Thấy đúng thực tại thật như thế qua chánh kiến

Đã đọc: 3812           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Dường như Chánh kiến không có một mực chuẩn nào để nói rõ hết bản chất thực thể của nó. Tuy nhiên, chỉ cần thực hành nó theo Đức Phật Thích Ca đã làm, thì tự mình sẽ hiểu rõ được ý nghĩa và giá trị thực thể của nó trong đời sống của chính mình.

Samyagdṛṣṭiḥ | सम्यग्दृष्टिः | Chánh kiến (tiếng Phạn âm la tinh hóa viết theo mẩu Devanāgarī) trích trong tinh hoa Phật học của TS Huệ Dân.

Trong Phật học có lẽ không có chữ nào, không cần phải hiểu một cách phân biệt rõ ràng, khi người ta đọc hay học hoặc muốn biết về chúng. Đây có phải là sự đòi hỏi của người ta, khi họ muốn thấy và biết đúng như sự thật về một sự kiện của đạo lý để nhận thức về nó?

Thấy và Biết trong cuộc sống của con người qua hình thức bên ngoài hình như đều giống nhau, nhưng Thấy và Biết trong cuộc sống riêng của mỗi người thì hình như hoàn toàn khác nhau.

Như vậy, Thấy đúng hay Hiểu biết đúng thật như thế của thực tại trong cuộc sống của con người, qua phần khởi đầu của Bát Chánh Đạo là gì? Có phải là cái Thấy đúng hay Hiểu biết đúng thật như thế của thực tại trong cuộc sống mà tự chính mình cảm nhận ra, mà không qua sự ảnh hưởng của người khác?.

तत्र  भिक्षवःकतमकतमासम्यग्दृष्टिः? अस्त्ययंलोकः, अस्तिपरलोकः, अस्तिपिता, अस्तिदत्तम्, अस्तिहुतम्, अस्तिइष्टानिष्टसुकृतदुष्कृतानां, कर्मणांफलविपाकः, सन्तिलोके  सम्यग्गताःसम्यक्प्रतिपन्नाइति | इयंभिक्षवःसम्यग्दृष्टिः |

tatra bhikṣavaḥ katamā samyagdṛṣṭiḥ? astyayaṃ lokaḥ, asti paralokaḥ, asti pitā, asti dattam, asti hutam, asti iṣṭāniṣṭasukṛtaduṣkṛtānāṃ karmaṇāṃ phalavipākaḥ, santi loke samyaggatāḥ samyakpratipannā iti | iyaṃ bhikṣavaḥ samyagdṛṣṭiḥ |

Từ vựng:

Tatra (तत्र) là chữ ghép từ: tad (तद्) + tra (त्र). Tatra là thán từ và nó có những nghĩa như sau: đó là, nơi kia, giữa những cái này, một trong hai cái…

Bhikṣavaḥ (भिक्षवः)  là chủ cách và hô cách số nhiều của thân bhikṣu- (भिक्षु-) trong bảng biến thân ở dạng giống đực. Bhikṣavaḥ (भिक्षवः) có nghĩa là các tỳ kheo … các tu sĩ nhà Phật, những người xuất gia đã thọ giới Cụ túc.

Katama (कतम) là đại từ nghi vấn và nó có những nghĩa như sau: là cái gì, ai, như thế nào… Katamā (कतमा) cùng nghĩa như Katama (कतम) nhưng nó thuộc về giống cái.

Samyagdṛṣṭiḥ(सम्यग्दृष्टिः) là chữ ghép từ: samyag (सम्यग्) + dṛṣṭiḥ (दृष्टिः).

Samyag (सम्यग्) có gốc từ samyak (सम्यक्) và samyak (सम्यक्) được viết từ samyac (सम्यच्). Samyak (सम्यक्) là thán từ và nó có những nghĩa như sau: cùng nhau, đồng dạng, khá, đúng, sạch, thích hợp, đúng, chính xác, chính thực, thực sự…

Dṛṣṭiḥ (दृष्टिः) là chủ cách số ít của thân dṛṣṭi-(दृष्टि-) trong bảng biến cách ở dạng giống cái. Dṛṣṭi ( दृष्टि) có những nghĩa như sau: nhìn, thấy, tầm nhìn thấy, nhìn xem xét,nhìn quan sát, điềm nhìn, thấu hiểu, biết…

Samyagdṛṣṭiḥ (सम्यग्दृष्टिः) là chủ cách số ít của thân samyagdṛṣṭi- (सम्यग्दृष्टि-) trong bảng biến cách ở dạng giống cái. Samyagdṛṣṭiḥ có nghĩa là sự hiểu biết đúng đắng và theo Phật học Việt gọi là Chánh kiến hay Chính Kiến.

Gom ý Việt:

Tatra bhikṣavaḥ katamā samyagdṛṣṭiḥ? |तत्र  भिक्षवः  कतमकतमा  सम्यग्दृष्टिः?

Này các Thầy Chánh kiến là  cái gì?

Phân tích từ vựng trong câu này:

Chữ  Asty (अस्त्य् ) là cách viết nối âm giữa nguyên âm cuối chữ Asti (अस्ति) và nguyên âm đầu của chữ Ayaṃ (अयं) theo cách biến âm trong văn phạm của tiếng Phạn: i (इ) + a (अ) = y (य्).

Asti (अस्ति) có gốc từ động từ căn √as (√ अस् ). Asti là bất phân từ, không biến cách, khi nó đứng trước đầu câu và nghĩa của nó là: sống, tồn tại, được hiện hữu ở, ngụ tại, đứng chững lại, là, có …

Asti (अस्ति) là động từ As được chia theo ngôi số ba số ít ở thì hiện tại. Nāsti (नास्ति) là phản nghĩa của Asti (अस्ति)

Ayaṃ (अयं) là bất phân từ, không biến cách và nghĩa của nó là: điều này, cái này…

Lokaḥ (लोकः) là chủ cách số ít của thân loka-( लोक-) trong bảng biến cách ở dạng giống đực và nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: nơi chốn, thế giới, nơi thay thế, vũ trụ, trái đất, nơi phía dưới đây, dân tộc, dân chúng, địa phương, cảm nhận bên trong…

Loka ( लोक) có gốc từ động từ căn √ lok (√ लोक् ) và √ lok (√ लोक् ) có những nghĩa được biết như sau, tùy theo các thì dùng trong văn phạm của chúng: nhìn, thấy, xem như, nhận thức được, thấu hiểu được…

Paralokaḥ (परलोकः) là chủ cách số ít của thân paraloka-( परलोक) trong bảng biến cách ở dạng giống đực và nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: thế giới khác, thế giới cao hơn…

Pitā (पिता) là chủ cách số ít của thân pitṛ-(पितृ) trong bảng biến cách ở dạng giống đực và nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: cha, sự bảo vệ, che chở …

Dattam (दत्तम्) là đối cách số ít của thân datta- (दत्त-) trong bảng biến cách ở dạng giống đực và nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: đã cho, đã chấp nhận, đã cung cấp cho, đã dâng cho, quà tặng, sự cho, sự biếu, sự tặng, sự hiến; vật cho, quà biếu, vật tặng, vật hiến, quà, đồ biếu…

Hutam (हुतम्) là chủ cách số ít của thân huta- (हुत-) trong bảng biến cách ở dạng trung tính và nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: bị hy sinh, nộp vào sự cúng, dâng hiến,đồ cúng, đồ quyên…

 

Iṣṭā (इष्टा) là chủ cách số ít của thân iṣṭā-(इष्टा-)( từ gốc  yaj- (यज्-)) trong bảng biến cách ở dạng giống cái và nó cũng là quá khứ phân từ của động từ căn √ yaj (√ यज् ). Động từ căn √ यज्  yaj  thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách dùng các thì của nó: dâng tặng, cúng hiến, vinh danh thánh thần, tôn danh sự hy sinh, được vinh danh cho sự dâng hiến, ước mong hiến dâng…

Niṣṭa (निष्ट) là hô cách số ít của thân niṣṭa-(निष्ट-) (từ gốc niś (निश्)) trong bảng biến cách ở dạng giống đực. Niś (निश्) là bất phân từ, không biến cách và nghĩa của nó là: ngoài, ở ngoài, ra ngoài, hẳn, hoàn toàn hết, to thẳng, rõ ra, về phía trước, ra phía trước, lộ ra,từ phía trong (cái gì) ra, ra khỏi,xa, xa cách, rời xa, xa ra,biến đi, mất đi, hết đi, thoát ra từ, xuyên qua…

 

Sukṛta (सुकृत)là hô cách số ít của thân sukṛta- (सुकृत-) trong bảng biến cách ở dạng trung tính và nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: làm tốt, làm hay, thành công, dẫn dắt đúng, hướng dẫn tốt, điều khiển hay… hành động đáng thưởng…

 

Duṣkṛtānāṃ (दुष्कृतानां) là sở hữu cách số nhiều của thân duṣkṛtā- (दुष्कृता-)trong bảng biến cách ở dạng giống cái và nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: phản ứng xấu, tội lỗi, tổ chức dỡ, không thực hành đúng, không làm đúng, hành động xấu…

 

Karmaṇāṃ (कर्मणां) là sở hữu cách số nhiều của thân karman-( कर्मन्-) trong bảng biến cách ở dạng trung tính và nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: hành vi, hành động, sự hoạt động, tác dụng, ảnh hưởng, sự nghiệp, công việc, nghiệp vụ, nghề, nghề nghiệp…


Phalavipākaḥ (फलविपाकः) là chữ ghép từ: Phala (फल) + vipākaḥ (विपाकः).

Phala (फल) là hô cách số ít của thân phala- (फल-) trong bảng biến cách ở dạng trung tính và nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: quả, trái cây, sự gặt, sự hái, sự thu hoạch, mùa màng, kết quả, phần thưởng…

 

Vipākaḥ (विपाकः) là chủ cách số ít của thân vipāka- (विपाक-) trong bảng biến cách ở dạng giống đực và nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: quá trình chín, quá trình thành thục; sự chín, sự thành thục, kết quả, hậu quả; phần thưởng, sự biến đổi…

 

Phalavipākaḥ (फलविपाकः) theo tinh thần Phật học thường dịch là Dị thục qủa (Vì quả khi chín (thục) thì tính chất lại khác (dị) hay nói cách khác Quả và nhân không giống nhau, khi quả chín sẽ có những biến đổi, không còn giữ nguyên tính chất của nhân nữa. Từ này hàm ý dùng để chỉ chung cho quả báo của cái nhân thiện hay ác đã tạo ra từ đời trước)

Santi (सन्ति) là số nhiều của Asti (अस्ति).

 

Loke (लोके) là vị trí số ít của thân loka- (लोक) trong bảng biến cách ở dạng giống đực và nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: nơi chốn, thế giới, nơi thay thế, vũ trụ, trái đất, nơi phía dưới đây, dân tộc, dân chúng, địa phương, cảm nhận bên trong…

Santi loke (सन्तिलोके): hiện hữu ở thế gian, cõi nhân sinh, thế giới chúng sinh…

Samyaggatāḥ (सम्यग्गताः) là chủ cách số nhiều của thân samyaggatā- (सम्यग्गता) trong bảng biến cách ở dạng giống cái. Samyaggatāḥ (सम्यग्गताः) là chữ ghép từ: Samyag (सम्यक्) + gatāḥ (गताः).

Như đã biết Samyag (सम्यग्) có gốc từ samyak (सम्यक्) và samyak (सम्यक्) được viết từ samyac (सम्यच्). Samyak (सम्यक्) là thán từ và nó có những nghĩa như sau: cùng nhau, đồng dạng, khá, đúng, sạch, thích hợp, đúng, chính xác, chính thực, thực sự, hoàn thành…

Gatāḥ (गताः) là chủ cách và hô cách số nhiều trong bảng biến cách của thân gata- (गत) trong bảng biến cách ở dạng giống đực của văn phạm tiếng Phạn.

Gatāḥ (गताः) là chủ cách, hô cách và  đối cách số nhiều trong bảng biến cách của thân gatā- (गता) trong bảng biến cách ở dạng giống cái của văn phạm tiếng Phạn.

Thân gata- (गत) là quá khứ phân từ của gam(गम्).  Gatā- (गता) là tính từ giống cái. Gata() có những nghĩa thông thường được biết như sau: đã đi, đã qua, mất,quá khứ…

Samyakpratipannā (सम्यक्प्रतिपन्ना) là chữ ghép từ: Samyak (सम्यक्) + pratipannā (प्रतिपन्ना). Như đã biết Samyag (सम्यग्) có gốc từ samyak (सम्यक्) và samyak (सम्यक्) được viết từ samyac (सम्यच्). Samyak (सम्यक्) là thán từ và nó có những nghĩa như sau: cùng nhau, đồng dạng, khá, đúng, sạch, thích hợp, đúng, chính xác, chính thực, thực sự, hoàn thành…

Pratipannā (प्रतिपन्ना) là chủ cách số ít của thân pratipannā- (प्रतिपन्ना). Pratipannā (प्रतिपन्ना) là tính từ giống cái. Pratipanna (प्रतिपन्न) là quá khứ phân từ của pratipad(प्रतिपद्): (prati (प्रति) +pad(पद्)). Pratipanna (प्रतिपन्न) là tính từ giống đực và nó có những nghĩa thông thường được biết như sau:  cái gì đã đến, cái gì đã đạt được, cái gì đã thấu đạt, cái gì đã nắm được, đã hiểu, đã được biết đến, đã được công nhận, đã cho phép…

 

Iti (इति) là bất phân từ, không biến cách và nghĩa của nó là: như vậy, bởi như vậy, như thế…

Iyaṃ (इयं) cùng nghĩa như Iti (इति).

 

Tạm gom ý câu này :

 

अस्त्ययंलोकः, अस्तिपरलोकः, अस्तिपिता, अस्तिदत्तम्, अस्तिहुतम्, अस्तिइष्टानिष्टसुकृतदुष्कृतानां, कर्मणांफलविपाकः, सन्तिलोके   सम्यग्गताः सम्यक्प्रतिपन्नाइति | इयंभिक्षवः सम्यग्दृष्टिः |

astyayaṃ lokaḥ, asti paralokaḥ, asti pitā, asti dattam, asti hutam, asti iṣṭāniṣṭasukṛtaduṣkṛtānāṃ karmaṇāṃ phalavipākaḥ, santi loke samyaggatāḥ samyakpratipannā iti | iyaṃ bhikṣavaḥ samyagdṛṣṭiḥ |

 

Có sự cảm nhận bên trong này, có sự cảm nhận bên trong kia, có sự nâng đỡ, có sự  đã cho, có sự được cho, có những hành vi, tốt, xấu, không giống nhau, khi làm xong sẽ có những biến đổi, không còn giữ nguyên tính chất của chúng nữa. Hiện hữu ở thế gian, đã đạt đến chính thực, đã được biết đến như vậy, các thầy Chánh kiến như thế.

 

Nếu tiếng nói hay chữ viết là một trong những hình thức diễn đạt của con người, thì Chánh kiến  (Samyagdṛṣṭiḥ | सम्यग्दृष्टिः) cũng là một trong những hình thức đã được áp dụng qua sự so sánh trong hai kinh nghiệm từng trãi trong đời của Đức Phật Thích Ca và Ngài đã rút ra một kết luận để khuyên người đang đi tìm Đạo:


"Đắm mình trong dục lạc dẫn đến nguy hại, là một điểm nên tránh. Tự hành hạ mình bằng các hình thức tu khổ hạnh nghiêm khắc, dẫn đến đau khổ, và nguy hại là một điểm không bao giờ nên làm".


Dường như Chánh kiến không có một mực chuẩn nào để nói rõ hết bản chất thực thể của nó. Tuy nhiên, chỉ cần thực hành nó theo Đức Phật Thích Ca đã làm, thì tự mình sẽ hiểu rõ được ý nghĩa và giá trị thực thể của nó trong đời sống của chính mình.

Kính bút

TS Huệ Dân

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập