Tập Trung Tâm Thức Chúng Ta

Đã đọc: 1705           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Đạo Phật cung ứnng nhiều kỷ năng cho việc phát triển một hình thức tập trung gọi là “tịch tĩnh bất biến” hay ‘nhất tâm bất loạn’. Thể trạng hùng mạnh này của sự tập trung được mang danh xưng như thế là bởi vì trong nó tất cả những sự xao lãng, rối rắm đã được làm cho tĩnh lặng và tâm thức chúng ta - sự phù hợp của chính nó – là bất loạn một cách tương tục, an lạc, và uyển chuyển trên đối tượng nội tại lựa chọn với khuynh hướng trong sáng và ổn định vững vàng. Tại trình độ này của sự phát triền tinh thần, sự tập trung hoàn toàn không đòi hỏi bất cứ nổ lực nào nữa.

Hãy để những sự xao lãng tan rả như những đám mây

biến mất trong bầu trời.

          -MILAREPA-

 

 

Trong mọi lĩnh vực của tư tưởng, chúng ta cần phải có khả năng phân tích, và rồi thì, khi chúng ta đi đến một quyết định, chúng ta cần có phải có thể đặt để tâm trí chúng ta đến điều ấy mà không dao động.  Hai khả năng này – phân tích và duy trì tập trung (tuệ và định) – là cần yếu để thấy chúng ta thật sự như chúng ta là.  Trong tất cả mọi lĩnh vực phát triển tâm linh, không kể trình độ của chúng ta là gì, chúng ta cần cả sự phân tích và tập trung để đạt đến những thể trạng mà chúng ta tìm cầu, thứ tự từ việc tìm cầu một tương lai tốt đẹp hơn, đến việc phát triển niềm tin trong nguyên nhân và hiệu quả của những hành động (nghiệp), đến việc phát triển một khuynh hướng thoát ly khỏi chu kỳ của khổ đau được gọi là vòng sinh tử luân hồi, đến việc trau dồi từ ái và bi mẫn, đến việc nhận ra tính tự nhiên thật sự của con người và sự vật.  Tất cả những sự cải thiện này được thực hiện trong tâm thức bằng sự thay đổi việc chúng ta suy nghĩ như thế nào, chuyển hóa quan điểm của chúng ta qua những sự phân tích và tập trung.  Tất cả những loại thiền tập này chiếm những đặc trưng phổ biến của quán và chỉ, hay thiền quán và thiền định, hoặc liễu biệt thiền và tam muội thiền, cũng còn gọi là thiền tuệ giác nội quán và thiền nhất tâm bất loạn.

 

Nếu tâm thức chúng ta phân tán rải rác, nó hoàn toàn bất lực.  Xao lãng ở đây, đãng trí ở kia mở ra những lối mòn cho những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng đưa đến nhiều loại rắc rối.  Không có sự tập trung vững vàng, trong sáng, tuệ giác nội quán không thể biết bàn chất tự nhiên của những hiện tượng trong toàn bộ năng lực của nó. Thí dụ, để thấy một bức họa trong bóng tối, chúng ta cần một cây đèn bàn thật sáng.  Ngay cả có một cây đèn như thế, nhưng nếu nó bập bùng hay lung linh chúng ta không thể thấy bức họa một cách rõ ràng với chi tiết.  Cũng thế, nếu cây đèn với ánh sáng ổn định nhưng yếu ớt chúng ta cũng không thể thấy rõ ràng.  Chúng ta cần cả sự trong sáng và vững vàng rộng lớn của tâm thức, cả tuệ giác nội quán và sự tập trung (tuệ và định), như một cây đèn dầu không bị xao động bởi bất cứ làn gió nào.  Như Đức Phật nói, “Khi tâm thức của con được thiết lập trong thiền quán cân bằng [giữa tuệ và định], con có thể thấy thực tại một cách thực sự như nó là.”

 

Chúng ta không có gì ngoài tâm thức hiện tại của chúng ta để hoàn thành điều này, vì thế chúng ta phải thúc đẩy những khả năng này của tâm thức này hợp tác với nhau để tăng cường tâm thức.  Một thương vụ buôn bán từng tí một nhằm để tích lũy hàng khối tiền; những khả năng của tâm thức để lĩnh hội thấu đáo những sự kiện cần thiết để phối hợp với nhau và tập trung trong cùng cách như thế do vậy chân lý có thể được thân chứng trong toàn bộ sự trong sáng của nó.  Tuy nhiên, trong thể trạng thông thường, chúng ta bị xao lãng, giống như nước chảy khắp mọi nơi, tán mõng năng lực bẩm sinh của tâm thức trong những phương hướng phức tạp, làm cho chúng ta không thể nhận thức rõ ràng sự thật.  Khi tâm thức không được tập trung, ngay khi điều gì đấy xuất hiện, nó đánh cắp mất tâm tư chúng ta; chúng ta chạy trước chạy theo tư tưởng này và rồi chạy theo tư tưởng kia, dao động và không ổn định; bất lực trong việc tập trung trên những gì chúng ta muốn trước khi bị lôi đi qua những thứ khác, sẳn sàng tàn phá chính chúng ta.  Như học giả - hành giả du già Ấn Độ, Tịch Thiên nói: 

 

Một người tâm tư bị xao lãng

Sống giữa những nanh vuốt của những cảm xúc phiền não.

 

TẬP TRUNG

 

Mặc dù sự kiện rằng xao lãng là hiện trạng của chúng ta, những năng lực cho sự nhận biết mà tất cả chúng ta sở hữu có thể phối hợp với nhau và tập trung trên một đối tượng mà chúng ta muốn hiểu biết, khi chúng ta thực hiện trong lúc lắng nghe đến những chỉ dẫn quan  trọng.  Qua sự tập trung như thế, tất cả những sự thực tập – cho dù từ ái, bi mẫn, xu hướng vị tha để trở thành giác ngộ, hay tuệ giác thẩm thấu vào trong tự tính bản nhiên của chúng ta và những nhân duyên của tất cả mọi hiện tượng khác – được làm nổi bật một cách đột ngột, vì thế tiến trình của chúng ta nhanh chóng hơn và thậm thâm hơn nhiều.

 

Đạo Phật cung ứnng nhiều kỷ năng cho việc phát triển một  hình thức tập trung gọi là “tịch tĩnh bất biến” hay ‘nhất tâm bất loạn’.  Thể trạng hùng mạnh này của sự tập trung được mang danh xưng như thế là bởi vì trong nó tất cả những sự xao lãng, rối rắm đã được làm cho tĩnh lặng và tâm thức chúng ta - sự phù hợp của chính nó – là bất loạn một cách tương tục, an lạc, và uyển chuyển trên đối tượng nội tại lựa chọn với khuynh hướng trong sáng và ổn định vững vàng.  Tại trình độ này của sự phát triền tinh thần, sự tập trung hoàn toàn không đòi hỏi bất cứ nổ lực nào nữa.

 

VƯỢT THẮNG GIẢI ĐẢI LƯỜI BIẾNG

 

Lười biếng hiện diện trong nhiều hình thức, tất cả đều đưa đến sự chần chừ, lần lựa sự thực tập đến một thời gian khác.  Đôi khi là một vấn đề thể hiện việc xao lãng đối với thiền quán bằng những hành vi đạo đức trung tính, may vá hay nghĩ đến việc làm thế nào lái xe từ nơi này đến  nơi khác, loại giải đải này có thể độc hại một cách đặc biệt bởi vì những tư tưởng và  hành vi này không được nhận thức như những vấn nạn.

 

Vào những lúc khác, lười biếng biểu hiện như sự xao lãng để suy nghĩ về những  hành động phi đạo đức, như một đối tượng của tham dục hay làm thế nào để trả thù.  Một loại khác của giải đải là cảm giác rằng chúng ta không tương xứng với nhiệm vụ thiền quán, cảm thấy thấp kém và ngã lòng:  “Làm thế nào một người như tôi có thể đạt được điều này!”  Trong trường hợp này chúng ta bị hụt hẩng quên nhận ra khả năng to lớn của tâm thức con người và năng lực của sự rèn luyện dần dần từng bước một.

 

Tất cả những sự giải đải này liên hệ đến việc không nhiệt tình với thiền tập.  Làm thế nào có thể vượt thắng chúng?  Sự quán chiếu về những thuận lợi của việc đạt đến tính linh động của tinh thần và thân thể sẽ phát sinh nhiệt tình cho thiền quán và làm mất tác dụng của lười biếng.  Một khi chúng ta đã đạt được niểm hỉ và lạc của thiền tập của sự linh động thân thể và tinh thần chúng ta có thể trụ thiền lâu dài bao nhiều tùy ý chúng ta muốn.  Vào lúc ấy tâm thức chúng ta hoàn toàn được thuần hóa vì thế chúng ta có thể trực tiếp hướng nó đến bất cứ hành vi đạo đức nào; tất cả những tình trạng rối loạn chức năng của thân thể và tâm thức sẽ bị xóa sạch.

 

NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HÀNH

 

Đối với những người mới bắt đầu, những nhân tố bên ngoài có thể xem như tác động đối với thiền quán bởi vì năng lực tinh thần nội tại không đặc biệt mạnh mẽ.  Điều này là tại sao giới hạn những hành vi ồn ào và có một nơi yên tĩnh để thiền tập là rất hữu ích.  Khi kinh nghiệm nội tại của chúng ta được phát triển thuận lợi, những điều kiện ngoại tại sẽ không ảnh hưởng nhiều.

 

Ở mức độ sơ khởi này của việc trau dồi tịch tĩnh bất biến - nhất tâm bất loạn hay thiền chỉ - chúng ta cần một nơi lành mạnh để thực tập, tránh xa những hành vi bận rộn và những người thúc đẩy tham dục hay sân hận.  Bên trong, chúng ta cần biết toại nguyện, không có những khát vọng mạnh mẽ vì thực phẩm, áo quần, và v.v… nhưng hài lòng với sự điều độ.  Chúng ta cần giới hạn những hành vi của chúng ta, từ bỏ bạo động hay chấn động.  Tình trạng bận rộn nên được bỏ lại sau lưng.  Điều quan trọng đặc biệt là thái độ đạo đức, là điều mang đến sự thư thái, hòa bình, và chu toàn tận tình.  Tất cả những điều chuẩn bị sơ bộ này sẽ giúp chúng ta giảm thiểu những sự xao lãng thô thiển.

 

Khi tôi trở thành một vị tu sĩ, thệ nguyện hay giới luật của tôi đòi hỏi giới hạn những hành vi bên ngoài, mà nó đặt sự nhấn mạnh hơn trên sự phát triển tâm linh.  Sự thận trọng giản dị làm cho tôi tỉnh thức về thái độ và đưa tôi vào trong việc quan tâm đến những gì xãy ra trong tâm thức tôi nhằm để làm chắc chắn rằng tôi không bị lạc hướng với những thệ nguyện hay giới luật của tôi.  Điều này có nghĩa là ngay cả khi tôi không thực hiện một nổ lực có ý thức lúc thiền quán, tôi cũng thu thúc tâm thức của tôi không bị lang thang và vì thế liên tục đưa vào phương hướng của thiền quán nhất niệm nội tại.

 

Người ta đôi khi nhìn vào những thệ nguyện đạo đức (giới luật) như sự kềm hảm hay ngược đãi, nhưng điều đó hoàn toàn sai.   Giống như chúng ta thực hiện sự kiêng khem để cải thiện sức khỏe chúng ta và không phải hành hạ chính chúng ta, vì thế những quy tắc mà Đức Phật thiết lập có khuynh hướng để kiểm soát những thái độ chướng ngại ẩn tàng và chiến thắng những cảm xúc phiền não bởi vì những điều này là tai hại.  Vì lợi ích của chính chúng ta, chúng ta kiềm chế những động cơ và hành vi có thể sản sinh khổ đau.  Thí dụ, qua một vụ nhiễm trùng dạ dày mà tôi đã có một vài năm trước đây, bây giờ tôi tránh những thực phẩm chua và thức uống lạnh mà nếu không thì tôi sẽ thưởng thức chúng.  Chế độ dinh dưỡng như vậy cung ứng cho tôi một sự bảo vệ, chứ không phải là trừng phạt.

 

Đức Phật thiết lập những thể loại phong cách nhằm để cải thiện lợi ích của chúng ta, không phải trao cho chúng ta một hạn chế khó khăn.  Những quy luật tự chúng làm cho tâm thức có lợi cho tiến trình tâm linh.

 

TƯ THẾ

 

Tư thế thiền quán là quan trọng, vì nếu chúng ta làm thân thể chúng ta thẳng lên, những kinh mạch năng lượng trong thân thể cũng sẽ trở nên thẳng, cho phép năng lượng tuôn chảy trong những kinh mạch này cân bằng, là điều có chiều hướng sẽ giúp đở trong việc quân bình tâm thức chúng ta và đặt nó trong sự phục vụ chúng ta.  Mặc dù thiền quán có thể ngay cả tiến hành bằng cách nằm xuống, nhưng ngồi tréo chân với bảy đặc trưng sau đây là lợi ích: 

 

1-    Ngồi tréo chân (xếp bằng), với một chiếc gối riêng bên dưới.

2-    Tịch tĩnh bất biến (thiền chỉ hay nhất tâm bất loạn) được trau dồi bằng việc tập trung tâm thức không phải trên một đối tượng ngoại tại mà trên một đối tượng nội tại.  Với đôi mắt chúng ta không mở rộng cũng không khép kín lại mà hơi mở ra một tí, nhìn xuống phía trước đầu mũi nhưng không căng thẳng; nếu điều này không thoãi mái, hãy nhìn xuống sàn nhà phía trước chúng ta.  Để đôi mắt chúng ta mở ra nhẹ nhàng.  Tác dụng của cái nhìn sẽ không làm chán nãn tâm ý của chúng ta.  Sau này, nếu đôi mắt chúng ta nhắm lại theo ý muốn của chúng cũng không sao.

3-    Làm thẳng xương sống chúng ta, giống như một mũi tên hay một chồng tiền xu, mà không uốn cong lưng hay ưởn ra phía trước.

4-    Giữ đôi vai cân bằng, với những bàn tay bốn ngón bề ngang để ngang rốn, với bàn tay trái ngửa lên, và bàn tay phải ở phía bên trên nó, cũng ngửa lên, hai ngón cái giao nhau thành hình tam giác.

5-    Giữ đầu chúng ta cân bằng và thẳng, vì thế mũi chúng ta cùng đường thẳng với rốn, nhưng hơi cong cổ chúng ta, như một con công.

6-    Để đầu lưỡi chúng ta chạm đốc vọng gần răng cửa, sau này có thể cho phép chúng ta chịu đựng một thời gian dài trong thiền tập mà không chảy nước mũi.  Nó cũng sẽ giữ cho chúng ta khỏi thở quá mạnh, có thể làm khô miệng và cổ chúng ta.

7-    Thở vào và thở ra yên tĩnh, nhẹ nhàng, và bằng thẳng.

 

THỰC TẬP HƠI THỞ ĐẶC BIỆT

 

Vào lúc bắt đầu buổi thực tập, thật hữu ích để loại trừ năng lượng của những luồng chướng ngại ẩn tàng, được gọi là “những luồng khí” hay “gió”, từ thân thể chúng ta.  Giống như vứt bỏ rác rưởi, đây là những chuỗi của chín hơi thở vào và  thở ra giúp chúng ta dọn sạch những thôi thúc đối với tham dục hay thù hận mà chúng ta có thể có trước buổi thực tập.

 

Đầu tiên, thở vào sâu qua lỗ mũi phải bằng việc ấn lên lỗ mũi trái để đóng nó lại với ngón tay cái trái của chúng ta; rồi thì mở lỗ mũi trái và ấn lên lỗ mũi phải  để đóng nó lại với ngón tay giữa trái, thở ra qua lỗ mũi trái.  Làm việc này ba lần.  Sau đấy, thở vào sâu qua lỗ mũi trái bằng việc tiếp tục ấn đóng lỗ mũi phải với ngón tay phải trái; rồi mở lỗ mũi phải và ấn đóng lỗ mũi trái với ngón tay cái trái, thở ra qua lỗ mũi phải.  Làm điều này ba lần.  Sau cùng, đặt lưng tay trái trong lòng chúng ta như được diễn tả trong mục trước và thở vào sau qua cả hai lỗ mũi, rồi thì thở ra qua hai lỗ mũi.  Làm điều này ba lần, trong tổng cộng chín hơi thở.  Khi thở vào và thở ra, tập trung tất cả tư tưởng trên hơi thở vào và hơi thở ra, suy nghĩ, “thở vào” và “thở ra”, hay đếm mỗi cặp của hơi thở vào và thở ra từ một đến mười và rồi trở lại một.  Giữ sự tập trung trên hơi thở của chúng ta, và điều này tự nó sẽ làm cho tâm thức chúng ta trong sáng hơn và rộng rãi  hơn, tạm thời tự do khỏi bất cứ đối tượng nào của tham dục hay thù hận mà chúng ta có thể có, để cho tâm tư chúng ta tươi tắn khỏe khoắn.

 

Tại lúc này, hãy đem động cơ vị tha của chúng ta, niểm khát vọng hổ trợ người khát, đầy sức sống trong tâm thức; nếu chúng ta đã cố gắng đặt một quan điểm đạo đức trước đấy, trong khi dưới sự ảnh hưởng của tham dục hay thù hận, nó sẽ khó khăn, nhưng bây giờ nó dễ dàng hơn.   Sự thực tập hơi thở này giống như đang chuẩn bị một tấm vải để nhuộm; sau khi giặt, nó sẽ thấm thuốc nhuộm dễ dàng hơn.

 

Tập trung tất cả tâm tư chúng ta chỉ trên hơi thở, là điều mà chúng ta luôn luôn có với mình và không cần tưởng tượng điều gì mới mẻ, sẽ làm cho những tư tưởng trước đây hòa tan đi, làm cho sự tập hợp tư tưởng của chúng ta trong những bước tiếp theo dễ dàng hơn.

 

ĐỐI TƯỢNG

 

Bây giờ hãy để chúng ta lưu tâm đến đối tượng nào mà chúng ta nên tập trung trong khi thực tập tịch tĩnh bất động (tam muội thiền, nhất tâm hay thiền chỉ).  Vì hậu quả của những cảm xúc tàn phá trước đây có khuynh hướng nấn ná tiềm tàng trong tâm thức, cho nên bất cứ cố gắng nào đề tập trung tâm tư, chúng ta dễ dàng bị ngắt quảng bởi những năng lực này.   Nếu chúng ta đã tìm hiểu tính không của sự tồn tại cố hữu một cách mạnh mẽ, chúng ta có thể đem hình tượng của tính không như chủ đề tập trung của chúng ta, nhưng khởi đầu thật khó khăn để tập trung trên một đề mục sâu sắc như vậy.  Thông thường hơn, chúng ta cần một đối tượng đề chú ý mà nó sẽ làm yếu cảm xúc tàn phá trước đây của chúng ta, cho dù điều này là tham dục hay thù hận, mê muội, tự hào, hay tư tưởng thừa thãi.  Những điểm tập trung thường đối lập với những khuynh hướng này được gọi là “những tư tưởng cho việc tịnh hóa thái độ.”

 

Nếu cảm xúc tàn phá vượt trội của chúng ta là tham dục, chúng ta phải cân bằng một người hay một vật hấp dẫn tương tợ với sự tham muốn ngay lúc ấy.  Trong trường hợp này, chúng ta có thể thiền quán trên những cấu thành thân thể chúng ta từ đỉnh đầu đến bàn chân của chúng ta – da, thịt, máu, xương, tủy, nước tiểu, phân, và v.v… Hãy thấy một cách nông cạn, thân thể có thể xem như xinh đẹp, nhưng nếu chúng ta quan tâm một cách gần gũi những bộ phận của nó cho những mục tiêu của những bài tập  này, nó không quá đẹp.  Một tròng con mắt thôi có thể là dễ sợ.  Hãy lưu tâm đến mọi thứ từ tóc chúng ta đến móng tay và móng chân của chúng ta.

 

Một lần nọ, khi tôi đang viếng thăm Thái Lan, gần cổng của một tu viện có những tấm hình của một xác chết trãi qua ngày này đến ngày khác trong nhiều ngày.  Những giai đoạn của phân hủy là rõ ràng; những tấm hình thật sự rất hữu ích.  Thân thể chúng ta có thể dường như xinh đẹp, với sức khỏe tốt, chắc nịch và mềm mại để xúc chạm; tuy thế, khi nhìn những thành phần cấu thành nó một cách gần gũi và sự tan rã mà nó có thể phải chịu, chúng ta thấy bản chất tự nhiên của nó là khác biệt.

 

Nếu cảm xúc tàn phá nổi bật của chúng ta theo thái độ quá khứ trãi qua nhiều kiếp sống là thù hận và thất vọng, có nghĩa là chúng ta nổi giận rất nhanh chóng, và ngay cả mất sự tự chủ  với người khác, chúng ta có thể trau dồi yêu thương qua nguyện ước rằng những người đánh mất hạnh phúc được ban cho hạnh phúc và những nguyên nhân hạnh phúc.

 

Nếu cảm xúc tàn phá nổi bật của chúng ta là si mê và tăm tối, có lẽ, qua sự tin tưởng rằng mọi hiện tượng xãy ra không có nguyên nhân và điều kiện (không nhân duyên), hay rằng tự ngã hoạt động dưới năng lực của chính nó, chúng ta có thể thiền quán trên sự sinh khởi tương duyên của mọi hiện tượng (quán duyên sinh), sự tùy thuộc của chúng trên những nguyên nhân.  Chúng ta cũng có thể quán chiếu tiến trình tái sinh trong vòng luân hồi , [mười hai nhân duyên], bắt đầu với vô minh si ám và chấm dứt với già và chết.  Một trong hai thứ này sẽ xói mòn sự mê muội của những ý tưởng sai lầm cùng vô minh và làm tăng tiến sự thông minh.

 

Nếu cảm xúc nổi bật của chúng ta mang theo từ quá khứ là tự kiêu, chúng ta có thể thiền quán trên những đặc trưng của hiện tượng trong phức hệ thân – tâm.  Chú ý đến nhiều nhân tố này làm xói mòn cảm giác của một tự ngã riêng biệt với chúng.  Cũng thế, khi chúng ta lưu tâm những điều này trong chi tiết, chúng ta sẽ nhận thấy rằng có nhiều thứ mà chúng ta không biết, do vậy đánh thủng cảm giác phóng đại chồng lên của chúng ta về tự ngã.  Ngày nay, những nhà khoa học, chẳng hạn như những nhà vật lý, có những đặc trưng của họ về những hiện tượng, chẳng hạn như sáu loại vi lượng – ngữa, úp, hấp dẫn, kỳ lạ, đỉnh và đáy – và bốn năng lực - điện từ, lực hấp dẫn, hạt nhân mạnh, hạt nhân yếu – những thứ, mà nếu chúng ta nghĩ chúng ta biết tất cả, sẽ đánh thủng lòng tự kiêu khi chúng ta quan tâm về chúng.   Chúng ta sẽ chấm dứt sự suy nghĩ, “Tôi không biết gì cả.”

 

Nếu cảm xúc phiền não nổi bật của chúng ta là phát sinh quá nhiều tư tưởng, vì thế chúng ta quẩn quanh suy nghĩ về điều này và điều kia, chúng ta có thể thiền quán với hơi thở ra và hơi thở vào như được diễn tả trong phần trước.  Khi chúng ta tập trung tâm thức của chúng ta trên hơi thở, dòng suối dường như không ngừng của những tư tưởng rong ruỗi ở đây và ở kia sẽ lập tức giảm bớt.

 

Nếu chúng ta không có những tư tưởng tàn phá nổi bật, chúng ta có thể chọn bất cứ đề mục nào trên đây.

 

ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT

 

Một đối tượng hữu ích của thiền quán cho tất cả mọi loại cá nhân là một hình tượng của Đức Phật, hay một biểu tượng tôn giáo nào khác, vì việc tập trung trên đấy sẽ thấm nhuần tâm thức chúng ta với những phẩm chất đạo đức.  Nếu bằng vào việc đưa biểu tượng này đến tâm thức chúng ta liên tục, chúng ta sẽ hình dung điều ấy một cách rõ ràng, nó sẽ duy trì với chúng ta trong suốt những hành vi  hằng ngày, giống như chúng ta ở trong sự hiện diện của một Đức Phật.  Khi chúng ta bệnh tật hay trong cơn đau đớn, chúng ta sẽ có thể đánh thức sự hiện diện diệu kỳ này.  Ngay cả khi chúng ta lâm chung, một Đức Phật sẽ xuất hiện liên tục trong tâm thức chúng ta, và tâm thức của kiếp sồng này sẽ kết thúc trong một thái độ sùng mộ sinh động.  Điều này sẽ hữu ích, có phải không?

 

Trong thiền quán của chúng ta, hình dung một Đức Phật thật sự, không phải là một bức hình hay một bức tượng cứng nhắc.  Đầu tiên chúng ta cần phải biết hình dáng của một vị Phật đặc thù rõ rệt qua nghe đến một Đức Phật được diễn tả hay nhìn vào một bức hình hay một bức tượng, làm cho trở nên quen thuộc với hình dáng ấy vì thế một hình tướng của Đức Phật có thể xuất hiện trong tâm thức chúng ta.  Đối với người mới bắt đầu, tâm ý dễ dàng bị rải rác nơi này và nơi  kia đến đủ loại đối tượng, nhưng chúng ta biết từ kinh nghiệm của chính chúng ta rằng nếu chúng ta nhìn chăm chăm vào một đối tượng như một bông hoa, sự lang thang này sẽ giảm bớt.  Trong cùng cách như thế, khi chúng ta nhìn chăm chăm vào một hình tượng Phật với đôi mắt của chúng ta, sự tán loạn sẽ nhỏ dần, và rồi dần dần chúng ta có thể làm cho hình tượng xuất hiện trong tâm thức chúng ta.

 

Hãy tưởng tượng đối tượng tôn giáo ngang bằng với chân mày của chúng ta, khoảng năm hay sáu bộ (1,5m – 1,8m) phía trước chúng ta; cao khoảng một đến bốn inch (3cm – 10 cm).  Đối tượng càng nhỏ nó càng dễ tập trung trong tâm thức, nó phải rõ ràng và sáng rở, phát ra ánh sáng nhưng dày chặc.  Sự tỏa sáng của nó sẽ giúp chúng ta giữ mô thức tâm ý của nhận thức khỏi bị quá lõng lẽo; sự dày chặc của nó sẽ giúp chúng ta giữ tâm ý khỏi bị dàn trãi qua những đối tượng khác.

 

Nếu chúng ta quá cố gắng để làm cho đối tượng sáng rở và rõ ràng, điều này sẽ gây trở ngại, liên tục điều chỉnh độ sáng của nó sẽ ngăn trở việc ổn định đối với sự tiến bộ.  Vừa phải là cần thiết.  Một khi đối tượng xuất hiện ngay cả lờ mờ, hãy bám nó.  Sau này, khi đối tượng ổn định rõ ràng, chúng ta có thể dần dần điều chỉnh ánh sáng và sự rõ ràng của nó mà không đánh mất hình tượng ban đầu.

 

Phản Chiếu Thiền Quán

 

1-    Hãy nhìn kỷ vào một hình tượng của Đức Phật, hay những tranh ảnh tôn giáo khác hay một biểu tượng, chú ý hình dáng, màu sắc, và những chi tiết.

2-    Hành động làm cho hình tượng này xuất hiện trong ý thức nội tại của chúng ta, tưởng tượng nó cùng mức độ ngang chân mày của chúng ta, khoảng năm hay sáu bộ  (1,5m – 1,8m) phía trước chúng ta, cao khoảng một đến bốn inch (3cm – 10 cm) – càng nhỏ càng tốt, và chói lọi rở ràng.

3-    Xem hình tượng là thật sự, được phú cho với những phẩm chất tuyệt diệu của thân thể, lời nói, và tâm ý.

 

 

 

 

Trích từ quyển How to See Yourself as You Really Are của Đức Đạt Lai Lạt Ma 
Tuệ Uyển chuyển ngữ

 

Bài liên hệ

Đặt Nền Tảng Để Tuệ Giác Sinh Trưởng

Khám phá cội nguồn của vấn đề

Thấu Hiểu Sự Thật Là Cần Thiết

Cảm nhận tác động của mối liên hệ hổ tương

Đánh Giá Đúng Lý Duyên Khởi

Thấy mối liên hệ tương duyên của mọi hiện tượng

Đánh Giá Duyên Khởi Và Tánh Không

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập