Bàn Về Đức Tin Trong Đạo Phật

Đã đọc: 7050           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tặng: Mục sư Huệ Nhật (Một cựu Tu sĩ Phật giáo thiếu Niềm tin)

Nói đến Đức Tin trong Đạo Phật thì chúng ta có thể khẳng định rằng: Đạo Phật là tôn giáo rất thoải mái trong Đức tin, bởi vì Đạo Phật từ xưa cho đến nay vẫn cho rằng: Người đến với Đạo Phật là tùy “Duyên”. Vì vậy, mà Đạo Phật trong quá trình phát triển của nó không có những sự o ép, hay có những ràng buộc nào về giáo lý cũng như về Tổ chức. Tuy nhiên, trong thời đại hiện tại, do từ những thế lực của “ma vương” lấn áp, cho nên Đạo Phật cũng cần có nhiều thay đổi để thích ứng với công việc truyền bá chánh pháp, và đem “duyên” đến cho mọi người để có thể lôi cuốn được người “mê lầm” trở về với con đường “giác ngộ”. Có thế, thì mới không phụ lòng Đức Phật hơn 45 năm ròng rã từ nơi này đến nơi khác để nói đến con đường tu tập, hành trì; đồng thời cũng là góp phần chuyển đổi thời “Mạt pháp” biến thành “Chánh pháp“. Đạo Phật ngày nay đã được nhiều nhà trí thức cũng như những nhà nghiên cứu trên thế gian kiểm nhận từ trong kiến thức, giáo lý có thể đáp ứng với các tiêu chuẩn về khoa học, tâm lý, thiện lành, và ngay cả trong đời sống con người. Giáo lý ấy không hoang tưởng, không làm cho con người trở thành mê muội để tin theo. Sự xiển dương, truyền bá rộng rãi đến cho từng chúng sinh ấy là một sự cần thiết nhằm giúp mỗi chúng sinh tự trang bị kiến thức và “tự đốt cho mình ngọn đuốc” để mình cùng đi với nhiều chúng sinh khác!

Do vì thiếu lòng tin hay do những sự cám dỗ về vật chất mà nhiều người đã “ngã ngựa” trước những cám dỗ của thế lực ma vương để rồi phải làm tôi tớ ma, mà quay lại trong vòng luân hồi không biết đến bao giờ mới có dịp thoát ra được. Chư Phật trong ba đời cũng chỉ nương theo con đường duy nhất ấy để thành Phật thì trong thế gian này chẳng có con đường thứ hai. Nhất là con đường thứ hai được tuyên xưng bằng cái “ngã” ngã mạn của người sáng lập ra đạo giáo đó. Chúng ta có thể nghiên cứu kỹ lại 50 món ma mà Đức Phật đã cảnh giác những người tu trong Kinh Lăng Nghiêm khi dụng tâm để phá trừ các ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) thì chúng ta sẽ rõ.

Nếu đã có con đường khác để thành Đạo thì Đức Phật đã đề cập đến trong nhiều Kinh điển rồi; chứ không phải nhọc công dẫn giải và cảnh giác người tu bằng 50 món ma. Do đó, để giảng rõ hơn Đức Phật còn đề cập rất nhiều đến tính chất “Vô Ngã” cũng như tai hại của Sát, Dạo, Dâm Vọng và nhất là Tâm phân biệt trong Sự phân biệt: Ngã, Nhân, Chúng sinh và Thọ giả tướng. Theo như chúng ta đã biết Đức Phật thuyết rằng: Chúng sinh rời cõi Chân Tâm cũng chỉ vì do “Vô Minh”. Vô Minh là gì? Trong Kinh Lăng Nghiêm Đức Phật cho biết rõ hơn là do sự si mê, không biết mà chúng sinh đã “có vọng tưởng” và “tâm phân biệt”. Chính hai điều đó đã khiến chúng sinh lăn lộn trong cõi luân hồi, đau khổ bằng thân xác vay mượn, giả tạm của mình. Muốn vượt thoát chúng sinh phải tu hành, hoàn thiện lấy mình để giải những nghiệp mà mình đã gieo từ nhiều đời, nhiều kiếp; và từ bỏ từng bước về vọng tưởng, tâm phân biệt ấy để trở lại thuở ban đầu được viên dung cùng với những chúng sinh khác trong cõi Pháp Giới chỉ có Phật không thôi (Bất Nhị).

Vì vậy, những tôn giáo nào chủ trương chém giết thì còn gây nhân quả tất không thể thoát khỏi cảnh Luân hồi; cũng như phân biệt Ta, Người, Chúng sinh, Thọ mạng tướng tất không thể hòa chung trong một thế giới; cho nên nó không phải là Cứu Cánh của Đạo và không thể nói đến Chân, Thiện, Mỹ được. Nếu có người cho rằng: Được! Chẳng qua là gượng gạo và ngụy biện đó thôi, chứ về Chân lý nó đã chẳng là Chân lý rồi!

Mọi tôn giáo đều hướng con người, chúng sinh về những cảnh giới sau khi chết. Điều ấy khiến người theo hay nghiên cứu phải tưởng tượng và “nghi vấn” về những cảnh giới đó. Có tôn giáo đặt nặng về vấn đề Thần quyền nhưng vị thần không thể đáp ứng được những yếu tố đáng tin cậy từ suy luận lẫn khoa học, tính thiện lành cho nên nó chỉ là một hình ảnh do người tưởng tượng tạo ra để mà tin tưởng, cầu nguyện, an ủi cho cuộc sống đầy đau khổ trong thế gian này. Trong thời gian khi xưa khi khoa học, kỹ thuật chưa tạo được những phương tiện lên không gian để tìm hiểu, thì người ta tưởng tượng các vị thần sống và bay trên những tầng mây với hình dáng đẹp hay đầy quyền năng, có khi xem như hồn và xác của vài người nào đó được hồn xác lên trời. Nhưng khi có các phương tiện như khinh khí cầu, máy bay, phi thuyền… Bao nhiêu năm các phương tiện ấy bay hàng ngày, đầy trời ấy chẳng thấy hồn xác nào trên bầu trời cả, thì người ta quanh co, ngụy biện cách lý giải khác để lừa đảo người khác lẫn tín đồ.

Đạo Phật không đi vào đường hướng hoang tưởng đó! Đức Phật đi từ thực tiễn đời sống của con người từ những căn nguyên gây nên tội lỗi, hay những hành động nào thiện lành để dẫn chứng theo lý “nhân quả”, và tùy theo “duyên sinh” mà diễn tiến hàng loạt sự kiện tiếp theo (trùng trùng duyên khởi). Đức Phật chỉ rõ những Chân Lý chắc thật, mấu chốt trong cuộc sống cũng là những Chân lý cho lý giải của mình làm nền tảng cho giáo lý mà Ngài truyền giảng. Cuộc sống của chúng sinh vốn là khổ; Ngài phân giải nguyên nhân của khổ rồi đề cập đến con đường diệt khổ và thoát khổ để đạt đến được cái gì và sự an vui hạnh phúc đó như thế nào.

Sự tuyệt vời của Đạo Phật là giải thích được mọi khía cạnh của cuộc sống con người bằng những sự giải thích mà chúng ta có thể hiểu, tiếp cận được qua những hiện tượng, sự kiện trong thực tế, hay qua môn Tâm lý học Phật giáo (hay được gọi là Duy Thức Học). Qua đó, nhiều nhà Tâm lý, Phân Tâm, Đạo đức học cũng không thể ngờ trong Đạo Phật đã chứa đựng những lĩnh vực phân tích mà họ nghiên cứu ấy từ hàng nghìn năm về trước; cũng như những nhà khoa học ngày nay phải tán dương Đạo Phật vì tính chất thích hợp với những khám phá khoa học mà họ đã khám phá ra được. Xa hơn nữa, Đức Phật đề cập đến những siêu hình, những thế giới khác mà hiện nay các nhà khoa học chưa có thể đạt đến (mặc dù người ngoài không gian được đánh dấu như là một thực tế có thể có). Nếu Đức Phật đã đề cập đến những thế giới khác trong vũ trụ bao la (pháp giới vô biên tế, vô số tam thiên đại thiên thế giới) với những hình dạng, màu sắc khác nhau thì ngày nay khoa học thấy trong vũ trụ có nhiều thiên hà, có những thiên hà có hình dáng, ánh sáng khác nhau. Trong mỗi thiên hà là vô số Thái dương hệ lập thành. Điều đó đánh đổ thuyết thần quyền sáng tạo không thích hợp với những khám phá của khoa học! Và càng ngày sự khám phá của khoa học càng cũng cố thêm những tri thức từ trong Kinh điển và khiến cho nhiều người càng tín nhiệm hơn về giáo lý của Đạo Phật, nhất là đối với những nhà khoa học trên thế giới!

Đức Phật và Phật giáo không hề dụ dỗ, o ép, hoặc dùng quyền lực đối với một ai để buộc người đó phải theo, hoặc làm tín đồ; mà Đức Phật cũng như Đạo Phật chỉ thuyết giảng để người, chúng sinh nhận thức được mình cũng có Phật tánh, có khả năng thành Bậc Giác Ngộ. Đạo Phật giúp họ nhận chân được sự Vô Thường, Khổ của cuộc đời để đi đến con đường thoát khổ bằng ý chí, sự hành trì của chính mình trong niềm tin trí huệ, kiểm nghiệm, không cuồng tín ngông nghênh hoang tưởng như ở vài nơi nào đó. Đức Phật đã giáo huấn người dân ở Kalama cũng như hàng đệ tử trong đoạn Kinh Kalamasutta như sau:

 

-- "Này các Kalama, chớ có tin vì nghe truyền thuyết, chớ có tin vì theo truyền thống, chớ có tin vì nghe người ta nói, chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng, chớ có tin vì nhân lý luận, chớ có tin vì nhân suy luận, chớ có tin sau khi suy tư về những dữ kiện, điều kiện, chớ có tin theo thiên kiến, định kiến, chớ có tin vì thấy thích hợp với khả năng, chớ có tin vì vị Sa môn là bậc Ðạo Sư của mình. Nhưng này Kalama, khi nào tự mình biết rõ như sau: 'Các pháp này là bất thiện, các pháp này là có tội, các pháp này bị người có trí chỉ trích, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận, đưa đến bất hạnh khổ đau. Thời này Kalama, hãy từ bỏ chúng' ... Nhưng này Kalama, khi nào tự mình biết như sau: 'Các pháp này là thiện. Các pháp này là không có tội. Các pháp này, được người có trí tán thán. Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận, đưa đến hạnh phúc an lạc, thời này các Kalama, hãy chứng đạt và an trú'...".

 

Với đoạn Kinh này chứng minh về Đức tin trong Đạo Phật cũng như sự hành trì của hành giả được nhắc nhỡ, cân nhắc chính chắn trước khi họ tự nguyện chọn con đường để đi với một tinh thần sáng suốt, trí tuệ và có nhiều so sánh cũng như kiểm chứng rồi họ mới an trú vào. Đó là điểm thù thắng, cao cả nhất mà người tin vào Đạo Phật đã có được, hơn hẳn tất cả các pháp khác đang hiện có trong thế gian này!

 

Nguyên Thảo,

17/08/2011.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (1 đã gửi)

avatar
Dieu Huong 04/09/2011 23:43:22
Cam on tac gia Nguyen Thao. Bai viet qua hay
tổng số: 1 | đang hiển thị: 1 - 1

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập