày xưa . Ổng đã từng nói 1 câu :" loạn hết rồi, đời mạc pháp, người nữ tại gia giác ngộ chân lý vũ trụ nhân sinh, chân lý cuộc sống nhiều nhất, sau đó mới tới nam tại gia . Rồi mới đến ni cô, rồi mới đến thầy tu "./ Ổng còn nói :" đời mạc pháp, ai mà xuất gia cho 1 người là mang tội biết bao nhiêu mà nói ". Vị đã nói ra câu này là ai ? Mọi người tự tìm hiểu đi .

Tại sao ổng dám nói vậy? Sao gọi là mạc pháp ? sao gọi là giai đoạn tận diệt của chúng sanh ? Phái thiền gia , đang trông đợi ở thế kỷ này 1 vị phật sẽ ra đời , tên di lạc = Từ thị . Tại sao phật thích ca nói đời mạc pháp phật phải ra đời? vì mọi người tu sĩ thế giới tuyệt vời quá phải ko? nên phật tái sanh để hưởng thụ hả ?

Tại sao chúa ki tô nói 1 vị chúa sẽ xuất hiện ở thế kỷ này ? Vì tín đồ chúa trên cả tuyệt vời hả?

Tại sao ấn độ giáo nói, vào thế kỷ này nữ thần kali = hủy bỏ nền tâm linh củ, thay vào 1 nền tâm linh mới , ra đời hả?

Tại sao cao đài giáo nói, thế kỷ này phật từ thị sẽ ra đời ?

Những người tuyên bố điều ấy nói dốc hết sao? Tâm linh ngày xưa người ta thấy biết trước là sự thật. Người ta có khả năng đó. Còn tâm linh đời bây giờ vì quá tuyệt vời . Cho nên muôn màu muôn vẻ . Thế thì mọi người làm gì thì làm đi. Mọi người còn trông đợi phật nào , hay Chúa hay Thần ,Thánh ...nào ra đời nữa làm chi?

Thế thì cũng chẳng cần những giáo chủ tâm linh thế giới dặn dò cẩn thận các tín đồ của mình chờ đón làm gì. Mắc công phí lời . Mấy người dám tự xưng mình là đệ tử, tín đồ của các giáo chủ tâm linh tôn giáo thế giới sao? Ko ai dám nhận đâu. Mọi người giỏi rồi. Thế thì tự giải thoát tâm linh cho nhau luôn đi .

Tại sao 1 đời chỉ có 1 người giác ngộ rốt ráo? chứng tỏ số đông đa số đều ko giác ngộ rốt ráo. Tại sao tui phải đi nghe theo số đông mọi người ?

Đạo chúa người ta nói , Thiên chúa là tình yêu, nên 2 tỷ người chạy theo . Vì ai cũng thích chân lý tình yêu hết . Và giới tu sĩ , tu nữ họ đi làm kiếm tiền , họ tự do nhiều hơn giới tu sĩ phật giáo. Nên người ta theo rất đông,

ko cần logic luôn. Vì tình yêu đã quá logic rồi . Cái ko logic đã chứa logic, cái logic đã có chứa ko logic vô rồi . Còn đạo hồi người ta nói " chúa a la của người ta, nơi nào cũng có mặt hết, chúa bao la, nên trùm khắp mọi nơi. ko có nơi nào là ko có mặt chúa họ hết . Vì thế tín đồ rất đông. Họ sống chết vì đạo biết bao nhiêu.

Tức là họ bảo vệ chân lý tình yêu = chúa của họ. Họ cho rằng chúa họ là tình yêu . Vì tình yêu ko có hình, nên họ ko có thờ hình ảnh . họ có 4 vợ là vì cũng giống như tình hình tôn giáo thế giới hiện nay. Toàn là làm những điều tuyệt vời, tối ngày tự cho mình đúng nhất hoài . Giữ mãi cái tôi tôn giáo riêng lẽ hoài . Cho nên tôn giáo nào cũng có mặt xấu, mặt tốt hết . Đó là thuyết tương đối . Vì hiện hữu là phải thế.

Nhưng Tại sao phật giáo ko tôn thờ bản thể chân tâm = tức là tánh phật = tâm linh Tình yêu bao la của Như Lai, vô tướng, vô ảnh ?. Phật chỉ có 1 tâm duy nhất là Tâm từ . Từ = tình thương yêu, thị là thị hiện ra = như là = như vậy = là. Chứng tỏ phật Từ thị mọi người đang trông đợi. Là giác ngộ chân lý Tình yêu của vũ trụ nhân sinh . Đó là 1 chân lý Tình yêu bất sinh.

Tui ko đòi tự do quá trớn . Nhưng làm gì thì làm, mọi người cũng ko thể phủ nhận chân lý chung của vũ trụ nhân sinh được. Hãy chứng tỏ phật giáo xứng đáng là đệ tử thích ca mâu ni đi . Hãy đem bản thể chân tâm = tâm linh tình yêu bao la ko cùng tận ra đi trao cho thế giới đi . Hãy để tôn giáo bạn cảm nhận đây là chân lý chung, bản thể chân tâm là chúa của đạo chúa, là chúa ala , là từ thị = là Tình yêu thương ko cùng tận của phật giáo .

Hãy buông bỏ cái tôi tôn giáo của mọi người xuống đi. Chỉ có cái chung này mới có thể nối kết mọi tôn giáo thế giới lại. nối kết luôn giới chính trị toàn thế giới,.Bao gồm tất cả tại gia mấy tỷ người của mọi tôn giáo thế giới . Và mọi tầng lớp xã hội thế giới . Hình thức có thể khác. Nhưng nội dung phải giống nhau.

Phật giáo hiện nay bao nhiêu người theo? và giữ mãi điều này thì tương lai ra sao? Niết bàn = thanh tịnh = đúng nghĩa là trong sáng . Trong sáng như hư ko giữa ban ngày = rỗng suốt như hư ko bao la . Đó là bản thể tâm linh tình yêu rộng lớn, vĩ đại , thiêng liêng , bất sinh , vĩnh hằng. Tức là dung chứa hết mọi thứ. Chứ làm sao mà bỏ qua ko yêu mọi tôn giáo bạn được? hay ko yêu giới chính trị được ?

Để làm được điều này, nếu mọi người giữ mãi hình thức bên ngoài khó khăn, giới luật nhiều kiểu này 250 giới , thì đừng có hy vọng thay đổi được điều này .

còn đạo chúa hay đạo hồi hay bất cứ đạo nào mà cứ cứng ngắt như vậy hoài, thì nhân loại chuẩn bị tinh thần đi . Ko ai cứu mọi người đâu. Những con người vĩ đại tự xưng mình là tín đồ tôn giáo thế giới đã vô tình hủy diệt nền tâm linh cội nguồn của cả thế giới rồi, mà còn ko hay biết nữa hay sao? Mọi người hiểu gì về chân lý Tình yêu, hãy nói cho tui nghe thử đi nào?

Tình yêu tức là 1 tham chấp , yêu càng nhiều càng tham càng nhiều . Muốn sống hoài với thời gian phục vụ nhân loại. Như hư ko rỗng suốt, âm thầm lặng lẽ bao dung , sống trong lòng nhân loại . Vã sống trong lòng vũ trụ vượt thời gian. Nhưng mà chuyện gì cũng có giới hạn của nó . Ví dụ : trái đất yêu nhân loại, bảo vệ, che chở, phục vụ,...vạn loài. Yêu nhân loại như vậy, mà ko ai thèm để ý tới hết . Càng ngày càng bỏ quên hành tinh sống phục vụ mọi người hoài .

Nếu tui yêu ai, cho dù là tình yêu đơn phương đi nữa. Thì người đó cũng phải đáp lại , chứ chẳng lẽ bắt người ta yêu mình hoài mấy chục năm, mà mình thì cứ thờ ơ lãnh đạm hoài hay sao. Vậy thì tui còn sức chịu đựng đâu, yêu gì nổi nữa mà yêu .

Trái đất cũng vậy, hệ mặt trời này cũng vậy. Vì ko ai nhớ nghĩ gì đến hành tinh sống. Nên sức chịu đựng của nó hết rồi . Nó sắp tiêu đời rồi. Vì trái đất yêu nhân loại. mà nhân loại ko có yêu nó. ko ai cảm nhận hay nhớ tưởng gì đến nó hết. Thì nó sẽ mất hết sức sống. Nên sẽ rời bỏ nhân loại thôi. Lúc đó tui coi mọi người làm sao?

Tại sao tui hướng mọi người tới tình yêu nam nữ. Để trãi nghiệm chân lý, chứ ko hướng đến tình yêu cha mẹ, bạn bè, sự nghiệp...Vì chỉ có thể trãi nghiệm qua tình yêu nam nữ , mọi người mới thật sự hiểu về chân lý tình yêu .

. Nếu tui là bản thể chân tâm đi . Mà bắt tui sống mãi theo thời gian, với tình yêu trong lòng vũ trụ bao la, trong lòng nhân loại . Thì cũng được đi, nhưng 1 thời gian tui sẽ chết luôn . Vì quá buồn, chỉ có 1 mình tui hy sinh hoài, giống như hư ko rỗng suốt bao la , âm thầm lặng lẽ . Ít ra cũng phải có 1 ai đó yêu tui hay nhớ nghĩ hay sống hay làm bạn cùng tui chứ .

Cho nên 1 Tâm linh âm và 1 tâm linh dương mới gọi là tình yêu hoàn chỉnh . Vì vậy mật tông gọi là phật mẫu và phật phụ . Cao đài gọi là phật phụ , phật mẫu . Trên đời này có động tĩnh, âm dương, bóng tối ánh sáng ... Thế thì Tình yêu phải có tâm linh âm và dương rồi .

1 người thì yêu ai? yêu cái gì? nói chuyện với ai? sống với ai? sống cho điều gì? bắt tui sống hoài để làm gì? mà khổ nỗi tâm linh là cái bất sinh rồi. Nó còn mãi mới chết . chỉ có mọi người thu nhỏ nó trong 1 hình dáng con người, hay 1 tôn giáo, 1 quốc gia, 1 gia đình, 1 hành tinh...nhỏ quá, nên khó tìm nhau . Phải xã tràn ra ko cùng tận mới gọi là tâm linh tự do nhất, giải thoát tâm linh . Lúc này tâm linh tình yêu mới dừng lại ko có thời gian, ko có ko gian, ko có con người thứ 3, ko có thân, 1 sự bất sanh .

Ví dụ : đó là giây phút cái nhìn đâu tiên , đứng phim . Hay 1 cái nắm tay đầu tiên gì đó...Nói chung là giây phút rơi đúng vào tình yêu, của 2 tâm linh có tình yêu bao la ko cùng tận , trùng khớp nhau . Ko có ai hay cái gì hết . Chỉ có tình yêu xuất hiện thôi. đó là giây phút, khoảnh khắc đẹp nhất . Và dừng lại mãi mãi ở thời gian đó . = Hạnh phúc = Tình yêu = Bất sanh = tuyệt đẹp =- vĩnh hằng . Đó là cảm nhận thiên đường, cực lạc, tình yêu , hạnh phúc tuyệt đối . Cái này gọi là thường , lạc , ngã , tịnh .

mật tông tu là phải 2 người, tâm linh nam và nữ. 1 người giác ngộ sẽ kéo theo người kia cùng giác ngộ. tức là phải hiểu chân lý tình yêu . Mấy người tu 1 người, còn dám hủy bỏ chân lý tình yêu nữa sao? Vậy thì giải thoát tâm linh thế nào? thiên đường, cực lạc ở đâu mà có ?

Từ nay tui sẽ ko thèm xen vô chuyện của mọi người nữa đâu. ai muốn làm gì thì làm đi. Xin miễn bình luận về tui tiếp. Nghỉ chơi với các bạn luôn .
Reply Tán thành Không tán thành
-1
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
BÍCH VÂN 04/10/2010 09:47:29
Hồi đáp bạn " không ghi tên".
"Hãy chứng tỏ phật giáo xứng đáng là đệ tử thích ca mâu ni đi." Thì đây, Phật giáo dạy tín đồ không tham lẫn, không được lấy những thứ không phải của mình. Ai cũng biết hết sao bạn lại không biết mà còn lên mặt dạy đời thiên hạ. Bạn yêu người mà người ta không yêu lại thì thôi, sao không chịu chấp nhận mà cứ "cố đấm ăn xôi " vậy hả. "Nếu tui yêu ai, cho dù là tình yêu đơn phương đi nữa. Thì người đó cũng phải đáp lại , chứ chẳng lẽ bắt người ta yêu mình hoài mấy chục năm, mà mình thì cứ thờ ơ lãnh đạm hoài hay sao. Vậy thì tui còn sức chịu đựng đâu, yêu gì nổi nữa mà yêu ." Người ta không đáp trả thì thôi, sao lại muốn đòi hỏi sở hữu cái vốn không phải của mình. Người ta đã có gia đình rồi mà mình còn mặt dạn mày dày nhào vô tranh giành thì có phải là Phật tử tốt không, có phạm giới tà dâm của nhà Phật không?
"Tình yêu tức là 1 tham chấp , yêu càng nhiều càng tham càng nhiều ". Tôi xin tặng bạn hai câu thơ:
"Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu lại được người yêu"
Vậy thì sao bạn lại nói "yêu càng nhiều càng tham càng nhiều "?
avatar
04/10/2010 21:16:36
Tại vì tui ngu mới đi quan tâm mọi người . Tại sao tui phải năn nỉ mọi người cả năm nay chứ ? Đem chân lý Tâm linh tình yêu chung của cả vũ trụ nhân sanh này nói với mọi người , Để mọi tôn giáo thế giới, mọi giới chính trị, mọi tín đồ , bao gồm xuất gia và tại gia của mọi tôn giáo thế giới, và mọi tầng lớp xã hội . Có cái chung để tạo nên 1 nền Tâm Linh Tình yêu chung đồng nhất với nhau .

hình thức bên ngoài thì có thể khác nhau muôn màu muôn vẻ . Chứ nội dung tâm linh cả nhân loại trên thế giới phải giống nhau . Như vậy mới gọi là chân lý chung của vũ trụ nhân sinh chứ . Chứ nội dung mà khác nhau nữa , thì sao gọi là chân lý được?

Tại sao tui phải đi năn nĩ phật giáo, rồi đi năn nĩ đạo chúa? Tui là 1 người ngu nhất thế giới xưa nay chưa từng có . Nên tui mới vào nhà thờ của đạo chúa đi năn nĩ cha nhà thờ làm bạn với đạo phật , để cho họ nhìn nhận chân lý chung của vũ trụ nhân sinh . Nhưng nói tới cỡ nào thì người ta cũng ko chịu nghe . cha nhà thờ nói, cha cũng muốn lắm, nhưng mà cha ko có quyền đó . Giáo dân quyết định , và giáo hòang quyết định . Chức của cha thấp lắm .

Tui đã năn nĩ phật giáo biết bao nhiêu . Mà ko ai chịu nghe tui nói hết . Bây giờ tui biết tui ngu rồi . Tại tui tham quá. Nên mới làm chuyện điên khùng nhất thế giới . Dĩ nhiên tui cũng quá mệt mỏi vấn đề tôn giáo thế giới rồi . Và chán mọi người tín đồ tại gia của mọi tôn giáo thế giới luôn . Chán luôn mọi tôn giáo trên thế giới . Từ nay tui sẽ ko thèm xen vô chuyện của mọi người nữa đâu . Ai muốn làm gì thì làm đi . Đừng tưởng tối ngày ăn chay niệm phật thì thế giới sẽ được cứu nhe. Cho dù bây giờ cả thế giới cùng nhau ăn chay trường, và niệm phật, thì mọi thứ cũng sẽ trở nên tồi tệ hơn mà thôi . ko giải quyết được gì đâu .

Bạn nói đúng đấy, Ko nên gửi tình yêu vào mọi người trên thế giới này . Tui chẳng qua chỉ là 1 con người bình thường và tầm thường mà thôi. Nhân loại quay mặt lại với chân lý Tâm linh tình yêu chung của vũ trụ nhân sinh. Thì tội gì Bản thể chân tâm tình yêu chung của cả vũ trụ lại đi sống mãi theo thời gian với nhân loại ? Vì tình yêu là phải có cho và nhận .

Tình yêu của vũ trụ nhân sinh cho nhân loại xưa nay nhiều quá rồi. Mà chẳng nhận lại được gì hết . Nên ai mà thèm ngu ngốc tiếp chứ . Sức chịu dựng của Tâm linh tình yêu của vũ trụ cũng vậy thôi . Nhân loại đừng có ích kỷ thế . Nếu bản thể chân tâm = tâm linh tình yêu của cả vũ trụ mà quay lưng lại với nhân loại . Thế thì mọi người đừng hy vọng,

Từ nay trên thế gian này . Sẽ ko bao giờ còn chất liệu tình yêu tồn tại nữa đâu . Nhân loại sẽ sống thế nào? Mọi người tự xử đi nhe . Những gì cần làm tui đã làm hết khả năng rồi . Tui quá mệt mỏi, và chán mọi người lắm rồi. Tui vô cùng thất vọng về thế gian này . Lời cuối cùng tặng các bạn nè . Đừng có hy vọng 1 vị Thánh nào ra đời nơi thế gian này. Sẽ ko bao giờ có chúa, phật, thánh, bồ tát nào dám thị hiện nơi thế gian này đâu .

Chỉ vì phật = bản thể tâm linh tình yêu cả vũ trũ nhân sanh , thương chúng sanh , nên mới hạ mình đến thế gian này vào thời kỳ chúng sanh sắp hoại diệt thôi . Bồ tát với Thánh bỏ chạy ko còn 1 người. Họ thất vọng về nhân loại trên hành tinh này . Đó là lý do. Xưa nay chưa có 1 vị thánh hay phật nào xen vô chuyện của thế gian này hết. Họ rất sợ mọi người . Vì sự tuyệt vời của nhân loại . Người ta ko muốn nhúng tay vô thôi, chứ ko phải là ko có khả năng đâu nhe . Chẳng qua vì quá thương xót nhân loại. Nên mới ráng gòng mình , dùng ngôn ngữ loài người truyền tải chân lý cho mọi người sống và luôn nhớ nghĩ về nó.

Sống đúng với chân lý , thì sau khi chết, sóng tầng số hợp, tâm linh trùng khớp với tình yêu bao la, thì mới giải thoát tâm linh được thôi . Mọi người cố tình đi ngược lại chân lý , thì đừng có hy vọng mà giải thoát tâm linh gì ở đây hết .

Nhưng nói hoài riết cũng mệt, vì ko có ai thèm nghe. Nên chẳng thèm nói nữa. Phật, Chúa, Tâm linh cả vũ trụ nhân sinh cũng ko có yêu nhân loại mãi được đâu . Vì họ đâu có ngu đâu mà yêu đơn phương hoài . Đúng ra là hôm nay, tui muốn gửi 1 bài viết kiến nghị cùng phật giáo thế giới, vì chỉ nói lẫy với các bạn thôi.

Nhưng hôm nay, thì miễn bàn . Tới đây chấm dứt . Phải làm 1 tâm linh thông minh chứ.
Reply Tán thành Không tán thành
-1
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Tambinh 05/10/2010 03:25:03
BIẾT ĐƯỢC MÌNH NGU LÀ TỐT LẮM RỒI, VẪN CHƯA MUỘN.
avatar
doc gia 05/10/2010 10:31:48
Bạn BT! Bạn có quyền viết bình luận bất cứ bài viết nào thì người khác cũng có quyền bình luận về những gì bạn viết. Nếu có bản lĩnh thì bạn không vì vậy mà tự ái mà phản ứng trở lại. Bạn viết nhiều về tình yêu vũ trụ và cho mọi người biết rằng bạn đã trải nghiệm thì bạn dễ buồn giận thế. Đôi khi bạn dùng những ngôn từ khó nghe để lên án mọi người như sau:
"Họ là ai, lấy quyền gì? Còn thêm 1 mớ tu sĩ TG lão luyện cổ xưa nữa chứ, khó khăn vô cùng . Ai phong cho họ chức này chức kia, giáo phẩm cao cấp này nọ, để kết hợp lại với nhóm tại gia của mọi tôn giáo trên thế giới , đóng khung tự trói buộc lẫn nhau . Và đã trở thành định kiến, quy ước cố chấp, xưa củ, hẹp hòi, ích kỷ để quy ước phân biệt giới tại gia và xuất gia của thế giới. Chia ra tầng lớp đàng hoàng , làm sao bình đẳng , tự do, hạnh phúc ,được ?"
Còn nữa: "Tu sĩ thế giới chỉ là 1 nhóm người thích sống độc thân, tự do , đi làm kiếm tiền để làm từ thiện xã hội thôi mà . Mọi tôn giáo thế giới đều rờm rà, rắc rối, rối ren, lộn xộn, nói chung là phức tạp quá hà, nghi lễ tùm lum. Lại vô tình tạo ra 1 đống tại gia khó khăn, cố chấp, hỏng biết dựa vào mấy cuốn kinh sách nào đó lại đưa ra nhiều quy luật khác ép uổng tu sĩ thế giới, đóng khung họ theo 1 định kiến cách nhìn khắt khe. Mà tại tu sĩ TG lại khuất phục họ chứ.
Bạn tự đọc lại những gì bạn viết và nếu có ai đó như thế về bạn thì bạn sẽ phản ứng như thế nào?
Nói gì, làm gi, suy nghĩ gì, bạn hãy nhớ tới hậu quả của nó.
avatar
Lâm Trường Thanh 26/12/2010 09:10:13
Thân chào Pháp Đăng
Đem Phật vào đời là việc rất hoan nghinh, nhưng bài viết về Tứ Diệu Đế của Ngài lạc đề rồi, xem nguyên bản phạn ngữ trong kinh Đại Niệm Xứ, trích trong tinh hoa Phật học TS Huệ Dân.
Maha-satipatthana Sutta | Kinh Ðại Niệm xứ

Dukkhasaccaniddeso | Sự thực về bản chất cái khổ
Katamaṃ ca, bhikkhave, dukkhaṃ ariyasaccaṃ?
Và các thầy thế nào là Khổ ?
Jāti pi dukkhā, jarā pi dukkhā, byādhi pi dukkhā, maraṇaṃ pi dukkhaṃ, sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā pi dukkhā, appiyehi sampayogo pi dukkho, piyehi vippayogo pi dukkho, yampicchaṃ na labhati taṃ pi dukkhaṃ, saṅkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā.

Sanh là khổ, Già là khổ, Bệnh là khổ, Chết là khổ, Thương yêu mà biệt ly là khổ, Mong cầu mà không được là khổ. Tóm lại, chấp thủ năm uẩn là khổ.

Katamā ca, bhikkhave, jāti? Yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhi tamhi sattanikāye jāti sañjāti okkanti abhinibbatti khandhānaṃ pātubhāvo āyatanānaṃ paṭilābho, ayaṃ vuccati, bhikkhave, jāti.

Và, các thầy, thế nào là sinh? Nếu Sanh để chỉ cho tất cả các loại chúng sinh trong bất cứ loại hiện hữu, từ hiện tượng vật chất cũng như tâm thức, xuất phát từ Ngũ uẩn, thì quan niệm về sự hình thành của nó được diễn nghĩa theo những hành động như : sản xuất, trở thành, xuất hiện, xuất hiện lại, được ra đời,lúc đầu tiên khởi đầu cuộc sống của...

Sanh cũng chính là luật vô thường, bởi vì nó cũng bị hoại, diệt, thay đổi. Do đó qua kinh nghiệm lần đầu tiên khi ra thành tham quan, Đức Phật đã thấy việc này, cho nên Ngài nói : Trong đời ai cũng có nỗi khổ, do đó sanh là khổ.

Jāti, जाति, có gốc động từ [jan-ti] là một chữ của Pali và Phạn ngữ có nhiều nghĩa như sau : thuộc nữ tính, gia đình, giai cấp; thể loại, chủng giống ; sanh, nòi giống, giai cấp cao quý, hàng dãy; phân loại, hạng | triết học. tổng quát, đường chung; phản nghĩa là. vyakti.

Katamā ca, bhikkhave, jarā? Yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhi tamhi sattanikāye jarā jīraṇatā khaṇḍiccaṃ pāliccaṃ valittacatā āyuno saṃhāni indriyānaṃ paripāko, ayaṃ vuccati, bhikkhave, jarā.

Và, các thầy, thế nào là già? Nếu Già để chỉ cho tất cả các loại chúng sinh trong bất cứ loại hiện hữu, từ hiện tượng vật chất cũng như tâm thức, thì quan niệm về sự hình thành của nó được diễn nghĩa theo những hình ảnh như : suy yếu, tan biến, trí nhớ sút kém, sự suy thoái của cơ thể, tuổi thọ giảm đi.

Già cũng chính là luật vô thường, bởi vì nó cũng bị hoại, diệt, thay đổi. Do đó qua kinh nghiệm lần đầu tiên khi ra thành tham quan, Đức Phật đã thấy việc này, cho nên Ngài nói : Khi cuộc sống đã đến thời gian hạn định của nó, thì cơ thể của con người sẽ bị suy thoái, do đó Già là khổ.

जरा jarā, có gốc động từ [jṝ] thuộc nữ tính. tuổi già, thời tàn, người già, cũ, mòn, lão hóa, phân rã.
Katamaṃ ca, bhikkhave, maraṇaṃ? Yaṃ tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhā tamhā sattanikāyā cuti cavanatā bhedo antaradhānaṃ maccu maraṇaṃ kālakiriyā khandhānaṃ bhedo kaḷevarassa nikkhepo jīvitindriyassupacchedo, idaṃ vuccati, bhikkhave, maraṇaṃ.

Và, các thầy, thế nào là chết? Nếu Chết để chỉ cho tất cả các loại chúng sinh trong bất cứ loại hiện hữu, từ hiện tượng vật chất cũng như tâm thức, thì quan niệm về sự hình thành của nó được diễn nghĩa theo những hành động như : biến mất, tiêu diệt, hủy diệt sinh lực, sự tan rã, giải thể của 5 uẩn. Phạn ngữ : pañca-skandha ; Pali : pañca-khandha ; gồm có những yếu tố như : 1. Sắc ; phạn, pali : rūpa. 2. Thụ ; phạn, pali : vedanā. 3. Tưởng ; phạn : saṃjñā ; pali : saññā. 4. Hành ; phạn : saṃskāra ; pali : saṅkhāra. 5. Thức ; phạn : vijñāna; pali: viññāṇa.

Chết cũng chính là luật vô thường, qua kinh nghiệm lần đầu tiên khi ra thành tham quan, Đức Phật đã thấy việc này, cho nên Ngài nói : Khi cuộc sống đã đến thời gian hạn định của nó, thì cơ thể của con người sẽ bị suy thoái, dẫn đến sự giải thể của tất cả các hiện tượng, xảy ra liên tục, bằng những cách khác nhau, không thể tránh khỏi, do đó Chết là khổ.

Đức Phật giải thích rõ thêm bằng một ví dụ : Một ngọn lửa được gọi tên tùy theo nhiên liệu đã dùng để đốt lên nó. Một ngọn lửa có thể được đốt bằng củi, và nó được gọi là lửa củi. Một ngọn lửa cháy bằng củi thì chỉ cháy khi có củi, và sẽ tắt khi củi không còn nữa, bởi vì khi ấy điều kiện đã thay đổi.

मरण maraṇa có gốc từ [mara-na] thuộc danh từ có nghĩa : tuyệt chủng, chết, hủy diệt sinh lực, sự tan rã.
Katamo ca, bhikkhave, soko? Yo kho, bhikkhave, aññataraññatarena byasanena samannāgatassa aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa soko socanā socitattaṃ antosoko antoparisoko, ayaṃ vuccati, bhikkhave, soko.

Và, các thầy, thế nào là đau buồn? Các thầy, bất cứ khi nào, trong đời sống con người bị ảnh hưởng bởi các hình thức khó khăn khác nhau như : mất mát, bất hạnh, tinh thần không yên ổn, tang chế, lo âu, ưu sầu, điều này, được gọi là đau khổ đó các thầy.

Soko có gốc từ chữ शोक śoka [śuc] thân từ thuộc nam tính có nghĩa là : mất mát, bất hạnh, tinh thần không yên ổn, tang chế, lo âu, ưu sầu, đau buồn, khóc thương. còn nữa.....

Đây là nguyên bản kinh của Tứ Diệu Đế theo kinh đại niệm xứ tiếng Pali. Xin Pháp Đăng vui lòng dùng từ điển xem và kiểm chứng lại có chữ nào viết như : Buồn ơi chào em! Mẹ đang ở đâu? Biển đánh bờ Sông ái dài muôn dặm

Tôi cũng xin Pháp Đăng đừng nên xem thường Phật tử cũng như những đọc giả của trang đạo Phật ngày nay là những người không có kiến thức, muốn viết sao thì viết. Nếu là bậc tăng, nên tu tập cho đàng hoàn, không hiểu thì hỏi không có gì phải mắc cở hết, học là vô tận trong đời.....


Dukkhasaccaniddeso

Katamaṃ ca, bhikkhave, dukkhaṃ ariyasaccaṃ?
Jāti pi dukkhā, jarā pi dukkhā, (byādhi pi dukkhā,)24 maraṇaṃ pi dukkhaṃ,

sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā pi dukkhā, appiyehi sampayogo pi dukkho, piyehi vippayogo pi dukkho, yampicchaṃ na labhati taṃ pi dukkhaṃ, saṅkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā.

Katamā ca, bhikkhave, jāti? Yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhi tamhi sattanikāye jāti sañjāti okkanti abhinibbatti khandhānaṃ pātubhāvo āyatanānaṃ paṭilābho, ayaṃ vuccati, bhikkhave, jāti.

Katamā ca, bhikkhave, jarā? Yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhi tamhi sattanikāye jarā jīraṇatā khaṇḍiccaṃ pāliccaṃ valittacatā āyuno saṃhāni indriyānaṃ paripāko, ayaṃ vuccati, bhikkhave, jarā.

Katamaṃ ca, bhikkhave, maraṇaṃ? Yaṃ tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhā tamhā sattanikāyā cuti cavanatā bhedo antaradhānaṃ maccu maraṇaṃ kālakiriyā khandhānaṃ bhedo kaḷevarassa nikkhepo jīvitindriyassupacchedo, idaṃ vuccati, bhikkhave, maraṇaṃ.

Katamo ca, bhikkhave, soko? Yo kho, bhikkhave, aññataraññatarena byasanena samannāgatassa aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa soko socanā socitattaṃ antosoko antoparisoko, ayaṃ vuccati, bhikkhave, soko.

Katamo ca, bhikkhave, paridevo? Yo kho, bhikkhave, aññataraññatarena byasanena samannāgatassa aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa ādevo paridevo ādevanā paridevanā ādevitattaṃ paridevitattaṃ, ayaṃ vuccati, bhikkhave, paridevo.

Katamaṃ ca, bhikkhave, dukkhaṃ?25 Yaṃ kho, bhikkhave, kāyikaṃ dukkhaṃ kāyikaṃ asātaṃ kāyasamphassajaṃ dukkhaṃ asātaṃ vedayitaṃ, idaṃ vuccati, bhikkhave, dukkhaṃ.

Katamaṃ ca, bhikkhave, domanassaṃ?25 Yaṃ kho, bhikkhave, cetasikaṃ dukkhaṃ cetasikaṃ asātaṃ manosamphassajaṃ dukkhaṃ asātaṃ vedayitaṃ, idaṃ vuccati, bhikkhave, domanassaṃ.

Katamo ca, bhikkhave, upāyāso? Yo kho, bhikkhave, aññataraññatarena byasanena samannāgatassa aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa āyāso upāyāso āyāsitattaṃ upāyāsitattaṃ, ayaṃ vuccati, bhikkhave, upāyāso.

Katamo ca, bhikkhave, appiyehi sampayogo dukkho? Idha yassa te honti aniṭṭhā akantā amanāpā rūpā saddā gandhā rasā phoṭṭhabbā dhammā, ye vā panassa te honti anatthakāmā ahitakāmā aphāsukakāmā ayogakkhemakāmā, yā tehi saddhiṃ saṅgati samāgamo samodhānaṃ missībhāvo, ayaṃ vuccati, bhikkhave, appiyehi sampayogo dukkho.

Katamo ca, bhikkhave, piyehi vippayogo dukkho? Idha yassa te honti iṭṭhā kantā manāpā rūpā saddā gandhā rasā phoṭṭhabbā dhammā, ye vā panassa te honti atthakāmā hitakāmā phāsukakāmā yogakkhemakāmā mātā vā pitā vā bhātā vā bhaginī vā mittā vā amaccā vā ñātisālohitā vā, yā tehi saddhiṃ asaṅgati asamāgamo asamodhānaṃ amissībhāvo, ayaṃ vuccati, bhikkhave, piyehi vippayogo dukkho.

Katamaṃ ca, bhikkhave, yampicchaṃ na labhati taṃ pi dukkhaṃ? Jātidhammānaṃ, bhikkhave, sattānaṃ evaṃ icchā uppajjati: ‘aho vata mayaṃ na jātidhammā assāma na ca vata no jāti āgaccheyyā’ ti. Na kho panetaṃ icchāya pattabbaṃ. Idaṃ pi yampicchaṃ na labhati taṃ pi dukkhaṃ.

Jarādhammānaṃ, bhikkhave, sattānaṃ evaṃ icchā uppajjati: ‘aho vata mayaṃ na jarādhammā assāma, na ca vata no jarā āgaccheyyā’ ti. Na kho panetaṃ icchāya pattabbaṃ. Idaṃ pi yampicchaṃ na labhati taṃ pi dukkhaṃ.

Byādhidhammānaṃ, bhikkhave, sattānaṃ evaṃ icchā uppajjati: ‘aho vata mayaṃ na byādhidhammā assāma, na ca vata no byādhi āgaccheyyā’ ti. Na kho panetaṃ icchāya pattabbaṃ. Idaṃ pi yampicchaṃ na labhati taṃ pi dukkhaṃ.

Maraṇadhammānaṃ, bhikkhave, sattānaṃ evaṃ icchā uppajjati: ‘aho vata mayaṃ na maraṇadhammā assāma, na ca vata no maraṇaṃ āgaccheyyā’ ti. Na kho panetaṃ icchāya pattabbaṃ. Idaṃ pi yampicchaṃ na labhati taṃ pi dukkhaṃ.

Sokaparidevadukkhadomanassupāyāsadhammānaṃ, bhikkhave, sattānaṃ evaṃ icchā uppajjati: ‘aho vata mayaṃ na sokaparidevadukkhadomanassupāyāsadhammā assāma, na ca vata no sokaparidevadukkhadomanassupāyāsadhammā āgaccheyyuṃ’ ti. Na kho panetaṃ icchāya pattabbaṃ. Idaṃ pi yampicchaṃ na labhati taṃ pi dukkhaṃ.

Katame ca, bhikkhave, saṅkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā? Seyyathidaṃ - rūpupādānakkhandho vedanupādānakkhandho saññupādānakkhandho saṅkhārupādānakkhandho viññāṇupādānakkhandho. Ime vuccanti, bhikkhave, saṅkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā.
Idaṃ vuccati, bhikkhave, dukkhaṃ ariyasaccaṃ.


Kính bút
Lâm Trường Thanh
Thành viên nghiên cứu Phật học quốc tế Á Đông Âu châu.
avatar
một độc giả 26/12/2010 22:11:34
Bạn Lâm Trường Thanh quá giỏi, chuyên gia nghiên cứu Phật học , rành cả tiếng Pali. Tuy nhiên những tài năng đó chỉ ích lợi cho bản thân Bạn vì Bạn chỉ Tụng Kinh (đọc nguyên văn) một cách hàn lâm mà chưa thấy Bạn “Thích, Giảng, Luận” gì thực tế cho giới phàm phu được nhờ .

Nói pháp mà chỉ tụng y văn, chỉ trích từ kinh điển, toàn chuyện trên trời thì người trần mắt thịt làm sao lĩnh hội được . Nói pháp như vậy chẳng khác nào cố ý tạo sa mù làm cho lời Phật dạy trở thành huyễn hoặc xa rời cuộc sống thực tế.

Tôi thấy bài này của Pháp Đăng chẳng có mục tiêu làm cho người đời “Ngộ”, vì chuyện đâu có đơn giản như vậy. Pháp Đăng cố ý lấy chuyện đời, và dùng ngôn ngữ đời thường mà nếu có xoay chuyễn được một người đời nào đó bước đầu hướng về Phật pháp thì đã là thành công , là phương tiện thiện xảo, là quý báu . Dĩ nhiên đó chỉ mới là “Chuyễn hướng” , còn tiếp sau đó có “Ngộ” hay không thì “mỗi người phải tự đốt đuốc để đi tới”.
avatar
Lâm Trường Thanh 27/12/2010 09:52:32
Kính chào một đọc giả

Chân thành đa tạ lời bình phẩm thật thà của một đọc giả, Nếu Pháp Đăng lấy chuyện đời và dung ngôn ngữ đời thì nên dung ngôn ngữ của Tiểu thuyết thì hay hơn, chứ đừng nên dung từ của Tứ Diệu Đế vì chỉ có trong Tứ Diệu Đế mới có chữ sự thật thứ nhất mà thôi. Đức Phật bắt đầu từ những kinh nghiệm của cuộc sống chính Ngài, do đó viết bài nên cẩn thận, không nên đồng hóa mình và Bồ Tát, còn nếu cảm thấy đủ sức độ đời thì hãy đưa ra một cách gì cụ thể bằng chính ngôn từ của chính mình, đừng nên dùng chữ nghĩa của Kinh Phật mà diễn dụ khi chưa đủ sức, để rồi người ta có thể nhầm giữa Kinh Phật và Tiểu Thuyết.

Riêng tôi, tôi chưa đủ sức giúp đời, nên không dám nói gì về Thích, Giảng, Luận, tuy nhiên con người ai cũng phải học để mang lợi ích cho chính bản thân của mình trước đã. Đức Phật có nói không ai độ được ai hết, chỉ có tự mình độ mình thôi, giống như bạn đã viết “mỗi người phải tự đốt đuốc để đi tới”. Do đó Pháp Đăng nên phải tự đốt đuốc để đi tới cho chính mình trước đi.

Tứ diệu đế bốn chân lý cao cả, là gốc cơ bản của Phật giáo. Tứ diệu đế là nội dung của kinh nghiệm giác ngộ của Phật Thích-ca Mâu-ni, và cũng là nội dung chính của bài kinh đầu tiên, kinh Chuyển pháp luân. Nên tôn trọng, kh ông c ó phải l à quyển tiểu thuyết và nội dung, xin xem lại dưới đây một cách kỹ càng. Xin chân thành cám ơn. Cùng nhau chia sẽ những cái đẹp của Phật học là điều đáng khen, vì trong Đời có Đạo và trong Đạo có Đời.

Tứ diệu đế gồm có:

Khổ đế là chân lý về sự Khổ: Chân lý thứ nhất cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não, không trọn vẹn. Sinh, lão bệnh, tử, xa lìa điều mình ưa thích, không đạt sở nguyện, đều là khổ. Sâu xa hơn, bản chất của năm nhóm thân tâm, Ngũ uẩn , là các điều kiện tạo nên cái ta, đều là khổ.

Tập khổ đế là chân lý về sự phát sinh của khổ: Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn, Ái, tìm sự thỏa mãn dục vọng, thỏa mãn được trở thành, thỏa mãn được hoại diệt. Các loại ham muốn này là gốc của Luân hồi.

Diệt khổ đế là chân lý về diệt khổ: Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt.

Đạo đế là chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ: Phương pháp để đạt sự diệt khổ là con đường diệt khổ tám nhánh, Bát chính đạo. Không thấu hiểu Tứ diệu đế được gọi là Vô minh.

Nguyên bản Pali

Idaṃ kho pana bhikkhave, dukkhaṃ ariyasaccaṃ: jāti pi dukkhā. Jarā pi dukkhā, vyādhi pi dukkhā. Maraṇam pi dukkhaṃ, appiyehi sampayogo dukkho. Piyehi vippayogo dukkho, yam p icchaṃ na labhati, tam pi dukkhaṃ. Saṅkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā.

Idaṃ kho pana bhikkhave dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ: yāyaṃ taṇhā ponobhavikā nandirāgasahagatā tatra tatrābhīnandanī, seyyathīdaṃ: kāmataṇhā bhavataṇhā vibhavataṇhā

Idaṃ kho pana bhikkhave dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ: yo tassā yeva taṇhāya asesavirāganirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo.

Idaṃ kho pana bhikkhave, dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ: ayam eva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathīdaṃ: sammādiṭṭhi, sammāsaṅkappo, sammākammanto, sammāājivo sammāvāyāmo, sammāsati, sammāsamādhi.

Kính bút
Lâm Trường Thanh
avatar
Duy Hưng 27/12/2010 20:01:20
Kính chào,

tôi thấy lời nhắc nhở của Lâm Trường Thanh rất thẳng thắn và hữu ích, không chỉ riêng cho Pháp Đăng. Pháp Đăng nên đón nhận và tiếp thu bài học này.

Pháp Đăng kính thầy mình là rất tốt, nhưng sùng bái quá thái đến độ bắt chước thầy viết tiểu thuyết thì không nên.Tôn kính và sùng bái, giữa hai cái này phải có ranh giới mới được.

Xin được nhắc nhở thêm ở đây : có rất nhiều thứ chỉ NÊN để ở Làng Mai dùng, KHÔNG NÊN truyền bá ra ngoài. Học Phật thì cứ bám sát lời phật dạy, bám sát kinh điển mà thực hành, đừng "sáng chế" thêm để tỏ ra khác người và hơn người. Pháp Đăng cũng không nên bắt chước thầy gọi Phật là Bụt, hoặc là chỉ nên ở Làng Mai thôi. Xin đừng hiểu lầm ý tốt, gọi Phật hay Bụt bản chất sự việc không có vấn đề, nhưng việc chấp ngôn từ thực sự không cần thiết và lại làm những người còn non nớt hoang mang, hơn nữa người Việt cũng không nên kệch cỡm quá, bởi vì trong giao tiếp hàng ngày còn không tránh được tiếng "Tàu" nữa là học Phật! Hãy giữ nguyên " Nam mô A Di Đà Phật", đừng "Nam mô A Di Đà Bụt"!

A DI ĐÀ PHẬT.
avatar
CHON 27/12/2010 23:09:14
Không thấu hiểu Tứ diệu đế được gọi là Vô minh. AI NÓI???
TỪ TIẾNG PALI DỊCH SANG TIẾNG VIỆT? PHẬT NÓI HAY TÁC GIẢ NÓI
avatar
Lâm Trường Thanh 28/12/2010 09:59:03
Kính chào đọc giả Chon

Tuy câu hỏi của đọc giả ngắn gọn, nhưng hàm chứa một điều thắc mắc rất lớn lao, do đó , Lâm Trường Thanh cũng không quản ngại gì, với những tài liệu đang học của mình xin chia sẽ cùng đọc giả. Thú thật đối mình học không có gì mắc cở hết, xin bạn đừng chê cười.

Đây là bài viết trong 10 ngày Thiền Tập của Thiền sư Khippapanno Kim Triệu (1997)
Vô Minh: Căn Nhân của sự Luân Hồi

Hôm qua, Sư có giảng về Thập Nhị Nhân Duyên. Trong Thập Nhị Nhân Duyên, chi pháp này liên quan đến chi pháp khác, nên cũng còn gọi là Thập Nhị Duyên Khởi. Sư cũng có nói là vị Bồ-Tát quán Thập Nhị Nhân Duyên trước khi thành đạo. Sau khi thành đạo, Ngài đem giáo lý này giảng dạy cho chúng sanh trong 45 năm vì đây là giáo pháp rất quan trọng.

Thập Nhị Nhân Duyên là gì? Có câu kệ bằng tiếng Pàli, Sư xin đọc cho quý vị nghe: "Avijja (vô minh) paccaya (sanh ra) sankhara (hành), sankhara paccaya vinnana (thức), vinnana paccaya namarupa (danh sắc), namarupa paccaya ayatana (lục căn), ayatana paccaya phassa (xúc), phassa paccaya vedana (thọ), vedana paccaya tanha (ái dục), tanha paccaya upadanam (thủ), upadana paccaya bhavo (hữu hay cảnh giới hay nghiệp), bhava paccaya jati (sanh), jati paccaya vachanam (già chết), charamaranam sakhaparaveta dukkha domanasa payasasam pavanti (già chết, buồn rầu, khóc than, khổ não, phiền muộn, đau đớn cũng phát sanh lên)." Đó là 12 chi của Thập Nhị Nhân Duyên.

Đức Phật dạy: "Này các vị Tỳ-khưu, vô minh khởi, kế tiếp là điều kiện pháp bắt đầu khởi, khi hành khởi rồi thì pháp kế tiếp sanh lên, v.v... Thì khi diệt trừ vô minh, hành mới diệt được và các pháp kế tiếp cũng không sanh lên được." Đây là các chi pháp Thập Nhị Nhân Duyên mà Sư giảng hôm qua. Hôm nay, Sư xin nói về sự quan trọng của Giáo Pháp này.

Trước hết, Vô Minh trong Thập Nhị Nhân Duyên là gì? Vô minh là sự hiểu biết không đúng, hay là không có trí tuệ trong sự quán sát. Như vậy, vô minh là hiểu biết không đúng. Đức Phật chỉ rõ vô minh trong Tứ Diệu Đế là không thấy Khổ Diệu Đế, không thấy Tập Diệu Đế, không thấy Diệt Diệu Đế, không thấy Đạo Diệu Đế. Nghĩa là hiểu không đúng trong Khổ-Tập-Diệt-Đạo. Theo Khổ Diệu Đế, tất cả vạn vật trên thế gian này đều là Vô Thường, Khổ Não và Vô Ngã; nhưng trái lại chúng sanh cho là thường, vui và ngã. Hiểu ngược sự thật như vậy gọi là vô minh.

Vô Minh này thật là sâu dày, khó diệt được. Đức Phật có nói rõ: "Vô minh chỉ được diệt hẳn khi hành giả đắc A-La-Hán quả." Vì vậy, ta thấy cái gốc của Vô Minh rất là sâu dày. Sơ Quả, Nhị Quả và Tam Quả vẫn còn vô minh. Tại sao ta có vô minh? Vì ta không chú ý và không có trí nhớ trong những kinh nghiệm. Như thế nào là không chú ý và không trí nhớ trong kinh nghiệm? Có ý nói là không nhớ trạng thái, bản chất của nó. Ví dụ đây là lửa và trạng thái của lửa là nóng, ta kinh nghiệm như vậy. Nhưng sau đó không kinh nghiệm nữa nên ta không còn nhớ lửa là nóng. Vậy là không chú ý và không có trí nhớ trong kinh nghiệm.

Quên như vậy gọi là vô minh. Trên thế gian này, tất cả chúng sanh cho ngũ trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc) là vui, là đẹp; mà sự thật nó là không vui, không đẹp. Bản chất nó là như vậy. Biết bao chúng sanh trên thế gian này gặp những chuyện khổ não. Tuy nhiên, khi xa nó một thời gian, rồi cũng lặp lại những chuyện đó và chịu khổ nữa. Cứ luôn tiếp diễn như thế! Tại sao vậy? Tại vì chúng sanh không có trí nhớ. Nếu biết cái đó là khổ, mình tránh xa nó thì không còn bị khổ nữa. Nhưng vì thói quen nên cứ quay trở lại. Như vậy gọi là Vô Minh.

Vô Minh như thế là vì thiếu Minh Sát Tuệ. Chỉ có Minh Sát Tuệ mới cho ta thấy rõ bản chất của sự vật. Nếu thấy rõ, gọi là Minh. Minh Sát Tuệ tiếng Pàli gọi là Vipassana, có nghĩa là "pannati visesena passati vipassana" -- "thấy vạn vật trên thế gian với thật tướng của nó, gọi là Vipassana". Như vậy, ta phải quán sát tất cả vạn vật trên thế gian này với Tuệ Minh Sát để thấy rõ. Đó gọi là Minh Sát Tuệ.

Không thấy rõ, không nhận thức rõ điều khổ, đó là Vô Minh trong Khổ Diệu Đế. Ví dụ khổ già, khổ sanh; tuy vậy nhưng có bao giờ chúng sanh thấy sanh là khổ đâu? Ngay cả khi những người già, dù đang đau yếu, cũng không bao giờ nghĩ trong tâm: già là khổ. Và ngay cả mình đang khổ đây mà cũng không thấy là khổ nữa. Tại sao vậy? Vì thiếu Minh Sát Tuệ. Huống chi những vật trên thế gian liên quan đến danh sắc, lục căn, lục trần, luôn luôn che mờ chúng sanh không cho thấy sự khổ!

Hai là Vô Minh trong Tập Diệu Đế. Chúng sanh lúc nào cũng muốn được vui mà không biết khổ là do ái dục sanh ra. Khi muốn được vui, chúng sanh tạo biết bao hành động để tìm sự vui thú, rồi cũng tạo biết bao hành động để bảo vệ, duy trì sự vui thú và ham muốn của mình. Bất cứ cái gì mà chúng sanh tạo với sự ham muốn, với nhân ái dục, là toàn đem lại Khổ Não.

Bây giờ lấy ví dụ là mấy chương trình quảng cáo trên máy truyền hình. Khi đem ra quảng cáo, cái gì xem cũng hay, cũng đẹp, cũng tốt; và nếu chúng sanh thấy cái đó là hay, là đẹp, là tốt thì cứ chạy theo. Mà càng chạy theo đời sống vật chất thì càng lo lắng để kiếm tiền của cung ứng cho những nhu cầu trên. Như vậy, càng chạy theo ái dục (nhân) nhiều chừng nào thì càng chịu khổ đau (quả) nhiều chừng ấy. Đó là Vô Minh trong Tập Diệu Đế.

Bậc thánh nhân thấy thế gian này là Khổ; ngược lại, phàm nhân thấy thế gian này là vui. Đó là vì bậc thánh nhân có Tuệ Minh Sát và hiểu sự thật thế gian toàn là Khổ; và vì phàm nhân không có Tuệ Minh Sát nên thấy thế gian toàn là vui. Vì thế, phàm nhân cứ mãi bị dính mắc trong Tam giới -- đó là Dục giới, Sắc giới, và Vô Sắc giới. Còn bậc thánh nhân thấy Khổ nên không dính mắc trong Tam giới. Nếu ta thấy thế gian này vui thì chính ta đang có vô minh trong Dục Giới hay ái dục, hay ta đang vô minh trong Tập Diệu Đế.

Vì vô minh nên thấy đời khổ cho là vui, thấy vô thường cho là thường, không có Ngã nhưng lại cho là có Ngã. Như vậy, làm sao diệt được Vô Minh? Chỉ có con đường đến Niết-Bàn mới diệt được thôi. Diệt đây là diệt cái gì? Như ta đã biết, Vô Minh là căn bản tạo ra Danh Sắc (nama rupa). Nói gọn lại, khi Danh Sắc này còn, ta vẫn tiếp tục luân hồi, thì sự đau khổ kéo dài. Nhưng nếu không thấy rõ Danh Sắc này là khổ, là thay đổi, thì làm sao thấy Niết-Bàn được? Tại sao vậy? Vì Danh Sắc che áng không cho chúng sanh thấy Niết-Bàn. Và vì không thấy Niết-Bàn, nên chúng sanh không muốn đến Niết-Bàn. Đây là Vô Minh trong Diệt Diệu Đế. Sự sanh diệt hay sự diệt hẳn của Danh Sắc rất là khó hiểu vì Vô Minh che áng không cho ta thấy rõ điều này. Vì vậy, Khổ Đế, Tập Đế, và Diệt Đế là ba sự thật mà chúng sanh không thấy rõ.

Còn Diệu Đế thứ tư là Đạo Diệu Đế hay Bát Chánh Đạo, là con đường tốt nhất trên thế gian này; nhưng cũng vì Vô Minh che áng, chúng sanh không nhận thức được đó là con đường đúng. Như vậy, bốn sự thật đều bị che áng bởi Vô Minh, khiến cho chúng sanh không thấy một sự thật nào. Nếu Vô Minh như vậy gọi là Vô Minh trong Tứ Diệu Đế hay là Vô Minh trong Thập Nhị Nhân Duyên.

Với sự vui thú, con người tạo biết bao hành động tàn ác, như giết súc vật để tế thần. Làm như vậy không phải là con đường vui, là con đường diệt khổ. Chỉ vì mê lầm, chúng sanh cầu sự an vui bằng cách làm như vậy. Nhưng thật ra, con đường an vui là con đường đi đến Niết-Bàn. Và ta chỉ thấy được con đường đi đến Niết-Bàn nếu ta có Minh Sát Tuệ (Vipassananana). Nếu không có Minh Sát Tuệ thì không bao giờ thấy con đường an vui. Nhưng vì bị Vô Minh che áng nên chúng sanh không tìm thấy Minh Sát Tuệ được. Mà không có Tuệ Minh Sát thì làm sao thấy rõ Danh Sắc? Nhờ Tuệ Minh Sát, ta thấy đúng thật, hay thấy Tứ Diệu Đế.
Thấy rõ Tứ Diệu Đế gọi là thấy rõ sự thật. Vậy thì làm sao có Tuệ Minh Sát để ta thấy rõ Tứ Diệu Đế? Muốn có Tuệ Minh Sát, ta phải thực hành. Chính Đức Bồ-Tát cũng thực hành Vipassana để đắc đạo quả. Hôm qua, Sư có giảng, qua canh thứ ba Đức Bồ-Tát quán Thập Nhị Nhân Duyên bắt đầu từ chỗ sanh, già, đau, chết. Ngài quán thấy: "Sở dĩ có già, có chết là tại có sanh. Tại sao có sanh? Vì có hữu. Tại sao có hữu? Vì có thủ. Tại sao có thủ? Vì có ái. Tại sao có ái? Vì có thọ? Tại sao có thọ? Vì có xúc. Tại sao có xúc? Vì có lục căn. Tại sao có lục căn? Vì có Danh Sắc. Tại sao có Danh Sắc? Vì có thức. Vì khi có thức là có hành vi." Đến đây, Ngài quán ngược lại, thấy rằng nếu muốn không già, đau, chết thì phải không có sanh, v.v... Nghĩa là nếu pháp này mất thì pháp kia cũng mất; rồi tuần tự những pháp khác cũng mất hết. Cứ thế, Ngài quán xuôi quán ngược. Sau khi quán phần này rồi, Ngài chuyển sang hành Minh Sát Tuệ (hay Tứ Niệm Xứ) và đắc đạo quả thánh theo thứ tự Tu-Đà-Hườn, Tư-Đà-Hàm, A-Na-Hàm và A-La-Hán; nghĩa là đắc Lậu Tận Minh, thành Phật trong canh ba. Đó là Ba-La-Mật của một vị Bồ-Tát.

Sau khi thành Phật, đến ngày thứ tám, Ngài quán Thập Nhị Nhân Duyên một lần nữa. Nhưng ở đây, Ngài quán thêm, thấy rõ nguồn gốc của hành là Vô Minh. Và dưới cội cây Bồ Đề, Ngài thốt lên: "avijja paccaya sankhara" nghĩa là "Vô Minh sanh ra Hành." Theo thứ tự trong Thập Nhị Nhân Duyên, pháp này sanh thì pháp kia cũng sanh; pháp này diệt thì pháp kia cũng diệt. Khi diệt một pháp thì mọi pháp khác cũng diệt, nghĩa là Vô Minh cũng diệt. Khi diệt được Vô Minh thì có Minh, tức là Niết-Bàn vậy.

Thời giáo lý đến đây xin tạm dứt. Trước khi dứt, Sư xin cầu nguyện Hồng Ân Tam Bảo hộ trì cho quý vị được sự an vui, tinh tấn tu hành mau đến nơi giải thoát.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
_______________________________

Bốn Chân Lý (Tứ Diệu Đế)
Thích Viên Giác
A/- Dẫn nhập
Một hôm, Đức Phật đang ở tại Kosambi trong rừng cây simsàpa, Ngài nhặt một ít lá simsàpa đưa lên hỏi: "Này các Tỳ kheo, các ông nghĩ thế nào? Lá simsàpa ở trong tay ta nhiều hay là ở trong rừng simsàpa nhiều?".
"Bạch Đức Thế Tôn, lá trong tay Thế Tôn quá ít, còn lá trong rừng simsàpa thì quá nhiều". Phật dạy: "Cũng vậy, này các Tỳ kheo, điều ta biết thì quá nhiều, nhưng những gì ta dạy cho các ông thì rất ít; nhưng đó là những gì cần thiết và căn bản cho sự giải thoát.

Những gì ta đã dạy cho các ông? Chính là "Đây là Khổ", "Đây là Khổ tập", "Đây là Khổ diệt", "Đây là con đường đưa đến Khổ diệt" (Tương Ưng V).

Giáo lý Tứ đế là nền tảng của hệ thống giáo lý đạo Phật. Ngay sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài đến vườn Nai thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như, những bạn tu khổ hạnh với Ngài trước đây; nội dung bài thuyết giáo đầu tiên ấy là Tứ diệu đế. Từ đó, xuyên suốt hành trình hoằng hóa của Ngài, giáo lý Tứ diệu đế được triển khai, mở rộng. Đức Phật nhiều lần xác định về tầm quan trọng và siêu việt của giáo lý Tứ đế, Ngài dạy: "Những bậc A La Hán chánh đẳng giác ở trong quá khứ, ở trong tương lai hay hiện tại, được coi là vị Chánh đẳng giác đúng nghĩa là Chánh đẳng giác về Bốn thánh đế" (Tương Ưng V).

Mục đích của đạo Phật là giải thoát mọi đau khổ, vì vậy các pháp môn được thiết lập, mọi nỗ lực tu tập đều hướng về mục tiêu ấy. Giáo lý Tứ điệu đế được coi là thiện pháp tối thắng. Ngài Xá Lợi Phất nhận định: "Ví như tất cả dấu chân của mọi loài động vật đều bị nhiếp trong dấu chân voi, vì dấu chân này lớn nhất trong tất cả dấu chân. Cũng vậy, chư hiền giả, tất cả các thiện pháp đều tập trung trong Tứ thánh đế" (Trung Bộ kinh I). Đức Phật cũng dạy: "Này các Tỳ kheo, nếu có ai nói rằng không cần xây dựng tầng dưới của ngôi nhà, tôi sẽ xây tầng trên của ngôi nhà, sự kiện này không thể xảy ra. Cũng vậy, nếu có ai nói rằng không cần giác ngộ Tứ thánh đế, ta sẽ đoạn diệt khổ đau, sự kiện này không thể xảy ra" (Tương Ưng V).

Cho đến lúc sắp nhập Niết bàn dưới cây sa la song thọ, một lần cuối, Ngài nhắc lại giáo lý Tứ đế: "Các thầy Tỳ kheo, đối với Bốn chân lý, các thầy còn hoài nghi chỗ nào thì có thể chất vấn tức khắc, không nên giữ sự hoài nghi mà không cầu giải đáp" (kinh Di Giáo, Trí Quang dịch).

Như vậy, tầm quan trọng của giáo lý Tứ diệu đế đã được xác định bởi chính Đức Phật và những đệ tử xuất sắc của Ngài. Trải qua hơn 2.500 năm, giáo lý Tứ diệu đế vẫn được tất cả các bộ phái Phật giáo, Nguyên thủy hay Đại thừa, đều xiển dương và hành trì.

B/- Nội dung
I- Định nghĩa

Tứ diệu đế là Hán dịch từ chữ Phạn Catvary Aryasatyani. Arya là Diệu, cao quý, mầu nhiệm; Satya là Đế, là sự thật, là chân lý. Tứ diệu đế còn được gọi là Tứ chân đế, Tứ thánh đế, Bốn chân lý mầu nhiệm.
1- Khổ đế (Dukkha): là thực trạng đau khổ của con người.
2- Tập đế (Samudaya): là nguồn gốc hay nguyên nhân dẫn đến thực trạng đau khổ.
3- Diệt đế (Nirodha): là sự kết thúc hay sự chấm dứt khổ đau.
4- Đạo đế (Magga): là con đường hay phương pháp thực hành dẫn đến chấm dứt khổ đau.
Giáo lý Tứ diệu đế được nói đến trong các kinh: Đế phân biệt tâm kinh (Trung Bộ III), kinh Phân biệt thánh đế (Trung A Hàm), kinh Chuyển pháp luân (Tương Ưng & Tạp A Hàm), và rải rác trong kinh tạng Pàli cũng như Hán tạng.

II- Nội dung Tứ diệu đế

1)- Khổ đế (Dukkha): Khổ đau là một thực trạng mà con người cảm nhận từ lúc lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, không ai phủ nhận điều ấy. Con người luôn có xu hướng vượt thoát khổ đau, tìm kiếm hạnh phúc, nhưng vì không hiểu rõ bản chất của khổ đau nên không tìm được lối thoát thực sự; đôi khi ngược lại, càng tìm kiếm hạnh phúc càng vướng vào khổ đau.
Khổ đế là một chân lý, một sự thực về bản chất cái khổ. Đức Phật dạy: "Này các Tỳ kheo, sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, thương yêu mà biệt ly là khổ, mong cầu mà không được là khổ. Tóm lại, chấp thủ năm uẩn là khổ" (Tương Ưng V). Như vậy, Khổ có thể chia làm 3 phương diện như sau:
a)- Về phương diện sinh lý: Khổ là một cảm giác khó chịu, bức xúc, đau đớn. Khi ta bị một gai nhọn đâm buốt bàn chân hay một hạt cát vào trong mắt khó chịu..., đây là sự bức bách đau đớn của thể xác. Sự đau đớn của thể xác rất lớn, như Lão Tử nói: "Ngô hữu đại hoạn do ngô hữu thân" (Có thân nên có khổ). Con người sinh ra đã vất vả khốn đốn; lớn lên già yếu, bệnh tật khốn khổ vô cùng; và cuối cùng, cái chết: sự tan rã cuối cùng của thể xác đem đến khổ thọ lớn lao.
b)- Về phương diện tâm lý: Là sự khổ đau do không toại ý, không vừa lòng v.v... Sự không vừa ý sẽ tạo nên nỗi đau đớn về tâm lý. Những mất mát, thua thiệt trong cuộc đời làm mình khổ. Người mình thương muốn gần mà không được, người mình ghét mà cứ gặp gỡ hoài, mình muốn tiền tài, danh vọng, địa vị nhưng nó cứ vụt qua ngoài tầm tay của mình. Cuộc đời như muốn trêu ngươi, những ước mơ không toại ý, lòng mình luôn trống trải, bức bách v.v... Đây là nỗi khổ thuộc về tâm lý.
c)- Khổ là sự chấp thủ năm uẩn (Upadana-skandhas): Cái khổ thứ ba này bao hàm hai cái khổ trên, như trong kinh đã dạy: "Chấp thủ năm uẩn là khổ".

Năm uẩn là 5 yếu tố nương tựa vào nhau để tạo thành con người, gồm có: thân thể vật lý và cấu trúc tâm lý như: cảm giác, niệm tưởng, hành và thức (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Nói một cách tổng quát, khi ta bám víu vào 5 yếu tố trên, coi đó là ta, là của ta, là tự ngã của ta, thì sự khổ đau có mặt. Ý niệm về "thân thể tôi", "tình cảm tôi", "tư tưởng tôi", "tâm tư tôi", "nhận thức của tôi"... hình thành một cái tôi ham muốn, vị kỷ; từ đó, mọi khổ đau phát sinh. Mọi khổ đau, lo lắng, sợ hãi, thất vọng, điên cuồng đều gắn liền với ý niệm về "cái tôi" ấy.

Tóm lại, cái khổ về mặt hiện tượng là cảm giác khổ về thân, sự bức xúc của hoàn cảnh, sự không toại nguyện của tâm lý. Về mặt bản chất, khổ đau là do sự chấp thủ, ngã hóa năm uẩn.

2)- Tập đế (Samudaya): Tập là tích tập, các phiền não tụ hội tạo thành năng lực đưa đến khổ đau; đây là nguyên nhân, là nguồn gốc của các khổ. Khi nhận thức được bản chất của khổ một cách rõ ràng, ta mới có thể đi vào con đường đoạn tận khổ đau (Đạo đế).

Cuộc đời là khổ đau hay không khổ? Câu trả lời là tùy thuộc vào thái độ tâm lý, cảm thọ và nhận thức của mỗi người; nguyên nhân của khổ có nguồn gốc sâu xa trong tâm tưởng của con người. Phật giáo cũng nhìn thấy các nguyên nhân của đau khổ; có cái phát sinh từ vật chất hay hoàn cảnh xã hội, nhưng nguyên nhân thật sự vẫn là tâm thức.

Nguyên nhân của khổ thường được các kinh đề cập chính là tham ái, do tham ái mà chấp thủ, bám víu vào các đối tượng của tham ái. Sự khao khát về dục lạc sẽ dẫn đến khổ đau, bởi vì lòng khao khát ấy không bao giờ thỏa mãn.

Nguyên nhân sâu hơn và căn bản hơn chính là vô minh, tức là si mê không thấy rõ bản chất của sự vật hiện tượng đều nương vào nhau mà sinh khởi, đều vô thường và chuyển biến, không có cái chủ thể, cái bền vững độc lập ở trong chúng. Do không thấy rõ nên sinh tâm tham muốn, ôm giữ lấy các đối tượng lạc thú. Do không thấy rõ mới lầm tưởng rằng "cái tôi" là quan trọng nhất, là cái có thực cần phải bám víu, củng cố và thỏa mãn nhu cầu của nó. Nói cách khác, do vô minh mà có chấp thủ "cái tôi" và "cái của tôi" như thân tôi, tình cảm tôi, tư tưởng tôi..., người yêu của tôi, tài sản của tôi, sự nghiệp của tôi... Do những chấp thủ ấy mà có những nỗi thống khổ của cuộc đời.

Tóm lại, chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng, khổ hay không là do lòng mình; lòng mình đầy tham lam, chấp thủ, nhận thức sai lầm thì khổ là chắc chắn. Nói cách khác, do cái nhìn của mỗi người đối với cuộc đời mà có khổ hay không. Nếu không bị sự chấp ngã và dục vọng vị kỷ hay phiền não khuấy động, chi phối, ngự trị trong tâm thì cuộc đời đầy an lạc, hạnh phúc.

3)- Diệt đế (Nirodha): Diệt là chấm dứt, là dập tắt. Diệt đế là sự chấm dứt hay dập tắt phiền não, nguyên nhân đưa đến đau khổ và sự chấm dứt khổ đau; cũng có nghĩa là hạnh phúc, an lạc. Diệt đế đồng nghĩa với Niết bàn (Nirvana/Nibbàna).

Đạo Phật xác nhận cuộc đời đầy dẫy những đau khổ, đồng thời cũng xác định có một sự thật khác nữa là an lạc, hạnh phúc. Vì vậy mà có sự tu tập để đạt được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc có các mức độ khác nhau.

a)- Hạnh phúc tương đối: Một khi bạn đã làm lắng dịu lòng tham ái, chấp thủ, thì những nỗi lo âu, sợ hãi, bất an giảm hẳn, thân tâm của bạn trở nên thanh thản, đầu óc tỉnh táo; bạn nhìn mọi vấn đề trở nên đơn giản và rộng lượng hơn. Đó là một hình thức của hạnh phúc. Kinh Trung Bộ có một ví dụ: Có một người con trai đang yêu một cô gái. Tình cờ, anh ta bắt gặp cô gái nói chuyện, cười đùa với một chàng trai khác. Tâm hồn của người con trai đang yêu ấy bị xáo trộn mạnh mẽ, khó chịu, bực bội và đau khổ. Thời gian sau, người con trai ấy không còn yêu thương cô gái ấy nữa; lần này, anh ta gặp cô ái ấy đang nói chuyện, cười đùa với những chàng trai khác, nhưng hình ảnh ấy không làm tâm hồn anh ta đau đớn nữa. Cũng vậy, nhờ tâm trí không bị chi phối bởi những tư tưởng chấp thủ, nhờ không bị đun nóng bởi các ngọn lửa phiền muộn, lo lắng, sợ hãi, mà tâm ý của bạn trầm tĩnh và sáng suốt hơn, khả năng nhận thức sự vật hiện tượng sâu sắc và chính xác hơn, bạn tạo nên một phép lạ: thân tâm được chuyển hóa, thái độ ứng xử của bạn đối với mọi người độ lượng, bao dung và khiêm tốn; đối với của cải, tài sản, danh vọng trở nên thanh thản hơn, không còn bị áp lực của nó đè nặng lên trái tim mình. Trên cơ sở ấy, bạn hưởng thụ đời sống có phẩm chất hơn.

Tóm lại, tùy vào khả năng giảm thiểu lòng tham, sân và vô minh đến mức độ nào thì đời sống của bạn sẽ được tăng phần hạnh phúc lên mức độ ấy.

Nếu bạn phát triển hạnh phúc tinh thần cao hơn bằng cách tu tập thiền định thì bạn sẽ có sự an lạc tuyệt vời. Đức Phật dạy: "Có người có thể không bị bệnh về thể xác trong một năm hay có thể đến cả trăm năm, nhưng thật hiếm có người không bị bệnh về tinh thần, dù chỉ trong một phút". Những tâm lý được coi là bệnh của tinh thần gồm có 5 trạng thái tâm lý, thường gọi là 5 triền cái: tham lam, sân hận, hôn trầm ngủ nghỉ, dao động và hối hận, hoài nghi và do dự. Khi 5 loại tâm lý này có mặt, nó sẽ trói buộc và ngăn che tâm trí bạn; loại trừ chúng thì tinh thần sẽ sáng tỏ thanh tịnh và an lạc như mặt trăng thoát khỏi mây che. Các trạng thái hạnh phúc tinh thần này được gọi là Tứ thiền.
b)- Hạnh phúc tuyệt đối: Trên nền tảng hạnh phúc tinh thần, bạn phát triển tuệ quán, hướng tâm đến đoạn trừ toàn bộ phiền não vi tế, thâm sâu, bạn có thể đạt hạnh phúc tuyệt đối, tối thượng là Niết bàn. Diệt đế chính là Niết bàn. Niết bàn là sự thanh tịnh, là hạnh phúc tuyệt đối. Đức Phật dạy: "Vô bệnh lợi tối thắng, Niết bàn lạc tối thắng" (K.Magandiya, TBK II).

Niết bàn còn được diễn tả dưới nhiều danh từ khác nhau, tiêu biểu như: vô sanh, giải thoát, vô vi, vô lậu, đáo bỉ ngạn, tịch tịnh, chân như, thực tướng, pháp thân... Niết bàn không phải là đối tượng của tư duy, khái niệm hay ngôn ngữ. Đây là trạng thái an lạc, hạnh phúc tuyệt đối khi tâm ý đã vắng mặt tham, sân, si.
Chúng ta thường quan niệm Niết bàn như một cảnh giới, một cõi nào đó cao cấp hơn cõi người, như là cõi thiên đường của các tôn giáo khác; đó là một sai lầm lớn. Niết bàn vượt thoát mọi khái niệm đối đãi về thời gian, không gian, có, không, lớn, nhỏ... Dù vậy, Niết bàn không phải là hư vô, mà là một thực tại thanh tịnh, siêu việt, không nằm trong phạm vi phân biệt của ý thức, hay nói cách khác, không thể nhận thức được Niết bàn khi đang còn tham, sân, si. Một vị Thiền sư nói: "Hãy nhìn những rặng núi, những con suối chảy, những rừng cây xanh ngắt đẹp tuyệt vời kia. Khi biết nhìn mọi vật với một nhãn quan mới, một nhãn quan không bị chi phối bởi tham sân si, thì cảnh đẹp kia chính là Niết bàn đó ! Niết bàn không phải là một nơi chốn nào khác biệt với thế gian, một cảnh giới nào mà người ta có thể tìm đến. Niết bàn chính là ở đây". Đức Phật và các vị Bồ Tát, A La Hán đã đạt Niết bàn ngay trong đời sống này. Điều đó nghĩa là Niết bàn nằm ngay trong tầm tay của mỗi người. Biểu hiện của Niết bàn là không còn tạo nghiệp và không còn tái sinh.

4)- Đạo đế (Magga): Đạo là con đường, là phương pháp thực hiện để đạt được an lạc, hạnh phúc trong đời sống hàng ngày hay hạnh phúc tuyệt đối Niết bàn. Như vậy, toàn bộ giáo lý mà Đức Phật đã dạy đều là Đạo đế, tổng quát và căn bản gồm có 37 pháp, thường gọi là 37 phẩm trợ đạo. Đức Phật dạy: "Này các Tỳ kheo, đây là những pháp do ta chứng ngộ và giảng dạy, các con phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập, truyền bá rộng rãi để chánh pháp được trường tồn, vì hạnh phúc cho chúng sinh, vì an lạc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người. Đó là Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn thần túc, Năm căn, Năm lực, Bảy Bồ đề phần, Tám thánh đạo phần" (kinh Đại Bát Niết Bàn).

Trong 37 pháp thì Tám thánh đạo được coi là tiêu biểu và căn bản nhất của Đạo đế. Tám thánh đạo, còn gọi là Tám chánh đạo - con đường chân chính - có 8 chi phần:
1)- Chánh kiến (Sammà Ditthi): Thấy và hiểu đúng đắn, nghĩa là nhận thức đúng về đạo đức của cuộc sống, cái nào là thiện, cái nào là ác. Nhận biết đúng về bản chất của sự vật là vô thường, vô ngã, duyên sinh. Nhận thức rõ bản chất của khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ và con đường đưa đến hết khổ.
2)- Chánh tư duy (Sammà Sankappa): Suy nghĩ đúng đắn, nghĩa là đừng để đầu óc của mình nghĩ ngợi những vấn đề bất thiện như tham dục, tức tối giận hờn, bạo động hãm hại... dẫn tư duy của mình hướng về tâm cao thượng như tư duy về sự buông thả, sự giải thoát, về thương yêu giúp đỡ chúng sinh, về sự bất bạo động, nhẫn nhục, trầm tĩnh.
3)- Chánh ngữ (Sammà Vàcà): Ngôn ngữ đúng đắn, nghĩa là không nói những lời đưa đến đau khổ, chia rẽ, hung bạo, căm thù. Nói những lời lẽ đưa đến xây dựng niềm tin, đoàn kết hòa hợp, thương yêu và lợi ích.
4)- Chánh nghiệp (Sammà Kammanta): Hành vi đúng đắn, nghĩa là không có hành vi giết hại, trộm cướp, hành dâm phi pháp. Thực hành sự thương yêu, cứu giúp, không ham muốn thú vui bất thiện.
5)- Chánh mạng (Sammà Ajivà): Đời sống đúng đắn, nghĩa là phương tiện mưu sinh, nghề nghiệp chân chính, không sống bằng những nghề phi pháp, độc ác, gian xảo.
6)- Chánh tinh tấn (Sammà Vàyàma): Nỗ lực đúng đắn, nghĩa là nỗ lực đoạn trừ điều ác, nỗ lực thực hành điều thiện.
7)- Chánh niệm (Sammà Sati): Nhớ nghĩ đúng đắn, nghĩa là đừng nhớ nghĩ các pháp bất thiện, đừng để cho các đối tượng bất chính dẫn dắt mình đi lang thang. An trú tâm ý vào thiện pháp, không quên thiện pháp.
8)- Chánh định (Sammà Samàthi): Tập trung tư tưởng đúng đắn, nghĩa là đừng để tâm thức bị rối loạn, tập trung tư tưởng làm an tịnh tâm thức một cách đúng đắn, có hiệu quả phát triển tuệ giác.

Mối quan hệ giữa các chi phần Bát chánh đạo là không thể phân ly, chi phần này có trong chi phần kia, cái kia hỗ trợ cho cái này. Tám chánh đạo có thể chia làm 3 bước là Giới, Định và Tuệ. Giới là Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng; Định là Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định; Tuệ là Chánh kiến, Chánh tư duy. Xác định Bát chánh đạo là con đường đưa đến giải thoát, Đức Phật dạy: "Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát thánh đạo thì ở đấy không có Tứ quả Sa môn" (kinh Đại Bát Niết bàn, TB I). Đức Phật dạy thêm: "Nếu những Tỳ kheo sống chân chính (theo Bát chánh đạo) thì cõi đời này không thiếu vắng những vị A La Hán".

Con đường tu tập của Đạo đế là con đường nỗ lực tự thân của mỗi hành giả Phật tử; con đường ấy vừa thực tiễn vừa có hiệu quả ngay tại đời sống này.

III- Tu tập Bốn chân lý

Giáo lý đạo Phật không phải là một học thuyết, mà là một công trình tu tập, có thực hành mới biến lý thuyết thành thực tiễn, thành chất liệu sống trong mỗi con người, như ăn cơm mới no, uống nước mới hết khát. Đó là chỗ khó khăn của người Phật tử, không thể nhờ cậy vào ai tu giúp cho mình, hoặc ai ban cho mình được giải thoát, hết khổ.

Trong kinh đưa ra 3 giai đoạn nhận thức và hành trì đối với Bốn chân lý, thuật ngữ gọi là Tam chuyển: Thị chuyển, Khuyến chuyển, Chứng chuyển.

1)- Đối với Khổ đế: Thị chuyển là nhận thức, hay nhận diện cái khổ. Thấy được khổ là bước đầu tiên; nếu không thấy, không biết thì sẽ không có hành động diệt khổ. Khuyến chuyển là đi sâu hơn vào bản chất cái khổ, khởi lên ước muốn đoạn trừ khổ. Chứng chuyển cảm nhận một cách sâu sắc và toàn diện về bản chất của khổ đau.

2)- Đối với Tập đế: Thị chuyển là nhận diện nguyên nhân đưa đến đau khổ. Khuyến chuyển là khởi lên ước muốn đoạn trừ các nguyên nhân ấy. Chứng chuyển là tu tập, nỗ lực để đoạn trừ chúng.

3)- Đối với Diệt đế: Thị chuyển là nhận thức được sự vắng mặt của đau khổ là hạnh phúc, là không có đau khổ, ta phải thấy điều ấy. Khuyến chuyển là khởi lên ước muốn được hạnh phúc, hưởng được niềm vui, thanh thản an lạc của đời sống. Chứng chuyển là đạt được, hưởng thụ thật sự trạng thái an lạc ấy.

4)- Đối với Đạo đế: Thị chuyển là nhìn thấy con đường, thấy được phương pháp diệt khổ, thấy rõ rằng đây là con đường đưa đến giải thoát; nói cách khác, thấy được lối thoát ! Khuyến chuyển là khởi lên ước muốn đi trên con đường ấy, khởi hành trên lộ trình ấy. Chứng chuyển là đi trên con đường ấy một cách trọn vẹn.

Tóm lại, đối với mỗi chân lý, chúng ta đều phải nhận thức rõ ràng. Từ nhận thức thông suốt sẽ dẫn đến ước muốn hành động, và cuối cùng đạt được mục đích. Chúng ta phải thấy rõ diễn biến của hành vi, ngôn ngữ và tư duy của chính mình, cái nào có đau khổ, gây ra đau khổ, ta phải nhận diện và diệt trừ chúng; ta chuyển hóa nó để hưởng được niềm an bình hạnh phúc của Diệt đế. Hạnh phúc hay đau khổ đều xuất phát từ nơi thân tâm của chúng ta.

C/- Kết luận

Con người đau khổ không phải vì thiếu thốn vật chất, tiền của, danh vọng, mà chính là vì vô minh. Sự mê muội làm cho con người chưa nhận thức đúng đắn bản chất của cuộc đời. Đạo Phật chỉ dẫn cho con người một hướng đi, một lối thoát, cung cấp phương tiện để cho con người khai mở kho tàng trí tuệ của chính mình. Định nghĩa về vô minh, Đức Phật dạy: "Chính là không biết rõ khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ và con đường đưa đến diệt khổ, này các Tỳ kheo, đấy gọi là vô minh" (Tương Ưng V). Và ngược lại là minh, là trí tuệ. Dưới cái nhìn của trí tuệ, mối quan hệ duyên sinh của Bốn chân lý hiển lộ rõ ràng, thấy được một chân lý là thấy được toàn bộ chân lý. Đức Phật dạy: "Này các Tỳ kheo, ai thấy khổ, người ấy cũng thấy nguyên nhân của khổ, thấy khổ diệt, thấy con đường đưa đến khổ diệt. Ai thấy được nguyên nhân của khổ, cũng thấy được khổ, thấy được khổ diệt và con đường đưa đến diệt khổ. Ai thấy được khổ diệt, cũng thấy được khổ, nguyên nhân của khổ, con đường đưa đến khổ diệt. Ai thấy được con dường đưa đến khổ diệt, thì cũng thấy được khổ, nguyên nhân của khổ và sự diệt khổ" (Tương Ưng V). Nhận thức đúng như thế là Chánh kiến, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tu tập Bốn chân lý; nói cách khác, Chánh kiến đi hàng đầu trong mọi pháp môn. Nhận thức sáng tỏ ấy còn gọi là Kiến đạo.

Giáo lý Bốn chân lý vừa là phương tiện, vừa là cứu cánh. Một giáo lý hoàn chỉnh đầy tính nhân bản đem lại niềm tin, sức sống cho con người, xã hội đương thời và vẫn thiết thực lợi ích cho con người và xã hội hiện đại.

Đặc tính của giáo lý Tứ diệu đế là con đường Trung đạo, không rơi vào cực đoan hưởng thụ dục lạc hay khổ hạnh ép xác. Giáo lý Tứ diệu đế bao hàm tất cả các giáo pháp mà Đức Phật đã dạy. Giáo lý Tứ diệu đế có thể thực hành cho người xuất gia cũng như tại gia, ai cũng tu tập được, ai cũng có thể nếm hương vị giải thoát, đáp ứng được nhu cầu thoát khổ cho cá nhân và chuyển hóa xã hội./.

Hy vọng những bài viết trên của hai vị Đại sư sẽ giúp bạn hiểu thêm những gì mà bạn đang thắc mắc. Và tôi cũng chân thành hai bậc Tiên sinh đã viết những bài này rất đầy đủ ý nghĩa cho người học Phật hay người đang đi tìm đạo.

Kính bút
Lâm Trường Thanh
avatar
đại diện 29/06/2012 02:43:34
Khó biết đúng sai lắm. Ở trên có người đúng, người sai.

Quan trọng là lợi ích
Nếu ai thấy pháp nào phù hợp thì lựa chọn, đâu thể ép buộc được.

Nhưng để biết có phù hợp hay không phải tự nghiên cứu kinh điển lấy (nghiên cứu đời người đi trước).

Mà bạn gì đó ơi, tăng sĩ không sống theo khuôn khổ thì dễ sa đọa lắm. Bạn coi kinh nhiều chắc biết mà.
tổng số: 18 | đang hiển thị: 1 - 18

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập