Phật Là Cơm

Thiền tông hay các thiền sư thuở xưa không dừng ở chỗ thờ Phật hay tán dương Phật mà tìm cách biến mình thành Phật. Thiền tông hay các thiền sư không chỉ tán thán (ca ngợi) Phật mà giác ngộ rồi hành Thiền để hưởng ngay chỗ chứng đắc của chư Phật là an nhiên, tự tại, không vướng mắc.
Một ông tăng tu Thiền tới hỏi hòa thượng:
-Xin hòa thượng cho một câu ngắn gọn “Phật Là Gì?” để con tỏ ngộ và giảng dạy cho đại chúng.
Hòa thượng đáp:
- Phật là cơm.
Ba ngày sau ông tăng đến gặp hòa thượng, thưa:
-Con không hiểu gì cả.
Hòa thượng nói:
-Về suy nghĩ thêm ba ngày.
Ba ngày sau vị tăng đến bạch hòa thượng:
-Con vẫn chưa hiểu.
Hòa thượng nói:
-Suy nghĩ thêm ba ngày nữa.
Ba ngày sau vị tăng đến gặp hòa thượng. Hòa thượng hỏi:
-Đã ăn cơm chưa?
Vị tăng đáp:
-Ăn rồi.
-Giờ cơm ở đâu?
-Cơm ở trong bụng.
-Cơm giờ biến thành gì?
-Thành dưỡng trấp nuôi cơ thể.
-Còn thấy cơm nữa không?
-Dạ không.
Nghe trả lời thế, hòa thượng nói:
-Còn hỏi nữa ta đánh ba mươi hèo.
Nói xong đạp vị tăng té lăn cù. Ngay lúc đó vị tăng đại ngộ.
Kiến giải của người viết:
Vị tăng đại ngộ cái gì đây?
- Nếu chúng ta nói, “Phật là vị đại giác ngộ” thì Phật chỉ là ngôn từ và chúng ta không biết Phật giác ngộ như thế nào.
-Nếu chúng ta nói, “Phật là người có 32 tướng tốt” thì cũng giống như đi xem thi sắc đẹp, chỉ thấy hình tướng bên ngoài mà chẳng thấy sâu thẳm bên trong của con người đó.
-Nếu ta chiêm ngưỡng tượng Phật để hình dung ra Phật thì đó chỉ là ông Phật bằng ngọc, vàng, đồng hay gỗ, đá. Đó là “ông Phật chết”.
-Nếu chúng ta nghe kinh Phật để hiểu Phật thì Phật cũng chỉ là âm thanh. Nhiều khi đọc tụng như một cái máy rốt cuộc “đâu vẫn hoàn đó”. Rồi chúng ta muôn đời vẫn chỉ là chúng sinh ngụp lặn trong sinh-tử luân hồi.
Trụ vào những thứ đó thì Phật vẫn là Phật, ta vẫn là ta. Còn nếu “Phật là cơm” thì khi “chưa ăn cơm” tức chưa giác ngộ thì Phật là Phật, ta là ta. Còn khi đã “ăn cơm” tức Phật đã vào trong ta thì ông Phật này biến thành sức sống của cơ thể, nuôi sống thân ta, tâm trí ta. Rồi bao nhiêu cặn bã, uế trược, phiền não được tống ra ngoài.
Thiền tông hay các thiền sư thuở xưa không dừng ở chỗ thờ Phật hay tán dương Phật mà tìm cách biến mình thành Phật. Thiền tông hay các thiền sư không chỉ tán thán (ca ngợi) Phật mà giác ngộ rồi hành Thiền để hưởng ngay chỗ chứng đắc của chư Phật là an nhiên, tự tại, không vướng mắc.
Thiền tông hay các thiền sư không cầu xin Phật cứu độ mà tự độ. Tự độ, tự giải thoát là yếu chỉ và sức mạnh của Thiền Tông.
Do đó có thể nói Thiền Tông thật ghê gớm, thật đáng nể và đáng sợ. Chúng ta chớ coi thường Thiền và đùa rỡn với Thiền. Qua nghiền ngẫm các công án, Thiền là một tông phái khiến Phật Giáo trở nên sống động, khiến Đạo Phật không phải chỉ là tôn giáo đầy lễ nghi, tụng đọc, cầu nguyện, van xin như các tôn giáo khác. Chỉ trụ ở những thứ này thì tín đồ và ngay cả tu sĩ sẽ trở nên ù lì, luẩn quẩn trong tham dục và sinh tử luân hồi, rồi chờ giáo chủ cứu rỗi khi chết. Tôn chỉ của Thiền Tông là “tự thắp đuốc lên mà đi” để được như Phật.
Ở Thiền Tông, phải ngộ trước rồi mới tu. Chưa giác ngộ mà nói tu Thiền là hỏng, giống như người mượn áo của vua mặc vào nhưng không phải là vua, tức không phải Thiền sư. Nhưng nói ngộ là ngộ cái gì? Là chợt thấy trong một phút giây tuyệt vời hay tuyệt vọng nào đó “Phật tánh” hay “chân lý Phật” hiển lộ ngay trong tâm trí mình. Người nào chỉ nghe nói, hay nghe giảng thuyết về Phật tánh mà không trực giác thấy Phật tánh ở ngay trong con người mình thì tu pháp môn gì cũng hỏng chứ đừng nói tu Thiền. Người tu mà chưa thấy Phật tánh hiển lộ một cách sống động, như máu tuần hoàn trong cơ thể, như hơi thở, như mạch sống trong tâm mình… mà tu… thì cũng giống như người đi đào vàng mà không nhìn thấy quặng vàng ở dưới đất, sẽ uổng công vô ích. Chính vì thế mà các Thiền sư cầu đạo dù bị Tổ đập cho mấy hèo, đạp cho mấy đạp, bẹo mũi, la hét vào mặt hoặc nói thẳng “đồ vô dụng”…mà bỗng cười lên ha hả vì nhờ đó hốt nhiên đại ngộ.
Nghiền ngẫm công án là cửa ngõ để bước vào Thiền. Trong Thiền Luận của Đại Sư Suzuki (bản dịch của Tuệ Sĩ), “Không có công án, ý thức Thiền mất điềm chỉ viên (người hướng dẫn) và sẽ không bao giờ có trạng thái chứng ngộ.”
Muốn biết sự sống động của Đạo Phật, sự dõng mãnh tuyệt vời, sự quyết liệt, gian khổ của các Thiền sư, xin xem thêm công án ‘Phật là ba cân gai” của Động Sơn. Rồi giai thoại, có một ông tăng hỏi Nam Viện, “Thế nào là Phật?” Sư bèn hỏi lại, “Cái gì không là Phật?”. Rồi một lần khác sư lại đáp, “Tôi không quen ông ta.” Rồi một lần khác lại nói, “Chờ lúc nào có Phật tôi sẽ nói cho nghe.”
Rồi thủ đoạn quyền nghi của Mã Tổ chưa thuyết pháp (thượng tòa) mà đã nói thuyết pháp xong (hạ tòa) để dạy đệ tử hình ảnh sống động, hiện ra trước mắt của “Sắc tức thị Không”. Mà nhìn thấy “Sắc tức thị Không”. (chứ không phải đọc tụng, hay nói suông) tức đã chứng đắc trí tuệ Bát Nhã.
Trong Thiên Chúa Giáo không có chuyện tu để trở thành Chúa.
Trong Hồi Giáo không có chuyện tu để trở thành đấng Allah
Trong Ấn Giáo không có chuyện tu để trở thành Thượng Đế (Brahma)
Chỉ trong Phật Giáo mới có chuyện bất cứ ai cũng có thể trở thành Phật. Cho nên Phật dạy rằng có “Hằng Hà sa số chư Phật” và “Ta là Phật đã thành. Chúng sinh là Phật sẽ thành.” Do đó tôi tin chắc rằng từ sơ tổ như Ca Diếp, Mã Minh…xuống tới Lục Tổ Huệ Năng và rất nhiều Thiền sư lừng danh của Trung Hoa và cả đức Vua Trần Nhân Tông của Việt Nam…đều đã thành Phật. Xin đảnh lễ các Thiền sư.
Thiện Quả Đào Văn Bình
(Viết ở Toronto, Canada nhân qua chịu tang người chị ruột vừa qua đời ngày 17/9/2019)
- Nền giáo dục đặc thù của Phật giáo HT. Thích Huệ Thông
- Sư ông Trúc Lâm giảng về "Tuệ giác của Đức Phật" Thiền sư Thích Thanh Từ
- Tinh thần tín hạnh nguyện trong Kinh A Di Đà ĐĐ.TS. Thích Thiền Hạnh
- An vui mỗi ngày từ 15 lời khuyên của Thiền sư Nhất Hạnh Đào Chi
- HT.Thích Thanh Từ nói về trí thức và trí tuệ HT. Thích Thanh Từ
- Người Kalama Ở Kesaputta Đến Nghe Đức Phật Giảng Dạy Kinh Kalama: Lời Phật Dạy Cho Người Kalama - Kalama Sutta: The Instruction To The Kalamas - Translated from the Pali by Soma Thera - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: accesstoinsight.org
- Đến để thấy,thấy để tin: Lâm Tỳ Ni nơi Phật Đản Sinh Tâm Trí
- Phật dạy:" Những thứ vào miệng không độc,những thứ từ miệng tuôn ra mới độc" Nguồn: phunutoday.vn
- Bát nước của Ngài Anan Cao Huy Thuần
- Tại sao Hoàng Hậu Ubbirī khóc cho tám mươi bốn ngàn cô con gái? Nguyễn Văn Tiến
- Đặt tâm đúng hướng Thích Quảng Tánh
- Không để ý đến việc đền đáp Tỳ kheo Thích Minh Kiết
- Ước nguyện Đức Dược Sư, đọc một lần ứng nghiệm cả trăm năm Nguồn: Theo lịch ngày tốt
- Đức Phật đã xử sự như thế nào khi chứng kiến cả dòng họ bị giết hại? Xuân Thu
- Đức Phật xuất hiện ở thế gian chỉ vì một lý do này Xuân Thu
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Đối Thoại Với “ Quỷ Vương Phiền Não”
- Tha Nhân Là Địa Ngục
- Tha Nhân Là Địa Ngục
- Chẳng Trụ Vào Đâu Để Sanh Tâm Mình
- Đức Phật Là Ai?
- Hãy Sống Với Những Gì Mình Thật Có
- Chính Cảnh Đời Khai Mở Tâm Ta
- Đọc The Way of Zen in Vietnam (Thiền Tông Việt Nam) của Nguyên Giác
- Muốn Sống Hạnh Phúc
- Chuyện Anh Chàng Vô Thần Quy Y
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)