Chữ Dũng - Chỗ Dựa Cho Sức Mạnh Của Con Nhà Phật

Đã đọc: 1804           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Người tu cần có sức mạnh bên trong để chế ngự thân tâm, giữ giới, tinh tấn trên đường tu gian nan. Trong nguyên thủy, người tu còn cần có sức mạnh để bảo vệ chánh pháp, chùa chiền trước thú dữ hay sự cướp phá, để tự vệ hợp lẽ. Nói chung, không có sự thoát ly sức mạnh, vấn đề là sử dụng sức mạnh như thế nào để không trái với giới luật và lý tưởng tôn giáo của mình nói chung. Thiền định là một sức mạnh. Khi người tu tuân thủ rốt ráo giới luật, một điều vô cùng khó, sẽ sở đắc sức mạnh đáng kể ấy, theo đó là sự minh triết nội tâm và sức khỏe, sự chịu đựng.

Thông thường, đa phần người ta hiểu rằng của thiền là nơi xa lạ với trần tục, kinh điển nhà Phật chống đối triệt để việc sử dụng sức mạnh trong cuộc sống, yêu chuộng hòa bình, nhân ái ngay từ ý nghĩ và ngôn từ nói chi chuyện đấm đá. Mùa nhập hạ, tăng ni giữ gìn đến mức không dám đi mạnh sợ vô ý làm chết côn trùng! Người đời, qua các ước lệ đạo đức và luật pháp, việc xác lập tội khi và chỉ khi hành vi gây thương tổn cho người khác với hậu quả có thể sờ mó cân đo đong đếm dược. Nhưng với con nhà Phật, theo kinh điển, ngay việc khởi nghĩ xấu trong đầu óc đã là có tội, phải sám hối! Còn ngôn ngữ gây tổn thương người ta thì tội rõ ràng hơn, còn hành động trong thực tế như sát sanh, trộm cắp.. thì đã là tội trọng. Cho nên người tu dù xuất gia hay cư sĩ tại gia, hay chập chững ở ngưỡng của nhà Phật, trong tâm và dưới mắt người khác, đấy là người hiền. Cho nên người ta nghĩ nhà Phật xa lạ với sức mạnh là có căn cứ ở góc độ nào đấy, song không hoàn toàn chuẩn xác.

Trong xã hội đa đoan, tồn tại rất nhiều khác biệt, sự tồn tại của sức mạnh và sử dụng sức mạnh có khi là phổ biến. Lý luận Phật giáo, những người con Phật nằm trong, ở trong môi trường ấy, môi trường có sức mạnh. Người tu cần có sức mạnh bên trong để chế ngự thân tâm, giữ giới, tinh tấn trên đường tu gian nan. Trong nguyên thủy, người tu còn cần có sức mạnh để bảo vệ chánh pháp, chùa chiền trước thú dữ hay sự cướp phá, để tự vệ hợp lẽ. Nói chung, không có sự thoát ly sức mạnh, vấn đề là sử dụng sức mạnh như thế nào để không trái với giới luật và lý tưởng tôn giáo của mình nói chung. Thiền định là một sức mạnh. Khi người tu tuân thủ rốt ráo giới luật, một điều vô cùng khó, sẽ sở đắc sức mạnh đáng kể ấy, theo đó là sự minh triết nội tâm và sức khỏe, sự chịu đựng. Gọ ẫn nhẫn nhưng hệ dễ khuất phục, thinh lặng nhưng nội tâm phong phú, như mặt nước lặng lẽ nhưng mang trong mình khả năng tạo sóng. Sức mạnh nhà Phật là vậy, cùng hơi khó diễn đạt.

Trong lý luận mênh mông của nhà Phật, có một “thần chú”: bi- trí dũng để người tu nương theo. Bi là từ bi, thương xót hết thảy chúng sinh dù là con người hay chỉ là côn trùng . Chữ hiền xuất phát từ dấy. Trí tức là trí tuệ, minh triết. Dũng tức dũng cảm- sức mạnh. Người tu từ bi, sáng suốt nhưng không thụ động hoàn toàn mà mạnh mẽ, dũng cảm, có sức mạnh. Về lý luận, chữ dũng tạo thế chân kiềng vững chắc và phù hợp cho người tu trong một cuộc sống trần thế - như đã nói - có nhiều khác biệt, tồn tại sức mạnh.

Chữ dũng là như thế.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập