Vài dòng giới thiệu về ý nghĩa của từ Cà sa và chiếc áo mang tên này (tiếp theo)

Bạch Thế Tôn ! Theo con, trước tiên người muốn xuất gia phải cạo sạch râu, tóc. Sau đó vị tu sĩ này được mặc áo cà sa bày vai bên phải, rồi quì xuống chắp tay trước mặt vị tăng truyền giới đại diện cho Phật và đọc những lời phát nguyện
Mỗi tu sĩ sống trong tăng đoàn phải tự mình đi gơm nhặt những mãnh vãi bị bỏ rơi ở ngoài đường về, giặt sạch, nhuộm lại với một sắc của vỏ cây, rồi khâu lại thành áo che thân, và chỉ tất cả các thành viên trong tăng đoàn đều mặc cùng một màu áo giống nhau. Chính màu sắc duy nhất của chiếc áo này đã làm biểu tượng cho sự không phân biệt về đẳng cấp xã hội, không phân biệt giới tính, tuổi tác… các chư tăng cũng như người mộ đạo.
Đức Phật hoàn toàn tin tưởng về mọi mặt, trí tuệ, đạo đức cũng như khả năng lãnh đạo và giáo hoá của Tôn giả Kiều Trần Như. Sau sự hình thành Tăng đoàn, Ngài đã giao cho ông một trọng trách để phát triễn nó. Tôn giả Kiều Trần Như đã cố gắng hướng hết tâm trí và khả năng của chính mình, để mang lợi ích và hạnh phúc cho chúng sanh qua sự thực hành giáo pháp của Đức Phật. Đồng thời, Ngài cũng dựa vào những chuẩn mực dựa trên nguyên tắc tự giác của Đức Phật đưa ra để tổ chức những hình thức như thu nhận đệ tử (Quy y Tam bảo), hay những phương cách cầu nguyện, hành thiện, thường nhật, tùy theo hoàn cảnh và phương tiện của các người xuất gia hay cư sĩ trong tăng đoàn.
Nghệ thuật phát sinh từ những kinh nghiệm tổng hợp thông qua sự quan sát và nó được xem như một công cụ của ý thức mở rộng để giúp cho sự hiểu nhận thức rõ ràng về hình dạng của các hiện trạng hay đối tượng. Dựa trên tinh thần chỉ dạy của Đức Phật, Tôn giả Kiều Trần Như đã tham khảo cùng với Đức Phật một số ý kiến đơn giản của mình về nghi lễ xuất gia như sau:
Bạch Thế Tôn ! Theo con, trước tiên người muốn xuất gia phải cạo sạch râu, tóc. Sau đó vị tu sĩ này được mặc áo cà sa bày vai bên phải, rồi quì xuống chắp tay trước mặt vị tăng truyền giới đại diện cho Phật và đọc những lời phát nguyện như vầy :
Con xin quy y Phật
Buddham Saranam Gacchâmi. (Pali)
बुद्धं शरणं गच्छामि। (Sanskrit)
Buddhaṃ śaraṇaṃ gacchāmi. (Sanskrit)
Con xin quy y Pháp
Dhammam Saranam Gacchâmi. (Pali)
धर्मं शरणं गच्छामि। (Sanskrit)
Dharmaṃ śaraṇaṃ gacchāmi. (Sanskrit)
Con xin quy y Tăng
Sangham Saranam Gacchâmi. (Pali)
संघं शरणं गच्छामि। (Sanskrit)
Saṃghaṃ śaraṇaṃ gacchāmi. (Sanskrit)
Sau khi nghe ý này, Đức Phật nói : "Kiều Trần Như! Nghi thức của thầy nói nghe rất hợp lý. Vậy tôi cũng đồng ý với qúy thầy : "Một người muốn xuất gia qùy dưới chân một vị thầy đại diện cho Phật pháp, và đọc ba lần những lời phát nguyện quay về nương tựa Tam Bảo, thì được trở thành một vị tu sĩ nhà Phật.
Từ ý trong ý nghĩa của nghi lễ xuất gia, hình ảnh của chiếc áo cà sa đã gắn liền trong cuộc đời của người tu sĩ.
Còn tiếp
Kính bút
TS Huệ Dân
- Đại cương học thuyết nhà Phật Hòa thượng Thích Phổ Tuệ
- Xuất xứ, tên gọi và đặc trưng của 18 vị La Hán Huyền Ngu - Quảng Tánh
- Nếp sống của chư Tăng Tỳ kheo Thích Chơn Thiện
- Nhân quả không phụ người tốt Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Sự khác nhau trong các danh xưng và thờ tự ở Chùa, Tịnh xá, Tu viện, Thiền viện HT. Thích Giác Quang
- Vài dòng giới thiệu về Ý nghĩa thuật ngữ Cà sa TS Huệ Dân
- Trăm Ngàn Muôn Kiếp Không Dễ Gặp Thích Nữ Chân Liễu
- Đạo Phật: Nhập Thế Hay Xuất Thế? Nguyên Thảo
- Bàn Về Con Số 7 Thông Khiêm
- Những Tính Đặc Thù của Biển trong Phật Pháp Thích Trừng Sỹ
- Phật Giáo Với Sự Rửa Tội Maha Thongkham Medivongs, Thầy Nguyên Đạt gởi
- Nguồn gốc và ý nghĩa của chiếc áo cà sa Hoang Phong
- Vì sao tôi theo Đạo Phật ? Nghệ sĩ Bạch Tuyết
- Yếu tính thể nghiệm trong tôn giáo của đạo Phật từ Phật giáo nguyên thủy đến Phật giáo phát triển Thích Tâm Thiện
- Quan niệm về trợ tử (euthanasia) của đạo Phật Nguyễn Phúc Bửu Tập
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Tiễn người đi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Từ Bi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Thầy Thích Minh Đức thi hóa Bạch y Chơn ngôn qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân Bạch Y Thần Chú
- Diễn nghĩa Bạch y chân ngôn trong tiếng Phạn (Trích trong Tinh Hoa Phật học TS Huệ Dân).
- Diễn nghĩa Triṃśikā câu hai
- Diễn nghĩa Ba mươi biểu hiện thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn câu một
- Diễn nghĩa kinh A Di Đà bản ngắn trong Phạn ngữ (Trích trong Tinh Hoa Phật học, TS Huệ Dân) Phần một
- Nội dung của kinh trí tuệ siệt việt vượt qua bờ bên kia (bản ngắn)
- Vài dòng tham khảo Bát Nhã Tâm Kinh diễn nghĩa (Bản dài)
- Bát Nhã Tâm Kinh Diễn Nghĩa
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)