Văn Thù Sự Lợi Chân Ngôn

Đã đọc: 11406           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tất cả các pháp hiện có và Tất cả các pháp ngay cả lúc khởi đầu chưa sinh là hai. Khi thấy được tánh thật của tất cả các pháp hiện có, thì cái không có tướng thật của chúng ngay cả lúc khởi đầu chưa sinh cũng chẳng có. Thấu hiểu được lẽ này, thì chẳng còn nãy sinh ra cái tư tưởng phân hai.

Văn Thù Sự Lợi Chân Ngôn | मञ्जुश्री  मन्त्र  Mañjuśrī mantra

Oṃ a ra pa ca na dhīḥ

                 धीः

 

5 chữ ở đầu các câu được ghép lại thành một câu chú để ca tụng Ngài Văn Thù Sư Lợi và ý nghĩa của từng chữ này ở đầu các câu, không có gì lạ hơn. Đó chính là những câu kinh trong Đại phẩm bát nhã kinh và được viết theo vị trí thứ tự của các chữ cái trong bảng mẫu tự "Arapacana". Xem phần trình bày dưới đây được trích ra trong phiên bản của Nalinaksha Dutt: Pañcaviṃśatisāhasrikā Prajñāpāramitā, पञ्चविंशतिसाहस्रिका  प्रज्ञापारमिता  (Đại phẩm bát nhã kinh). Calcutta năm 1934 (Calcutta Oriental Series, 28):

प्रवेशः /  कतमोऽ    क्षर   नाय    समता    अक्षर    मुख    अक्षर   प्रवेश /

praveśaḥ / katamo 'kṣaranayasamatā akṣaramukham akṣarapraveśaḥ /

Bước vào / một nguyên âm chính thể mang tính đồng nhất, một từ nguyên thủy, một âm tiết nhập vào đó là /

अकारो   मुखः   {सर्वधर्माणां}   आद्यनुत्पनत्वात् 

akāro mukhaḥ  {sarvadharmāṇām}  ādyanutpannatvāt

A là chữ hay âm thanh có sức đạt đến chỗ tất cả các pháp đều bình đẳng, ngay cả lúc khởi đầu của chúng chưa sinh ra, hay A được dùng làm biểu trưng ẩn dụ cho sự đạt đến chỗ tất cả các pháp đều bình đẳng, ngay cả lúc khởi đầu của chúng chưa sinh ra (Câu này dịch thoát ý theo từng nghĩa của các chữ Phạn đã làm trong phần từ vựng).

Hàm ý câu này theo những lời đối thoại của các vị Bồ tát trong Kinh Duy Ma Cật nói về cách vào pháp môn Chẳng phân hai là: Tất cả các pháp hiện có và Tất cả các pháp ngay cả lúc khởi đầu chưa sinh là hai. Khi thấy được tánh thật của tất cả các pháp hiện có, thì cái không có tướng thật của chúng ngay cả lúc khởi đầu chưa sinh cũng chẳng có. Thấu hiểu được lẽ này, thì chẳng còn nãy sinh ra cái tư tưởng phân hai (Dựa theo những lời đối thoại của các vị Bồ tát trong Kinh Duy Ma Cật nói về cách vào pháp môn Chẳng phân hai, qua sự chuyễn ngữ của Dịch giả Đoàn Trung Còn để diễn đạt hàm ý của câu kinh này).

रेफो   मुखः  {सर्वधर्माणां}   रजोऽ   पगतत्वात्  

repho mukhaḥ {sarvadharmāṇāṃ} rajo 'pagatatvāt/ 

Ra là chữ hay âm thanh có sức tác động đạt đến chỗ tất cả các pháp mang tính chất dơ nhớp sâu xa, ngay cả lúc chúng chưa bị tác ảnh hưỡng đến, đều bình đẳng (Câu này dịch thoát ý theo từng nghĩa của các chữ Phạn đã làm trong phần từ vựng).

Ra được dùng làm biểu trưng ẩn dụ cho Dơ và Sạch, đều bình đẳng. Khi thấy được tánh thật của Dơ bẩn, thì không có tướng thật của Trong sạch, ngay cả lúc chúng chưa bị tác ảnh hưỡng đến. Thấu hiểu được lẽ này, thì chẳng còn chấp trước tướng, cũng chẳng bám nếu vào không tướng (Dựa theo những lời đối thoại của các vị Bồ tát trong Kinh Duy Ma Cật nói về cách vào pháp môn Chẳng phân hai, qua sự chuyễn ngữ của Dịch giả Đoàn Trung Còn để diễn đạt hàm ý của câu kinh này).

पकारो   मुखः   {सर्वधर्माणांपरमार्थनिर्देशात्

pakāro mukhaḥ {sarvadharmāṇāṃ} paramārthanirdeśāt

PA chữ hay âm thanh ẩn dụ cho sự thấu hiểu tất cả các pháp đã thấy trong ý nghĩa cùng tột, bằng huệ nhãn, mà huệ nhãn này lại không thấy và cũng chẳng phải là không thấy. Thấu hiểu được một tướng, tức là không tướng, cũng chẳng chấp lấy không tướng. Đó là chẳng còn phát khởi cái tư tưởng phân hai (Câu này dịch thoát ý theo từng nghĩa của các chữ Phạn đã làm trong phần từ vựng và dựa theo những lời đối thoại của các vị Bồ tát trong Kinh Duy Ma Cật nói về cách vào pháp môn Chẳng phân hai, qua sự chuyễn ngữ của Dịch giả Đoàn Trung Còn, để diễn đạt hàm ý).

चकारो मुखः  {सर्वधर्माणां}    च्यवनोपपत्त्यनुलब्धित्वात्

cakāro mukhaḥ {sarvadharmāṇāṃ} cyavanopapattyanupalabdhitvāt 

CA chữ hay âm thanh ẩn dụ cho snhận thức lìa khỏi hết những hình thức mang tính đếm trong tất cả các pháp, bởi vì tất cả các pháp, không có chỗ so sánh, nên không có sự đối đãi, không có thọ mạng, không có sự sinh tử (Câu này dịch thoát ý theo từng nghĩa của các chữ Phạn đã làm trong phần từ vựng và dựa theo những lời đối thoại của các vị Bồ tát trong Kinh Duy Ma Cật nói về cách vào pháp môn Chẳng phân hai, qua sự chuyễn ngữ của Dịch giả Đoàn Trung Còn, để diễn đạt hàm ý).

नकरो   मुखः   {सर्वधर्माणां }  नामापगतत्वात्   धीः 


nakaro mukhaḥ {sarvadharmāṇāṃ} nāmāpagatatvāt dhīḥ

NA chữ hay âm thanh ẩn dụ cho sự thấu hiểu rằng danh tự của tất cả các pháp không có tướng thật, thì cũng chẳng có sự diệt mất của. Cái không có tướng thật của danh t không thể nắm lấy, thì làm sao có thể nắm bắt được cái không có tướng thật của sự diệt mất của nó. Đối với lẽ này mà không có gì trở ngại. Đó là vào pháp môn Chẳng phân hai (Câu này dịch thoát ý theo từng nghĩa của các chữ Phạn đã làm trong phần từ vựng và dựa theo những lời đối thoại của các vị Bồ tát trong Kinh Duy Ma Cật nói về cách vào pháp môn Chẳng phân hai, qua sự chuyễn ngữ của Dịch giả Đoàn Trung Còn, để diễn đạt hàm ý).

 

Qua đoạn Kinh trên cho thấy:

Chữ A được viết gọn lại từ chữ akāro, viết theo mẫu devanāgarī: कारो , câu đầu.

Chữ Ra   được viết gọn lại từ chữ repho, viết theo mẫu devanāgarī: रेफो , câu thứ 2

Chữ Pa   được viết gọn lại từ chữ pakāro, viết theo mẫu devanāgarī: कारो , câu thứ 3.

Chữ Ca được viết gọn lại từ chữ cakāro, viết theo mẫu devanāgarī: कारो , câu thứ 4.

Chữ Na được viết gọn lại từ chữ nakaro, viết theo mẫu devanāgarī: करो, câu thứ 5.

 

Trong các kinh Phật chữ   तद्यथा   tadyathā  hay  chữ  तद्    यथा  tad  yathā  viết rời ra thường mang nghĩa: như thế này, theo cách này, đó là như sau… tùy theo nội dung trong câu kinh mà người ta dùng khi chuyễn ngữ.

Tuy nhiên chữ  तद्यथा  tadyathā  thường thấy trong các câu thần chú ngắn hay dài thì nó mang hàm ý như: "Câu thần chú là như vậy, bây giờ  hãy nói  hay hãy đọc như sau".

Hình thức cấu trúc của các câu chú thường được thấy qua các dạng như sau: khởi đầu của câu chú thường hay được dùng các chữ như: Namo ( नमो), Namaḥ (नमः), Namas (नमस्). Tiếp theo là tên của các chư Phật hay tên các vị  Bồ tát. Sau đó là chữ  तद्यथा  tadyathā, và những mẫu âm t đơn chủ yếu hay các nguyên âm đơn.. mà tiếng Phạn gọi là bījākṣara (बीजाक्षर). Thí dụ như:  Oṃ (ओं), āḥ (आः), ala (अल), āṃ (आं), culu (चुलु), dhī (धी), dhīḥ (धीः), gīḥ (गीः), haḥ (हः), haṃ (हं), hāḥ (हाः), hoḥ (होः), hre (ह्रे), hṛdi (हृदि), hrī (ह्री), hrīṃ (ह्रीं), hrīḥ (ह्रीः), hulu (हुलु), huṃ (हुं), hūṃ (हूं), jaḥ (जः), jīṃ (जीं), jjīḥ (ज्जीः), khaṃ (खं), laṃ (लं), loṃ (लों), maṃ (मं), māṃ (मां), moṃ (मों), muḥ (मुः), mulu (मुलु), paṃ (पं), pāṃ (पां), phaṭ (फट्), raṃ (रं), re (रे), ruṃ (रुं), śrī (श्री), śrīṃ (श्रीं), suṃ (सुं), tāṃ (तां), trāṃ (त्रां), trīṃ (त्रीं), truṃ (त्रुं), vaṃ (वं), vuṃ (वुं), yaṃ (यं), yāṃ (यां)… đi kèm với nội dung biểu hiện trong câu chú và cuối cùng được kết thúc bằng chữ svāhā (स्वाहा).

 

Những câu kinh trên thêm ch Oṃ (ओं) ở đầu và chữ dhīḥ (धीः) ở cuối của những câu, thì trở thành bài chú dài như sau:

 

Oṃ

अकारो   मुखः   {सर्वधर्माणां}   आद्यनुत्पनत्वात् 

akāro mukhaḥ  sarvadharmāṇām  ādyanutpannatvāt

रेफो   मुखः  {सर्वधर्माणां}   रजोऽ   पगतत्वात्  

repho mukhaḥ {sarvadharmāṇāṃ} rajo 'pagatatvāt/ 

पकारो   मुखः   {सर्वधर्माणांपरमार्थनिर्देशात्

pakāro mukhaḥ {sarvadharmāṇāṃ} paramārthanirdeśāt

चकारो मुखः  {सर्वधर्माणां}    च्यवनोपपत्त्यनुलब्धित्वात्

cakāro mukhaḥ {sarvadharmāṇāṃ} cyavanopapattyanupalabdhitvāt 

नकरो   मुखः   {सर्वधर्माणां }  नामापगतत्वात्    धीः 


nakaro mukhaḥ sarvadharmāṇāṃ nāmāpagatatvāt dhīḥ

 

Những câu trên được rút gọn lại chỉ dùng chữ đầu của mỗi câu:

 

Oṃ a ra pa ca na dhīḥ

                 धीः

 

Oṃ a ra pa ca na dhīḥ, được hiểu theo những lời mà đức Phật dạy qua chứng nhân của Ngài là những vị Bồ tát. Những người đã biết, đã hành và đã đạt thành những gì họ muốn tu tập trong đời sống của họ, bằng Hạnh Bồ Tát như:

 

Tu học lẽ không, nhưng chẳng lấy lẽ không làm chứng đắc.

Tu học vô tướng, vô tác, nhưng chẳng lấy vô tướng, vô tác làm chứng đắc.

Tu học vô khởi, nhưng chẳng lấy vô khởi làm chứng đắc.

Quán lẽ vô thường, nhưng chẳng chán cội lành.

Quán những nổi khổ thế gian, nhưng chẳng ghét việc sinh tử.

Quán lẽ vô ngã, nhưng dạy người chẳng chán.

Quán lẽ tịch diệt, nhưng chẳng tịch diệt mãi mãi.

Quán lẽ xa lìa, nhưng thân tâm tu thiện.

Quán lẽ không có chỗ về, nhưng quay về các pháp lành.

Quán lẽ không sinh, nhưng đem việc sinh sống mà gánh vác tất cả chúng sinh.

Quán lẽ không có phiền não, nhưng chẳng đoạn tuyệt các phiền não.

Quán lẽ không có sở hành, nhưng đem việc hành pháp mà giáo hóa chúng sinh.

Quán lẽ không không, nhưng chẳng bỏ đức đại bi….

Phần từ vựng Phạn ngữ trong những câu Kinh trên:

प्रवेशः (praveśaḥ) có gốc từ  प्रवेश  praveśa. प्रवेशः (praveśaḥ) thuộc về chủ cách số ít trong bảng biến thân của praveśa- ở dạng nam tính. प्रवेश  praveśa có gốc từ प्रविश् praviś.  प्रवेश  praveśa thuộc về hô cách số ít trong bảng biến thân của praveśa- ở dạng nam tính và trung tính nó có những nghĩa như sau: lối vào, nhập vào, đưa vào, xuyên vào, đi vào, bắt đầu, đến hoặc thiết lập bên trong, xâm nhập vào, tham gia vào, thuế, cửa vào, phương pháp, thu nhập, nhận vào, sử dụng, truy cập, cho phép…

 

प्रविश्  praviś là động từ có gốc từ [pra-viś] và nó thuộc nhóm 6. प्रविश्   praviś có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng: lối vào, nhập vào, đưa vào, xuyên vào, đi vào, bắt đầu, đến hoặc thiết lập bên trong, xâm nhập vào, tham gia vào…

 

कतमः (katamaḥ) có gốc từ  कतम  katama. कतमः katamaḥ thuộc về chủ cách số ít trong bảng biến thân của katama-ở dạng nam tính.  कतम  katama có gốc từ  ka.  कतम  katama là đại từ nghi vấn ở dạng nam tính và trung tính. कतम  katama có nghĩa là: cái nào, ai đó, ai khác, mà, nào (ngụ ý chọn lựa), cái mà, điều mà, cái đó, điều đó, sự việc đó… कतमा  katamā thuộc chủ cách số ít ở dạng nữ tính.

 

कतमोऽ katamo ' là viết theo quy luật vần kết thúc trong tiếng Phạn, chữ –aḥ (मः) hay  āḥ (आःcuối của chữ   trước và chữ (a) đứng đầu của chữ sau thì –aḥ (मः),  āḥ (आःbiến thành o (मो). कतमः (katamaḥ) + अक्षर (akṣara) = कतमोऽ (katamo ').

 

 ka  là đại từ nghi vấn ở dạng nam tính, trung tính và nó có những nghĩa như sau: ai, cái nào, ai đó…. का thuộc dạng nữ tính.

 

अक्षर (akṣara) có gốc từ [a-kṣara], nó thuộc về hô cách số ít trong bảng biến thân của akṣara- ở dạng nam tính và trung tính. अक्षर  akṣara là tĩnh từ và có những nghĩa như sau: không thấm nước, không thay đổi được, vĩnh viễn, mãi mãi, chữ cái, âm tiết, gươm, Shiva,Vishnu, âm thanh, chỉnh sửa, nước, âm của chữ om, đánh dấu không thể xóa nhòa, nguyên âm, từ ngữ, thuộc về đấng toàn năng hay đấng tối cao, một âm tiết, một từ, hoặc âm vị, đặc biệt trong tiếng Phạn, chữ trong Phật giáo mật tông thường dùng để tạo thành những âm thanh kỳ diệu và thần bí…

अक्षरा akṣarā thuộc về chủ cách số ít ở dạng nữ tính.

 

a là tiếp đầu ngữ. कषर hay क्षर  kṣara có gốc từ  kṣar. क्षर  kṣara thuộc về hô cách số ít trong bảng biến thân của kṣara- ở dạng nam tính và trung tính. Nó là tĩnh từ vàcó những nghĩa như sau: chảy, thấm vào, xuyên qua được, lan ra… कषरा  hay  क्षरा  kṣarā thuộc về chủ cách số ít ở dạng nữ tính.

 

Động từ căn क्षर् ksar, thuộc nhóm [1] và có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng: chảy, tự chảy, thoát, mất, đổ xuống, trục xuất…

 

अकार akāra thuộc dạng nam tính và có nghĩa là: âm thanh hay chữ a.


नाय (naya) có gốc từ नी नाय  naya thuộc về hô cách số ít trong bảng biến thân của naya - ở dạng nam tính và trung tính. Nó có những nghĩa như sau: dẫn, quản lý, chính sách , thận trọng, khôn ngoan, kỹ năng, tầm nhìn xa, mục đích, phương pháp, kế hoạch, học thuyết, có nghĩa là, hướng dẫn, hướng, phù hợp với chỉnh, thích hợp, nguyên tắc, lý do, hàng đầu, chính thể, tư tưởng hàng đầu, tiến hành, hệ thống, châm ngôn, hướng dẫn, trí tuệ, thiết kế, tiến hành thận trọng hoặc chỉnh sửa hành vi…

 

Động từ căn नी và có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng: dẫn đầu, dẫn mặc, mang, đi, thực hiện để hoàn thành, thực hiện, chi tiêu, cảm giác quan hệ nhân quả, lãnh đạo, mang lại sức mạnh…

 

समता (samatā) thuộc dạng nữ tính và có nghĩa là: tương tự, bình đẳng, nhận dạng, cân bằng, đối xứng…

 

मुखं  (mukhaṃ) là chủ cách và trực bổ cách ở dạng nam tính, nó có gốc từ  मुख mukha.

 

मुख mukha là hô cách thuộc dạng nam tính và có những nghĩa như sau: miệng, mặt, trán, phải đối mặt với, đầu trên, khuôn mặt, vẻ mặt, mỏ chim, mõm của một con vật, quay về phía, lối vào hoặc đi ra ngoài, cửa của một con sông, điểm đầu của bất cứ điều gì, phía trên, bề mặt, bắt đầu bằng, nguyên nhân ban đầu hoặc nguồn gốc của các hành động ban đầu, đầu tiên của một tiến triển, một phần thiết yếu, phần tốt nhất, đầu, một phần ban đầu, nguồn, bắt đầu, chính thức…

 

मुखः (mukhaḥ) là biến cách của  मुख  mukha thuộc dạng nam tính. Theo diễn nghĩa trong  मुण्डक  उपनिषद् , muṇḍaka upaniṣad, mukhaḥ = mukhas = Nom. of mukha (chủ cách số ít của mukha).

 

अकारो (akāro) có gốc từ अकार akāra. Theo diễn nghĩa trong  मुण्डक   उपनिषद्  , akāro = akāras = Nom. of akāra (chủ cách số ít của akāraakāraḥ) và theo quy luật chung trong văn phạm của tiếng Phạn, các chữ cái cuối cùng của những từ ngữ đứng trước kết thúc bằng "s" và "r" có thể được thay đổi bằng hợp biến phóng xuất âm (). Xem công thức sau:

Các từ ngữ đứng trước kết thúc bằng "s" + bất chữ nào hoặc không có gì = ()+ bất chữ nào hoặc không có gì.

Các từ ngữ đứng trước kết thúc bằng "r" + một phụ âm cứng hoặc không có gì = () + một phụ âm cứng hoặc không có gì.

Thí dụ: manas = manaḥ (tâm trí) | namas = namaḥ  (chào)| akāra= akāraḥ (âm của chữ Om̐) | punar = punaḥ (lần nữa).

 

Ngoài ra còn có những quy luật hợp biến phóng xuất âm của âm kết thúc –aḥ–āḥ. Nếu một chữ kết thúc bằng –aḥ và chữ theo sau bắt đầu bằng những phụ âm có âm vang thì –aḥ–āḥ biến thành o, hay hợp biến phóng xuất âm (thay thế cho "s" và không "r") bắt đầu bằng "a" + một phụ âm mềm = hợp biến phóng xuất âm thay đổi "u".

 

अकारो akāro là tên của chữ a.

अकार akāra là hô cách số ít, thuộc dạng nam tính và có nghĩa là: chữ, chữ đầu tiên của bảng chữ cái, hay nguyên âm ngắn đầu tiên cố hữu trong các phụ âm hoặc âm (a) trong tiếng Phạn.  

सर्वधर्मा(sarvadharmā-) là chủ cách số ít, thuộc dạng nữ tính và  cũng là tính từ. Nó có nghĩa là: thuộc liên hệ hết tất cả các pháp.

 

सर्वधर्माणां  sarvadharmāṇām là sở hữu các số nhiều trong bảng biến thân của sarvadharma-  ở dạng nam tính.

 

आद्यनुत्पनत्वात्   ādyanutpannatvāt là ch ghép t:

 

आद्य ādya + अनुत्पन्न anutpanna + त्वात्  tvāt.

 

आद्य ādya thuộc dạng nam tính và trung tính và nó có những nghĩa như sau: ngay từ đầu, đầu tiên, nguyên thủy chưa từng có, chưa từng có, tuyệt vời, tại thời điểm hiện tại, hôm nay, bây giờ...

अद्य adya có gốc từ [ दिव् div],   nó là trạng từ và có những nghĩa như sau: hôm nay, bây giờ, hiện tại.

दिव् div thuộc dạng nam tính và trung tính và nó có những nghĩa như sau: bầu trời, ban ngày, ngày…

अनुत्पन्न  anutpanna có gốc từ [अन्  an - उत्पन्न  utpanna],  अनुत्पन्न anutpanna là tính từ ở dạng nam tính và nó có những nghĩa như sau: chưa sanh ra, chưa thực hiện, chưa làm, chưa xuất hiện…

अन् (an) là tiếp đầu ngữ và nó có nghĩa là không. (a) được thay đổi thành  अन् (an) khi thân từ hay hành động diễn tiến của động từ được bắt đầu bằng một nguyên âm. 

उत्पन्न utpanna là quá khứ phân từ của  उत्पद्  utpad. उत्पन्न  utpanna thuộc về hô cách số ít trong bảng biến cách của thân utpanna- ở dạng nam tính và trung tính.  उत्पन्ना utpannā là dạng nữ tính. उत्पन्न  utpanna  là tính từ và nó có những nghĩa như sau: lớn lên, phát sinh, sinh ra, tạo ra, thực hiện, được hiển thị…

उत्पद् utpad có gốc từ [उत् ut - पद् pad]. उत्पद्  utpad là động từ thuộc nhóm [4] và có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng: bắt đầu khởi hành, tự sinh ra, tự hiện ra, sanh ra, tự biểu lộ, tồn tại, hiện hữu, làm hiện ra, tạo ra, gây ra nguyên nhân…

उत् ut là biến cách của uc, uj, ud, và là tiếp đầu ngữ. Nó có những nghĩa như sau: hướng lên trên, bên ngoài, thoát ra, cao hơn …

पद्  pad là tính từ và thân từ có ba dạng  nam tính, nữ tính và trung tính. Nó có những nghĩa dùng chỉ cho hành động đi hay có nhiều từ gốc ra.

Động từ căn पद्  pad thuộc nhóm [4] và có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng: đi, khởi hành, nhập vào, rơi vào, lặn xuống, làm cho đi, đi một cách nhanh lẹ…

रेफो repho là tên của chữ "ra" và nó có gốc từ  रेफ  repha. Theo diễn nghĩa trong  मुण्डक उपनिषद्  , repho = rephas = Nom. of repha (chủ cách số ít của repharephaḥ). रेफ  repha cũng được xem như là tên của chữ "ra". अरेफ arepha (tính t)  cũng là tên huyền bí của chữ  "r".

रेफ repha thuộc về hô cách số ít trong bảng biến cách của repha- ở dạng nam tính. रेफ  repha là tính từ và có những nghĩa như sau:thấp hèn, đáng khinh, đê tiện, bần tiện, hèn hạ, đê hèn, thấp, phát âm r trong cổ, lời nói, lời, từ ngữ, niềm đam mê, ảnh hưởng đến hay tác động đến tâm, tính chất hay thuộc tính ở tâm.

रजस् rajas là tính từ thuộc dạng nam tính và nó có những nghĩa như sau:bụi, rác, đất đen, xương tàn, tro tàn của cơ thể con người, phấn hoa, bài tiết, thải ra thuộc về kinh nguyệt, thuộc tính của đam mê, cảm xúc…

उपगत apagata thuộc về hô cách số ít trong bảng biến cách của apagata- ở dạng nam tính và trung tính.

उपगत apagata là tính từ và nó có những nghĩa như sau: xa, xa xôi, xa xăm, xa cách, cách biệt, chết, đã đi qua, đã rời khỏi, tệ nạn hủ bại, bịnh tật …

त्वात्  tvāt  thuộc đoạt cách  số ít trong bảng biến cách của tva- và nó có nghĩa là của bạn.

पकारो  pakāro  là  tên  hay âm ca ch "pa" và nó có gc t  pakāras  hay पकारः  pakāra. पकारः  pakāra  là ch cách s ít trong bng biến cách ca पकार  pakāra- dng nam tính.

पकार pakāra thuộc dạng nam tính có gốc từ [ pa - कार  kāra ], पकार pakāra có nghĩa là tên hay âm của chữ "pa".

 pa là tính từ thuộc dạng nam tính và nó có những nghĩa như sau: bảo vệ, uống, giữ gìn, phụ âm môi, lá, gió, hành động uống…

पा  là tính từ thuộc dạng nữ tính và nó có những nghĩa  giống như  pa.

कार kāra thuộc về hô cách số ít trong bảng biến cách của kāra- ở dạng nam tính. कार kāra có gốc từ  कार्  kārकार kāra là tính từ và có những nghĩa như sau: thuộc về hành động làm từ cái gì hay ai đó mà ra, thuộc về tác giả của cái gì đó. Trong văn phạm कार kāra có nghĩa là chữ hay từ vựng giống như chữ  अकार akāra.

कार् kār có gốc từ  [ कृ kṛ]. कार् kār  là động từ thuộc nhóm [10] và nó có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó như: mượn làm dùm hay làm cho thành hành được …

परमार्थनिर्देशात्  paramārthanirdeśāt có gốc từ [ paramārtha nirdeśāt ] ghép lại hay viết dính chung với nhau.

परमार्थ paramārtha là hô cách số ít trong bảng biến cách của paramārtha - ở dạng nam tính. परमार्थ paramārtha có những nghĩa như sau: thực tế, sự thật, sự thật tối cao, kiến thức tâm linh, thực tế rõ ràng, sự thật rõ ràng không còn gì để nói nữa…

निर्देशात् nirdeśāt là đoạt cách số ít trong bảng biến cách của nirdeśa - ở dạng nam tính. 

निर्देशात् nirdeśāt có gốc từ [ निर्दिश्  nirdiś ] và nó có có những nghĩa như sau: cách hướng dẫn, cách sử dụng, mệnh lệnh, lịnh chỉ đạo, diễn đạt, miêu tả, ghi chú đặc biệt, hướng dẫn đặc biệt…

निर्दिश् nirdiś có gốc từ [ निस् nis दिश् diś ] thuộc nhóm [1] và nó có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó như: quy định, xác định, định nghĩa, đặt tên…

निस्  nis là biến cách của nir, niś, niṣ, niḥ. निस् nis là tiếp đầu ngữ và có những nghĩa như sau: vượt khỏi tầm của chiều cao, thoát ra ngoài, bên ngoài của cái gì đó, biến mất, bị mất đi cái gì đó, vắng mặt hay thiếu hoặc không có, không…

Động từ căn दिश्  diś là động từ thuộc nhóm [6] và nó có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó như: chỉ dẫn, chỉ cho thấy, hướng dẫn, trình bày, tạo ra, chứng minh, được hướng dẫn, cắt nghĩa, chỉ dạy…

चकारो cakāro là tên hay âm của chữ "ca" và nó có gốc từ cakāras hay चकारः  cakāraḥ. चकारः cakāraḥ là chủ cách số ít trong bảng biến cách của पकार cakāra- ở dạng nam tính.

च्यवनोपपत्त्यनुलब्धित्वात् cyavanopapattyanupalabdhivāt có gốc từ [cyavana upapatti – anupalabdhivāt ] ghép lại hay viết dính chung với nhau bằng nguyên tắc nối vần.

Chữ "o" cuối cùng của chữ cyavan là do viết theo nguyên tắc nối vần. "a"  là chữ cuối của chữ cyavana và "u"  là chữ đầu của chữ upapatti, và theo công thức kết vần hai nguyên âm không giống nhau sẽ  được thay đổi: a + u = o. Trường hợp tương tự "i"  là chữ cuối của chữ upapatti và  "a" là chữ đầu của chữ anupalabdhivāt. Theo công thức nối vần hai nguyên âm không giống nhau sẽ được thay đổi: i + a = y.

च्यवन cyavana là hô cách số ít trong bảng biến cách của cyavana - ở dạng nam tính. च्यवन cyavana có gốc từ [ च्यु cyu] và nó là tính từ và có những nghĩa như sau: sa ngã, làm cho ngã xuống, trợ giúp, giúp cho…

Động từ căn च्यु  cyu  thuộc nhóm [1] và nó có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó như: tách rời, rơi, mất đi, biến mất đi, thất bại…

उपपत्ति  upapatti  có gốc từ [ उपपद्   upapadति ti] và nó thuộc dạng nữ tính. उपपत्ति  upapatti  có những nghĩa như sau: xuất hiện, diễn ra, xảy ra, hiện hành, diễn đạt, chứng minh, chứng cớ, cụ thể rõ ràng, trở thành thấy được, hoàn tất…

उपपद्  upapad có gốc từ [ उप  upa –  पद्  pad ]  và nó thuộc nhóm [4] và có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng: xảy ra, đến, tự nói lên, đạt đến, nắm lấy được, tham dự vào… 

पद्  pad là tính từ và thân từ có ba dạng nam tính, nữ tính và trung tính. Nó có những nghĩa dùng chỉ cho hành động đi hay có nhiều từ gốc ra.

Động từ căn पद्  pad thuộc nhóm [4] và có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng: đi, khởi hành, nhập vào, rơi vào, lặn xuống, làm cho đi, đi một cách nhanh lẹ…

ति ti  hình thức đi kèm, phụ làm sáng nghĩa cho hành động của một từ hay một động từ … một cách nói chung.

अनुपलब्धि  anupalabdhi có gốc từ  [ अनुपलब्ध  anupalabdha ] và nó thuộc dạng nữ tính. अनुपलब्धि  anupalabdhi có những nghĩa như sau: không sợ, không e sợ, không hiểu, chưa lĩnh hội, chưa tiếp thu được, chưa nắm được ý nghĩa, chưa bắt được, chưa nắm lấy được, chưa tóm lấy được…

अनुपलब्ध  anupalabdha có gốc từ  [ अन्  an – उपलब्ध  upalabdha] và thuộc tính từ ở dạng nam tính. अनुपलब्ध  anupalabdha có những nghĩa như sau: không cảm nhận được, chưa nhìn nhận ra, chưa thấu hiểu, hiểu lầm …  

अन्  an là tiền tố phủ định dùng để thay đổi nghĩa của một từ hay động từ… và nó được đặt trước một nguyên âm.

Động từ căn अन्  an thuộc nhóm [2] và có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng: thở, thổi, thở ra, sống, được sống, làm chuyển động, chuyển, lay động, thúc đẩy, làm cho sinh động…

उपलब्ध  upalabdha  là quá khứ phân từ của उपलभ्  upalabh. उपलब्ध upalabdha là tính từ và thân từ có ba dạng nam tính, nữ tính và trung tính. Nó có những nghĩa như sau: nắm lấy được, hiểu, cảm nhận được, nhìn nhận ra được …

उपलभ्  upalabh  có gốc từ  [ उप upa - लभ्  labh ]. Nó là động từ thuộc nhóm [1] và có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng: nắm được, tóm lấy được, hiểu, cảm nhận được, nhận ra được, làm cho hiểu được hay nắm lấy được…  

उप  upa  là  giới từ cũng vừa là tiếp đầu ngữ. Nó có những nghĩa như sau:  gần, liền kề, trực thuộc , bên cạnh, ở dưới, bên trong…

Động từ căn लभ्  labh thuộc nhóm [1], [4] và có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng:  nắm được, tóm lấy được, hiểu, cảm nhận được, nhận ra được, làm cho hiểu được hay nắm lấy được, hiểu biết như ý, nắm được bản năng của cái gì đó, làm cho chấp nhận được…

नकरो  nakaro là tên hay âm của chữ "na" và nó có gốc từ  nakāras  hay नकारः  nakāraḥ.  नकारः nakāraḥ  là chủ cách số ít trong bảng biến cách của  पकार  nakāra- ở dạng nam tính.

नामापगतत्वात्  nāmāpagatatvāt có gốc từ [ nāma apagatatvāt ] ghép lại hay viết dính chung với nhau.

नाम nāma có những nghĩa như sau: tên, đặt tên, thuộc về tên của cái gì đó hay ai đó, được biết như, theo tên đó, với tên là…

उपगत apagata thuộc về hô cách số ít trong bảng biến cách của apagata- ở dạng nam tính và trung tính.

उपग apagata là tính từ và nó có những nghĩa như sau: xa, xa xôi, xa xăm, xa cách, cách biệt, chết, đã đi qua, đã rời khỏi, tệ nạn hủ bại, bịnh tật …

Kính bút

TS Huệ Dân

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập