Người dương phát nguyện, “người âm” cùng học Chánh pháp

Đã đọc: 26799           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image Tiến sỹ Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc UIA.

Mỗi tuần, tại Pháp hội Uống nước Nhớ nguồn số 1 Đông Tác, Kim Liên, Hà Nội do Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) tổ chức có hàng trăm gia đình đến để cầu siêu và giao lưu với người thân đã mất và kết quả giao lưu thành công rất cao. Tiến sỹ Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc UIA chia sẻ về ý nghĩa việc giao lưu và cách thức cầu siêu tại đây.

Dân gian thường hay dùng từ “gọi hồn”để  nói về việc mời “người âm” về nói chuyện với người dương, còn tại đây dùng từ “giao lưu”. Vậy, tính chất giữa “gọi hồn” và “giao lưu” có gì giống và khác nhau không?

 Nhìn hình thức có thể cũng không khác nhau nhiều, có chăng sự khác nhau nằm ở văn hoá ứng xử của người sống đối với người thân đã khuất.

Nhiều gia đình đến giao lưu không thành công là vì họ chỉ muốn “gọi” người thân đã mất về chỉ để hỏi, để cầu lợi cho mình, (hỏi làm ăn thế nào cho phát tài, để xin được phù hộ đủ thứ… ). Việc giao tiếp với “cõi âm” như vậy là hình thức giao tiếp không lịch sự.

Các cụ ta có câu: “Âm dương đồng nhất lý”. Do đó, muốn cho ông bà, cha mẹ, tổ tiên… đã mất về “gặp” chúng ta với tâm trạng vui vẻ, thì chúng ta phải thể hiện tính nhân văn trong văn hoá giao tiếp. Theo đó, ta phải giải mã được những thông điệp của thế giới bên kia, nghe được ý nguyện của người đã mất: Họ muốn gì, cần gì để mình đáp ứng, thậm chí chúng ta có thể học và tiến hành chữa bệnh cho người âm nếu như chúng ta thành tâm hồi hướng công đức và phát nguyện.

 

Vậy, chúng ta phải làm thế nào để đáp ứng được ý nguyện của người thân ở thế giới bên kia?

 Việc thể hiện văn hoá giao lưu với thế giới tâm linh là phải phát nguyện làm việc tốt không chỉ cho mình mà còn cho cả “người âm”. Theo đó, phải phát nguyện, hồi hướng cho hương linh để những linh hồn nào vẫn còn nhiều phiền não, khổ đau… sẽ thoát khỏi đau khổ. Những trạng thái khổ đau, phiền não đó đa phần do tác động rất mạnh mẽ của xúc cảm trong giây phút cận tử nghiệp (giây phút hấp hối) mà thần thức đã mang theo.

Việc mời hương linh liệt sỹ và người thân đã mất về giao lưu cũng giống như việc mình mời người thân từ nước ngoài về, thì mình phải làm thủ tục cấp visa, hộ chiếu cho họ. Tương tự, với người thân ở “cõi âm”, chúng ta phải biết chắc rằng, người thân của chúng ta không bị nhốt trong cảnh giới địa ngục, ngã quỷ… thì họ mới về giao lưu với ta được. Cách để làm các thủ tục cấp “visa” cho người thân ở cõi âm, chính là làm những việc công đức, dâng công đức đó cho người thân, nhờ đó mà công đức của họ được tăng trưởng, thoát khỏi địa ngục khổ đau và phiền não thì họ mới có thể dễ dàng về giao lưu với chúng ta.

 

Pháp hội Uống nước Nhớ nguồn  thường khuyên các gia đình muốn giao lưu thành công thì nên thực hiện nghi thức cầu siêu trước. Vì sao chúng ta nên thực hiện cầu siêu trước khi giao lưu?

 Rất nhiều gia đình đã tham gia và phản ánh lại với chúng tôi, rằng có trường hợp thực hiện giao lưu nhưng chưa cầu siêu thì người thân về không nói được, hoặc còn mang theo những đau khổ, phiền não, nhưng sau khi cầu siêu, thì các hương linh trở về giao lưu với người thân với tâm trạng hoan hỉ hơn rất nhiều.

Ngoài ra, không chỉ những gia đình có ý định giao lưu với người thân, mà ngay cả không giao lưu thì chúng ta cũng nên cầu siêu ít nhất mỗi năm 1 lần cho người thân đã mất để họ được an lạc, tránh được những cảnh giới khổ đau, phiền não.

 

Vì sao việc cầu siêu lại có thể có tác dụng đến như vậy?

 Cầu siêu có nghĩa là cầu nguyện cho linh hồn người đã mất được siêu thoát.

Tuy nhiên, để việc cầu siêu được thực hiện đúng chánh pháp, chúng ta không phải đến đây để cầu xin suông, nhớ ơn suông, mà nguyện làm một điều gì đó để tri ơn các liệt sỹ đã hy sinh vì đất nước, tri ơn cửu huyền thất tổ, cha mẹ, người thân đã mất…

Việc tri ơn không đơn thuần là việc trả ơn bằng vật chất, tiền bạc, mà trả ơn bằng việc tu học giáo lý Phật pháp. Cách chúng ta làm chính là dựa trên việc bản thân chúng ta phải nhất tâm tu học, để những linh hồn đi theo chúng ta họ cũng noi theo chúng ta để tu học và họ sẽ thấu hiểu được giáo lý, thoát khỏi những cảnh giới phiền não, đau khổ như ngã quỷ, địa ngục…

Với những người còn sống, việc học Chánh pháp chính là một việc nghĩa cử với tổ tiên, những người đã mất trong gia đình mình. Bởi vì, hương linh người âm đến đây là họ đi theo người nhà họ đến. Các linh hồn đã mất, họ không còn thân thể nữa nên cũng rất khó tự đọc kinh sách nhà Phật để giác ngộ được, mà họ phải nghe người nhà đọc, cảm ứng theo cảm xúc, suy nghĩ của những người sống… Theo đó, người âm đi theo chúng ta, chúng ta học cái gì thì họ học theo cái đó, mình nguyện điều gì thì họ cũng cảm ứng theo ta y như vậy…

Ngoài hương linh của những người thân đi theo chúng ta đến Pháp hội để cầu siêu, thậm chí còn có cả những hương linh của những người có liên quan đến chúng ta từ trong kiếp quá khứ, họ đi theo ta để báo ơn hoặc đòi nợ. Khi họ đến Pháp hội, có thể những thần thức đang oán hận chúng ta họ cũng sẽ được nghe Phật pháp và giác ngộ, nhờ đó mà ta và họ sẽ hoá giải được hận thù, cả 2 đều sẽ được an lạc hơn.

Theo đó, để những thần thức này có thể dễ dàng giác ngộ, chúng ta không chỉ sẽ phải sám hối, nhận hết những lỗi lầm trong quá khứ, mà còn phải phát nguyện làm những việc công đức để chuộc lại tất cả những lỗi lầm đã qua.

Khi các thần thức đã ra khỏi được các phiền não, thì tự họ sẽ không còn buồn phiền, không còn cần những thứ phù phiếm của trần gian như việc cúng vàng, cúng mã…Có nghĩa là, chúng ta đã hướng cho họ có được một tư duy sáng suốt, thấu hiểu được Chánh pháp, để họ được siêu thoát sang được những cảnh giới tốt đẹp hơn.

Nhân dân ta vẫn có câu: “Cho con cá không bằng cho phương pháp câu”. Đối với những người con hiếu, cháu thảo thì việc tri ân các anh hùng liệt sỹ, tri ân gia tiên , ông bà cha mẹ, cách tốt nhất là đưa thần thức (hay còn gọi là hương linh) của họ về cảnh giới an lạc. Khi đã ở cảnh giới an lạc, họ sẽ không cần vàng mã, tiền giả, đồ giả… mà chúng ta gửi nữa. Bởi vì thực chất, ở 2 cõi giới khác nhau, các hệ quy chiếu khác nhau sẽ có vận tốc khác nhau nên không thể dùng chung một loại phương tiện, và càng không thể “chi tiêu” đồng tiền do hệ quy chiếu khác in ra. Có chăng là, tất cả các hệ quy chiếu , tất cả các cõi giới đều chịu chung sự vận hành của luật Nhân - Quả, và cùng “tiêu” chung một loại “tiền”, đó là Công Đức Lực.

Đương nhiên, muốn thực hiện được những mục tiêu kể trên, chúng ta phải tổ chức Pháp hội cầu siêu đúng chánh pháp, nghĩa là phải xuất phát từ lòng từ bi, hỷ xả, hiếu thảo, bài trí pháp đàn trang nghiêm thanh tịnh. Chúng ta không nên bày những đồ hàng mã, tiền giả, không cúng những đồ sát sinh, không được bày vẽ tốn kém, và đặc biệt là trong nghi lễ phải đọc tụng những bài kinh giúp cho thần thức được giác ngộ.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (44 đã gửi)

avatar
nguyễn đông đông 04/03/2011 23:48:06
hay quá, đúng quá, người phật tử cần hiểu như thế này thì đạo pháp mới trường tồn A Di Đà phât
Reply Tán thành Không tán thành
48
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Trần Kim Khoa 06/03/2011 11:23:42
Khi được đọc bài phỏng vấn này tôi thấy tác giả đã lập được cầu nối và tìm ra sự tương đồng giữa phương pháp luận khoa học và giáo lý Nhà Phật, đó là: “các hệ quy chiếu khác nhau sẽ có vận tốc khác nhau nên không thể dùng chung một loại phương tiện, và càng không thể “chi tiêu” đồng tiền do hệ quy chiếu khác in ra”
Thật là tuyệt vời.
Trước đây tôi cứ nghĩ các vị tiến sỹ chỉ nghiên cứu về kỹ thuật thì biết gì về tâm linh, biết gì về Phật Pháp. Tôi xin thành tâm sám hối về sự ngã mạn của mình đối với các nhà khoa học. Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát!
Xin cảm ơn Toà soạn có bài báo rất thú vị về thế giới Tâm linh
Reply Tán thành Không tán thành
37
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Phí Hồng Kỳ 06/03/2011 18:23:39
Rất cám ơn toà soạn! Trước đây tôi thường đốt nhiều vàng mã, vì thương “người âm” đói khổ, nếu cúng mà không dâng vàng mã thì áy náy vô cùng. Nay được biết Liên hiệp UIA công bố việc khảo nghiệm giao lưu với cõi vô hình và đã cho kết luận là đốt vàng mã cho dù “người âm” có nhận được nhưng cũng không “tiêu xài” được. Tôi rất yên tâm và thấy không đốt vàng mã mới là thiết thực thương người âm
Reply Tán thành Không tán thành
39
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Nguyễ Định 07/03/2011 02:03:38
Gia đình cháu quê ở Thái Thuỵ Thái Bình, tháng 6/2010 đã đến giao lưu lần thứ nhất tại Số 1, Đông Tác, liệt sỹ có về nhưng rất đau đớn nên không thể nói được.Cháu có đến gặp bác giám đốc để xin giúp đỡ, bác nói rằng nên tham gia khoá cầu siêu cho liệt sỹ. Cháu nói rằng gia đình cháu theo đạo Thiên chúa, chưa theo đạo Phật, liệu cầu siêu có kết quả không, bác giám đốc nói rằng cầu nguyện cho liệt sỹ và những người thân đã mất đồng thời với việc nguyện làm điều thiện, điều lành thì ai làm cũng có kết quả, không phụ thuộc vào tôn giáo nào. Gia đình cháu đã thực hiện pháp hội uống nước nhớ nguồn cầu siêu một tuần tại số 1 Đông Tác, Kim Liên theo nghi thức Đạo Phật như đã hướng dẫn của bác Giám đốc. Sau đó gia đình cháu xin giao lưu lần thứ 2 và liệt sỹ về gặp rất vui vẻ, đồng thời còn chỉ chỗ để gia đình tìm được hài cốt và đã đưa về nghĩa trang quê nhà.Gia đình cháu rất lấy làm lạ là những gia đình đi theo đạo Thiên chúa lại đi cầu siêu theo nghi thức của đạo Phật tại số 1 Đông tác Kim Liên mà cũng vẫn có hiệu quả. Cháu xin các bác hướng dẫn giúp liệu liệt sỹ của gia đình cháu có cần phải làm thêm thủ tục quy y theo đạo Phật nữa không?
Reply Tán thành Không tán thành
20
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
08/03/2011 08:44:16
Mình nghĩ là quy y cho liệt sỹ thì sẽ rất tốt, thần thức sẽ có cơ hội được gần Phật Pháp hơn để giác ngộ và được về với cảnh giới an lành hơn.
avatar
Lê Quý 07/03/2011 02:37:05
Gia đình em họ cháu ở Ngõ chợ Khâm Thiên, năm 1972 khu này bị máy bay Mỹ oanh tạc.Người em họ của cháu cách đây 7 năm bị bệnh tâm thần, thỉnh thoảng kêu khóc như bị thương, đi chiếu chụp chẳng phát hiện ra bệnh gì, mọi người nói rằng bị bệnh "ma làm", vào tháng 3 năm 2010 gia đình đã đến số 1 Đông Tác, Kim Liên cầu siêu 3 tuần, rồi thấy bệnh đã giảm, cháu không hiểu vì sao. Nay thấy bài báo nói rằng : "có cả những hương linh của những người có liên quan đến chúng ta từ trong kiếp quá khứ, họ đi theo ta để báo ơn hoặc đòi nợ. Khi họ đến Pháp hội, có thể những thần thức đang oán hận chúng ta họ cũng sẽ được nghe Phật pháp và giác ngộ, nhờ đó mà ta và họ sẽ hoá giải được hận thù, cả 2 đều sẽ được an lạc hơn",
chả lẽ có "bệnh âm" thật hay sao. Nếu vậy thì cơ hội khỏi bệnh của em họ tôi rất đáng hy vọng. Cám ơn
avatar
Mai 08/03/2011 02:53:51
Chào Nguyễn Định!
Tôi chỉ là một độc giả tình cờ đọc bài này .Theo như lời bạn kể cho thấy
Phật giáo rất hòa đồng với các tôn giáo khác ,không có sự phân biệt .Bạn muốn theo đạo Phật thì rất tốt nhưng trước khi quy y nên biết giáo lý dành cho người Phật tử .
avatar
Mau Dieu Anh 08/03/2011 08:25:14
Chào bạn Nguyễn Định, với câu hỏi của bạn, theo mình thì việc quy y hay không thì hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý nguyện của liệt sỹ và gia đình. Theo mình, nên mời liệt sỹ về hỏi, nếu liệt sỹ đồng ý thì nên quy y Tam Bảo, như vậy thần thức sẽ được có cơ hội tiếp tục nương nhờ Phật Pháp và tiếp tục tu tập tinh tấn thêm.
avatar
Vũ Thế Khanh 08/03/2011 19:49:32
Chào bạn Nguyễn Định
Chúc mừng gia đình bạn đã tìm được mộ liệt sỹ bằng phương pháp giao lưu và cầu siêu theo nghi thức Phật giáo, tuy gia đình bạn đi theo đạo Thiên chúa. Hầu hết các tôn giáo đều khuyên người ta làm việc thiện, nghĩ điều lành (tuy phương thức và mức độ có khác nhau). Điều cốt lõi của đạo Phật là nhắc nhở mọi người khi hành động phải luôn chú ý đến hiệu ứng của luật Nhân Quả. Chính Đức Chúa Giê Xu Christ cũng đã nói về hiệu ứng của luật Nhân Quả như sau: ”Con muốn nhận của ai cái gì thì hãy cho người ta thứ đó”.
Tìm hài cốt liệt sỹ thất lạc là việc làm rất tốt đẹp, nhưng đấy mới chỉ là những chặng đường ban đầu trên lộ trình thực hành nghĩa cử thiêng liêng “uống nước nhớ nguồn”, tri ân các liệt sỹ và gia tiên. Điều tiếp theo là phải thức tỉnh cho thần thức của liệt sỹ đừng quá tiếc nuối tấm thân tứ đại, rằng hãy coi hài cốt chỉ là những kỷ niệm sau cùng của kiếp sống vô thường, không nên quá trụ chấp vào đó. Hãy bằng mọi cách cho các hương linh biết rằng: nơi ở vĩnh hằng của họ phải là cảnh giới an lạc (Niết Bàn), Đó mới là rối ráo của việc tri ân.
Chính Thánh Gióng cũng là hình ảnh tượng trưng của Đại Liệt Sỹ: sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm rồi thì không cần ở lại để thụ hưởng vinh quang, mà để lại chiến tích, chiến công trên khắp non sông, để lại thành quả cho mọi người được hưởng, còn phần hương linh liệt sỹ lại trở về cõi Phật, cõi Trời.
Gia đình bạn muốn quy y Phật đạo cho liệt sỹ thì cũng là điều tốt đẹp. Về hình thức bề ngoài là thực hiện nghi thức quy y Tam Bảo ( Phật Pháp Tăng) tại chùa theo hướng dẫn của các chư Tăng; nhưng hiểu theo nghĩa sâu rộng hơn thì: trong mỗi con người đã có sẵn Phật Tính (Tính Giác), nếu được đánh thức bằng Pháp lý nhà Phật và hằng ngày thực hiện tốt các giới hạnh thanh tịnh (như các vị Tăng) thì chính mỗi con người chungs ta đã là ngôi Tam Bảo rồi.
Chúc gia đình bạn mọi điều tôt lành
Vũ Thế Khanh, chủ nhiệm chương trình khảo nghiệm khoa học tìm mộ liệt sỹ bằng các khả năng đặc biệt
Reply Tán thành Không tán thành
38
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Nguyễn Hữu Mộng 08/03/2011 22:20:49
Bác Giám đốc UIA phát biểu cảm động quá!
Cháu là Nguyễn Hữu Mộng. Gia đình cháu đã có 1 lần đến giao lưu với liệt sỹ và gia tiên tại số 1, Đông Tác, Kim Liên. Bác của cháu là Liệt sỹ, hy sinh 1972 tại Quảng Trị cũng có về giao lưu nhưng thần thức rất đau đớn vì bị bom đánh trúng. Liệt sỹ nói rằng không cần đi tìm hài cốt nữa vì bom đạn làm cho xương tan thịt nát hết rồi. Bà nội cháu ngày nào cũng khóc vì thương cho bác cháu không còn hài cốt. Gia đình cháu đang có ý định làm mộ giả sọ bằng gáo dừa và xương pôlyme.
Nay thấy bác giám đốc nói điều cần thiết là đưa hương linh liệt sỹ về cõi Phật, cõi Trời như Thánh Gióng vậy, gia đình cháu mừng quá. Cháu sẽ đọc lời của bác giám đốc tại bàn thờ của liệt sỹ, chắc liệt sỹ nhà cháu sẽ không còn buồn vì mất hài cốt nữa, mà sẽ rất phấn khởi.
Cám ơn diễn đàn của báo Đạo Phật ngày nay đã cho gia đình cháu hiểu được cần phải làm gì trong trường hợp liệt sỹ không còn hài cốt.
Cháu mừng vui vô kể, cảm ơn tất cả các bác.
Reply Tán thành Không tán thành
25
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Nguyễn Ngọc Dung 10/03/2011 07:11:08
Tôi hoàn toàn ủng hộ việc cầu siêu cho Liệt sỹ và gia tiên để vong hồn của họ thoát khỏi địa ngục, phiền não và đ¬ược trở về cõi an lành.
Hàng tuần có rất nhiều gia đình đến số 1 Đông Tác, Kim Liên, Hà Nội cầu siêu cho liệt sỹ và gia tiên với tâm trạng rất vui vẻ, mà nơi này lại không phải là chùa.
Theo tôi được biết, đây là văn phòng điều hành của “chương trình nghiên cứu ngoại cảm tìm mộ Liệt sỹ” do 3 cơ quan cùng hợp tác thực hiện (là Liên hiệp Khoa học UIA, Viện khoa học Hình sự Bộ Công an, Trung tâm bảo trợ Văn hoá). Tuy các cơ quan này có nhiều nhà khoa học có học hàm học vị cao và có uy tín trong giới khoa học, nhưng các vị này lại không phải là nhà sư, không có phẩm hàm trong Giáo Hội, mà lại đứng ra tổ chức lễ cầu siêu thì liệu có được thành tựu như Pháp Hội của ngài Mục Kiền Liên năm xưa hay không?
Theo sự tích của Phật giáo, ngày xưa đức Đại hiếu Mục Kiền Liên phải mời các vị Thánh Tăng để cầu siêu xin cho mẹ mình là bà Thanh Đề ra khỏi địa ngục và được về cõi trời.
Theo thiển ý của tôi, nếu các cơ quan này mời thêm các nhà sư tham gia trợ duyên cho lễ cầu siêu thì kết quả sẽ viên mãn hơn nữa
Nam Mô A Di Đà Phật.
Reply Tán thành Không tán thành
36
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Thảo Chi 10/03/2011 21:58:55
Chào bạn Ngọc Dung,
Theo thiển ý của tôi, việc có các nhà sư đứng ra làm lễ thì cũng rất tốt, nhưng cũng không nhất thiết phải như vậy, miễn là chúng thực hiện nghi lễ đúng chánh pháp: Trang nghiêm, thanh tịnh, với tất cả tâm nguyện thành kính, tụng niệm kinh Phật và thành tâm tu học theo đúng giáo pháp... Do đó, thậm chí nếu chúng ta không có điều kiện đến pháp hội thì chúng ta cũng có thể tự làm lễ cầu siêu ở nhà cũng được.
avatar
Nguyễn Thị Hiền 12/03/2011 13:24:44
Cháu muốn biết tại sao bà Thanh Đề lại bị vào địa ngục, có phải do tích Huyết Hồ như các thầy cúng và tày chùa ở quê cháu vẫn diễn không?, tại sao ngài Mục Kiền Liên giỏi thần thông như vậy mà không cứu mẹ mình lại phải đi nhờ các vị Thánh Tăng trợ giúp ? cháu xin nhờ bác nào biết sự tích này giảng giải giúp cháu, cháu vô cùng biết ơn.
Nam mô A di đà Phật
avatar
Huynh Nhuy 11/02/2012 02:00:37
Bà Thanh Đề tạo nhiều ác nghiệp nên thọ quả báo xuống địa ngục. Khi ngài Mục Kiền Liên dùng thiên nhãn thông quán sát thấy mẹ thọ khổ, than đói, ngài đưa mẹ bát cơm. Vốn tính bỏn sẻn, bà một tay che bát vì sợ kẻ
khác dành ăn, tay kia bốc cơm, nhưng nghiệp ác nặng, cơm hóa ra lửa đỏ. Ngài Mục Kiền Liên quay về hỏi Phật cách cứu mẹ. Cúng thức ăn chay tịnh cho 10 phương Thánh Tăng thì được phúc đức vô lượng có thể giải trừ nghiệp ác vô lượng, còn năng lực của thần thông một người dù giỏi cũng chẳng sánh bằng.
avatar
Nguyễn Bình Minh 12/03/2011 13:36:53
Tôi muốn cầu siêu cho liệt sỹ và cho tổ tiên tại nhà, xin các vị vui lòng cho biết khi làm lễ đàn thì phải sắm sửa những đồ cúng như thế nào, và phải khấn ra sao, cúng bao nhiêu ngày thì mới đủ nghi thức và mới đạt kết quả. A Di Đà Phật
Reply Tán thành Không tán thành
12
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Ngô Thu Thủy 14/03/2011 11:25:25
Ở quê cháu cũng vậy, trước khi đưa ma người chết thì hôm trước các thày cúng thường bày ra tiết mục “chèo đò” diễn tích Mục Liên (còn gọi là La Bốc) nhờ các Cao Tăng cứu mẹ và ông Trạo Công chở đò đưa bà Thanh Đề qua sông để thoát khỏi địa ngục. Theo các thày cúng diễn tích thì bà Thanh Đề vào địa ngục là do khi sinh đẻ đã giặt giũ máu huyết hôi tanh chảy xuống hồ ao cho nên thần sông biển, thần hồ ao mới kiện lên thiên đình, vì tội danh này mà bà Thanh Đề bị đày vào địa ngục. Tuy nghe diễn tích là như vậy nhưng cháu vẫn thấy tội nghiệp cho bà Thanh Đề quá, Ai cũng thương vàcầu mong cho bà được ra khỏi địa ngục. Không biết tích này có đúng là tích Huyết Hồ như bạn Nguyễn Hiền nói không?
Reply Tán thành Không tán thành
19
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Cù Huy Thanh 14/03/2011 12:20:21
Ở quê tôi, người mất được 49 ngày thì gia đình mời thày chùa về cúng cầu siêu “thất thất lai tuần”. Hôm nào trong địa phận có nhiều đám trùng nhau thì thày cúng phải “chạy sô” cũng khá là vất vả. Gia đình nào khá giả thì thày lập đàn “Mông Sơn” cúng linh đình từ sáng đến tối và cũng khá tốn kém.
Nay thấy bạn Thảo Chi nói rằng có thể tự cúng ở nhà cũng được, nếu như vậy thì thuận tiện quá. Nhưng nếu gia đình tự cúng thì viết sớ cầu siêu bằng chữ quốc ngữ có được không hay là cứ phải viết sớ bằng chữ Nho? Cách viết sớ như thế nào?

Tuy nhiên, các gia đình hiếu chủ vẫn rất áy náy, vì sợ “các cụ người âm” trách móc con cháu là tiếc tiền tiếc của thì tội nghiệp. Liệu có cách nào để biết được nguyện vọng thực sự của “người âm” trong việc cầu siêu không
avatar
Vũ Thế Khanh 15/03/2011 04:04:17
1- Trao đổi với bạn Nguyễn Thị Hiền và Ngô Thu Thuỷ về thuyết Huyết Hồ
-Đúng như các bạn đã phản ảnh, tại một số địa phương của đồng bằng Bắc Bộ, khi làm ma chay cho người chết, các thày cúng và thày chùa thường cho diễn tích Huyết Hồ. Theo nội dung của thuyết này thì việc bà Thanh Đề vào địa ngục do nguyên nhân như các bạn đã trình bày.
-Tuy nhiên, đấy là thuyết sai lầm vì trong kinh Phật chẳng có chỗ nào nêu như vậy. Theo tôi nghĩ, nếu vị nào giảng về thuyết Huyết Hồ như vậy thì chính vị ấy sẽ bị đoạ vào địa ngục bởi giảng sai chánh pháp. Hãy thử nghĩ lại mà xem, người mẹ khi sinh con, bao nhiêu chỗ ướt, chỗ tanh hôi mẹ đều chịu đựng cả, còn chỗ nào thơm tho, khô ráo, ấm êm đều dành cho con. Những đức tính cao đẹp ấy xứng đáng ngàn lần anh hùng, sao lại bị vào địa ngục được.Bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ có 9 người con là Liệt sỹ, đó là người mẹ mà mọi người dân phải kính ngưỡng, tôn thờ. Nhưng nếu theo thuyết Huyết Hồ: 9 lần sinh đẻ thì 9 lần vào địa ngục ư ? Việc rao giảng cho hiếu chủ thuyết Huyết Hồ như vậy chính là dạy cho họ khinh thường mẹ mình, coi mẹ mình là tanh hôi bẩn thỉu nên phải vào địa ngục, và điều đó khác nào việc dạy cho họ những điều bất hiếu.
-Thực ra bà Thanh Đề vào địa ngục là do lòng tin mê mờ dẫn đến sân hận, từ sân hận dẫn đến hành vi phá hoại Tam Bảo. Sự tích này như sau: trong một kiếp quá khứ, bà Thanh Đề là một người nghèo khổ, thiện lương và rất tin Tao Bảo. Sau bao ngày dành dụm, bà đã có một đấu thóc, vợ chồng bà đã thức suốt đêm để bóc từng hạt để sáng mai đi đến chùa cúng dường Tam Bảo. Vị sư trụ trì chùa trước khi đi vắng ngài có dặn lại các đệ tử là hôm nay có một vị Đại Thí Chủ đến cúng dường, các con phải đón tiếp cho chu đáo. Các vị sư mới đi tu, đạo lực kém cỏi nên hiểu biết còn cạn cợt (còn gọi là phàm tăng), cứ nghĩ rằng Đại Thí Chủ phải là người giầu sang phú quý nên đã có thái độ coi thường, đã xúc phạm bà Thanh Đề. Từ lòng tin thuần tuý nhưng vô minh, khi gặp nghịch duyên liền chuyển thành sân hận, bà Thanh Đề đã đổ bát gạo xuống cổng chùa và phỉ báng các thày tăng, coi thường Tam Bảo. Có một lần bà còn mời các thày Tăng đến nhà, nói rằng cúng dường bánh chay, nhưng đã ngấm ngầm cho thịt chó vào bánh chay…Chính vì những tội lỗi ấy mà bà Thanh Đề mới bị đoạ địa ngục, hoàn toàn không phải do thuyết Huyết Hồ.
Reply Tán thành Không tán thành
40
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Vũ Thế Khanh 15/03/2011 18:19:12
Vũ Thế Khanh
2- Trao đổi với quý đạo hữu Nguyễn Ngọc Dung
Tôi hoàn hoàn ủng hộ ý kiến đề xuất của quý đạo hữu về việc khi tổ chức Pháp Hội Uống nước nhớ nguồn mà mời được các vị Tăng đến trợ duyên thì thật là hoan hỷ, và rất cần thiết.
Nhưng phải mời được các bậc Tôn Đức, các bậc Chánh Tăng thì Pháp Hội mới được thành tựu viên mãn.
Ngược lại, nếu chẳng may mời phải các vị Phàm Tăng đến chủ lễ, bày ra các nghi thức tốn kém (thậm chí có những vị còn cúng cả rượu thịt…) thì tác hại khôn lường. Chính bà Thanh Đề khi đến chùa cúng dường gặp phải Phàm Tăng khiến cho sân si nổi dậy, đến nỗi phải vào địa ngục.
Nhân dân ta có truyền thống kính Phật trọng Tăng, Để khảng định lại, muốn Pháp Hội được thập phần viên mãn thì nhất thiết phải thỉnh được các bậc Chánh Tăng quang lâm đạo tràng chủ trì Pháp đàn. Nếu không mời được các vị này thì các bậc thiện trí thức đứng ra làm chủ khoá lễ cũng được, miễn là thiết lập đàn tràng trang nghiêm thanh tịnh và hành lễ đúng chánh pháp.
Điều cốt lõi của các hành giả khi tham gia Pháp Hội là Nhất Tâm Chánh Niệm.. Đức Phật cũng đã từng dạy:
Người Chánh nói pháp tà, pháp tà cũng thành chánh
Người Tà nói pháp chánh, pháp chánh cũng thành tà
Thời Đức Phật còn tại thế, cũng có rất nhiều bậc đại căn tuy chưa xuất gia nhưng vẫn làm hộ pháp cho Tăng Đoàn. Ở Việt Nam ta cũng có các vị thiện trí thức như Tuệ Trung Thượng Sỹ, Bác sỹ Lê Đình Thám… tuy còn là cư sỹ nhưng vẫn có thể là thày của các vị Tăng. Điều đó chứng tỏ Pháp Phật luôn thường hằng ở khắp chốn nhân gian, đâu phải chỉ gói gọn trong chùa! Bất cứ Phật tử nào giữ được trạng thái trang nghiêm thanh tịnh, gữ giới luật và thực hành đúng chánh pháp thì đó là Chánh Tăng rồi
Reply Tán thành Không tán thành
39
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Long Nguyễn 16/03/2011 01:38:33
Nếu có thể, đề nghị bác Khanh trả lời nốt câu hỏi của bạn Hiền và bạn Minh về việc:
1. Vì sao ngài Mục Kiền Liên thần thông quảng đại như vậy mà không cứu được mẹ mà vẫn phải mời mười phương chư tăng lập đàn cầu siêu thì mới cứu được và Thanh Đề?
2. Một số bạn muốn tự làm lễ cầu siêu cho liệt sỹ và gia tiên ở nhà thì nghi thức như thế nào?
avatar
Vũ Thế Khanh 17/03/2011 05:45:39
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Xin chào các bạn Long Nguyễn, Bình Minh và Thuý Hiên

Tôi rất vui mừng được giao lưu với các bạn về những câu hỏi đầy đạo vị của các bạn. Với các câu hỏi này sẽ có nhiều đạo hữu trả lời hay hơn, rốt ráo hơn, nhưng trước sự nhiệt tình mộ đạo của các bạn, tôi xin mạo muội trao đổi trước một số ý, đồng thời xin mời các bậc cao minh chỉ giáo thêm.
“Vì sao ngài Mục Kiền Liên thần thông quảng đại như vậy lại không cứu được mẹ mà vẫn phải mời mười phương chư tăng lập đàn cầu siêu thì mới cứu được bà Thanh Đề?”
- Trong kinh điển Phật Giáo đã dạy : “Thần thông không cải được nghiệp” và “Thần thông không bằng đạo thông”, vì cho dù thần thông quảng đại đến bao nhiêu cũng phải tuân theo luật Nhân quả. Có thể lấy một ví dụ gần giống như vậy trong đời thường: Dù cho võ có giỏi đến mấy nhưng cũng không thể nhảy qua được pháp luật.
Bà Thanh Đề đã khởi Tâm Sân Hận, ích kỷ, phỉ báng Tam Bảo ( đó là gieo Nhân) và đương nhiên phải đoạ địa ngục (đó là gặt Quả), cho dù con bà là Mục Kiền Liên có thần thông đến mấy cũng không phá ngục được. Đây là địa ngục Tâm, không phải nợ bằng tiền mà có thể trả nợ thay được
- Đức Mục Kiền Liên thỉnh mười phương chư Tăng lập đàn cầu siêu thì mới cứu được bà Thanh Đề, đấy là nói trên phương diện Sự tướng, nhưng về Lý tướng thì không phải như vậy. Các Thánh Tăng không thể “ xin” thay cho bà Thanh Đề được vì Phật cũng đã từng nói “Ta không thể ban phúc giáng hoạ cho ai”. Đã không “xin” được, vậy thì tại sao các chư Tăng lại lập đàn cầu nguyện xin cho bà Thanh Đề ? chả lẽ đây là đàn tràng giả dối chăng?
- Thực ra, các bậc Thánh Tăng lập Pháp Hội chẩn tế cầu giải thoát chỉ là để tạo thuận duyên cho bà Thanh Đề. Trước đây, bà Thanh Đề vào địa ngục là do gặp phải nghịch duyên (gặp phải môi trường si mê): bà khát ngưỡng cúng dường Tam Bảo trong trạng thái tâm thức còn bị phan duyên theo trần cảnh (tâm ấy còn gọi là Tâm Chúng Sanh), cúng dường tài vật để mong cầu một điều gì đó (giống như hình thức “trao đổi” vậy), cho nên khi những điều mong cầu không được đáp ứng thì sinh Tâm Sân Hận. Nhiều người đến chùa cúng dường cũng giống như bà Thanh Đề (là cầu tài lộc, đi 1 về 10, đi tươi về tốt…), nếu sở cầu không được đáp ứng như vây thì nói rằng “chùa không thiêng”. Bà Thanh Đề gặp phải chướng duyên (đó là gặp các vị Phàm Tăng thô lỗ, si mê, chỉ coi trọng Tài thí mà không hề biết Pháp Hỷ thí là gì), nên tâm bà cũng bị si mê theo. Đó gọi là “đối cảnh sinh tình”, gặp cảnh u ám thì tâm hồn cũng u ám theo, “…người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Kiều-Nguyễn Du). Phương thức cúng dường như vậy là chưa đúng chánh pháp. Chính các Phàm Tăng đã tạo ra môi trường u ám để tâm thức của bà Thanh Đề sa vào địa ngục sân hận , vô minh vì bà chưa biết Pháp cúng dường Ba La Mật.
- Trong Pháp Hội, khi gặp được các bậc Thánh Tăng tu hành thanh tịnh, hào quang rực rỡ, pháp đàn trang nghiêm, bà Thanh Đề từ chỗ tối tăm, tự nhiên bừng tỉnh nên tâm thức đang u mê chuyển thành giác ngộ, đang sân hận với các Phàm Tăng chuyển thành hoan hỷ với các Thánh Tăng, đang phỉ báng Tam Bảo chuyển sang kính ngưỡng Tam Bảo. Đấy chính là hiệu ứng của định luật cộng hưởng “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Nhờ hào quang của các chư vị Thánh Tăng, của chư vị Bồ Tát ( tạo ra môi trường thuận duyên, trong sáng ) mà bà Thanh Đề tự bước tới cảnh giới An Lạc Tâm. Đó cũng gọi là “ra khỏi địa ngục”. Như vậy, địa ngục hay thiên đường đều do Tâm tạo ra, bản tánh của Tội là không có, Tâm diệt thì tội diệt, Tâm sinh thì tội sinh, và đó cũng chính là “vạn Pháp duy Tâm tạo”.
V.T.K, Chủ tịch Hội đồng Khoa học UIA
Reply Tán thành Không tán thành
48
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Ngọc Ánh 17/03/2011 20:07:42
Cháu chào bác TS. Vũ Thế Khanh
- Cháu là sinh viên khoa Văn, Trường ĐH Sư phạm HN. Cháu đã đọc nhiều bài viết của bác về “các dị nhân hoang thưởng” đăng trên báo An ninh Thế giới và Cảnh sát toàn cầu. Nay lại được đọc các bài viết của bác trên diễn đàn Đạo Phật ngày nay, khiến cháu rất tò mò: Khi thấy bác hợp tác với Viện Khoa học hình sự, không ủng hộ việc đốt vàng mã và phê phán kịch liệt những hành vi tiêu cực mê tín dị đoan, cháu cứ tưởng bác là “công an chìm” được cử sang lãnh đạo Liên hiệp Khoa học UIA, nhưng khi đọc các diễn giải của bác về các điển tích trong Phật giáo cháu lại nghĩ bác là thày chùa, bây giờ lại thấy bác phân tích về việc “bà Thanh Đề đi cúng dường gặp các phàm tăng…”, với cách lập luận biền ngẫu đầy chất Văn học, làm cho việc truyền tải các câu chuyện về Phật Giáo rất uyển chuyển, cứ như là đang bình thơ Nguyễn Du vậy. Xin lỗi bác về sự thô lỗ của cháu, bác đừng giận nhé, vậy bác là ai: “công an chìm”, thày chùa, nhà văn, nhà giáo hay chỉ thuần tuý là chủ tịch Hội đồng khoa học UIA?
- Tại sao bác không vào Quốc hội và trình bày tham luận trên diễn đàn toàn quốc để mọi người được tham gia cởi mở và rộng rãi hơn ?
- Bác có thể cho phép cháu được gặp và thưa chuyện khoảng 3 giờ đồng hồ để tham khảo ý kiến của bác về đề tài Tín ngưỡng tâm linh VN được không ạ ?
- Bác có thể cho cháu biết thế nào là cúng dường đúng chánh pháp được không ạ ?
- Đại Văn hào Nguyễn Du đã nói
‘’Cho hay muôn sự tại Trời…
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao…”
Như thế số kiếp mỗi con người đều là định mệnh, do trời sắp đặt, vậy luật Nhân Quả của Nhà Phật có còn đúng không ạ ?
Nam mô A di đà Phật !
avatar
Vũ Tuấn Anh 17/03/2011 21:01:21
Cháu là nghiên cứu sinh đang học tập và nghiên cứu tại Uc. Trước đây cháu cứ nghĩ đi cúng dường ở chùa hay đền thờ, miếu phủ đều thế cả , do vậy cúng dường cho thày chùa nào cũng được công đức như nhau. Nay mới thấy lợi lạc còn phụ thuộc vào phương pháp cúng dường, nếu cúng sai còn đoạ địa ngục nữa. Quan trọng vậy sao!
- Xin cho biết muốn cúng dường đúng chánh pháp thì phải làm như thế nào?
- Phương pháp cúng dường Ba La Mật là thế nào ?
Reply Tán thành Không tán thành
20
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
vũ thị huế 31/03/2011 02:57:42
hôm đi làm lễ cầu siêu cho các cụ nhà cháu ,cháu khấn ở ban tam bảo bị sai ngày .vậy chaú muốn hỏi hôm đó các cụ nhà cháu có được vào dự lễ cầu siêu ko ạ?
avatar
Nguyễn Việt 31/03/2011 18:42:46
Bạn Ngọc Ánh thân mến.
Tôi cũng cảm giác như bạn. Nghe cung cách điều hành của ông TGĐ Vũ Thế Khanh thì rõ ràng là đồng minh của “công an chìm” rồi. Nhưng nếu liêm khiết, biết đi theo chánh pháp, và ủng hộ tâm linh thì cho dù là “công an chìm” hay “công an nổi” cũng càng tốt chứ sao. . Tuệ giác (Sự giác ngộ) luôn bình đẳng cho tất cả mọi thành phần trong xã hội.
Reply Tán thành Không tán thành
18
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Vũ Thế Khanh 31/03/2011 19:05:30
Nam mô Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni
Quý đạo hữu Vũ Ngọc Ánh thân mến
Bạn có những câu hỏi thật là dí dỏm. Đương nhiên với những câu hỏi thẳng thắn và thiện chí như vậy thì không bao giờ gây ra một sự tự ái nào cho bất cứ ai.
1-Đạo hữu muốn biết tôi là ai, theo tôi nghĩ là ai không quan trọng, vấn đề là ở chỗ tôi có giúp ích gì cho quý đạo hữu hay không!
- Nếu vì để giữ gìn và bảo vệ an ninh trật tự cho xã hội, thì mỗi người dân đều có thể là chiến sỹ Công an (Police)
- Nếu muốn thoát khỏi phiến não, vô minh và thực hành hạnh nguyện vì chúng sinh thì mỗi phật tử đều có thể là một Thày chùa
- Nếu đem những kiến thức của các bậc tiền nhân, di huấn của các bậc Thánh hiền, đem những lời dạy của chư Phật, chư Bồ Tát, chư Tổ sư để dạy và giáo hoá cho đời sau thì bất cứ một vị thiện trí thức nào cũng có thể trở thành nhà văn, nhà giáo
- Nếu say mê nghiên cứu và khám phá quy luật tự nhiên, các quy luật xã hội nhằm phục vụ mục đích cải thiện môi trường sống tốt đẹp hơn cho con người thì bất cứ ai cũng có thể là nhà nghiên cứu khoa học.

2- Có hàng triệu người mong muốn được bầu vào Đại biểu Quốc hội, và có rất nhiều người có khả năng làm tốt vai trò Đại biểu Quốc hội hơn tôi, do vậy việc vào diễn đàn Quốc hội đối với tôi là chưa bao giờ nghĩ đến.
Tuy nhiên, việc tổ chức Pháp hội “uống nước nhớ nguồn tri ân liệt sỹ và gia tiên các dòng họ” thì không có ai tranh cử nên chúng tôi đã chọn diễn đàn này.

3- Tôi sẵn lòng gặp để trao đổi về đề tài mà đạo hữu quan tâm, thời gian có thể vào các buổi tối thứ 2,4,5

4 – Muốn cúng dường đúng chánh pháp, quý đạo hữu có thể tham khảo các kinh sách của các quý thày: Thích Thiện Hoa, Thích Thanh Từ, Thích Trí Quảng, Thích Nhật Quang, Thích Lệ Trang… và của các bậc Tôn Đức khác tại chùa Quán Sứ, Vĩnh Nghiêm, Trúc Lâm Đà Lạt, Trúc Lâm Thường Chiếu, Trúc Lâm Yên Tử và nhiều thiền viện khác. Nếu bạn chưa có điều kiện sưu tầm các sách này thì chúng tôi sẽ sưu tầm giúp .

5- Việc phân tích quá trình chuyển biến hệ tư tưởng trong Truyên Kiều của Nguyễn Du (biểu hiện qua thuyết định mênh và thuyết Nhân Quả) thì e rằng hơi dài, tôi sẽ trao đổi với quý đạo hữu trong dịp gần đây.

Chúc quý đạo hữu mọi sự an lành !
Reply Tán thành Không tán thành
37
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Vũ Thế Khanh 31/03/2011 19:39:02
Quý đạo hữu Vũ Thị Huế thân mến
Nhân dân ta vẫn có câu “Tâm xuất Phật biết”, khi khấn mời các vị tổ tiên điều quan trọng nhất là các ý nghĩ xuất phát từ sự thành tâm. Nhiều người ngoài miệng khấn trơn tru, dẻo kẹo nhưng tâm lại nghĩ lung tung thì câu khấn mời cũng không hiệu nghiệm.
Qua các kết quả khảo nghiệm, có những trường hợp tuy con cháu không khấn mời nhưng các hương linh gia tộc vẫn cứ đi theo. Thậm chí có những người ngấm ngầm làm sai việc gì đó (cho dù không muốn cho ai biết) nhưng khi giao lưu gia tiên vẫn biết và họ còn nhắc nhở hoặc còn cảnh cáo.
Trường hợp của đạo hữu có thể nhầm lẫn ngày tháng khi khấn, nhưng tâm mình vẫn nghĩ là hôm nay mời gia tiên đi dự lễ thì họ vẫn có thể “hiểu được” thành ý của mình và vẫn có thể được vào dự pháp hội “uống nước nhớ nguồn”
avatar
Tấn Khoa 31/03/2011 20:22:40
Nếu Bạn Ngọc Ánh có ý muốn tìm hiểu đầy đủ về triết lý đạo Phật trong truyện Kiều thì Bạn nên vào

http://tusachphathoc.com ==> Sách nói ==> ” Thả một bè lau - Truyện Kiều dưới cái nhìn thiền quán”

để nghe đọc một quyển sách của thiền sư Nhất Hạnh, theo tôi là rất hay.
avatar
Mô phật 09/04/2011 20:04:41
- Con hay đi chùa con hay niệm Adi đà phật, đợt vừa rồi con đến số 1 đông tác kim liên con để ý thấy trong phòng trên ban thờ lại có dòng chữ "Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni" không biết từ trước đến giờ con có niêm đúng không và tại sao lại có 2 câu như vậy?
Kính mong thầy giải đáp cho con.
Chúc thầy anh lành và sức khoẻ
Chúc thầy sống lâu để phục vụ nhân dân
avatar
Vũ Thế Khanh 28/04/2011 20:53:35
Nghi thức cầu siêu cho các liệt sỹ và gia tiên tại nhà
A- Bài trí pháp đàn:
- Bài trí ban thờ Tam Bảo trang nghiêm thanh tịnh (ảnh Phật, lô hương, hoa, quả, nước tinh khiết, đèn, nến, cỗ chay…)
- Ban thờ liệt sỹ và gia tiên (hương, hoa quả, nước tinh khiết, đèn, nến, cỗ chay…bày thấp hơn ban Tam Bảo một chút, rước ảnh liệt sỹ quay hướng lên ban thờ Phật)
(không nên cúng các đồ mã)
- Pháp phục trang nghiêm thanh tịnh

B- Nghi thức khoá lễ:

1- Kệ nguyện Hương
2- Cáo bạch
3- Tán Phật
4- Tán pháp
5- Tâm kinh trí tuệ cứu kính rộng lớn ( Bát nhã Tâm kinh)
6- Lễ phật, tổ
7- Sám hối sáu căn

8-Sám hối tam nghiệp

9- Nghi thức tụng Vu lan
10- Chí tâm phát nguyện
11- Hồi hướng tâm linh, tưởng nhớ, cầu siêu cho các anh hùng Liệt sỹ và những người có công với nước với dân
12- Văn tế thập loại chúng sinh


13- Văn hồi hướng toàn thể
Nam mô Phật bổn sư Thích ca mâu ni
Hôm nay là ngày…. tháng…. năm ….

Phật tử chúng con cúi đầu đảnh lễ mười phương chư Phật, chư Đại Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng,
Đảnh lễ Tôn Giả đại hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát,
Đảnh lễ Đức Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ tát,
Đảnh lễ Đức Đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát,
Đảnh lễ Hội đồng Tâm linh các Anh hùng liệt sỹ, Đức Tâm Tuệ Linh và các vị hộ pháp tại đạo tràng …, cùng tất cả các Chư Thiên, Long thần Hộ pháp khắp mười phương.
Hôm nay chúng con chí thành thiết lễ đàn tràng, hương đăng lễ nghi trang nghiêm thanh tịnh cúng dường mười phương Tam Bảo, Chúng con xin nguyện hồi hướng công đức cho Cửu Huyền Thất Tổ, Gia tiên Nội Ngoại, tổ Cô, ông Mãnh, ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, anh em quyến thuộc nhiều đời, các hương linh hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, gần xa hết thảy, cùng tất cả chúng sinh đang chịu khổ trong cảnh trầm luân địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh…, nương nhờ từ lực Tam Bảo sớm rõ đường lành, thoát vòng mê muội, trở về bến Giác,
Cùng nguyện cho cha mẹ, thân quyến hiện đời sống còn tăng phúc, tăng thọ, đầy đủ duyên lành, gặp được chánh pháp, Bồ Đề Tâm kiên cố, tinh tấn tu hành cho đến ngày viên mãn giải thoát.
Nhân mùa Vu Lan Báo hiếu, Chúng con nguyện chắt chiu gieo trồng từng hạt công đức để nâng niu cúng dường cứu độ lục thân bẩy đời cha mẹ. Bao nhiêu gian nan vất vả của muôn kiếp mẹ cha, chúng con xin nguyện được toàn tâm đỡ đần gánh vác, nguyện làm những đám mây lành che lưng mẹ cha những trưa hè bỏng rát, nguyện làm những ánh lửa hồng sưởi ấm mẹ cha qua giá lạnh đêm đông, nguyện làm đôi dép quý nâng gót mẹ cha bước qua gai góc kiếp luân hồi, nguyện làm những bậc thềm trên Đại Hùng Bảo Điện để mẹ cha bước lên bờ giác, trở về cảnh giới Niết Bàn.
Chúng con kính xin Tam Bảo gia hộ, ban pháp lành cho khắp muôn phương, toàn thể chúng sinh trong cõi giới được tắm trong hào quang Chư Phật, được an lạc trong Pháp Hỷ lục hòa,...
Nguyện cho toàn thể Pháp Hội được sống trong hạnh phúc bình an, trí tuệ sáng suốt, học vấn hanh thông, sự nghiệp thành đạt, thiện tài tăng trưởng, tươi xanh trong phước điền viên mãn; mọi tai ách được tiêu trừ, oan khiên dứt sạch, bệnh căn thuyên giảm, gia quyến an khang, lòng tin Tam bảo càng sâu, tâm từ đối với chúng sinh tăng trưởng.
Phục nguyện : Nước nhà có phúc, dân tộc trung kiên, trí đức tròn đầy, nhân tâm hoà lạc. Nguyện cho già trẻ kính nhường, trí ngu chẳng nghịch, mọi người chung sức, giúp nước an dân, người vật cùng vinh hưởng
Lại nguyện: Dòng giống VN, khác thể tâm đồng, quay về nguồn xưa, phát minh bản địa. Mong cho nghiệp chướng tiêu trừ, chân tâm tỏ ngộ, quốc độ thanh bình, đạo đời yên ổn, pháp giới chúng sanh trọn thành Phật đạo.
Khắp nguyện phước ban tất cả đức độ quần sanh, Phật Pháp thịnh hưng tam đồ dứt sạch.

Kính xin Tam Bảo thường ở khắp mười phương chứng minh cho lòng thành của chúng con, cúi mong các chư Phật, chư Bồ Tát xót thương nhiếp thọ, kính mong Long thần Hộ pháp đồng thời ủng hộ.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

14- Phục nguyện
Cửa Thiền thường nghiêm tịnh
Toàn chúng mãi thuận hoà.
Phật Huệ chiếu sáng ngời.
Mưa Pháp hằng nhuần gội;
Phật tử lòng tin sâu,
Ruộng phước càng tăng trưởng.
Chúng sanh sống an lạc,
Vui hưởng cảnh thái bình.
Nơi nơi dứt đao binh,
Mỗi mỗi đều thành Phật.

Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

15- Tam tự quy y (toàn chúng niệm, đứng lên lễ Phật)
• Tự quy y Phật, Nguyện cho chúng sinh, Hiểu thấu đại đạo, Phát tâm Vô thượng
• Tự quy y Pháp, Nguyện cho chúng sinh, Thâm nhập ba tạng, Trí tuệ như biển
• Tự quy y Tăng, Nguyện cho chúng sinh, Quản lý đại chúng, Tất cả không ngại.

16- Đảnh lễ hoàn mãn
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo

Chí tâm quy mạng lễ Mười phương Vô Thượng Tam Bảo (3 lạy)
Reply Tán thành Không tán thành
38
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Vũ Thế Khanh 28/04/2011 21:09:11
Hồi hướng Tâm linh:
(Cầu nguyện cho hương linh liệt sỹ và những người có công với nước, với dân)


( Chủ lễ đọc)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Hôm nay là ngày … tháng … năm …,
Từ khắp mọi miền đất nước, người người hội tụ về đây dự pháp hội uống nước nhớ nguồn, cùng kính cẩn thắp nén Tâm hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hi sinh trong các cuộc chiến tranh vệ quốc.
Kính xin Tam Bảo thường ở khắp mười phương,
- ,, ,, Đức Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni,
- ,, ,, Đức Phật Thế giới cực lạc A Di Đà,
- ,, ,, Đức Bồ Tát Đại bi Quán Thế Âm,
- ,, ,, Đức Bồ Tát Đại hiếu Mục Kiền Liên,
- ,, ,, Đức Bồ Tát Đại nguyện Địa Tạng Vương,
- ,, ,, Long thần thổ địa, Hội đồng Tâm linh các anh hùng liệt sỹ, Đức Tâm Tuệ Linh và các vị hộ pháp thường ở khắp mười phương
Tiếp dẫn cho hương linh các Anh hùng liệt sỹ, chiến sỹ trận vong, đồng bào tử nạn, được đến đạo tràng thính Pháp nghe Kinh, thọ tài ẩm thực, quy y Tam Bảo, phát Bồ Đề Tâm, sớm rõ đường lành, thoát khỏi bờ mê, trở về Bến Giác, siêu sanh cõi Phật an vui.

Hỡi hương linh các anh hùng liệt sỹ!
Lịch sử mấy nghìn năm giữ nước, trải bao lần khói lửa đao binh, giờ đây đất nước được thanh bình, ân huệ này có công của biết bao thế hệ, quên thân mình anh dũng hy sinh, hồn tử sỹ dệt thành hùng thiêng sông núi.
Kính triệu thỉnh Hương linh :
- Những liệt sỹ đã hy sinh từ những thời Hùng Vương dựng nước.
- Những liệt sỹ đã hy sinh từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê… :
- Những liệt sỹ đã hy sinh từ những trận thuỷ chiến Bạch Đằng.
- Những liệt sỹ đã hy sinh từ những trận ải Chi Lăng,
- Những liệt sỹ đã hy sinh từ những trận Chương Dương,Tây Kết, Hàm Tử.
- Những liệt sỹ đã hy sinh từ những trận Ngọc Hồi, Đống Đa, Rạch Gầm, Soài mút…
- Những liệt sỹ hi sinh vì nền Dân chủ cộng hoà.
- Những liệt sỹ đã hy sinh trong hầm sâu địch hậu,
- Những liệt sỹ đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai;
- Những liệt sỹ đã lấy thân mình làm giá súng;
- Những liệt sỹ đã lấy thân mình đè núi thép gai;
- Những liệt sỹ đã lấy thân mình chèn pháo,
- Những liệt sỹ đã hy sinh khi chở đò đưa bộ đội qua sông…
- Những liệt sỹ giao liên dùng máu để vẽ lộ trình, cho đồng đội an toàn trên đường ra chiến trận,
- Những liệt sỹ dùng thịt xương để đắp những cung đường, cho đoàn xe qua khắp nẻo Trường Sơn hay Ngã Ba Đồng Lộc,
- Những liệt sỹ đã hy sinh khi gánh cơm cho đồng đội, miếng cơm chiến hào trộn lẫn máu anh nuôi,
- Những liệt sỹ văn công ngã xuống, mà tiếng hát vẫn hào hùng trỗi dậy, mạnh hơn bom đạn quân thù,
- Những liệt sỹ quân y lấy thân mình che lửa đạn để cứu thương binh,
- Những liệt sỹ lái xe hiến thân làm mục tiêu dụ địch, để giữ bình yên cho cả quân đoàn,
- Những liệt sỹ phi công mà thịt xương nay đã hoá mây ngàn, để giữ mãi màu xanh cho bầu trời Tổ quốc,
- Những liệt sỹ Hải quân mà máu đào đã hoà cùng sóng nước đại dương, để giữ vững chủ quyền miền biên cương hải đảo,
- Những liệt sỹ đã hy sinh trong lao tù của giặc ngoại xâm: nào Sơn La, Hoả Lò, nào Tử ngục Chín Hầm, nào Khám Chí Hoà, Nào Côn Đảo hay nhà tù Phú Quốc…
- Những liệt sỹ an ninh ngã xuống để giữ bình yên cho từng góc phố, căn nhà,
- Những liệt sỹ cảm tử quân dự lễ truy điệu mình trước khi xuất kích,
- Những liệt sỹ tình báo ngày đêm âm thầm mạo hiểm trong trận tuyến quân thù, chịu hàm oan mà ngậm ngùi, hy sinh bi hùng, khổ nhục, cho đến nay vẫn chưa được truy phong,
- Những liệt sỹ bị giặc bắt kéo lê trên khắp nẻo đường, giọt máu đào tưới xuống để cho từng lùm cây tấc đất giờ đây bỗng hoá linh thiêng,
- Những liệt sỹ hy sinh ngay từ những ngày đầu kháng chiến, cho đến những liệt sỹ hy sinh đúng vào giời phút cả non sông ca khúc khải hoàn,
- Những liệt sỹ đã hy sinh giữa lúc còn đầu xanh tuổi trẻ, có những người chưa một mối tình riêng…
Có biết bao người ra đi với các tên cha mẹ đặt cho, nay mộ chí vẫn VÔ DANH và chấp nhận cái tên chung là ANH HùNG Liệt sỹ.
Nhiều liệt sỹ đã được vào nghĩa trang yên nghỉ, nhưng cũng còn biết bao đồng đội nắm xương vẫn gửi chốn sa trường.
Dẫu cho gia đình, thân nhân, đồng đội nhớ thương; đã và đang trở lại chiến trường xưa- nơi rừng sâu hay biên cương, hải đảo - để tìm di hài liệt sỹ; nhưng khó thay, trời đất mênh mang, bóng chim tăm cá, qua bao năm vật đổi sao dời, việc tìm thấy di hài trong ngày một ngày hai không phải dễ.

Nhớ ngày tiễn các anh đi, bùi ngùi mẹ dặn con đi cho chân cứng đá mềm, giặc yên con lại về với mẹ,
Người vợ trẻ rưng rưng bịn rịn, mỏi mắt từng giờ dõi bước chinh phu, dạ sắt gan vàng chờ ngày đoàn tụ,
Đứa con thơ miệng thơm mùi sữa, vẫy theo cha những ngón tay mềm, ngóng ngày mai lại cưỡi lưng cha nhún nhẩy “nhong nhong ngựa ông đã về…”
Các anh đi xẻ dọc Trường Sơn, mưa bom bão đạn chập trùng, sớm gió biển chiều mưa rừng gian khổ, máu trộn bùn non, dày bẹt gót áo sờn vai thấm lạnh, nhưng gan không núng chí chẳng mòn, sắt son lời thề quyết tử, cho Giang sơn Tổ quốc quyết sinh.
Rồi đến ngày đất nước tưng bừng trong màu cờ chiến thắng, non sông huy hoàng trong lễ hội Hoa đăng, thương nhớ thay, các anh ra đi mà chưa có ngày về.

Hỡi Chân linh các anh hùng liệt sỹ!
Dù hy sinh ở bất cứ đâu, bất kể chiến trường nào, hôm nay hãy về đây hạnh hưởng niềm tiếc thương của triệu triệu đồng bào.
Thương ơi! “Máu chảy ruột mềm”!
Đau đớn mấy cha già xót thương con trẻ, bóng chiều chạng vạng, lá vàng đau tiễn lá xanh, nâng niu tấm bằng Tổ Quốc ghi công đặt trang trọng trong từ đường gia tộc;
Thương biết mấy mẹ già như chuối chín cây, mắt mờ chân hạc, ngày ngày tựa cửa mỏi mòn, đặt tấm hình con bên cánh võng, mẹ ru da diết nỗi niềm;
Não nùng thay những người vợ trẻ, má thắm gót son, đêm đêm lẻ loi gối chiếc, hát mãi bài ca “Em vẫn đợi anh về”, nuôi con thờ chồng mà hoá đá vọng phu;
Xót thương thay những đứa con côi cút, chưa một lần được thấy mặt cha, chỉ nhớ được mùi hương mặn nồng từ manh áo cũ, vỗ về con đỡ nhớ những đêm dài, ngày giỗ tết chỉ được thấy bóng cha lung linh huyền ảo trên ban thờ nghi ngút khói hương…

Hỡi ơi!
Chẳng bút nào tả hết nỗi thương đau, các liệt sỹ đã chấp nhận hy sinh vì sự trường tồn Tổ quốc. Sự hy sinh vì nước vì dân thì không bao giờ chết được, vinh danh liệt sỹ vĩnh hằng rạng rỡ với non sông.
Dù kiếp sống vô thường ở trần gian ngắn ngủi, nhưng các liệt sỹ đã dùng máu xương để viết nên những trang sử bằng vàng, để nghìn đời sau vẫn ghi nhớ ơn sâu, để đình đài, từ đường, miếu mạo, lòng dân mãi mãi tôn thờ, bát tiết tứ thời khói hương kính lễ.
Những người cha nước mắt chảy vào trong, đèn khuya lụi hụi, bóng in hiu hắt phiêu diêu, lần giở lại từng dòng thư cũ, mà bâng khuâng nhớ khuôn mặt thuở nào.
Những người mẹ vẫn à ơi bên cánh võng, gửi các con lời ru dịu ngọt, làm mát cả trưa hè.
Những người yêu gửi các chị các anh nụ hôn chưa kịp nở, làn hương thầm nhuộm tím cả hoàng hôn.
Những người vợ thắp lên cả một bầu thương nhớ, làm bồi hồi, thổn thức cả màn đêm.
Những người con dâng lên cả một trời khát khao đau đáu, nỗi chờ mong da diết suốt cuộc đời.
Những đồng đội hái dâng lên cả một vườn thương cảm, làm bùi ngùi cả một cõi xa xăm…
….

Hôm nay lập đàn chẩn tế bạt độ kỳ siêu cho hương linh các anh hùng liệt sỹ, và những người có công với nước, với dân; xin gác lại những tháng năm khốc liệt, xin đừng khêu mãi lên ngọn lửa hận thù.
Đất nước ta đã độc lập tự do !
Sông Bến Hải không còn nhói đau chia cắt,
Đồn giặc- thép gai nay đã cuốn sạch rồi,
Căn hầm sâu không còn là nơi lánh ẩn,
Trời đất lại biếc xanh trong quốc độ thanh bình,
Trái tim hồng oanh liệt hy sinh đã hoá thành Hải Đăng, chiếu sáng rực đường mòn HCM lịch sử.
Cả non sông đồng tấu khúc Lưu Thuỷ - Hành Vân, cung tiễn các Hương linh về nơi Cực Lạc


Xin các vị hãy khởi Tâm Hoan Hỷ, độ lượng khoan dung cho những người do thời thế mà phải đứng trong trận tuyến kẻ thù; họ cũng chỉ là những nạn nhân bại trận, đã và đang phải nhận những bất hạnh do chính họ gieo nhân. Có những người đã tự nguyện trở lại chiến trường xưa để cùng tìm di hài liệt sỹ, và trong thẳm sâu của lương tri, họ muốn chuyển đến các liệt sỹ lời xin lỗi muộn màng để cầu mong được các chị các anh tha thứ.

Và cũng xin các anh hùng liệt sỹ hãy thứ tha cho những kẻ vô tình, đang ngất ngây tọa hưởng những tiện nghi vật chất đủ đầy- mà quên đi bao tổn thất, máu xương của đồng đội ngày nào - họ thật đáng thương vì đã ngộ nhận những giáo điều mù quáng, nên họ chẳng thể nào tin được dù xác thân của liệt sỹ mất đi nhưng Chân linh thì vẫn vĩnh hằng.

Hỡi Chân linh các anh hùng liệt sỹ !
Thịt xương đã vay của đất của trời, Sự hy sinh cho đồng loại có khác chi lá rụng về cội, Chân linh của các Anh hùng liệt sỹ đã kết thành khí thiêng sông núi, còn xác thân lại trở về với đất, với trời.
Thịt da các Anh hùng liệt sỹ lại hoá sinh thành những cánh hoa mơ nở trắng rừng Tây Bắc;
Lại vun bồi cho rừng cọ đồi chè ấm áp Trung du;
Cho cánh đồng quê nước bạc cơm vàng;
Cho Nội Duệ - Cầu Lim lại thướt tha điệu dân ca Quan Họ “người ơi người ở đừng về”;
Cho thành phố rợp trời hoa phượng đỏ, nơi khởi hành của những đoàn tàu không số, bến không tên giờ đã thành tên;
Cho Bảo Lộc, Thành Nam lại vang khúc Chầu Văn chiêu hồn u linh hư ảo, bồng bềnh bến nước Đò Quan;
Cho dòng sông Lam hiền hoà lại mượt mà câu hò Ví Dặm;
Cho dòng sông Nhật Lệ lại dặt dìu Mái đẩy hò khoan;
Cho nối lại lời thề nguyện ước của thiên tình ca trên bến Hiền Lương,
Cho miền Tây Nguyên ngút ngàn càfê chín đỏ; Sóc Bom Bo vang tiếng nhạc cụp cum;
Cho bát ngát dừa xiêm, làm dịu nắng trưa hè vùng Tam Quan – Bình Định;
Cho tiếng còi tàu lại thiết tha gợi nhớ, nơi Bác ra đi - đây bến Nhà Rồng;
Cho mái tóc mây duyên dáng bồi hồi, lại xao xuyến bóng dừa Trà Vinh, hay Bến Tre đồng khởi;
Cho rung rinh những trái xoài thơm, làm trù phú những khu vườn đất Củ Chi, Bến Nghé;
Cho vùng Tháp Mười trung kiên bất khuất, lại ngạt ngào hương sắc cả trời sen.
Cho Dải đất Phương Nam Thành Đồng Tổ Quốc - đứng mũi chịu sào, “đi trước về sau” trong đau thương lửa đạn - giờ lại ngân nga giọng ca Vọng cổ, khúc Cải Lương “Con sáo sang sông, con sáo sổ lồng…” lại bay bổng, dạt dào trên sóng nước Cửu Long…
……

Công sức của những người đang sống, quyện với máu xương của các Anh hùng liệt sỹ để đất nước này mãi mãi tươi xanh,
Cho những làng quê yên ả thanh bình,
Cho những phố phường phồn hoa đô hội,
Cho các em thơ mặc quần áo mới, tung tăng trong tiếng trống khai trường,
Cho những đêm hè ngào ngạt hương cau, có những cụ già ngồi bên đàn cháu, kể về chiến công của biết bao liệt sỹ, hào hùng như những trang cổ tích, chẳng khác chi chuyện diệt giặc Ân của Thánh Gióng năm nào.
…….
Hôm nay, thiết lễ đàn tràng cầu nguyện sự chứng minh của Mười phương Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng, người người thắp nén Tâm hương, cùng hoa tươi quả ngọt từ khắp mọi miền đất nước, giao hoà với tấm lòng thơm thảo trong tình thương yêu bốn biển một nhà.
Xin phép thiêng hoá vô vi hữu, biến thiểu thành đa, kính thỉnh các hương linh Anh hùng liệt sỹ về đây chứng minh và cùng vinh hưởng.
Hỡi các Hương linh,
Khi sống đã hiếu trung, nay thác đi trong Tâm thức anh hùng, nguyện các đấng thiêng liêng, nguyện hùng thiêng sông núi, tấn phong các Anh hùng Liệt sỹ thành những phúc thần để trợ giúp cho những công trình ích nước, lợi dân.

“ Kính xin Tam Bảo thường ở khắp mười phương chứng minh và gia hộ, tiếp dẫn hương linh các Anh hùng liệt sỹ được siêu thăng về cõi Phật an vui “ ( đọc 3 lần )
(Biên soạn bởi : Liên hiệp khoa học công nghệ UIA, Viện Khoa học Hình sự – Bộ Công An,Trung tâm bảo trợ Văn hoá Kỹ thuật truyền thống)
Reply Tán thành Không tán thành
45
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
thuy phung 13/09/2011 23:35:34
Thưa bác Vũ Thế Khanh, cháu chỉ là một độc giả đọc được bài viết này cũng như phần đàm đạo giữa bác và các độc giả khác, cháu xin mạo muội hỏi câu này:
-Trong phần giải thích xung quanh tích lập đàn cầu nguyện cho bà Thanh Đề, bác có trích một câu nói của Phật “Ta không thể ban phúc giáng hoạ cho ai”, vậy hay chăng việc Phật Thích Ca xuống cứu đời là vô ích khi Ngài không thể ban phúc cho ai. Chỉ có thể nói việc ban phúc của Ngài không hiện hữu nhưng vô cùng cần thiết đối với con người như không khí hay ánh sáng...
- Bài viết này nói về giúp người âm, vậy theo hiểu biết của bác thì bác có bài viết nào để giúp những người dương như cháu hay bác có thể cải nghiệp trước khi bệnh tật hay nghiệp tử của mình đến không.
avatar
Trọng Việt 21/09/2011 11:10:31
Bạn thuy phung đến với đạo Phật mà mong chờ Phật ban phúc giáng họa thì bạn đã nhầm rồi.

“Ta không thể ban phúc giáng hoạ cho ai” – Là Phật nói lên sự thật đấy ! Phật không nói dối gạt như các giáo chủ tôn giáo khác tự xưng thần thánh rồi hứa hẹn ban phúc cho những ai tin theo và hù dọa giáng họa cho những ai không tin theo.

Bạn thử suy nghĩ một chút thôi : Thần thánh đó có yêu thương tín đồ và có quyền năng ban phúc cho tín đồ hay không ? Nếu có cả hai , thì tại sao rất nhiều tín đồ ngoan đạo vẫn triền miên đau khổ ? Như vậy ắt là thần thánh không thực sự yêu thương tín đồ hoặc dẫu có yêu thương nhưng thực sự chẳng có quyền năng gì cả !

Thần thánh đó có quyền năng giáng họa hay không ? Nếu có thì tại sao kẻ gian ác vẫn đầy dẫy và số người không tin theo thần thánh vẫn đông đảo hơn số người tin theo ? Quả thật thần thánh chẳng có quyền năng gì cả, chỉ là Hứa Nhăn Dọa Cuội mà thôi.

Phật Thích Ca tự nhận không phải là thần thánh mà là thầy giáo chỉ dạy cho chúng sanh con đường thoát khổ . Học trò tin theo thì nên cố gắng học và hành để tự mình “thi đỗ thành đạt”, chớ nên ngồi không trông chờ “ ơn trên ban phúc ”. Ai không tin theo thì tự chịu thiệt thòi, chứ Phật chẳng hề hâm dọa trừng phạt gì cả .

Chúc bạn thuy phung sớm nhận ra sự thật.
Reply Tán thành Không tán thành
46
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
thuy phung 01/10/2011 22:02:23
Mình rất hiểu tâm ý đó của bạn, mình không mong điều gì cả bởi mình biết ''nhất nhất duy tâm tạo''. Mình có nói là " vậy hay chăng việc Phật Thích Ca xuống cứu đời là vô ích khi Ngài không thể ban phúc cho ai. Chỉ có thể nói việc ban phúc của Ngài không hiện hữu nhưng vô cùng cần thiết đối với con người như không khí hay ánh sáng...". Mong bạn và mọi người hiểu được tâm ý đó của mình. Vô cùng cảm ơn.
avatar
Chí Tín 19/09/2011 03:34:52
Dựa trên hiểu biết hạn hẹp của mình, mình xin trả lời phần nào đó câu hỏi của bạn thuy phung. Câu nói của Phật: "Ta không ban phước giáng họa cho ai" là thể hiện việc chúng sinh không nên hiểu đức Phật như một đấng siêu nhiên, thần quyền, mà đức Phật chỉ là một người đã giác ngộ, tức hiểu được chân lý bản thể của tự nhiên. Việc cứu độ của đức Phật là chỉ dạy cho chúng ta được sáng suốt, thấy được ánh sáng trí tuệ, qua đó thoát khỏi mọi khổ đau.
Bài viết này nói về việc giúp người âm, nhưng nếu đọc kỹ bài viết, bạn sẽ thấy rằng người dương cũng có thể học được chánh pháp qua việc phát nguyện, cầu siêu cho người âm. Qua đó, cả người âm và người dương đều lợi lạc.
Còn việc làm thế nào để cải nghiệp trước khi bệnh tật hay nghiệp tử đến thì trong các giáo pháp căn bản của đạo Phật đã đề cập rất nhiều. Chúng ta có thể đọc các bài viết trong daophatngaynay hoặc trong các trang web đạo Phật khác.
Riêng theo cá nhân tôi được biết, thì việc cải nghiệp đơn giản là hãy luôn nghĩ và làm mọi điều thiện, luôn cố gắng giữ cho tâm ý được thanh tịnh thì chúng ta sẽ dần chuyển được nghiệp. Tất nhiên, trong cuộc đời này, chúng ta phải gánh chịu nghiệp quả của rất nhiều kiếp trong quá khứ, nên việc làm thiện trong 1 đời có thể chưa thể cải hết nghiệp và có thể những nghiệp xấu như bệnh tật, khổ đau, cái chết... vẫn đến với chúng ta bất cứ lúc nào. Nhưng ngay cả khi nghiệp xấu đến, ta vẫn có thể bước qua được mọi khó khăn với một thái độ bình thản, sẵn sàng đón nhận, coi đây như là một cơ hội tốt để trả bớt những món nợ chúng ta đã vay từ trong quá khứ.
Reply Tán thành Không tán thành
52
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
ANTON 02/10/2011 23:04:14
Cảm ơn bác Vũ Thế Khanh,

Bài viết và cách phúc đáp của bác rất hay. Mong sao càng có nhiều bạn sống, hiểu, và thực hành Chánh Pháp như bác vậy.

Mình vừa biết trang web này chưa lâu, lúc đầu mình nhận thấy không bàn đến kinh sách Phật, vẫn còn đâu đó nhiều hạt sạn cũng như gây tranh cãi trong các bài viết, cũng như có một số bài viết chưa biết cách khai mở nhận thức, tri kiến cho người đọc nhưng gần đây nhiều bài viết thật có ý nghĩa sâu sắc. Điều này rất cần thiết trong thời đại hiện nay bởi hiện nay rất nhiều người theo Đạo Phật nhưng thật sự sự biết, thông hiểu về giáo pháp Phật không nhiều dẫn đến ĐỨC TIN của họ dễ bị lung lay trước gió, và bởi sự biết, thông hiểu của họ về Phật Pháp không chắc, họ không có nguồn sống tuôn chảy trong huyết quản nên khi gặp tà kiến, hay giáo điều khơi gợi sự tò mò, hay háo hức muốn khám phá những kiến thức hữu hạn của phàm nhân nên họ rất dễ bị lung lạc, hùa chạy theo số đông mà không nhận thức được Chánh Pháp. Thương thay.

Nếu được, mong quý chư Tăng, Ni ngoài việc làm Phật sự hãy nhập thế thuyết pháp hơn nữa để rải Chánh Pháp không chỉ đến cho quý Phật tử mà còn cho các bạn ngoại giáo nữa. Chỉ mong sao, quý chư Tăng, Ni cùng các bạn Phật tử có tâm huyết với Phật hãy cùng góp sức tìm ra nguyên nhân, giải pháp nhằm góp phần xây dựng, xiển dương Phật Pháp ngày càng rộng mở hơn nữa. Tâm nguyện của mình là mọi người có được Chánh kiến, chánh tư duy từ đó bất kể đi tu hay tại gia mọi người vẫn dễ dàng sống, hiểu và thực hành theo Chánh Pháp (Tất nhiên đi tu thì phước báu, công đức lớn hơn, mau thành Chánh quả hơn).
Reply Tán thành Không tán thành
47
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Hương 20/10/2011 04:15:29
Cháu chào bác Khanh!
Hiện cháu là một người đang quan tâm và tìm hiểu về Phật pháp, về cõi âm với rất nhiều thắc mắc khó hiểu, thông qua trang web này để được gặp bác trao đổi, cháu xin hỏi bác 1 vấn đề về cõi âm ạ. Đó là khi một người mất đi, thân xác mất đi, còn lại linh hồn. Và linh hồn này vì nhiều lý do có thể chưa siêu thoát được, nếu chưa siêu thoát thì vẫn còn ở quanh chúng ta, nếu đã siêu thoát rồi thì sẽ được đầu thai vào 1 trong 10 cõi, vậy chẳng hạn vong linh đó được đầu thai vào cõi người, thì khi gia đình tiến hành áp vong, gọi hồn vong linh đó thì liệu vong linh đó có về được không,vong đó có còn tồn tại với ý nghĩa là người thân nhà mình không ạ? Cháu có đọc trong 1 quyển kinh sách của Phật nói rằng vạn vật không có gì là tồn tại vĩnh viễn, vậy có phải vong linh cũng vậy ạ? Cháu rất mong nhận được phản hồi từ bác hoặc những ai am hiểu về vấn đề này để giải thích cho cháu được không ạ, cháu xin cảm ơn ạ.
(Cháu có thể liên lạc và hỏi thêm 1 số vấn đề nữa với bác Khanh qua mail của bác được không ạ)
Reply Tán thành Không tán thành
18
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Chí Tín 24/10/2011 07:53:07
Thân chào bạn Hương,
Theo tôi thì thế này, nếu như linh hồn người thân đã đầu thai cõi khác thì chúng ta không cần phải giao lưu, áp vong nữa để làm gì. Chúng ta cũng không nên qúa tò mò tìm hiểu rằng linh hồn có tồn tại mãi hay không, còn liên hệ mãi với mình nữa không. Như vậy, vô hình chung chúng ta đã quá sa đà, để tâm nhiều vào những việc không những không cần thiết, mà còn dễ làm ta sa vào những vướng mắc, chấp trước… (chấp trường – chấp đoạn, chấp có – chấp không…).
Mục đích chính của việc cầu siêu và giao lưu là làm mọi việc để cứu giúp cho những linh hồn còn chưa được siêu thoát sẽ thấu hiểu được giáo lý mà được an lạc, siêu thoát (còn khi họ đã siêu thoát rồi thì thôi, quan tâm nữa làm gì). Giống như bác sỹ chữa bệnh cho bệnh nhân, khi bệnh nhân đã khỏi bệnh rồi thì thôi, tập trung chữa cho bệnh nhân khác, chứ còn cứ chữa mãi cho người bệnh nhân cũ đã khỏi bệnh để làm gì nữa?
Đôi điều chia sẽ, mong rằng giải đáp được phần nào thắc mắc của bạn.
Reply Tán thành Không tán thành
37
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
vodanh 28/01/2012 14:59:01
xin cảm ơn ông tổng giám đốc bài của ông rất có giá trị ,nhưng làm sao tôi biết được gia tiên của mình đã về thế giới cao hơn trong khi tôi thương xuyên khẩn cầu cho vong linh ông bà của mình được âm siêu dương thới.xin ông tổng giám đốc cho biết thêm.
Reply Tán thành Không tán thành
19
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
04/02/2012 00:41:13
Thân mến gửi quý đạo hữu Vodanh
Rât cám ơn quý đạo hữu vè sự đồng cảm trong việc báo hiếu ông bà tổ tiên.
Vừa rồi tôi có đọc được thông tin mà thấy gai cả người: đó là ở thôn Đồng Lư, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội, có 7 anh em đã đẩy cha mẹ ra đường không phụng dưỡng, chưa kể còn nhiều vụ kinh hoàng hơn là chỉ vì mấy trăm ngàn mà cháu dám giết cả bà nội của minh...Đó là loài cầm thú đội lốt mặt người.
Tuy vậy, vẫn còn có rất nhiều Phật tử như bạn, đã và đang hàng ngày thường xuyên cầu nguyện cho ông bà tổ tiên được siêu thoát. Thật là mừng thay. Chỉ cần biết bạn đang làm việc đó, tôi đã linh tính được rằng bạn được lớn lên trong gia đình có truyền thống "con hiền dâu thảo cháu ngoan". Hạnh hiếu chính là hạnh Phật, mà đã là hạnh Phật thì chắc chắn sẽ có lòng tin kiên cố vào luật Nhân - Duyên - Quả. Nếu bạn thường xuyên cầu nguyện và làm điều tốt lành cho ông bà tổ tiên thì chắc chắn không trước thì sau ông bà mình cũng được trở về cảnh giới an lành (cho dù bạn có nhìn thấy hay không nhìn thấy). Tuỳ theo nhân quả đã gieo của đời trước và Công Đức Lực do con cháu đang hành trì hồi hướng cho tổ tiên mà thành tựu sẽ đến nhanh hay chậm, Đức Phật đã dạy như thế, và ngài không bao giờ dối gạt chúng ta, đúng không bạn !!!
Nếu bạn muốn khảo nghiệm thêm về việc này, chúng tôi sẽ sắp xếp cho bạn được giao lưu tâm linh trực tiếp với gia tiên tại Số 1- Đông Tác- Kim Liên- Hà Nội (với sự giúp đỡ của ban nghiên cứu ngoại cảm ), chắc chắn bạn sẽ thu hoạch được những bằng chứng thực tế, và lúc đó lòng tin sẽ do chính sự giác ngộ của bạn đem đến.
Sự phát nguyện và hồi hướng công đức cho ông bà tổ tiên không chỉ có ý nghĩa tức thời, mà còn ảnh hưởng tới chín kiếp mười đời (như Kinh Thuỷ Sám đã chỉ dạy). Bạn hãy kiên trì, thường xuyên hàng ngày phát nguyện và thực hành điều tốt thì chắc chắn đến một lúc nào đó đủ duyên "giọt nước sẽ tràn ly".
Nếu ta luôn nghĩ rằng "việc báo hiều cha mẹ, tổ tiên ta làm cả đời cũng chưa đủ" thì chính ý nghĩ đó đã là đủ rồi.
Chúc bạn sớm thành tựu ý nguyện của mình
Nam Mô Bồ Tát Thường Tinh Tấn.
Reply Tán thành Không tán thành
20
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Vũ Thế Khanh 09/02/2012 23:44:24
Thân gửi bạn Hương
Vấn đề bạn hỏi đã được quý đạo hữu Chí Tín thảo luận khá cụ thể.
Bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về khoa học tâm linh thì mời bạn vào thăm trang website uia.com.vn , trong đó có nhiều thông tin về nghiên cứu ngoại cảm và các khả năng đặc biệt.Trong đó cũng có những bài tham luận để ta có thể thấy và phân biệt được 2 loại tâm: đó là Tâm Sanh Diệt và Tâm Bất Sanh, ta có thể chiêm nghiệm được sự tái sinh và chuyển hoá trong vòng luân hồi sinh tử của linh hồn (đạo Phật gọi là Thần thức) theo nghiệp lực của quy luật Nhân Quả
Bạn cũng có thể liên lạc và gửi thư theo địa chỉ : khanhuia@yahoo.com.vn
Chúc bạn luôn luôn an lành
Reply Tán thành Không tán thành
16
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Chỉnh Ca 18/04/2012 12:46:31
NA MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT - NA MÔ ADI ĐÀ PHẬT
Các bạn mến, Phật có nói điều đó, các bạn đọc kinh diệu pháp liên hoa, kinh vô lượng thọ, shanghata, Adi đà kinh... Phải đọc kinh để thấy sự thống nhất tư tưởng, tinh tấn của từng bộ kinh. Kinh tạng thì mênh mông nhưng trăm sông đổ về một biển: đó chính là giác ngộ giải thoát. Cõi này các tăng ni đang tìm cách giải thoát, cõi sau các "khuất nhân" (người đã khuất) TẤT CẢ CÓ CHUNG 1 phương đó là nương vào giáo lí để quán tưởng, giải thoát. Người dương thế thì không ốm đau bệnh tật, đau khổ về thân mà tâm an nhiên buông xả. Đó là sự màu nhiệm của giác ngộ. Hơn thế trong mỗi con người đều tiềm tàng một năng lực phi thường, năng lực này nhờ các Pháp của Phật mà được khơi dậy và có một cuộc sống an ổn hơn. Sinh ký từ quy, có thể hiểu cõi người và hậu con người là một quá trình... không phải là hai. Siêu thoát không có nghĩa là đầu thai làm kiếp khác người khác, siêu thoát có 1 nghĩa duy nhất: Biện pháp siêu hình để thoát khỏi đau khổ. Đó là tình thương, buông xả.
avatar
Hoàng Phong HP 30/08/2012 16:23:47
Cảm ơn chú Vũ Thế Khanh, chú sắp xếp thời gian trả lời trực tiếp ý kiến thế này giúp cho nhiều người bớt băn khoăn, có sự hiểu biết tốt hơn trước khi làm lễ giao lưu với vong linh gia đình, đồng thời có thể hiểu thêm và áp dụng đạo Phật vào cuộc sống một cách tỉnh tín.
Chúc chú và gia đình luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc, tinh tấn
Pháp hội ngày càng mở rộng, phát triển, tạo điều kiện cho nhiều người cùng làm được nhiều điều tốt cho gia tộc họ, xã hội.
Reply Tán thành Không tán thành
10
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
minh đạt 30/07/2015 08:25:01
nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật.con thấy chú tổ chức như vậy rất hay. con ở đà lạt và cũng có biết 1 ni sư dùng cách xem thạch linh cảm xạ tâm linh để nối người âm nói chuyện trực tiếp với người dương. đây là điều con tận mắt thấy cùng nhiều người. vì ni sư không khoe tài giống như là ẩn vậy. ai biết xin cho gặp người cần gặp thì mới giúp. con có số điện thoại của ni sư ngọc liên sdt là 0947.572256 chùa tường quang. chú cứ liên lạc với ni sư coi có thể giúp ít gì cho việc tổ chức tâm linh của minh không nhé. con chỉ chia sẽ vậy thôi. a di đà phật.
tổng số: 38 | đang hiển thị: 1 - 38

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.89

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập