Niệm hương hay niêm hương?

Đã đọc: 2944           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Danh từ “niệm hương” được dùng không chính xác và thường gợi lên ý tưởng sai lầm một cách vô nghĩa. Rồi theo đó mà in ấn phát, xướng ngôn viên lặp đi lặp lại trên loa phóng thanh, nhiều khi gây ấn tượng thiếu tịnh tín nhiệt thành.

Thông thường các buổi lễ trong đạo Phật đều có phần niêm hương bạch Phật, gọi tắt là niêm hương. Từ Đại lễ Phật đản tổ chức trên các lễ đài lộ thiên, cho đến lễ cầu an, cầu siêu trong các chùa, lễ an vị Phật tại tư gia, lễ cúng giỗ ông bà Tổ tiên trong gia đình đều có niêm hương. Niêm hương bạch Phật là tay cầm cây hương dâng lên cúng dường và trình bạch lên đức Phật hôm nay mình làm việc gì đó, cầu xin Tam bảo chứng minh gia hộ cho buổi lễ được thành tựu viên mãn. 

Thông thường các buổi lễ trong đạo Phật đều có phần niêm hương bạch Phật, gọi tắt là niêm hương.

Các buổi lễ được tổ chức trang trọng đều có thư mời và kèm theo chương trình, trong chương trình có mục niêm hương bạch Phật gọi tắt là “niêm hương”. Gần đây, tôi thấy từ Giáo hội Trung ương cho đến Thành hội, quận huyện giáo hội, các chùa và các tư gia mỗi khi có tổ chức lễ hầu hết ghi trong chương trình là niệm hương. Danh từ “niệm hương” được dùng không chính xác và thường gợi lên ý tưởng sai lầm một cách vô nghĩa. Rồi theo đó mà in ấn phát, xướng ngôn viên lặp đi lặp lại trên loa phóng thanh, nhiều khi gây ấn tượng thiếu tịnh tín nhiệt thành. Vì vậy nên tôi mạo muội giải thích hai từ “niệm hương” và “niêm hương”, hầu mong sau này các bộ phận văn phòng, in ấn, xướng ngôn viên dùng từ cho đúng ý nghĩa của nó.

Trước hết tôi xin thành tâm sám hối với Chư tôn đức tăng, ni và quý thức giả. Dùng từ “niêm hương” và “niệm hương” nhầm lẫn như thế là do bộ phận văn phòng, thư ký và xướng ngôn viên, chứ không phải do quí ngài. Cụ thể như Đại lễ Phật đản năm Phật lịch 2548 tại Quảng hương Già lam, do tôi làm trưởng ban tổ chức vậy mà trong chương trình vẫn để là “niệm hương”.

Vậy “niêm hương” và “niệm hương” khác nhau như thế nào?

Chữ “niêm” (拈) gồm có bộ thủ (扌) là tay và chữ chiêm (占) là xem đoán. Theo Từ điển của Đào Duy Anh, chữ “niêm” là dùng ngón tay mà lấy vật gì, tức là nắm lấy một vật cụ thể. Như vậy, niêm hương là dùng tay nắm lấy cây hương dâng lên cúng Phật để cầu nguyện thành tựu một công việc nhất định, gọi là niêm hương bạch Phật.

Nguyên lai, thuở xưa, trên hội Linh Sơn, khi đức Phật cầm nhánh hoa đưa lên thì ngài Ca-diếp mỉm cười, do đó mà có sự lưu truyền tâm ấn của Thiền tông, gọi là “niêm hoa vi tiếu” (拈華微笑). Niêm hương và niêm hoa, tuy hai sự việc có vẻ khác nhau, nhưng ý nghĩa cũng gần tương tự.

Ảnh minh họa.

Theo Phật quang Từ điển, mục từ “Niêm hương” (拈香), được giải thích là “sự đốt hương, dâng hương trước tượng Phật, Bồ-tát và Tổ sư. Từ “niêm hương” cũng có khi viết là 捻香, đọc là “niệm hương” cũng đồng nghĩa với “niêm hương.”

Nhưng, chữ 捻 này đọc là “niệm” có nghĩa là “vo tròn”, đồng âm với chữ “niệm” (念) là nhớ nghĩ. Để không nhầm lẫn với từ “niệm Phật” (念佛) nên thường không nói là “niệm hương” mà nói là “niêm hương”.

Chữ “niệm” (念) gồm có bộ tâm (心) và chữ kim (今). Niệm là nhớ nghĩ, đọc tụng, như niệm Phật là nhớ nghĩ Phật, niệm kinh là đọc tụng kinh, niệm thư là đọc sách... Nếu nói niệm hương là nhớ nghĩ cây hương, hay đọc tụng cây hương, nhưng cây hương thì có gì đâu mà phải nhớ nghĩ, đọc tụng. Cho nên dùng từ “niệm hương” như vậy là không đúng, không có nghĩa. Cứ thấy vị chứng minh hay chủ sám trong buổi lễ cầm hương quỳ trước bàn thờ Phật mật niệm gì đó mà vội cho rằng đó là niệm hương, sự thật là không phải như vậy.

Về ý nghĩa “niêm hương”, trong sách Tổ đình sự uyển, quyển 8, mục “niêm hương”, có nói: “Họ Thích khi làm Phật sự không bao giờ mà không bắt đầu bằng sự niêm hương.” Đó là lấy cây hương để biểu lộ tín tâm. Mà Kinh nói, Tín là nguồn suối của Đạo, và mẹ của các công đức, nuôi lớn các gốc rễ lành (Tín vi Đạo nguyên công đức mẫu, Tín năng trưởng dưỡng chư thiện căn 信爲道源功德母信能長養諸善根) là theo ý đó.

Vậy, mong rằng bộ phận văn phòng, thư ký, xướng ngôn viên… lưu ý nên dùng cho đúng chữ “niêm hương” chứ không nên đọc là “niệm hương” để khỏi nhầm lẫn.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập