14 điều cần làm để bảo vệ sức khỏe tinh thần trong đại dịch Covid-19

Đã đọc: 1846           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Bảo vệ sức khoẻ tinh thần trong đại dịch cúm Coranavirus (Covid-19) là một điều rất thiết yếu. Đối với những ai đang bị cách ly (tập trung hoặc tại nhà) có thể gặp nhiều vấn đề về sức khoẻ tinh thần đã được ghi nhận như các chứng phản ứng trầm cảm cấp tính, chán nản, lo âu.

Giáo sư Piyanjali de Zoysa, đang nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành Tâm lý học Lâm sàn tại trường Đại học Colombo, Sri Lanka đưa ra 14 chiến lược cần thiết để bảo sức khoẻ tinh thần của chúng ta trong trận đại dịch cho đến khi mọi khủng hoảng giảm bớt. Sau đây là 14 chiến lược chúng ta có thể áp dụng để bảo vệ sức khoẻ tinh thần của mình:

1. LÒNG BIẾT ƠN: Hãy dành lòng biết ơn tới những vị bác sỹ, y tá và những nhân viên y tế, những chiến sỹ, công an, những vị lãnh đạo khác đang đứng đầu chiến tuyến giải quyết khủng hoảng. Thật sự rất cần thiết cho chúng ta hiểu được điều này và dành sự tôn trọng cho họ vì đã công sức, thời gian làm việc vất vã liên tục trong nhiều ngày trong khi chúng ta thì được ở nơi an toàn như khu cách ly hoặc nhà của mình. Lòng biết ơn hướng tới những con người dũng cảm này cũng sẽ giúp xoa dịu hàn gắn tinh thần cho chính chúng ta.

2. NIỀM TIN VÀ THỰC HÀNH TÂM LINH (nếu có): niềm tin và thực hành tâm linh là bước đệm cần thiết trong những lúc khó khăn này, kết nối với niềm tin và thực hành tâm linh có thể làm lắng dịu tâm trí và làm mới hy vọng cùng nhiều lợi ích tinh thần to lớn khác.

3. VỊ THA: làm từ thiện (cho thức ăn chẳng hạn) những người công nhân nghèo, những người gặp khó khăn về việc làm, mưu sinh trong những tuần, những tháng sắp tới trong cơn đại dịch. Cho đi sẽ khiến trái tim của chúng ta sáng bừng lên với những hành động thiện nguyện này.


4. GIỮ KẾT NỐI:  sự hỗ trợ về mặt xã hội cộng đồng là sự bảo vệ tuyệt vời nhất cho tâm trí. Giữ khoảng cách với cộng đồng được khuyến cáo, tất nhiên thay vào đó là giữ kết nối thông qua viễn thông. Gọi, nhắn tin cho gia đình, bạn bè (bao gồm cả những ai đang ở nước ngoài) để biết tình trạng họ như thế nào. Họ sẽ rất an tâm và hạnh phúc khi nghe được tin từ bạn và bạn cũng sẽ như vậy.

5. QUẢN LÝ ĐỊA ĐIỂM NỘI TẠI: tham gia vào các hoạt động mang tính xây dựng mà bạn có thể hoàn thành được. Hoạt động này có ý nghĩa đơn giản nhưng là những điều có thể làm như chơi trò chơi cùng con cái của bạn.

6. DUY TRÌ lề lối sinh hoạt hằng ngày, mặc dù trường học đóng cửa v.v. những hãy giữ thời gian dành cho đi bộ giống vậy chẳng hạn.

7. HẠN CHẾ chia sẽ và lan truyền quá nhiều thứ trên truyền thông, có quá nhiều người đòi hỏi quá nhiều thứ.

8. CHIA SẺ thông tin chừng mực vừa phải với những ai làm việc có nhiều sự tiếp xúc (ví dụ tiếp viên xe, buýt thu ngân, bảo vệ) về  biện pháp bảo hộ, phương cách làm thế nào để bảo vệ họ khỏi bị lây lan, nhiễm bệnh. Thật ngạc nhiên khi một số người vẫn chưa biết cách phòng bệnh đúng cách như rửa tay, đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc v.v.

9. TRẺ EM cần phải được quan tâm chú ý, xem hướng dẫn chi tiết tại website www.mindheart.co, đây là một trang khá hay để tham khảo.

10. NGƯỜI LỚN TUỔI có thể “hơi cố chấp” lắng nghe lời khuyên về phòng ngừa dịch bện, hãy kiên trì một cách bền bĩ để hướng dẫn họ những thông điệp về cách phòng ngừa bệnh này.

11. TÁN DƯƠNG những người chịu cách ly, hãy biết ơn vì họ đã chịu cách lý ngay cả khi lúc đầu họ không chịu thực hiện. Điều này sẽ tạo bước đệm cho sức khoẻ tinh thần cho bản thân họ và đem lại bình an cho mọi người xung quanh.

12. CỰC KỲ QUAN TRỌNG, RÈN LUYỆN TÂM TRÍ BẠN TRỞ VỀ HIỆN TẠI KHI BẠN NHẬN RA RẰNG BẠN ĐANG BỊ MẮC KẸT TRONG TƯ TƯỞNG LO ÂU. Hiện tại không có chỗ cho bồn chồn và lo âu chiếm ngự. Bạn có thể học được làm thế nào để sống ở hiện tại, hãy lên internet và gõ tìm kiếm những từ khoá như “chánh niệm” hoặc “sống ở hiện tại”.

13. XEM XÉT thời gian “phong toả/cách ly” là cơ hội để tận hưởng sự tĩnh lặng và quán chiếu. Những cơ hội giống như vầy rất hiếm có trong cuộc sống vốn sôi nổi hằng ngày của chúng ta.

14. NHẬN THỨC rằng đời sống con người luôn tồn tài những giai đoạn khó khăn khủng hoảng như đại dịch cũng như với nhiều thời gian tươi đẹp khác. Đó là sự thật không thể tránh khỏi dù cho ta có thích hay không. Hãy sống an nhiên!

 

Giáo sư Piyanjali de Zoysa,

chuyên ngành Tâm lý học Lâm sàn, khoa Tâm lý học, trường đại học Colombo, Sri Lanka,

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập