Bát Chánh Đạo Trong 37 Phẩm Trợ Đạo (phần 2)

Đã đọc: 1212           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tám phần thánh đạo (Bát chánh đạo) là tám con đường hành trì của một người quyết tâm đi tìm sự thật và hạnh phúc chân thiện ở đời. Người tu tập Bát thánh đạo là người hạnh phúc. Gia đình được xây dựng theo Bát Thánh đạo là gia đình hạnh phúc và tương tự, một xã hội quốc gia sống theo bát chánh đạo hẳn nhiên sẽ là một xã hội an lạc. Có thể khẳng định tám phần thánh đạo là tám điều kiện cần và đủ để được hạnh phúc, an lạc ngay tại cõi đời này gồm: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định.

Xin mời quý vị đọc đoạn trích dẫn bên dưới lấy từ đường link:

https://chuaxaloi.vn/upload/thuvienpdf/Phat%20hoc%20co%20ban-tap%20I.pdf

 

Tám phần thánh đạo (Bát chánh đạo) là tám con đường hành trì của một người quyết tâm đi tìm sự thật và hạnh phúc chân thiện ở đời. Người tu tập Bát thánh đạo là người hạnh phúc. Gia đình được xây dựng theo Bát Thánh đạo là gia đình hạnh phúc và tương tự, một xã hội quốc gia sống theo bát chánh đạo hẳn nhiên sẽ là một xã hội an lạc. Có thể khẳng định tám phần thánh đạo là tám điều kiện cần và đủ để được hạnh phúc, an lạc ngay tại cõi đời này gồm: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định. 

 

Xin tóm tắt ý trên qua những câu thơ 9 chữ như sau:

 

Bát Chánh Đạo là tám con đường tu luyện.

Tìm sự thật, hạnh phúc chân thiện ở đời. 

Trong xã hội, hành Bát Chánh Đạo nơi nơi.

Đem an lạc, hạnh phúc mọi người tuyệt thay!

 

5) Chánh mạng:

Là mạng sống, cuộc sống chân chánh. Nghĩa là chúng ta chỉ làm những nghề chân chánh, không xâm phạm mạng người, tổn hại mạng vật để sinh sống. Người có chánh mạng là người sống cuộc đời có ý nghĩa, lợi mình lợi người, không lường gạt ai, không ăn không ngồi rồi, không sống bám vào kẻ khác, không sống bám vào xã hội, luôn luôn có tâm niệm phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật.

 

Xin ghi lại những ý chính bằng những câu thơ 8 chữ như sau:

 

Chánh mạng: nghề giữ mạng sống chúng sinh.

Là vật, chúng có tánh linh như người.

Giết chúng nhiều, thề trả thù chẳng chơi.

Phẫn nộ báo oán hiện đời thảm thương.

 

Tốt nhất kiếm sống bằng nghề thiện lương.

Lợi mình, lợi người chẳng lường gạt ai.

Mọi người làm vậy, mọi việc tốt ngay.

Cuộc sống ý nghĩa, tốt thay: đang chờ!

 

Người có chánh mạng: sống cuộc đời ý nghĩa.

Là không ăn bám, không chôm chỉa nơi đâu.

Luôn tâm niệm phục vụ chúng sanh hàng đầu.

Để cúng dường chư Phật, ước ao hoàn thành.

 

Xin mời quý vị đọc câu chuyện Quả Báo Sát Sanh Hiện Đời dưới đây trích từ đường link:

https://kinhnghiemhocphat.com/2019/10/sat-sinh-qua-bao-rat-nang.html

 

Quả báo sát sinh – Quán Vịt quay cao cấp

 

Tại đại lộ Tung Sơn của thành phố Đài Bắc phồn hoa. Có một tiệm vịt quay nổi danh khắp xa gần tên là “Quán ngon cao cấp”. Quán làm ăn rất phát đạt, thiết kế sang trọng, nhân viên đều trẻ trung, mặc toàn tây âu trắng. Nhân viên bận rộn như con quay để tiếp đãi, bưng bê phục vụ thực khách. Chủ quán họ Thái, tuổi ngoài 50, béo tròn phục phịch, mặc tây âu, mặt mày hớn hở. Ông thường ngồi nơi quầy thu ngân sau máy đếm tiền, tay đeo đồng hồ vàng chói, cười toe toét,

Trước cửa tiệm là quầy hàng bán lẻ, phía sau tiệm là xưởng giết mổ, lò quay nướng vịt. Tiệm buôn ngày càng phát, liên tục lập chi nhánh các nơi nên nghiệp sát của chủ quán ngày càng nặng. Lúc này cũng là thời kỳ ông hưởng thụ, tiêu xài vô cùng mãn ý, biết thế nào là cực khoái của kiếp nhân sinh.

Mỗi năm, khi mùa xuân đến, nhà nhà hộ hộ thảy đều cần sắm hàng tết, quán vịt nướng lại càng đông khách hơn. Khách quen muốn mua được vịt quay mới ra lò, phải xếp hàng chờ đợi từ 3 đến 5 tiếng. Nhân viên phục vụ tất bật tới nửa khuya, mà vẫn bận tít mù không thể nghỉ ngơi. Vì vậy mà chủ quán tổng động viên toàn gia đình tham gia buôn bán. Nghiệp sát sinh do vậy mà thành đại sát nghiệp.

 

Chịu quả báo sát sinh                                                                                                                     

 

Một hôm, cũng giống như mọi ngày, tiệm đang buôn bán rôm rả, huyên náo ồn ào. Đột nhiên mọi người nghe có tiếng vịt rống rất to, lớn đến mức át hết mọi tạp âm trong tiệm. Tất cả quay đầu lại nhìn, ai cũng chết đứng trước cảnh tượng khủng khiếp: Chủ quán đang nằm dài trên đất, hình trạng giống y con vịt, miệng lão không ngừng kêu lên tiếng cạp cạp.

Mọi người đều xúm lại nhìn và không ngớt bàn tán xôn xao, bỗng có một bà béo mập, hét lớn nói: Ôi trời ơi! Lão này giết vịt quá nên bị quả báo sát sinh đó! Đáng sợ quá! Tôi không dám ăn thịt vịt nữa đâu!

Mọi người bấy giờ mới tỉnh hồn trở lại, không hẹn mà đồng một mục đích, xúm nhau chạy ra khỏi tiệm giống như bầy ong vỡ tổ. Bà giám đốc đưa ông đi khắp các nơi chữa trị. Tây tàu đủ hết nhưng vô vọng. Bác sĩ tài ba đến mấy, cũng không thể nào khiến ông ngừng kêu tiếng cạp cạp quái gở kia.

Ông cứ kêu như thế suốt ba ngày ba đêm, cho đến lúc kiệt sức không còn kêu được nữa…Cuối cùng hai mắt ông mở to, thất khiếu ộc máu, ông tắt hơi trong thống khổ tận cùng.

 

Kể từ hôm đó tấm bảng hiệu “Quán ngon cao cấp” bị tháo gỡ, các chi nhánh khắp nơi cũng đóng cửa. Dòng tộc họ Thái cũng giấu luôn tung tích, không biết họ dời đi cư trú ở đâu?

(Quả báo sát sinh -Theo Nhân quả báo ứng hiện đời )

Tuệ Tâm 2019.

**********

 

6) Chánh tinh tấn:

Là sự siêng năng, chuyên cần, chăm chỉ chân chánh, tức là làm tất cả những việc thiện và tránh tất cả việc bất thiện, luôn luôn tu tâm dưỡng tánh, không lúc nào ngơi nghỉ, mệt mỏi, buông lung hay thối tâm.Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật có dạy:

"Chư ác mạc tác.Chúng thiện phụng hành.Tự tịnh kỳ ý.Thị chư Phật giáo".

Trong kinh sách, tượng trưng cho sự siêng năng, tinh tấn một cách dũng mãnh, vượt ngoài ý chí tầm thường của thế gian, đó là Bồ Tát Đại Thế Chí.

 

Xin ghi lại những ý chính bằng những câu thơ 8 chữ như sau:

 

Chánh Tinh Tấn là chuyên cần chân chánh.

Chuyên làm việc thiện, dưỡng tánh, tu tâm

Bất thiện, thối tâm phải tránh, rất cần

Dũng mãnh, Tinh tấn, Siêng năng thường hành.

 

7) Chánh niệm:

Là luôn luôn khắc chế tâm niệm bên trong, bên ngoài luôn luôn tránh sự đấu tranh, cãi vã.Chư Tổ có dạy:

"Nội cần khắc niệm chi công. Ngoại hoằng bất tranh chi đức".

Nghĩa là con người có công phu tu tập, cố gắng dẹp bỏ tạp niệm trong tâm, con người có đức độ bên ngoài luôn luôn từ tốn, lễ độ, nhã nhặn, hiền hòa. Người có chánh niệm là người luôn luôn biết rõ ràng mình đang làm gì, đang nói gì, đang nghĩ gì, luôn luôn sống trong tỉnh thức, nhận biết ngay mỗi khi vọng niệm dấy khởi và không theo, luôn luôn nhớ và sống theo lời Phật dạy, luôn luôn sống với Chân Tâm Phật Tánh, tức là với Bản Tâm Thanh Tịnh.

 

Xin ghi lại những ý chính bằng những câu thơ 9 chữ như sau:

 

Chánh niệm luôn khắc chế tâm niệm bên trong.

Bên ngoài luôn luôn tránh đấu tranh, bất hòa.

Thường xuyên sống trong TỈNH THỨC để nhận ra:

Tạp niệm vừa dấy khởi, bỏ qua tức thời.

***

Chánh niệm luôn biết rõ việc hiện làm.

Nhận biết ngay vọng niệm đang khởi lên.

Con người có đức độ sẽ trở nên:

Từ tốn, nhã nhặn và hiền hòa ngay.

 

Đây là phần rất quan trọng trong việc tu tập Chánh Pháp. Kính mong nhiều bạn đọc hữu duyên hãy cùng chúng tôi cố gắng thực tập hằng ngày bài học này. Nếu được vậy, chúng tôi xin đem công đức này hồi hướng cho tất cả Pháp giới chúng sanh tương lai đều trọn thành Phật đạo.

 

Xin chân thành cảm ơn quý vị đã đọc bài viết và thực hành./.

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập