Cuộc Đối Thoại Đầy Trí Tuệ Của Đức Lama Thubten Yeshe

Đã đọc: 1855           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tôi nhận thấy rằng người phương Tây đang trở nên quá ư bận rộn và lo lắng nhiều hơn. Tôi không chỉ trích vật chất hoặc sự phát triển công nghệ như thế, mà chỉ nói đến việc tâm không được điều tiết. Bởi vì bạn không biết mình là ai và mình là gì, nên bạn hoang phí đời mình trong chấp thủ mù quáng về những gì mà tôi gọi là “siêu thị lòng tốt”.

Hỏi: Khi trình bày về thiền, Ngài vốn không đề cập đến sự mường tượng. Dường như một số người nhận thấy nó tương đối dể tưởng tượng trong khi số khác lại nhận thấy rất khó khăn để tưởng tưởng. Vậy, quan trọng là làm thế nào nhằm phát huy khả năng hình dung mọi thứ xuất hiện trong tâm?

          Lama: Nhiều người gặp vấn đề trong việc hình dung về những gì được mô tả với họ, đơn giản là bởi vì họ không tập luyện tâm mình, nhưng đối với người khác điều đó xảy ra bởi vì khả năng sáng tạo của họ nghèo nàn; họ quá đặt nặng vào vật chất. Có lẽ họ nghỉ rằng tất cả cuộc sống của họ đều thuộc về cơ thể vật lý, chứ không có tâm ngoại trừ bộ não. Tuy nhiên, đạo Phật có những giải pháp, do đó, bạn có thể rèn luyện tâm mình và phát huy khả năng tưởng tượng trong thiền định. Nhưng trên thực tế, bạn tưởng tượng  trong suốt ngày dài. Bạn ăn sáng là một sự tưởng tượng. Bất cứ khi nào bạn đi mua sắm và suy nghỉ “cái này rất đẹp” hoặc “tôi không thích cái đó”, bất cứ lúc nào bạn đang quan sát đều là một dự án của tâm mình. Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, thấy mặt trời đang rọi vào và suy nghỉ “ồ, hôm nay trời thật tuyệt”, đó là tâm của bạn đang tưởng tượng. Thực chất, sự tưởng tượng được hiểu biết rất tốt. Ngay cả những chủ hiệu và các nhân viên quảng cáo biết rõ tầm quan trọng của sự tưởng tượng , vì thế họ tạo ra những băng rôn hoặc các bảng yết thị nhằm thu hút chú ý của bạn: “Mua cái này!”. Họ biết rằng những điều bạn thấy đều tác động đến tâm và sự sự tưởng tưởng của bạn. Sự tưởng tượng không phải một điều gì đó siêu tự nhiên, mà nó có hệ thống khoa học.

          Hỏi: Từ những gì Ngài trình bày, tôi có cảm giác rằng Ngài hơi phê bình xã hội phương Tây, cười nhạo vào những gì chúng tôi thực hiện và cách chúng tôi phát triển thiếu văn minh. Tôi thực sự không nêu ra câu hỏi, nhưng Ngài dự định gì cho nhân loại trong tương lai về những giới hạn của cái được gọi là tiến bộ phương Tây đang phát triển: máy bay lớn hơn, nhà cửa lớn hơn, siêu thị lớn hơn? Ngài có dự tính gì về xã hội phương Tây trong tương lai?

          Lama: Tôi nhận thấy rằng người phương Tây đang trở nên quá ư bận rộn và lo lắng nhiều hơn. Tôi không chỉ trích vật chất hoặc sự phát triển công nghệ như thế, mà chỉ nói đến việc tâm không được điều tiết. Bởi vì bạn không biết mình là ai và mình là gì, nên bạn hoang phí đời mình trong chấp thủ mù quáng về những gì mà tôi gọi là “siêu thị lòng tốt”. Bạn thường suy nghỉ nhiều về cuộc sống chính mình; bạn khiến bản thân trở nên bồn chồn. Thay vì hợp nhất cuộc sống của mình, bạn lại tách nó ra từng mảnh vụn. Hãy quán chiếu chính mình. Tôi không hề áp đặt bạn. Trên thực tế, Phật giáo không cho phép chúng ta áp đặt cách sống của bất cứ ai mang tính giáo điều. Tất cả những điều tôi đang cố gắng gợi ý là bạn nên quan tâm nhìn nhận các pháp (hiện tượng sự vật) theo cách khác.

          Hỏi: Cũng như Ngài, Lama, chúng tôi thấy  hầu hết các bậc thầy ở Tây Tạng đều là đàn ông. Tôi muốn biết liệu có người phụ nữ nào tái sanh thành Lama hoặc bậc thánh thiện?

          Lama: Vâng, tất nhiên. Đàn ông và phụ nữ đều hoàn toàn bình đẳng khi họ phát triển các trạng thái tâm cao hơn. Ở Tây Tạng, đôi lúc, các Tăng sĩ phải học hỏi từ những nữ tu. Đạo Phật dạy rằng  bạn không thể xét đoán con người ở hình thức bên ngoài; bạn không thể nói: “anh ta chẳng có gì, tôi mới đặc biệt”. Bạn đừng bao giờ nói người này cao hơn và người kia thấp hơn khi chỉ nhìn biểu hiện bề ngoài của họ.

          Hỏi: Vai trò của Tỳ kheo ni rất khác với vai trò của Tỳ kheo?

          Lama: Thực sự không có gì khác biệt. Họ cùng nghiên cứu Phật pháp và chỉ dạy học trò của mình đi theo cùng một hướng.

          Hỏi: Đôi lúc rất khó để tìm được một vị thầy. Thật nguy hiểm khi cố gắng thực tập mật chú, chẳng hạn không có vị thầy hướng dẫn mà chỉ đọc qua sách vở rồi thực hành theo?

          Lama: Vâng, rất nguy hiểm. Nếu không có những hướng dẫn rành mạch, bạn không thể chọn lựa chính xác một cuốn sách về mật chú và nghỉ rằng “ồ, các ý tưởng kỳ quái gì đây. Tôi muốn thực tập điều này ngay bây giờ!”. Thái độ này không bao giờ đưa đến các nhận thức. Bạn cần sự hướng dẫn của một vị thầy có kinh nghiệm. Đương nhiên, các ý tưởng trở nên kỳ quái, nhưng nếu không biết phương pháp, bạn không thể áp dụng chúng vào kinh nghiệm của chính mình; bạn phải có cách thức. Nhiều tác phẩm Phật giáo đã được dịch ra tiếng Anh. Những tác phẩm này sẽ cho bạn biết “chấp thủ là không tốt; đừng tức giận”, nhưng bằng cách nào để thực sự thoát khỏi chấp thủ và sân hận? Thành điển cũng chỉ dạy về lòng từ bi, nhưng làm sao bạn áp dụng lòng từ bi vào kinh nghiệm của chính mình? Bạn cần phương pháp, và đôi lúc, phải có một vị thầy dạy cho bạn điều đó.

          Hỏi: Người phương Tây nên làm gì khi họ không thể tìm được một vị thầy? Những người đó thực sự phải đến phương Đông để tìm thầy?

          Lama: Đừng lo, Khi cơ duyên chín muồi, bạn sẽ gặp thầy của mình. Đạo Phật không tin tưởng rằng bạn có thể áp đặt người khác; “mỗi người nên học thiền định; mỗi người nên trở thành Phật tử”. Điều đó thật ngớ ngẩn. Áp đặt con người là điều ngu xuẩn. Khi bạn sẳn sàng, một số năng lực hấp dẫn sẽ đưa bạn đến với vị thầy của mình. Về việc đi đến phương Đông, nó phụ thuộc vào hoàn cảnh cá nhân của bạn. Hãy quan sát kỉ. Điều quan trọng là phải quán chiếu với trí tuệ chứ không phải với niềm tin mù quáng. Đôi lúc, ngay cả khi đến phương Đông, bạn vẫn không thể tìm được một vị thầy và làm mất thời gian nữa.

          Hỏi: Quan điểm của Phật giáo ra sao về việc tự sát?

          Lama: Những người tự hủy hoại sự sống của mình, họ không hiểu rõ mục đích hoặc giá trị của việc được sinh ra làm người. Họ tự sát vì vô minh. Họ không thể tìm thấy sự thỏa mãn, nên họ họ nghỉ “tôi tuyệt vọng”.

          Hỏi: Nếu một người thoát khỏi vô minh, có lẽ người ấy tin tưởng rằng mình đã chứng đắc giác ngộ. Vậy, mục đích của người ấy tiếp tục sống để làm gì?

          Lama: Người ngu nghỉ mình được giác ngộ là hoàn toàn làm ô nhiễm tâm thức và chỉ làm pha lẫn vô minh mà mình đã có. Tất cả những gì anh ta phải làm là kiểm soát những hành động thuộc tâm buông lung của mình và sẽ nhận thức rõ mình chưa đạt giác ngộ. Cũng vậy, bạn không cần phải hỏi người khác “tôi được giác ngộ không?”. Chỉ cần quán sát kinh nghiệm của chính bạn. Giác ngộ là một điều tối thượng mang tính cá nhân.

          Hỏi: Tôi thích cách Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của hiểu biết về niềm tin, nhưng tôi nhận thấy rất khó để biết bằng cách nào một người được nuôi dưỡng ở phương Tây hoặc được trao truyền nền giáo dục mang đầy tính khoa học có thể hiểu rõ quan điểm về việc tái sinh: đời sống quá khứ, hiện tại và tương lai. Làm sao Ngài có thể chứng minh chúng tồn tại?

          Lama: Nếu nhận thức rõ sự liên tục của tâm mình từ khi còn là thai nhi trong bụng mẹ cho đến hiện tại, thì bạn sẽ hiểu ngay. Sự liên tục thuộc năng lực tâm thức của bạn rất giống như luồng điện phát ra từ máy điện chạy qua dây điện cho đến khi nó thắp sáng bóng đèn. Từ lúc được thụ thai, khi cơ thể của bạn hình thành, năng lực tâm thức luôn luôn chạy theo cơ thể—thay đổi, thay đổi và thay đổi—nếu nhận thức rõ điều đó, bạn có thể dể dàng hiểu biết hơn về sự liên tục trước đó thuộc tâm thức của chính mình. Như tôi đã trình bày, nó không bao giờ đơn thuần là một vấn đề của niềm tin. Tất nhiên, ban đầu, thật khó để chấp nhận quan điểm về tái sanh bởi vì hiện nay nó giống như một quan điểm mới mẽ đối với hầu hết mọi người, đặc biệt là những người được nuôi dạy ở phương Tây. Họ không dạy bạn sự liên tục của ý thức ở trường học; bạn không được học bản chất của tâm—bạn là ai, bạn là gì—ở trường đại học. Vì vậy, đương nhiên, tất cả đều trở nên mới mẽ đối với bạn. Nhưng nếu nghỉ rằng thật quan trọng để biết bạn là ai, bạn là gì, và nghiền ngẩm tâm mình qua thiền định, thì bạn sẽ dể dàng đi đến hiểu biết sự khác biệt giữa thân và tâm của mình; bạn sẽ nhận ra sự liên tục của ý thức chính mình; từ đó, bạn sẽ thấy được những đời trước của bản thân mình. Nên biết, không cần thiết chỉ chấp nhận sự tái sanh dựa trên niềm tin.

          Hỏi: Xin Ngài có thể giải thích rõ mối liên hệ giữa thiền, giác ngộ và năng lực phi thường của tâm, chẳng hạn như lấy rõ tương lai, đọc được tâm của người khác và thấy dược những gì xảy ra một nơi rất xa xôi?

          Lama: Dù chắc chắn có thể chứng đạt trí tuệ siêu việt qua việc phát triển thiền định nhất tâm, nhưng chúng ta vẫn còn một quảng đường dài để tiến bước. Khi từ từ đạt được hiểu biết tốt hơn về tâm thức của chính mình, bạn sẽ dần dần phát triển khả năng để thấy rõ những điều như vậy. Tuy nhiên, không phải dể dàng, nơi bạn thiền định chỉ đọt nhiên dứt khoát bạn có thể thấy được tương lai hoặc trở nên giác ngộ. Nó cần có thời gian.

          Hỏi: Nếu Ngài đang thực tập thiền, hoạt động hướng đến giác ngộ, thì các năng lực ấy xuất hiện với sự chế ngự hoặc trong giây lát, hoàn toàn không có sự chế ngự?

          Lama: Các năng lực tực sự xuất hiện vớ sự chế ngự. Chúng không giống như những ảo giác xúc cảm mong lung mà bạn kinh qua sau khi sử dụng chất gây nghiện. Ngay cả trước khi chứng đạt giác ngộ, bạn có thể phát huy trí tuệ trong những đời sống oqr quá khứ, tương lai của mình và đọc được tâm thức của người khác, nhưng điều này chỉ xuất hiện thông qua sự chế ngự và dần dần phát triển trí tuệ.

Hỏi: Ngài có năng lực tách rời tâm mình ra khỏi thân và để linh hồn đi chu du hoặc thực hiện những điều khác?

          Lama: Không.

          Hỏi: Đức Thánh Thiện Dalai Lama (Đạt Lai Lạt Ma) có năng lực để thực hiện điều đó?

          Lama: Phật giáo Đại thừa của Tây Tạng nhất định hàm chứa một truyền thống truyền miệng nguyên vẹn về các lời dạy dựa trên sự phát triển các năng lực phi thường, điều đã từng xảy ra từ bậc thầy khả kính đến đệ tử  trong thời đức Phật tới hiện nay, nhưng mặc dù lời dạy đó tồn tại, thì không có nghĩa rằng tôi đã đạt được nó. Hơn nữa, Phật giáo Tây Tạng ngăn cấm bất cứ vị Lama nào có được các nhận thức như vậy mà công bố chúng. Ngay cả khi chứng đạt giác ngộ, trừ lúc có cơ duyên tốt, bạn không được phép đi khắp nơi để nói với mọi người rằng bạn là một vị Phật. Hãy hết sức thận trọng. Hệ thống của chúng tôi khác với hệ thống của các bạn. Ở phương Tây, bạn nghe mọi người nói “hôm qua, Chúa đã báo mộng cho tôi”. Chúng tôi nghỉ điều đó có thể trở nên nguy hiểm đối với những người khi loan truyền các chi tiết về những kinh nghiệm bí ấn của họ, do đó, chúng tôi không chấp nhận nó.

          Hỏi: Cách đây vài năm, tôi đã đọc tác phẩm “con mắt thứ ba” nói về một tu sĩ có những năng lực phi thường. Vậy, có bao nhiêu người đã mở được con mắt thứ ba của họ?

          Lama: Những gì tác giả của cuốn sách đó, Lobsang Rampa, nói là một khái niệm thiển cận sai lầm. Con mắt thứ ba không phải là một cái gì đó thuộc về vật chất mà là phép ẩn dụ về trí tuệ. Con mắt thứ ba của bạn là con mắt nhìn thoát khỏi cảm giác nhận thức thông thường trong bản chất của chính tâm mình.

          Hỏi: Bởi vì đạo Phật tin vào sự tái sanh, Ngài có thể cho biết thời gian giũa các kiếp sống cách nhau bao lâu?

          Lama: Có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ một vài giây phút cho đến bảy tuần. Ngay khi ý thức rời khỏi cơ thể, thân trung ấm vi tế xuất hiện và chờ đợi nó. Nhờ sức mạnh của tham ái đới với cơ thể vật lý khác, trạng thái trung ấm tìm kiếm sắc thân phù hợp, và khi tìm được rồi, thì nó liền tái sanh.

          Hỏi: Đạo Phật giải thích thế nào về sự bùng nổ dân số? Nếu Ngài tin vào sự tái sanh, thì việc dân số luôn luôn phát triển cần phải lý giải ra sao?

          Lama: Điều đó rất đơn giản. Giống như khoa học hiện đại, Phật giáo nói về sự tồn tại của hàng tỷ thiên hà. Ý thức của một người được sinh ra trên địa cầu này có lẽ xuất phát từ một thiên hà xa xôi, được tiếp diễn liên tục do sức mạnh của nghiệp, điều kết nối năng lự tâm thức của người đó với hành tinh này. Mặt khác, ý thức của một người chết trên trái đất này có lẽ ngay thời điểm chết theo nghiệp dẫn đến tái sanh vào một thiên hà khác xa xôi từ đây. Nếu tâm càng bị thu hút vào trái đất càng nhiều, thì dân số tăng trưởng; nếu càng ít, thì dân số suy giảm. Diều đó không có nghĩa tâm thức mớ mẽ đang đi vào tồn tại. Mỗi tâm thức đang tái sanh trên địa cầu này đều xuất phát từ kiếp trước của nó—có lẽ trong một thiên hà khác, có lẽ trên địa cầu này, nhưng hoàn toàn đều có nơi chốn—phù hợp với bản chất tuần hoàn của sự sống trần gian.

          Hỏi: Thiền của Phật giáo tốt hơn so với bất cứ hình thức thiền định khác hoặc chỉ đơn giản là một hình thức thiền định khác nhau phù hợp với những người khác nhau?

          Lama: Tôi không thể nói rằng thiền Phật giáo tốt hơn phuong pháp của các tôn giáo khác. Tất cả đều phụ thuộc vào cá nhân mỗi người.

          Hỏi: Nếu một người đã thực tập một hình thức thiền định nào đó và cho rằng thiền siêu việt, vậy thì sẽ có bất cứ điểm nổi bật nào mà người đó cố gắng thực tập thiền Phật giáo?

          Lama: Không cần thiết. Nếu bạn nhận thấy sự thực tập thiền định của mình thức tỉnh tâm mình và mang đến thỏa mãn an vui vĩnh viễn, thì tại sao phải nổ lực với bất cứ điều gì nữa? Nhưng nếu, bất kể sự thực tập của bạn, tâm bạn còn bị ô nhiễm và các hành động của bạn không được kiểm soát—thường xuyên theo bản năng gây hại cho người khác—thì tôi nghỉ rằng bạn còn một con đường dài để đi. Đó là một điều thuộc cá nhân mỗi người.

          Hỏi: Một vị Bồ-tát có thể trở thành một người theo chủ nghĩa Max để tạo ra sự hài hòa trong hội? Tôi muốn nói có một chỗ đứng cho Bồ-tát trong chủ nghĩa Max, ngược lại, trong chủ nghĩa Max có chỗ đứng cho Bồ-tát hay không? Chủ nghĩa Max có thể trở thành một công cụ trong việc loại bỏ khổ đau của tất cả chúng sinh?

          Lama: Vâng, thực sự rất khó đối với một người như tôi khi bàn luận về hành động của một vị Bồ-tát, nhưng tôi có nghi ngờ về một vị Bồ-tát trở thành người cộng sản để chấm dứt các vấn đề xảy ra trong xã hội. Các vấn đề tồn tại trong tâm của các cá nhân, chứ không phải ở trong xã hội bạn đang sống, xã hội chủ nghĩa, cộng sản hoặc tư bản. Bạn phải quán chiếu tâm mình. Vấn đề của bạn không phải là vấn đề của xã hội, không phải là vấn đề của tôi. Bạn phải chịu trách nhiệm về các vấn đề của chính mình, cũng như chịu trách nhiệm về giải thoát và giác ngộ của chính bạn. Nếu không, bạn sẽ nói rằng “siêu thị giúp con người bởi vì họ có thể mua những thứ họ cần. Nếu làm việc trong siêu thị, tôi sẽ thực sự đóng góp cho xã hội”. Do vậy, sau khi làm việc đó một thời gian, bạn sẽ nói rằng “có lẽ siêu thị không giúp được gì nhiều. Tôi sẽ giúp đở người khác nhiều hơn nếu làm việc trong cơ quan”. Những điều đó không thể giải quyết các vấn đề trong xã hội. Tuy nhiên, trước hết, bạn phải quán sát nơi bạn vốn có ý tưởng trở thành một người cộng sản, một vị Bồ-tát có thể giúp đở tất cả chúng sinh.

          Hỏi: Tôi nghỉ nhiều người trên thế giới ngày nay đang đói khát, thiếu thốn những nhu cầu cơ bản trong khi họ lo lắng về tình trạng đói kém, an toàn và an ninh của gia đình họ, thật khó khăn cho họ để nắm bắt các khí cạnh tinh vi hơn về hiện tượng vạn hữu, cũng như bản chất của tâm họ?

          Lama: Vâng, tôi hiểu những gì bạn đang nói. Nhưng đừng quên rằng người đói nghèo bận tâm về cái đói và người giàu sang  bị ám ảnh về những điều gì khác  mua trong siêu thị là cơ bản giống nhau. Đừng chỉ chú ý vào những người túng quẩn về mặt vật chất. Trên phương diện tâm thức, giàu nghèo đều trở nên bối rối, và về cơ bản, người này bất hạnh như người kia.

          Hỏi: Nhưng Ngài Krishna[1] đã  thống nhất Ấn Độ trong một cuộc chiến tâm linh, cuộc chiến về giáo pháp, kết quả, cùng một lúc, tất cả dân  Ấn Độ đã có năng lực để tiến hành thực tập tâm linh. Bây giờ, chúng ta không thể truyền bá giáo pháp giữa tất cả con người trên địa cầu này và thiết lập một xã hội toàn diện qua chủ nghĩa xã hội tâm linh?

          Lama: Trước hết, tôi nghỉ rằng những gì bạn đang nói là tiềm lực rất nguy hại. Chỉ có một số người sẽ hiểu được những gì bạn đang trình bày. Nói chung, bạn không thể cho rằng các hành động gay tổn hại cho tất cả chúng sanh là những hành vi của một vị Bồ-tát. Phật giáo không cho phép bạn giết những chúng sanh khác , ngay cả những lý do được cho là thuộc về tôn giáo. Trong Phật giáo, không có những điều như thánh chiến. Bạn phải hiểu điều này. Thứ hai, nó không thể quân bình mọi người trên địa cầu này bằng quyền lực. Cho đến khi bạn hoàn toàn iểu rõ tâm của tất cả chúng sanh khắp thế giới này, đồng thời buông bỏ tâm ích kỉ và cố chấp, bạn sẽ không bao giờ khiến tất cả chúng sanh trở thành một khối thống nhất. Điều đó không thể xảy ra.

          Hỏi: Tôi muốn nói khiến cho tất cả mọi người trở nên giống nhau, bởi vì rõ ràng các cấp độ tâm thức rất khác biệt. Tuy nhiên, chúng ta có thể thiết lập một xã hội nhân loại đại đồng dựa trên cơ sở của học thuyết kinh tế chủ nghĩa xã hội?

          Lama: Tôi nghỉ bạn không nên lo lắng về điều đó. Tốt hơn bạn nên lo về xã hội của chính tâm mình. Điều đó có giá trị và thực tiễn hơn việc thực hiện các dự án về những gì đang xảy ra ở thế giới xung quanh bạn.

          Hỏi: Nhưng sự thực tập tâm linh không phải là để tạo nên sự quân bình giữa nhận thức của Ngài và phục vụ nhân loại?

          Lama: Vâng, bạn có thể phụng sự xã hội, nhưng không thể cùng lucshowpj nhất các hành động của tất cả chúng sanh. Đức Phật muốn tất cả chúng sanh chứng đạt giác ngộ ngay lập tức, nhưng ác nghiệp của chúng ta quá nặng đến nỗi không kiểm soát được. Bạn không thể vung  gậy thần: “tôi muốn mọi người đều trở nên hạnh phúc như nhau” và mong đợi điều đó xảy ra. Hãy tỉnh thức. Chỉ có tâm tỉnh thức mới có thể đem lại bình đẳng và an vui. Bạn không thể thực hiện nó qua giải thích duy lý mang tính cảm xúc. Bạn phải biết những khái niệm cộng sản về cách tốt nhất để quân bình các chúng sanh là rất khác với quan điểm của đức Phật. Bạn không thể lẫn lộn các ý tưởng như vậy. Đừng mỏ mộng viễn vong, mà phải có đầu óc thực tế.

          Hỏi: Như vậy, để kết luận, Ngài cho rằng không thể tạo ra một xã hội tinh thần chung trên trái đất này?

          Lama: Thậm chí nếu bạn có thể, thì nó sẽ không chấm dứt các vấn đề của con người. Ngay cả khi bạn đã tạo nên một xã hội duy nhất cho cư dân trên toàn vũ trụ, thì cũng vẫn còn tồn tại cố chấp, sân hận và đói nghèo. Các vấn đề nằm ngay trong mỗi cá nhân. Con người không giống nhau; mọi người đều khác biệt. Mỗi người chúng ta cần những phương pháp khác nhau tùy theo cấu tạo tâm lý cá nhân, thái độ tâm thức và tính cách của mình; mỗi người chúng ta cần một cách thức khác nhau để chứng đạt giác ngộ. Đó là lý do tại sao Phật giáo hoàn toàn chấp nhận sự tồn tại của những tôn giáo và triết lý khác. Chúng ta công nhận rằng các tôn giáo và triết lý ấy hoàn toàn cần thiết cho sự phát triển của nhân loại. Bạn không thể cho rằng bất cứ một quan điểm nào đều phù hợp cho tất cả mọi người. Điều đó chỉ là lý thuyết suông.

          Hỏi: Ngài nói gì về việc sử dụng thuốc phiện khiến ý thức khai triển? Một người có thể kinh qua thuật sanh tử dưới tác dụng của thuốc phiện?

          Lama: Vâng, có thể—sử dụng quá liều và sớm đủ cho bạn kinh qua thuật sanh tử. Tôi chỉ nói đùa. Thực chất, không có cách nào kinh qua thuật sanh tử khi sử dụng thuốc phiện.

          Hỏi: Ngài có thể biết được hào quang của con người?

          Lama: Không, nhưng mỗi người đều có một hào quang. Hào quang có nghĩa là sự rung động. Mỗi người chúng ta đều có sự rung động tâm lý và vật lý của chính mình. Khi bị rối loạn tâm lý, hoàn cảnh vật lý của bạn thay đổi rõ rệt. Mọi người đều trãi qua điều đó. Khoa học và Phật giáo đều khẳng định tất cả hiện tượng vật lý luôn có sự rung động của chính nó. Vì vậy, trạng thái tâm của con người ảnh hưởng đến sự rung động cơ thể của họ, và những thay đổ này phản chiếu trong ánh hào quang của con người. Đó là lý giải đơn giản về ánh hào quang. Để hiểu sâu hơn, bạn phải thấu triệt tâm mình. Trước hết, phải hiểu rõ tâm mình, sau đó, bạn sẽ biết được tâm của người khác.

          Hỏi: Bằng cách nào thiền loại bỏ sự bế tắc cảm xúc?

          Lama: Có nhiều cách khác nhau. Một trong những phương pháp ấy là phải hiểu rõ bản chất cảm xúc của bạn. Phương pháp đó, các cảm xúc của bạn được trí tuệ nhận thức chuyển hóa. Việc chuyển hóa cảm xúc của bạn bằng trí tuệ là đều thực sự quan trọng.

          Cám ơn các bạn rất nhiều. Chúc ngủ ngon. 

 



[1] Krishna: Là một vị thần được thờ trong các trường phái của Ấn Độ giáo. Ông được xem là vị lãnh đạo tinh thần tối cao của người Ấn Độ.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập