Hiến Tặng Bộ Phận Cơ Thể, Tạo Ra "Một Lợi Ích Về Nghiệp" Cho Phật Tử

Đã đọc: 2445           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

- Cuộc Phỏng Vấn Với Robert A. F. Thurman - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: beadonor.org

Giáo sư Thurman là vị chủ tịch nghiên cứu về tôn giáo, và là giáo sư "Jey Tsong Khapa" nghiên cứu Phật Giáo tại Đại Học Columbia, thành phố Nữu Ước; chủ tịch của Tibet House (Hội Tây Tạng); và là một cựu tu sĩ Phật giáo Tây Tạng. Cuộc phỏng vấn nầy, lần đầu tiên xuất hiện trong On The Beat, Spring(Mùa Xuân) / Summer(Mùa Hè) 2005, một ấn phẩm của New York Organ Donor Network (Hội Những Người Hiến Tặng Bộ Phận Cơ Thể Ở Nữu Ước).

 

Cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi Martin Woolf, Quản Lý Truyền Thông tại New York Organ Donor Network (Hội Những Người Hiến Tặng Bộ Phận Cơ Thể Ở Nữu Ước).

(MW: Martin Woolf)

 

MW: Về việc hiến tặng bộ phận cơ thể, quan điểm chung của Phật Giáo là gì?

 

Thurman: Sự tiếp nối liên tục trong các kiếp sống của những người bình thường, chính là sự tiếp nối liên tục của thần-thức của họ. Những người nầy không muốn nói về cái-tôi, và họ cũng không thoải mái nói về linh-hồn, bởi vì linh-hồn cũng có thể xem như là cái-tôi. Khi họ chết, thần-thức hoàn toàn rời khỏi thân thể của họ. Thân thể không có gì là thiêng liêng trong ý nghĩa đó. ... Vì vậy, không có điều gì ngăn cấm, trong việc họ hiến tặng bộ phận cơ thể. Trên thực tế, chuyện hiến tặng bộ phận cơ thể được xem là một việc làm vô cùng đạo đức, đặc biệt là trong Phật Giáo Đại Thừa.

 

MW: Có khía cạnh nào về hiến tặng bộ phận cơ thể, mà một số Phật Tử xem như là có vấn đề?

 

Thurman: Đó là sự giải phẫu, mặc dù giải phẫu sẽ không gây đau đớn cho những người hiến tặng, nhưng giải phẩu có thể làm gián đoạn quá trình ra đi của thần-thức khi rời khỏi thân thể của họ. ... Thậm chí, ngay cả điều nầy xảy ra, và nếu họ đã chuẩn bị tinh thần để cho tặng, sự hiến tặng bộ phận cơ thể vẫn là một đức tính cao quý, và có thể giúp ích cho sự tái sinh của họ.

 

MW: Tôi đã đọc về tầm quan trọng của lòng từ bi trong Phật Giáo.

 

Thurman: Đúng như thế, nhưng trong khi thực hành, người Phật Tử không cố gắng tạo áp lực cho người khác phải làm nhiều hơn những gì họ có thể làm được, cũng như những gì họ thật sự muốn làm. ... Nếu họ chuẩn bị, và mở lòng ra, họ có thể làm nhiều hơn những gì họ nghĩ họ có thể làm được. Không phải ai cũng có một trình độ dính mắc giống nhau. ... Món quà tặng cơ thể là một lợi ích to lớn, đó là một lợi ích về nghiệp. Thật thế, hiến tặng cơ thể là một chuyện làm cao quý, và miễn là họ có thể làm điều nầy mà không có quá nhiều lo lắng, và miễn là họ có sự chuẩn bị, và họ được gia đình của họ chấp nhận, tôi nghĩ rằng, theo quan điểm Phật Giáo, đây là một việc làm tích cực. Trong Phật Giáo, không có sự tôn thờ xác chết.

 

MW: Có một câu chuyện về tiền thân Đức Phật, khi ngài là Thái Tử Mahasattva đã cứu sống một con hổ cái, và các hổ con sắp chết đói, bằng cách hiến tặng thân thể của ngài. Thái Tử Mahasattva đã tự cắt cổ họng của mình, để con hổ cái ăn máu thịt của ngài dễ dàng. Câu chuyện nầy đã dạy chúng ta bài học gì?

 

Thurman: Vào đoạn cuối của câu chuyện nầy, vị hoàng tử trẻ tuổi an ủi bố mẹ của ngài đang thương tiếc ngài, bằng cách xuất hiện trên bầu trời như một vị thiện thần đẹp đẽ, sáng chói, đến từ một cõi trời nào đó. Vị thần nói với bố mẹ ngài hãy ngừng khóc lóc, rên rỉ, bởi vì ngài đã muốn làm như thế, và đó là một cơ hội tuyệt vời để ngài hiến tặng thân thể của ngài. Ngài đã nhận được công đức to lớn về nghiệp, và chuyện nầy mang lợi ích đến với ngài. Chúng tôi cũng thông báo cùng quý vị, là đừng vội vàng chạy đến nộp mạng cho cọp ăn thịt. Chúng ta hãy còn là người phàm, chúng ta chưa ở trình độ có thể làm được điều nầy bằng sự vui thích.

 

MW: Câu hỏi: Làm thế nào để những người thực hành Phật Giáo trong thế giới hiện đại, tự có được sự hiểu biết và có lý do thúc đẩy việc hiến tặng bộ phận cơ thể?

 

Thurman: Trong trường hợp hiến tặng bộ phận cơ thể, ở đây, bạn không nói về việc một người đang còn sống, hiến tặng thân thể của chính mình cho một con hổ cái ăn thịt, đó là một hành động anh hùng. Bạn sẽ phải chết, nghĩa là, lúc chết thần-thức của bạn đi ra khỏi năm giác quan. Lúc đó, bạn sẽ không còn cảm thấy đau đớn. Vì vậy, đây là một việc làm không đau đớn, mà lại nhận được công đức to lớn, khi bạn hiến tặng bộ phận cơ thể của bạn, khi bạn chết. ... Dưới cái nhìn Phật Giáo, người ta thật sự thấy rằng, cuộc sống là một vòng tròn luân hồi, mà sự tái sinh là sự thay đổi từ thân thể nầy sang thân thể khác. ... Một người Phật Tử thật sự, là những người nhìn thấy được, thân thể là một vật dùng tạm thời cho kiếp hiện tại - đây chỉ là một trong nhiều kiếp mà họ sẽ sống - nên họ có thể hiến tặng cơ thể của họ khá dễ dàng.

 

MW: Nếu người thân thuộc của họ không biết sự mong muốn của họ, những người nầy có thể nói không với sự hiến tặng cơ thể của họ.

 

Thurman: Đây là chuyện bạn cần suy nghĩ kỹ càng trong quá trình hiến tặng của bạn, khi mà nhiều thành viên trong gia đình bạn từ chối việc bạn hiến tặng cơ thể. Điều nầy đặc biệt thường xảy ra cho những "Phật Tử có nguồn gốc Âu Châu", nghĩa là chính cá nhân họ là Phật Tử, nhưng gia đình họ lại theo đạo Do Thái Giáo, hoặc theo đạo Thiên Chúa Giáo. Vì vậy, theo quan điểm tôn giáo của gia đình bạn, họ có thể cho rằng, "Không được, bạn cần phải có thân thể nguyên vẹn, khi bạn vào gặp Thiên Chúa." Họ không hiểu rằng, bạn là người Phật Tử, nên bạn không tin tưởng vào điều nầy.

 

MW: Ông là người có mối quan hệ rất gần gũi với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông đã có bao giờ thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc hiến tặng bộ phận cơ thể với ngài không?

 

Thurman: Không, chúng tôi thật sự đã không thảo luận về đề tài nầy, nhưng chúng tôi đã thảo luận về những chuyện tương tự trong y khoa, vân vân... Có lẽ, chính ngài sẽ không làm điều nầy, vì ngài biết rằng những người dân Tây Tạng, sẽ không ai muốn bác sĩ giải phẩu lấy đi những bộ phận trong thân thể của ngài. Nhưng tôi tin chắc rằng, ngài rất mong muốn được hiến tặng bộ phận cơ thể của ngài. Và tôi không có điều gì nghi ngờ, là ngài sẽ khuyến khích mọi người hãy hiến tặng bộ phận cơ thể.

 

Giáo Sư Thurman là học giả uy tín của trường Đại Học Columbia, và Tibet House (Hội Tây Tạng), và còn là chủ tịch của Hội Nghiên Cứu Phật Giáo Hoa Kỳ; ông là dịch giả của "Quyển Sách Tây Tạng Nói Về Cái Chết"; ông là tác giả viết về Phật Giáo có nhiều người đọc; ông ở trong hiệp hội quan trọng nhất có sự liên hệ gần gũi với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Giáo sư Thurman là bố của năm người con, trong đó có nữ diễn viên Uma Thurman.

 

Để biết thêm thông tin về Giáo Sư Thurman Và Tibet House (Hội Tây Tạng), hãy vào đọc trang www.tibethouse.org.

 

-----------------------------------

 

Source-Nguồn: http://www.beadonor.org/storage/documents/buddhism_perspective.pdf

 

Organ Donation Offers a “Karmic Advantage” to Buddhists - An interview with Robert A. F. Thurman - Source-Nguồn: beadonor.org

 

Prof. Thurman is chair of religious studies and Jey Tsong Khapa professor of Buddhist studies at Columbia University, New York City; president of Tibet House; and a former Tibetan Buddhist monk. This interview originally appeared in ON THE BEAT, Spring/Summer 2005, a publication of the New York Organ Donor Network.

 

The interview was conducted by Martin Woolf, Communications Manager at the New York Organ Donor Network.

 

Q: What is the overall viewpoint that Buddhism holds in relation to organ donation?

 

Thurman: Ordinary people have a continuity of life that is their consciousness continuum. They don’t like to talk about a self and they’re a little nervous talking about a soul because it can be taken for a self. [Their consciousness] leaves the body behind completely. The body is not sacred in that sense. ... So there is really no bar to organ donation. In fact it is considered, especially in Mahayana Buddhism, nothing but an extremely virtuous thing.

 

Q: Is there any aspect about organ donation that some Buddhists may regard as being somewhat problematic?

 

Thurman: Surgery, although it wouldn’t cause pain to the donor, could disrupt the process of the departure of the consciousness continuum from being embedded in the body. ... Even if that is so, the giving up of the body, if they are prepared to donate, could still be a great virtue and could help them for their rebirth.

 

Q: I have read about the importance of compassion in Buddhism.

 

Thurman: Yes, but Buddhists are pragmatic in not trying to pressure people to go beyond what they’re actually capable of, for what they really want to do. ... If they develop and prepare, they can do more than they thought they could. Not everyone is at the same level of attachment. ... The gift of the body is a very great benefit and a boon, like what you’d call a karmic boon, a karmic advantage to a person. It’s considered a really marvelous thing and so long as they can do it without too much anxiety, so long as they are prepared about it, and the family is ok about it, I think that it’s a positive from a Buddhist point of view. There is nothing at all in Buddhism where there is a veneration of the corpse.

 

Q: There’s a story about the Buddha in one of his earlier lives when Prince Mahasattva rescues a starving tigress and her cubs by taking his own life. Mahasattva slits his throat, making it easy for the tigress to feed on his blood and flesh. What is the lesson to be derived from this story?

 

Thurman: At the end of that story, the young prince consoles his grieving parents by appearing in the sky as a vision to them saying that he is a deity of a certain realm. He tells them to stop their moaning because he wanted to do that, it was a great opportunity to make a gift of his body. He got terrific karmic merit and advantage out it. The caveat is don’t rush off and feed the first tiger. As a human being, you may not be at the level where you can do that with pleasure.

 

Q: Question: How do people who practice Buddhism in the modern world come to have that kind of self-knowledge?

 

Thurman: In the case of organ donation, you are not talking about being a living person in front of a tigress to be eaten, which is a level of heroism. You are going to be dead, in the sense of your consciousness having at least withdrawn from the five senses. You are not going to feel any pain. So it’s a painless way of gaining terrific merit by making a gift out of your death. ... The point about Buddhism is that they genuinely feel that life is a continuum of incarnation from body to body to body. ... A real Buddhist, who sees the body as being a landing place for that particular life - one step in between many lives - should be fairly able to donate.

 

Q: If the next of kin don’t know their loved one’s wishes, they could say no to donation.

 

Thurman: That is something you should rethink in your process, if there is a high rate of family members refusing. This is so, especially among what we call “Euro-Buddhists,” in a sense that they may individually be Buddhists but their family might be Jewish or Christian. So their religious views might be, “Oh no, the person’s got to have his body for when he meets God.” They don’t get it that he [the Buddhist] doesn’t believe in that.

 

Q: You have a very close relationship with His Holiness, the Dalai Lama. Have you ever discussed issues relating to organ donation with him?

 

Thurman: No, we have actually not discussed that but we have discussed parallel things about medicine and so on. He wouldn’t probably do it himself because he knows that the Tibetan people would want to mummify him. But he’d like nothing better than to give his organs, I’m sure. And he would encourage people to do so, I have no doubt.

 

In addition to his prestigious academic standing at Columbia University and Tibet House, Prof. Thurman is president of the American Institute for Buddhist Studies; the translator of ‘The Tibetan Book of the Dead’; a widely-read author about Buddhism; and a foremost authority about his close acquaintance, the Dalai Lama. Prof. Thurman is the father of five children, including the

actress Uma Thurman.

 

For More Information About Prof. Thurman And Tibet House, Log Onto www.tibethouse.org.

 

-----------------------------

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập