Người bạn tốt Đề-bà-đạt-đa

Đã đọc: 8661           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Bồ Tát có khi thị hiện là một người tốt để hầu giúp chúng ta vững trãi, không thối thất tâm bồ đề; cũng có khi thị hiện là người ác để giúp kẻ đang bị mắc kẹt trong khi tu tập. Cái tốt hay cái ác của Bồ tát đều mong giúp chúng ta thẳng tiến trên con đường giải thoát.

Đọc qua lịch sử chúng ta biết nhiều về hạnh động thù nghịch của Đề-bà-đạt-đa đối với đức Phật như thế nào. Không phải chỉ xảy ra trong thời đức Phật còn tại thế mà còn lắm nhiều kiếp khác nữa.  Ông tạo cơ mưu ám hại giết chết Phật, bày chước độc, phỉ báng thanh danh.  Tiền thân Đề-bà-đạt-đa là người xấu, xan lẫn kinh pháp, trao đổi kinh pháp với giá quá đắt, luôn là nhân vật đối nghịch, đối kháng, ra sức hãm hại Bồ tát (tiền thân của đức Phật). Tuy nhiên, trong phẩm Đề-bà-đạt-đa, kinh Pháp Hoa, thì đức Phật lại xem Đề-bà-đạt-đa là người bạn tốt, là bậc thiện tri thức, là người bạn không thể thiếu trên bước đường tu tập để đạt giác ngộ của mình.

Điều chính mà chúng ta luận bàn ở đây không phải nói tới những điều bất thiện, hành động thù nghịch của Đề-bà-đạt-đa mà chính là sử dụng cái không đẹp, không tốt ấy vào quá trình tu học để đạt giải thoát của mình. Có thể ví những hành động của Đề-bà-đạt-đa là rác, là phân thì hoa nở (tượng trưng cho sự giác ngộ) cần phải có rác, có phân. Hoa có nở đẹp cuộc đời hay không là nhờ rác dơ, phân bẩn đó. Vì thế mới có câu: Phiền não tức Bồ đề. Muốn thành chánh quả không thể chốn chạy nghịch cảnh. Một mình lập am, lập cốc, đóng của luyện tu, chánh quả ắt khó thành.

Đã là cuộc đời luôn có mâu thuẫn, luôn có thuận duyên và nghịch duyên. Có thiện thì có ác, có tốt thì có xấu, ngoại cảnh hay tự thân đều cùng chung quy luật ấy. Đừng nghĩ rằng mình làm thiện thì luôn có cái thiện cái tốt đến ngay với mình, và đừng cầu mong chuyện không may, kẻ ác tránh xa mình. Nhân quả trong Phật giáo không phải quá đơn giản như người ta tưởng, nó vận hành theo nhịp độ thời gian nên làm cho nhân quả khác thời, khác giống và không cố định.

Có lửa cao mới biết tuổi vàng, có chở nặng mới biết sức mạnh của con long tượng.  Có kẻ ác như Đề-bà-đạt-đa thì sức tinh tấn của chư Phật trong quá khứ, sức nhẫn nhục của chư Phật ở hiện tại mới thành tựu đến đỉnh cao: “Ba-la-mật”.  Nếu người biết học đạo, kẻ ác cũng  có thể là thầy ta được.  Ta sẽ học với họ cái mà ta vĩnh viễn phải chừa.

Khi thực tập tu, chúng ta không nên lựa chọn bạn để tu, hãy xem việc người hiền ở với mình, hay ai đó khắc khẩu ở với mình là điều bình thường. Chúng ta luôn có khuynh hướng chọn bạn để học, để tu; chọn người nào đó hợp tính với mình, người nào đó mà mình thấy thương, có cảm tình; còn kẻ nào khó chịu, không hợp với nhãn quan của mình, thì mình tránh xa. Thế thì làm sao có thể thực tập hạnh nhẫn nhục hay thực tập hạnh từ bi cho được. Nếu còn thấy người an ủi vỗ về, giúp đỡ là người ơn; còn người thử thách, la mắng là kẻ phá hại; còn thấy người ơn, kẻ hại là còn thấy hai. Mà còn thấy hai thì không thể nào nhận ra tri kiến Phật như kinh Pháp hoa đã dạy. Ta thường chê phân là hôi thúi, nhưng để có hoa nở làm đẹp cuộc đời thì không thể thiếu phân được.

Bồ Tát có khi thị hiện là một người tốt để hầu giúp chúng ta vững trãi, không thối thất tâm bồ đề; cũng có khi thị hiện là người ác để giúp kẻ đang bị mắc kẹt trong khi tu tập. Cái tốt hay cái ác của Bồ tát đều mong giúp chúng ta thẳng tiến trên con đường giải thoát. Cái nhìn còn có sự phân biện giữa thiện hạnh và nghịch hạnh thì chưa thể tiến tới tri kiến Phật, chưa thể công thành quả mãn. Vì thế, đức Phật đã nói Đề-bà-đạt-đa là thiện tri thức, là người bạn tốt của Ngài không chỉ trong đời này mà còn nhiều kiếp trước nữa. Nhờ có thiện tri thức Đề-bà-đạt-đa mà đức Phật viên mãn công hạnh Bồ tát, được thành Phật.

Vì thế, trên con đường tu học của mình, nếu có một Đề-bà-đạt-đa thứ hai, thứ ba… thì hãy xem đó là một sự may mắn, đó là người bạn tốt để mình tiến nhanh trên con đường giải thoát vậy.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (2 đã gửi)

avatar
kim yến 06/01/2011 09:30:10
Thưa Thầy , trong cuộc sống từ nhỏ con được dạy ; " gần mực thì đen gần đèn thì sáng ". Sau này có biết một chút lời Phật dạy , đức Phật cũng khuyên mình lánh xa kẻ ác, làm bạn với người hiền . Như vậy phải có sự cân nhắc và cẩn trọng khi chọn bạn để giao du. Nói như vậy không phải con khinh khi ngưới xấu , ác ,con không có lòng từ bi , nhưng mình đạo lực còn kém , chưa vững vàng làm sao dám thân cận hay " độ " người xấu, ác hả Thầy ?
Đức Phật còn nói Ngài không có khả năng độ tất cả chúng sinh , ai có duyên với
Ngài , Ngài mới độ được. Con suy nghĩ như vậy có sai không ?
Xin cảm ơn Thầy chỉ dạy.
avatar
Việt Anh 11/10/2012 12:48:32
Cảm ơn thầy vì bài viết rất hay này...
Mỗi khi con gặp chuyện không hay trong cuộc sống, gặp những người khiến con bực mình, phiền não, thất vọng, thì con lại mở bài này ra xem để nhắc tâm mình luôn luôn phải vững vàng, chớ có để sân hận làm chủ lý trí.
Có vấp ngã thì mới có trưởng thành, cũng như có phân, có rác thì hoa mới nở đẹp. Con luôn luôn ghi nhớ
tổng số: 2 | đang hiển thị: 1 - 2

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập