Vài dòng giới thiệu về ý nghĩa của cây bồ đề trong Phạn ngữ - Phần 2

Đã đọc: 6245           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Cây Ficus religiosa được xem là một cây linh thiêng của Ấn giáo. Qua 49 ngày thiền định dưới gốc cây này, mà Thái tử Siddhartha đã ngộ đạo và trở thành một vị Phật lịch sử của nhân loại, được biết cho tới ngày hôm nay.

Qua việc hoàn toàn giác ngộ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và để tưởng nhớ đến cây đã che chở cho Ngài trong những ngày nắng mưa, cho nên người ta mới đặt tên cho nó là cây Bồ đề.

Bồđề là danh từ dịch âm từ chữ bodhi trong tiếng Phạn,viết theo mẫu devanāgarī : बोधि. Trong thời Phật giáo nguyên thuỷ, Bồ đề dùng để chỉ trạng thái cho người tu chứng được bốn cấp Thánh đạo (Phạn ngữ. āryamārga) bằng cách hành trì 37 Bồ đề phần và Tứ diệu đế.

बोधि bodhi có gốc từ chữ bodh và बोधि bodhi có những nghĩa được biết như sau : Khoa học, Thông minh, Sự hiểu biết am tường, Sự tiết lộ, Sự phát hiện, Điều phát hiện, Sự chiếu sáng, Sự soi sáng, Thiên khải, Sự giải thoát khỏi mối phiền não, Sự giác ngộ của một vị Phật.

Bảng biến hóa thân từ của  bodhiḥở dạng nữ tính :

Nữ tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

bodhiḥ

bodhī

bodhayaḥ

Hô cách

bodhe

bodhī

bodhayaḥ

Cách trực bổ

bodhim

bodhī

bodhīḥ

Cách dụng cụ

bodhyā

bodhibhyām

bodhibhiḥ

Cách gián bổ

bodhyai | bodhaye

bodhibhyām

bodhibhyaḥ

Cách tách ly

bodhyāḥ | bodheḥ

bodhibhyām

bodhibhyaḥ

Cách sở hữu

bodhyāḥ | bodheḥ

bodhyoḥ

bodhīnām

Cách vị trí

bodhyām | bodhau

bodhyoḥ

bodhiṣu

 

बोध्  bodh có gốc từ động từ budh_1 ở thời chỉ nguyên nhân. बोध्  bodh là động từ thuộc nhóm 10 và nó có những nghĩa như sau : Thu hút, Phát hiện, Làm cho sống động lại, Kích thích, Làm hưng phấn, Kích động, Thúc đẩy, Cổ vũ, Làm cho thấu hiểu vấn đề, Nhắc lại, gợi lại; làm nhớ đến, Làm cho tỉnh lại, Dạy, giảng dạy, Chỉ đường cho ai, Báo cho biết, cho biết, thông báo, Khuyên, khuyên bảo, khuyên nhủ.

Giác là gì ? Ngộ là gì ? Ngộ và Giác có khác nhau không ? Giác ngộ mang ý nghĩa gì trong Phật học?

Giác, Hán-Việt viết : 覺. Pāli: vedāna. Phạn : vedana, viết theo mẫu devanāgarī :  वेदन. Thuật ngữ vedana có gốc từ chữ veda và thân kép –na. Trong ý nghĩa thường, Vedana được biết như : Sự cảm nhận, Sự hiểu biết, Sự đau đớn. Theo Phật học, Vedana có nghĩa là Thụ hay Thọ (受), mà Ðức Phật đã dạy trong Ngũ uẩn (Pañca-skandha).

Thọ uẩn (Vedana-skandha) là cảm giác, do sự tiếp xúc giữa giác quan và đối tượng mà sinh ra thọ. Ðức Phật nói có 6 thọ như sau : Mắt tiếp xúc với hình sắc mà sinh thọ, tai với âm thanh, mũi với mùi, lưỡi với vị, thân với vật cứng-mềm, ý với đối tượng tâm ý. Trong tinh thần Phật học, Cảm giác không dừng lại ở mức độ tiếp xúc đơn thuần mà còn là cảm xúc, một biểu hiện sâu hơn của cảm giác.

Có ba loại cảm giác được biết như sau : Cảm giác khổ, Cảm giác vui sướng, Cảm giác không vui không khổ.

Cảm giác khổ là một loại cảm giác khó chịu khi ta tiếp xúc với một đối tượng không thích ý, nó kèm theo một chuỗi tâm lý khó chịu, bất mãn, tránh xa...

Cảm giác vui sướng là một loại cảm giác dễ chịu, thoải mái, phấn khởi khi ta tiếp xúc với một đối tượng thích ý, nó tạo cho ta niềm vui, sung sướng xích lại gần.

Cảm giác trung tính không khổ không vui, nó không tạo cho ta cảm giác khó chịu hay dễ chịu, nó không tạo ra một lực hút hay lực đẩy nào.

Ðức Phật dạy : "Này các thầy Tỳ kheo, phàm cảm thọ gì quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy là thọ uẩn". Chấp thủ vào cảm thọ bao giờ cũng sai lầm và gặt hái khổ đau.

Trong kinh Kim Cang có ghi câu Phật dạy : "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai." Nghĩa là những gì có tướng đều hư dối, nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức là giả, đó là thấy Phật, vì Phật là Giác.

Trong Kinh Viên Giác, Bồ tát Văn thù có hỏi Phật: "Thế nào là vô minh?" Đức Phật dạy: "Chấp thân tứ đại là thật, chấp tâm sanh diệt duyên theo bóng dáng sáu trần là thật, đó là Vô minh." Vô minh với Minh ở gần bên nhau. Cả hai đều từ Tâm Thân mà có. Khi người tu biết thay đổi cái nhìn, hay những cảm giác, từ sai lầm, si mê mà chuyển qua thức tỉnh thì cũng được hiểu như là Giác.

Sau khi giác ngộ thành đạo, Đức Phật Thích Ca có nói câu đầu tiên : "Lạ lùng thay, tất cả mọi chúng sinh đều là Phật, có đủ hết mọi đức hạnh và sự sáng suốt. Nhưng đầu óc bị xáo trộn bởi những tư tưởng sai lầm, cho nên không nhận ra bản chất sáng suốt của chính mình. Tỉnh ngộ và tìm lại bản chất thánh thiện đều có sẳn trong thân tâm của mỗi người. Ta là Phật đã thành các ngươi là Phật sẽ thành."

Đây cũng là ngụ ý mà Đức Phật đã nhìn thấy được khả năng tinh thần phát sinh ứng dụng ý thức lý trí, để đánh thức những năng lực từ vô thức sâu thẳm bên trong của mọi người, qua kinh nghiệm đạt được của chính Ngài.

Học Phật là học cách nhìn và cảm nhận sự vật đúng với con mắt thức tỉnh tức là chấp nhận và sống với cái thật của mình bằng chánh niệm. Thực hành theo bất cứ cách nào cũng sẽ đạt được mục đích đem Tâm đến một trạng thái sáng suốt, quân bình, nhằm giúp cho Thiện pháp sẳncó trong thân tâm của mỗi người đang chờ sự tỉnh thức và quyết tâm của từng cá nhân, để có thể đi đến kết quả thấy biết như thật trong việc thành tựu đoạn trừ ái, thủ.

Đoạn trừ ái, thủ được thành công, không gì khác hơn, là nhờ vào sự vận dụng hữu hiệu trợ giúp quan trọng của Trí tuệ để dập tắt khát ái. Khát ái được đoạn tận thì chấp thủ được đoạn tận, vô minh được đoạn tận.

Trí tuệ là yếu tố quan trọng trực tiếp đưa tới việc Tỉnh thức trong đời tu Phật. Nó không phải là các năng lực thần bí. Sự tu tập không nên chấp vào phương pháp, mà điều chủ  yếu cần nên biết là việc phát triển chánh niệm. Cây sen không cần phải tránh xa bùn để không bị ô nhiễm, bởi vì cấu trúc bẫm sinh tự nhiên của nó đã không thể thấm bùn. Đức Phật được người ta gọi là Toàn giác, bởi vì Ngài giác ngộ bằng sự thực hành, trải nghiệm của chính Ngài.

Ý thức và cảm nhận được mọi sự thay đổi của thân thể, chính là sự khai triển khả năng tỉnh thức thường trực, cũng được hiểu như là Giác. Cái khả năng tỉnh thức thường trực sẵn có mà người lại hay quên, thì đây là một trong những nguyên nhân đầu tiên không thoát ra ngoài được các nhận thấy như thực tự nhiên của sự vật.

Trong ý nghĩa giản dị của chữ Giác là sự tỉnh thức thường trực để giúp con người định hướng rõ ràng hơn trong cách làm việc cũng như cách sống hàng ngày.

Giác trong Phật học có thể hiểu như sự nhận biết được như thực, nhằm nói lên một sự thật, một chân lý tất yếu, để chỉ cho con người có thể nhận biết khả năng thành Phật của mình trong tương lai, mà các đời chư Phật đã làm trong quá khứ của các đời chư Phật.

Thành Phật có nghĩa là đạt đến địa vị tỉnh thức hoàn toàn và giải thoát vô minh trọn vẹn. Đức Phật đã đạt đến, chúng sanh tinh tấn nỗ lực tu hành bằng khả năng thánh thiện của mình, rồi cũng sẽ đạt đến Phật quả, bởi vì chúng sanh sẵn có Phật tánh rồi.

Phật tánh là mầm lương thiện sẳn có trong mỗi người, và cũng là một món thuốc qúy nuôi dưỡng Tâm để nuôi cái sống. Phật tánh không thuộc về riêng ai. Phật tánh không có giai cấp phân biệt và không có sự riêng tư, như Đức Phật đã khai thị trong Kinh Pháp Hoa :

Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh. 

Tất cả chúng sinh đều có khả năng giác ngộ tối thượng. 

Tất cả chúng sinh đều sẽ thành Phật.

Trước khi tin chắc vào lời Phật nói. Trước khi tin chắc vào khả năng tỉnh thức của chính mình. Trước khi tin chắn sẽ thành Phật. Là Phật tử hay không phải là Phật tử, nên thử tìm hiểu và kiểm chứng một cách nghiêm túc trong cách tự tu tập riêng của bản thân, để hiểu thêm ý nghĩa về chữ Giác, qua những lời  Ðức Phật đã dạy dưới đây :

1) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.

2) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.

3) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.

4) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong sách vở hay kinh điển.

5) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó lý luận siêu hình.

6) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.

7) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.

8) Chớ vội tin điều gì, khi điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.

9) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.

10) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.

 

Biết thân giả, tâm sanh diệt giả, đó cũng là Giác. Thuật ngữ Vedana वेदन  (Giác) có gốc từ chữ veda và thân kép –na.

Bảng biến hóa thân từ của  vedana ở dạng trung tính :

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

vedanam

vedane

vedanāni

Hô cách

vedana

vedane

vedanāni

Cách trực bổ

vedanam

vedane

vedanāni

Cách dụng cụ

vedanena

vedanābhyām

vedanaiḥ

Cách gián bổ

vedanāya

vedanābhyām

vedanebhyaḥ

Cách tách ly

vedanāt

vedanābhyām

vedanebhyaḥ

Cách sở hữu

vedanasya

vedanayoḥ

vedanānām

Cách vị trí

vedane

vedanayoḥ

vedaneṣu

 

Bảng biến hóa thân từ của  vedana ở dạng nữ tính :

Nữ tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

vedanā

vedane

vedanāḥ

Hô cách

vedane

vedane

vedanāḥ

Cách trực bổ

vedanām

vedane

vedanāḥ

Cách dụng cụ

vedanayā

vedanābhyām

vedanābhiḥ

Cách gián bổ

vedanāyai

vedanābhyām

vedanābhyaḥ

Cách tách ly

vedanāyāḥ

vedanābhyām

vedanābhyaḥ

Cách sở hữu

vedanāyāḥ

vedanayoḥ

vedanānām

Cách vị trí

vedanāyām

vedanayoḥ

vedanāsu

 

Thuật ngữ Vedana có gốc từ chữ वेद  veda và Veda có những nghĩa được biết như sau : Sự hiểu biết, Khoa học, Lời nói mầu nhiệm, Sự hiểu biết có tính soi sáng.

Bảng biến hóa thân từ của  veda ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

vedaḥ

vedau

vedāḥ

Hô cách

veda

vedau

vedāḥ

Cách trực bổ

vedam

vedau

vedān

Cách dụng cụ

vedena

vedābhyām

vedaiḥ

Cách gián bổ

vedāya

vedābhyām

vedebhyaḥ

Cách tách ly

vedāt

vedābhyām

vedebhyaḥ

Cách sở hữu

vedasya

vedayoḥ

vedānām

Cách vị trí

vede

vedayoḥ

vedeṣu

 

वेद  Veda có gốc từ chữ वेद्  Ved và वेद्  Ved có gốc từ động từ vid_1, dùng ở thời chỉ nguyên nhân. वेद्  Ved là động từ thuộc nhóm 10 và nó có những nghĩa được biết như sau : Báo cho ai biết một điều gì đó, Thông báo, Làm cho ai hiểu biết cái gì đó, Hướng dẫn, Chỉ bảo, Truyền đạt.

Biết thân này giả. Biết tâm sanh diệt giả trong sự biến hóa vô thường của sự vật, bằng chánh niệm qua quá trình tu tập, là hiểu ra được (Ngộ,  悟)  cái yếu tính của sự vật như thế là như thế. Hiểu được như vậy thì mới thấy cái chân thật không sanh diệt, đó chính là lúc nhận và sống với cái Tánh giác sẵn có của chính mình. Người nhận thấy và hiểu biết được lý này, thì đã hiểu được đầy đủ tất cả ý nghĩa diệu dụng ý nghĩa của câu hỏi : Giác ngộ là cái gì?. Và khi đã hiểu được Giác ngộ là cái gì rồi, thì không còn những gì nghi vấn nữa trên con đường tu tập, ngày nay chưa được, ngày mai tiếp tục… Cứ rèn luyện như thế, sẽ thấy lý do tại sao Phật tánh mình vốn có sẵn, nếu nhận ra nó thì mình thành Phật, còn nếu mình quên nó thì nó cũng không mất. Có phải là chuyện lạ thường không?

Một thành tựu cần thiết cho quá trình tu tập để đoạn tận khổ đau, cũng đều tùy thuộc vào bản chất của con đường tu tập. Bản chất này bao gồm những yếu tố như sau :

Trạch pháp (dharmapravicaya), phân tích, biết phân biệt đúng sai.

Tinh tiến (vīrya).

Hỉ (prīti), tâm hoan hỉ.

Khinh an (praśabdhi), tâm thức sảng khoái.

Niệm (smṛti), tỉnh giác.

Định (samādhi), có sự tập trung lắng đọng.

Xả (upekṣā), lòng buông xả, không câu chấp.

Con đường tu luyện để đắc đạo đương nhiên rất khó. Vì bắt buộc phải đi ngược dòng thế tục. Người tu Phật được Đức Phật dạy làm sao để biết chính mình thật sự có mặt và sống an lạc chung với tất cả đại chúng, qua sự đã giác ngộ của Ngài, như thế đó, thì sự an lạc đó cũng được gọi là Tathāgata. Do đó Như Lai không từ đâu đến và cũng không đi về đâu cả. Không thuộc về sự mong cầu mang tính cá nhân.

Hiểu được Chân như tức là hiểu được cái nhất thể của khách thể và chủ thể trong thế giới nhị nguyên, và biết phải làm sao để thoát khỏi thế giới bằng đỉnh cao của Trí tuệ. Đây cũng chính là lý do tại sao Chân Như cũng còn được gọi là : "Như Lai Tạng (Tathàgatagarbha), Phật tính, Pháp thân". Như Lai là một hiện tại được nhân cách hóa, nhưng bản chất thực sự của nó nằm ở trong thân tâm của một vị Phật và mỗi người đều có thể hiện được để trở thành Như Lai như Đức Phật Thích Ca.

Ngoài cái tên Bodhi mà người ta đã đặt cho cây Ficus religiosa, từ khi Thái tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm đạt giác ngộ, đã trở thành một vị Phật. Cây Bồ đề này được gọi là Aśvattha, अश्वत्थ, trong phạn ngữ và Assattha theo tiếng Pali. Aśvattha có gốc từ chữ Aśva, अश्व và Stha स्थ.

अश्व Aśva có nghĩa là con ngựa, con ngựa trong bàn cờ vua, Aśvā là thân từ ở dạng nữ tính và nghĩa của nó là con ngựa cái.

Bảng biến hóa thân từ của  aśvattha ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

aśvatthaḥ

aśvatthau

aśvatthāḥ

Hô cách

aśvattha

aśvatthau

aśvatthāḥ

Cách trực bổ

aśvattham

aśvatthau

aśvatthān

Cách dụng cụ

aśvatthena

aśvatthābhyām

aśvatthaiḥ

Cách gián bổ

aśvatthāya

aśvatthābhyām

aśvatthebhyaḥ

Cách tách ly

aśvatthāt

aśvatthābhyām

aśvatthebhyaḥ

Cách sở hữu

aśvatthasya

aśvatthayoḥ

aśvatthānām

Cách vị trí

aśvatthe

aśvatthayoḥ

aśvattheṣu

 

Bảng biến hóa thân từ của  aśvatthāở dạng nữ tính :

Nữ tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

aśvatthā

aśvatthe

aśvatthāḥ

Hô cách

aśvatthe

aśvatthe

aśvatthāḥ

Cách trực bổ

aśvatthām

aśvatthe

aśvatthāḥ

Cách dụng cụ

aśvatthayā

aśvatthābhyām

aśvatthābhiḥ

Cách gián bổ

aśvatthāyai

aśvatthābhyām

aśvatthābhyaḥ

Cách tách ly

aśvatthāyāḥ

aśvatthābhyām

aśvatthābhyaḥ

Cách sở hữu

aśvatthāyāḥ

aśvatthayoḥ

aśvatthānām

Cách vị trí

aśvatthāyām

aśvatthayoḥ

aśvatthāsu

 

Bảng biến hóa thân từ của  aśva ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

aśvaḥ

aśvau

aśvāḥ

Hô cách

aśva

aśvau

aśvāḥ

Cách trực bổ

aśvam

aśvau

aśvān

Cách dụng cụ

aśvena

aśvābhyām

aśvaiḥ

Cách gián bổ

aśvāya

aśvābhyām

aśvebhyaḥ

Cách tách ly

aśvāt

aśvābhyām

aśvebhyaḥ

Cách sở hữu

aśvasya

aśvayoḥ

aśvānām

Cách vị trí

aśve

aśvayoḥ

aśveṣu

 

Bảng biến hóa thân từ của  aśvattha ở dạng nam tính :

Nữ tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

aśvā

aśve

aśvāḥ

Hô cách

aśve

aśve

aśvāḥ

Cách trực bổ

aśvām

aśve

aśvāḥ

Cách dụng cụ

aśvayā

aśvābhyām

aśvābhiḥ

Cách gián bổ

aśvāyai

aśvābhyām

aśvābhyaḥ

Cách tách ly

aśvāyāḥ

aśvābhyām

aśvābhyaḥ

Cách sở hữu

aśvāyāḥ

aśvayoḥ

aśvānām

Cách vị trí

aśvāyām

aśvayoḥ

aśvāsu

 

स्थ stha có gốc từ  chữ sthā_1, thân từ thuộc tĩnh từ và có ba dạng : Nam tính, trung tính, nữ tính. Sthā_2 c ó nghĩa được dùng chỉ cho những hành động như sau : Giữ lấy, ở trong, chiếm đóng, làm, thực hành, tạm trú.

Bảng biến hóa thân từ của  stha ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

sthaḥ

sthau

sthāḥ

Hô cách

stha

sthau

sthāḥ

Cách trực bổ

stham

sthau

sthān

Cách dụng cụ

sthena

sthābhyām

sthaiḥ

Cách gián bổ

sthāya

sthābhyām

sthebhyaḥ

Cách tách ly

sthāt

sthābhyām

sthebhyaḥ

Cách sở hữu

sthasya

sthayoḥ

sthānām

Cách vị trí

sthe

sthayoḥ

stheṣu

 

Bảng biến hóa thân từ của  stha ở dạng trung tính :

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

stham

sthe

sthāni

Hô cách

stha

sthe

sthāni

Cách trực bổ

stham

sthe

sthāni

Cách dụng cụ

sthena

sthābhyām

sthaiḥ

Cách gián bổ

sthāya

sthābhyām

sthebhyaḥ

Cách tách ly

sthāt

sthābhyām

sthebhyaḥ

Cách sở hữu

sthasya

sthayoḥ

sthānām

Cách vị trí

sthe

sthayoḥ

stheṣu

 

Bảng biến hóa thân từ của  sthā ở dạng nữ tính :

Nữ tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

sthā

sthe

sthāḥ

Hô cách

sthe

sthe

sthāḥ

Cách trực bổ

sthām

sthe

sthāḥ

Cách dụng cụ

sthayā

sthābhyām

sthābhiḥ

Cách gián bổ

sthāyai

sthābhyām

sthābhyaḥ

Cách tách ly

sthāyāḥ

sthābhyām

sthābhyaḥ

Cách sở hữu

sthāyāḥ

sthayoḥ

sthānām

Cách vị trí

sthāyām

sthayoḥ

sthāsu

 

Động từ căn √ स्था sthā_1, là động từ thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa như sau : Tự đứng thẳng, tự bất động, ở, cư ngụ, nhấn mạnh, kéo dài, tự dừng lại, chờ đợi, hiện diện, có mặt ở nơi nào đó, tự dựa vào, tự lo liệu, tự hiến dâng, thực hành, sống thẳng đứng, thiết lập, đặt tên, đặt để, ngừng lại.  

पिप्पल pippala cũng là từ đồng nghĩa với Aśvattha, अश्वत्थ.

Tóm lại

Ngộ (悟) là một thuật ngữ của phái thiền tông, được dùng để chỉ sự nhận thức, trực nhận, thấu hiểu xuyên suốt, không có sự phân biệt giữa người nhận thức và vật được nhận thức. Chữ Ngộ thường dùng để chỉ cái kinh nghiệm thức tỉnh ngay tức thì của nó.

Giác ( 覺 ) là một thuật ngữ  dùng chỉ sự tỉnh thức, bằng sự cảm nhận và hiểu biết thường trực. Tiếng Phạn gọi là Vedana, viết theo mẫu devanāgarī : वेदन. Theo Phật học, Vedana có nghĩa là Thụ hay Thọ (受), mà Ðức Phật đã dạy trong Ngũ uẩn (Pañca-skandha).

Giác thường đi với Ngộ thành Giác Ngộ. Phạn ngữ  gọi là bodhi, viết theo mẫu devanāgarī : बोधि . Bodhi có gốc từ chữ bodh và nó có những nghĩa được biết như sau : Khoa học, Thông minh, Sự hiểu biết am tường, Sự tiết lộ, Sự phát hiện, Điều phát hiện, Sự chiếu sáng, Sự soi sáng, Thiên khải, Sự giải thoát khỏi mối phiền não, Sự giác ngộ của một vị Phật.

Bodhi phiên âm theo Hán Việt là Bồ đề. Bồ đề dùng để chỉ trạng thái cho người tu chứng được bốn cấp Thánh đạo (Phạn ngữ. āryamārga) bằng cách hành trì 37 Bồ đề phần và Tứ diệu đế.

Người giác ngộ hoàn toàn trong lịch sử là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cũng là người sáng lập ra đạo Phật hay đạo giác ngộ. Giác ngộ ( 覺悟 ) là thuật ngữ dùng để chỉ sự hiểu biết được cái nhất thể của khách thể và chủ thể trong thế giới nhị nguyên, và biết phải làm sao để thoát khỏi thế giới này bằng đỉnh cao của Trí tuệ.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra như một con ngừơi, sống như một con người và kết thúc cuộc đời như một con người, nhưng lại là con người có toàn năng, toàn trí, toàn giác.

Ngài luôn luôn sống trong trí tuệ thấy biết mọi sự vật hiện tượng đúng như thật, do Ngài đã trải qua quá trình tu tập chuyển hóa thân tâm, loại bỏ phiền não tham, sân, si chiến thắng được những dục vọng của tự thân, đưa đến phát minh trí tuệ và chứng ngộ chân lý.

Ngài có nói: " Chiến thắng vạn quân binh không bằng tự thắng mình, tự thắng mình mới là một chiến công oanh liệt. "

Từ kinh nghiệm bản thân, đức Phật thấy con người có khả năng thành đạt trí tuệ, chứng ngộ chân lý và là chủ nhân của chính mình, hoàn toàn không phụ thuộc vào ân huệ của một quyền năng siêu nhiên nào bên ngoài. Chính nơi con người tiềm ẩn một năng lực phát triển vô hạn, đó là nguồn sống bao la của vũ trụ, sở dĩ chưa trực nhận và khai triển được vì còn bị vô minh che khuất.

Vào thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện tại Ấn Độ. Các đạo sĩ  thường bàn luận về câu hỏi: Thế nào là một vị Phật?  Ai là người giác ngộ?  Một hôm, có một vị đạo sĩ già, tên Brahmayu, nghe tin có Ngài ẩn sĩ Cồ Đàm là một vị Phật, vừa du hành đến thị trấn của ông ta, nên ông quyết định đến thăm Ngài (Trích Trung Bộ, kinh 91).

Vị đạo sĩ  Brahmayu  nói : " Kính thưa Ngài Cồ Đàm, tôi có vài thắc mắc muốn hỏi Ngài ".

Đức Phật mời ông nêu ra những thắc mắc trong lòng.

Vị đạo sĩ nêu ra các câu hỏi qua một bài kệ bốn câu, đại ý chính là :

Làm thế nào để được gọi là Phật,  một Bậc Giác ngộ?

Đức Phật trả lời qua bốn câu kệ như sau:

" Những gì cần biết rõ, Ta đã biết rõ.

 Những gì cần từ bỏ, Ta đã từ bỏ.

Những gì cần tu tập. Ta đã tu tập.

Do vậy, này Vị đạo sĩ, Ta là Phật ".

Nếu ngày nào đó có người nào hỏi: " Bạn quy y Tam bảo chính yếu là để làm gì?  Bạn giữ giới để làm gì?  Bạn hành thiền để làm gì? "  thì câu trả lời của Đức Phật ở trên sẽ giúp bạn là : " Để biết rõ những gì cần hiểu rõ. Để loại bỏ những gì cần phải bỏ. Để tập tu những gì cần tu tập ".

Kính chúc quý vị một ngày vui vẻ trong tình học Phật,

Kính bút

TS Huệ Dân

Website: http://chua-phuoc-binh.com

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập