Giờ chúng con mới biết “Kinh Phật cho người tại gia”

Đã đọc: 11097           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Trong nhiều thập kỷ qua, chắc đức Phật buồn lắm phải không? vì còn quá nhiều bài kinh mà đức Phật dạy trong suốt 45 năm hành đạo mà vẫn không được mọi người biết đến để hành trì hay có nhiều người lại chỉ mang một vài bài kinh mà đức Phật dạy làm một toa thuốc chữa bách bệnh làm cho giới trẻ và giới trí thức bị sốc vì họ khó có thể tìm thấy sự logic và khoa học.

Bạch đức Thế Tôn!

Đức Phật đã qua đời từ rất lâu rồi, cách chúng con xa thật là xa rồi, nhưng chúng con vẫn thấy đức Phật đang ở bên con, đang ở đâu đó gần đây thôi. Vì vậy con rất muốn tâm sự với đức Phật.

Xin Thế Tôn cho phép con được dùng những từ thật giản dị, gần gũi, mộc mạc  đời thường thôi nhé.

Thưa đức Phật!

Chúng con biết đi chùa từ rất sớm nhưng thực tình chúng con không biết gì về đức Phật cả, khi đó chúng con cứ nghĩ rằng đạo Phật chỉ là một tôn giáo như bao tôn giáo khác, do ai đó dựng nên. Còn đức Phật thì như một ông Bụt trong truyện cổ tích, khi có khó khăn, ước muốn gì thì cứ lậy Phật và ước gì có Phật hiện ra để hóa phép ban cho. Thậm chí, khi đã học hành, thành đạt trong cuộc sống, chúng con cũng đi chùa, đi lễ, cũng thành tâm lắm với đức Phật đấy, nhưng biết về đức Phật thì nói ra chắc khó có ai tin được là chúng con cứ nghĩ đức Phật chỉ là một nhân vật huyền thoại( không có thật), chúng con thật quá tệ phải không đức Phật! Sau đó thì có biết chút ít về cuộc đời đức Phật, nhưng về kinh điển và những lời dậy của Người thì chúng con không biết gì nhiều ngoài mấy cuốn kinh thường được đọc tụng trong các chùa, đã thế lại toàn từ Hán Việt, đọc mà không hiểu gì cả nhưng vì rất thành tâm, nên chúng con vẫn cứ đọc tụng một cách rất nghiêm túc như để chấn an rằng: Con cũng biết đi chùa tụng kinh, đức Phật phải phù hộ cho con nhé.

Khi chúng con đã biết và hiểu về cuộc đời của đức Phật thì mới thầy là rất nhiều thế hệ chúng con quá thiệt thòi( con nói về số nhiều)đã bị thời thế bỏ quên trong một thời gian khá dài do không được biết đức Phật là ai. Lúc ấy, chúng con đã có những tranh luận “kinh nào là kinh quan trọng nhất, Phật A Di Đà và Phật Thích Ca chỉ là một”... Ôi! Chúng con thật là ngu ngốc hết chỗ nói.

Bây giờ, có một Sa Môn cho xuất bản một cuốn sách có tựa đề “ Kinh Phật cho người tại gia’’ của chính đức Phật đã được vị Sa môn này soạn dịch. Khi chưa đọc lời giới thiệu do chính tác giả viết, chúng con cứ nghĩ là vị Sa Môn này in nhầm gì đó thôi, chứ chưa thấy ai nói tới có kinh Phật dành riêng cho người tại gia cả. Nhưng khi đọc lời tựa và phần mục lục thì mới thấy “kinh Phật cho người tại gia’’ được tác giả chia làm 6 chủ đề riêng: Đạo đức, xã hội, triết lý, thiền và chuyển hóa, Tịnh độ, xám nguyện, bao gồm có tới 72 bài kinh. Con không thể liệt kê và nói hết ra tên của 72 bài kinh này nhưng có một điều là có rất nhiều bài kinh rất lạ lần đầu tiên mới được nghe và in thành sách để cho Phật tử đọc và tụng niệm như: Kinh tiểu sử của đức Phật; Kinh mọi người bình đẳng; Kinh không có giai cấp; Kinh sống trong hòa hợp; Kinh soi gương nhân cách; kinh quốc gia cường thịnh; Kinh chuyển hóa cái tôi; Kinh kiến thức và trí tuệ; Kinh thuyết minh và xác minh; Kinh lời Phật qua các con số; kinh đức hạnh của vua và tu sĩ v.v…

Bạch đức Thế Tôn!

Người phàm như chúng con thì vốn hàng ngày lo toan, mưu cầu cho cuộc sống, cho tiền tài, danh vọng, cho hạnh phúc lứa đôi, cho trí tuệ, nhan sắc và sức khỏe, cho con cháu và tuổi già sống phải khỏe mạnh và chết nhẹ nhành, thanh thản. Ấy vậy mà mãi bây giờ gần 2600 năm rồi, chúng con mới được cầm trên tay cuốn kinh dành riêng cho người phàm chúng con, đã thế ngôn ngữ đọc đến từ nào là hiểu ngay từ đó( chúng con chưa thể đọc hết 72 bài kinh này) nhưng ngay như chỉ đọc lại những bài kinh mà đã nghe nhiều lần do Vị Sa Môn này biên soạn dịch từ lời của đức Phật mà thấy sướng ghê. Giá mà có thời gian đọc hết ngay được 72 bài kinh này ngay thì đời cũng đã an lạc lắm rồi, chưa nói gì đến việc hành trì nữa.

Đức Phật ơi!

Giá như mà những bản kinh này được phát hành từ rất lâu rồi, từ xa xưa ấy và được các Chư tôn đức giảng dạy nữa thì có lẽ đã không có rất nhiều người hiểu lầm là chỉ cần đến lúc chết niệm Phật là được vãnh sanh về Tây phương; Cũng có thể biết bao nhiêu cặp vợ chồng, cha mẹ, con cái, thầy trò không phải ly thân hay coi nhau như người xa lạ, như kẻ thù; Cũng không có chuyện lớp trẻ và tầng lớp trí thức quay lưng với đạo Phật như trong vài thập niên vừa qua; Cũng không còn chuyện đi lễ chùa sợ: nếu không nhét tiền vào tất cả các tượng Phật trong chùa thì sẽ bị trừng phạt, lại càng không có chuyện cả một biển người đi  chùa chỉ để dâng sao giải hạn; Càng không có chuyện cứ đi cướp được Ấn về là được làm quan, được thăng quan, tiến chức hay giữ ghế quan ngồi cho chắc, cho bền lâu hay buôn may bán đắt, tiền vào như nước hay tai qua nạn khỏi. Cũng không có chuyện người ta đi đến cổng chùa để giết thú và nhâm nhi rượu thịt.v.v… Và đừng có còn ai là Phật tử mà vẫn chưa biết gì về cuộc đời đức Phật hay vẫn chưa phân biệt đức Phật là nhân vật huyền thoại hay lịch sử.

Trong nhiều thập kỷ qua, chắc đức Phật buồn lắm phải không? vì còn quá nhiều bài kinh mà đức Phật dạy trong suốt 45 năm hành đạo mà vẫn không được mọi người biết đến để hành trì hay có nhiều người lại chỉ mang một vài bài kinh mà đức Phật dạy làm một toa thuốc chữa bách bệnh làm cho giới trẻ và giới trí thức bị sốc vì họ khó có thể tìm thấy sự logic và khoa học. Do đó, họ quay lưng lại với đức Phật, chắc đức Phật cũng buồn lòng lắm vì đức Phật toàn thấy người già ngồi tụng kinh thôi. Nhưng đức Phật ơi! giờ đức Phật hãy vui nhé vì có một người con của đức Phật đã tâm nguyện bao năm nay giờ mới soạn dịch những lời Phật dậy thành những bài kinh với ngôn ngữ văn phong giản đơn mà thời đức Phật sử dụng (văn nói) dành riêng cho người tại gia đấy.Tâm sự của Vị sa Môn này “Nếu mỗi bài kinh là một toa thuốc tâm linh, có thể trị lành các chứng bệnh khổ đau thì tuyển tập các bài kinh này sẽ là nguồn dược chất vô cùng quý giá.” Quả thật là một điều hạnh phúc và phước báu cho những ai đang có cuốn kinh này.

Thưa đức Phật! giá mà bản kinh Thiện sinh nói về các bổn phận của chồng, của vợ, bổn phận làm con, làm cha mẹ, làm học trò, làm nhà giáo; bổn phận người thân, làm bà con, làm chủ, làm thợ, làm đệ tử, làm Đạo sư hay bản kinh Bảy loại vợ khi nghe tới tên bản kinh này chúng con thật ngỡ ngàng và rất là thú vị khi đức Phật mượn cô con dâu vô lễ của Ông Cấp Cô Độc mà đề cập tới Bảy loại vợ (tương tự bảy loại chồng) mà cứ ngỡ như đức Phật đang vừa mới nói đâu đây, chứ không phải là hơn 2500 năm về trước.

Trước đây, khi đến chùa mà nói chuyện tình yêu và hôn nhân là một điều cấm kỵ, ấy thế mà khi được nghe giảng, được tham dự lễ hằng thuận tại chùa giờ lại được đọc lại bản kinh này trong Kinh Phật dành cho người tại gia. Chúng con càng thấy đức Phật nói về tình yêu, về hạnh phúc lứa đôi, về  bổn phận làm vợ, làm chồng sâu sắc đến vậy.Thật là uổng phí khi mà những lời Phật dậy hay như thế lại mỏi mắt không tìm đâu ra trong các chùa.

Thưa đức Phật!

Kinh bình đẳng, kinh không có giai cấp mọi người bình đẳng như nhau, bình đẳng về nhân quả, không còn danh xưng về giai cấp, Bà- La- Môn không phải là tối thượng, đổi nghiệp thay ngôi từ vai trò chủ thành tớ, tớ thành chủ. Thay ngôi đổi chủ đều do hành động, chẳng do số phận từ lúc sinh ra. Ai cũng làm được. Không có giai cấp độc tôn, không Bà-La- Môn nào thuần chủng, tái sinh ai cũng như ai, mọi người đều bình đẳng. Hơn 2500 năm trước đức Phật đã nói thế, bây giờ vẫn còn nguyên giá trị “Mọi người sinh ra đều vốn bình đẳng. Cao thấp khác nhau không do sinh chủng, mà do hành động của từng con người’’.

Kinh đức hạnh của vua. Kinh cường thịnh quốc gia: Giá như các vị vua, tổng thống, thủ tướng, các Bộ trưởng các thị trưởng mà thực hiện đúng mười điều nhà vua nên tránh và bảy yếu tố sức mạnh để quản trị thì có lẽ đất nước đó dân đã giầu, nước đã cường thịnh. Rất tiếc rằng bản kinh này không tìm đâu ra và cũng có lẽ những nhà quản trị thời nay nếu có cũng không biết có thích đọc và hành trì theo?

…………..

Kính bạch Thế Tôn!

72 bản kinh dành cho người tại gia là 72 bản kinh được chia làm 6 chủ đề đều có một giá trị có một không hai trong nhân loại mà không có một tôn giáo nào có thể sánh ví bằng mà tác giả soạn dịch cuốn kinh này có nói “Hơn 60 bài kinh được tuyển chọn trong bộ kinh này là kho tàng trị liệu tâm linh không thể thiếu với những ai mưu cầu hạnh phúc và quý trọng giá trị an lạc đạt được từ lối sống tôn trọng nhân quả, đạo đức. Hãy cùng nhau truyền bá bộ kinh này để con đường tâm linh Phật giáo trở lên gần gũi và được nhiều người trải nghiệm.”

Chúng con quả là có quá nhiều phước báu có được cuốn kinh này trong số ấn bản đầu tiên do TT.Thích Nhật Từ vị Sa Môn đã soạn dịch cuốn kinh này ban tặng, nhưng mãi đến hôm nay chúng con mới đọc được có một chút xíu thôi nhưng cũng đã làm chúng con rất thấm và xúc động, vừa thấy mình có phước lại vừa thấy chúng con và cả bao thế hệ trước chúng con quá thiệt thòi vì không hề được biết đến, vừa cảm thấy tiếc nuối cho đức Phật đã có 45 năm giảng đạo với hàng ngàn bài kinh có giá trị mà không ai mang ra phổ biến, vừa cảm phục tấm lòng và tâm huyết của Vị Sa Môn Thích Nhật Từ đã soạn dịch cuốn kinh này.

Hỡi những ai đã có cuốn kinh này trong tay hãy “nỗ lực không mệt mỏi, đọc tụng, nghiền ngẫm và ứng dụng trong đời sống thực tiễn. Mỗi ngày hãy dành trung bình 30-60 phút đọc kinh này với tinh thần vừa nêu, người đọc tụng được mở rộng tầm nhìn, nâng cao nhận thức, thâm nhập kinh tạng, nhờ đó giải quyết được các vấn nạn khổ đau của kiếp người”.

Chúng con xin cám ơn đức Phật

Cám ơn vị Sa Môn Thích Nhật Từ

Đồng thời cũng cám ơn những nhà hảo tâm đã góp tịnh tài ấn tống cuốn kinh này và mong muốn các nhà hảo tâm hãy tiếp tục đóng góp tịnh tài để ấn tống tiếp cuốn kinh này ban phát cho nhiều người khác được đọc.

Mọi sự đóng góp xin được gửi về và ghi rõ góp cho hạng mục Ấn tống kinh sách

 Tên tài khoản: Thích Nhật Từ (Quỹ Đạo Phật Ngày Nay) Số tài khoản: 0071000776335 Vietcombank chi nhánh TP. HCM. Địa chỉ gửi: TT. Thích Nhật Từ (Trần Ngọc Thảo) Số 139/5 Phan Đăng Lưu, P. 2, Q. Phú Nhuận, TP. HCM, Việt Nam.

Hay

Địa điểm nhận đóng góp trực tiếp:

STT

           Liên hệ

           Địa Chỉ

Phường

      Quận

    Số ĐT

  1

TT. Thích Nhật Từ

139/5 Phan Đăng Lưu

P.2

Q. Phú Nhuận

0908.153.160

  2

Kim Sen Mười

152 Phó Cơ Điều

 

Quận 6

39.557.439

  3

Mi Hồng

306 Bùi Hữu Nghĩa

P.2

Q. Bình Thạnh

0903.999.270

  4

Diệu Phương

CC7 Trường Sơn

P.15

Quận 10

0918.000.296

  5

Thanh Nhã

346 Lê Hồng Phong

P.1

Quận 10

0918.771.221

  6

Thanh Sa

36 Nhiêu Tâm

P.5

Quận 5

39.235.583

  7

Thu Thủy

68 Lê Lợi – Quầy Thúy Vân

 

Quận 1

0903.900.526

  8

Diệu Thiện

122 Nguyễn Duy Dương

P.9

Quận 5

0943.777.202

  9

Cô Mai

86 Nguyễn Chí Thanh

P.3

Quận 10

0934.635.540

Sài Gòn  tháng  2 năm 2014

Giác Hạnh Hoa



Quý Phật tử muốn thỉnh KINH PHẬT CHO NGƯỜI TẠI GIA vui lòng đến địa chỉ 86 Nguyễn Chí Thanh, F3, Q. 10 hoặc 139/5 Phan Đăng Lưu, P. 2, Q. Phú Nhuận, nếu ở xa vui lòng liên lạc qua số điện thoại: 0838394121.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (2 đã gửi)

avatar
Nhuận Thuận 01/03/2014 11:21:44
Kính Gởi Thầy Thích Nhật Từ,

Là một người con Phật, con cũng muốn thỉnh một cuốn nhưng vì đường xá xa xôi tận nước Mỹ và hằng ngày ngoài giờ đi làm, gia đình con in sách kinh Phật tiếng Anh và tiếng Việt ấn tống cho người hửu duyên ở chợ vùng Philadelphia, PA có chổ để kinh Phật Ấn Tống và Johnson City, New York vào các thư viện Mỹ, cùng nhau làm Phật sự, với tâm nguyện của gia đình con muốn đem Phật Pháp vào Đời, cho mọi người hiểu hơn về Đức Phật, về Đạo Phật v.v.... như lời Phật tử Giác Hạnh Hoa chia sẻ bài viết quả là chúng con thật có phước duyên đời này đây được các Tăng Ni v.v.... đã giảng giải kinh Phật làm sáng tỏ, phổ biến rộng rải lời Phật dạy qua từng lời nói, hành động, ý nghĩ v.v... trong cuộc sống chúng con. Cũng đồng tâm nguyện đó, con cúi xin Thầy hãy cho phổ biến Ebook trên mạng tòan cầu để chúng con dù ở đâu cũng có thể hưởng được Pháp Lạc đồng nhau, một lần nữa con thiết tha kêu gọi nếu như các sách kinh Phật Giáo được toàn quyền phổ biến rộng rải trong quần chúng đa dạng thì hay biết mấy, con người sẻ thấy rỏ lời Phật chỉ lẻ thật cho đời và Đức Phật đã vì toàn thể Nhân Loại chỉ dẩn, soi sáng tâm trí của chúng con, và con cũng không quên ơn các Tổ, Tăng Ni đã, đang, sẻ chuyển chở trọn vẹn những lời Phật dạy một cách tốt đẹp tuy là đã hơn 2500, chúng con thật là quá diễm phúc được sanh vào đúng thời điểm này tuy rằng không được gặp Phật hơn là đời cha mẹ con chỉ biết là xin xỏ Đức Phật, Bồ Tát xong chuyện rồi lại quên mà không hiểu Phật dạy cái gì trong kinh và cái điều quan trọng là chính mình phải chuyển hoá, thực hành, tu tập, tu sửa chính mình thì niềm an lạc mới đến với những ai lắng nghe, quán chiếu, và thực hành. Một lần nữa con thiết tha kêu gọi các Tăng Ni nên cho đăng những Kinh sách Phật Giáo ấn tống v.v.. miễn phí, nếu có thể được con kính xin Thầy cho con sách theo dạng pdf., xin gởi về email con tnguyen0409@yahoo.com để con được có cái duyên lành phổ biến cho người Việt tại các vùng lân cận nơi con cư ngụ vì hiện nay tuổi trẻ thì lên mạng cập nhật, còn tuổi già thì rất cần sách đọc, đây là những lời con chia sẻ. Kính chúc toàn thể Tăng Ni và mọi người thân tâm thường Lạc.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Nhuận Thuận
avatar
Mộc Chân 14/06/2015 10:37:30
Nam Mô A Di Đà Phật. Những gì cần yếu trong kinh Phật nói chung cho nhiều giới, các bậc cao đức Việt Nam từ xưa đến giờ không biết, hay biết mà không làm, hay tính phụ thuộc quá lớn để đánh mất chính mình. Chung quy, chúng ta phải vượt qua bằng tình hiểu biết và yêu thương. Cảm ơn tất cả và hạnh phúc đây rồi!
tổng số: 2 | đang hiển thị: 1 - 2

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.00

Đăng nhập