Sự Biến Động Của Các Cảm Giác Qua Nhận Thức Phật Giáo

Đã đọc: 2576           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Qua thiền định, bạn có thể dể dàng thấy rõ sự thực về tất cả điều này. Thiền định phơi bày mọi thứ trong tâm của bạn; tất cả tính xác thực và bất tịnh của bạn; mọi thứ có thể được nhận thấy qua thiền định. Tuy nhiên, đừng nghỉ rằng thiền là chỉ việc ngồi im trên sàn nhà theo tư thế kiết già chứ không làm gì gì hết. Phải biết rõ và nhận thấy mọi thứ bạn thực hiện—đi đứng, ăn uống, nói chuyện—đều là thiền định.

Nhiều người, ngay cả một số nhà tâm lý học, dường như nghỉ rằng bạn có thể chấm dứt xúc cảm của tham ái bằng cách biểu lộ nó với một số đối tượng hoặc người khác; nếu chịu đựng khổ đau bởi vì người chồng hay vợ đã từ bỏ mình, thì việc lấy một người khác sẽ giải quyết vấn đề của bạn. Đó là điều không thể xảy ra. Nếu không hiểu được bản chất đặc thù của các cảm thọ an vui, khổ đau và không khổ không vui, thì bạn sẽ không bao giờ nhận ra bản chất các thái độ tâm thức của mình, và nếu không phát hiện điều đó, bạn có thể không bao giờ chấm dứt các vấn đề thuộc cảm xúc của mình.

          Ví dụ, Phật giáo dạy rằng bạn nên có cảm giác tình thương và từ bi đối với tất cả chúng sanh. Vậy, bằng cách nào bạn có thể tạo cảm giác bình thản đối với tất cả chúng sanh trong khi tâm ngu muội và phân biệt dang trổi dậy rất mạnh mẽ trong bản thân mình? Bạn không thể thực hiện, bởi vì cảm xúc của mình quá cực đoan. Khi bạn cảm thấy hạnh phúc bởi vì cảm giác an vui đã khởi lên qua sự tiếp xúc với một đối tượng đặc biệt, tự nhiên bạn cường điều hóa những gì mình quan tâm là các tính chất tốt đẹp của đối tượng đó, thổi phồng những xúc cảm của mình nhiều đến mức như bạn có thể. Tuy nhiên, bạn nên biết tâm trí mình không thể thần tượng lâu như vậy. Nó chỉ là vô thường, trong chóc lát, và tất nhiên, bạn sẽ sớm hoàn toàn sụp đổ. Sau đó, tâm bất an của bạn trở nên chán nản thất vọng. Bạn phải hiểu chính xác là bao nhiêu năng lực mà bạn tiêu hao trong việc theo đuổi hoặc truy tìm các cảm giác tâm thức. Chúng ta luôn luôn quá cực đoan; chúng ta phải nhận ra con đường trung đạo[1].

          Nếu nhìn nhận sâu sắc hơn một tí, bạn sẽ thấy các cảm giác đó chịu trách nhiệm cho các cuộc xung đột xảy ra trên thế giới. Từ việc hai đứa bé đánh nhau vì tranh dành một cục kẹo cho đến cuộc chiến lớn lao giữa các quốc gia vì sự tồn tại của chính họ, vì mục đích gì mà họ đánh nhau? Vì các cảm giác yên bình. Ngay cả những đứa bé còn quá rất nhỏ sẽ đánh nhau bởi vì chúng muốn có cảm giác vui vẽ.

          Qua thiền định, bạn có thể dể dàng thấy rõ sự thực về tất cả điều này. Thiền định phơi bày mọi thứ trong tâm của bạn; tất cả tính xác thực và bất tịnh của bạn; mọi thứ có thể được nhận thấy qua thiền định. Tuy nhiên, đừng nghỉ rằng thiền là chỉ việc ngồi im trên sàn nhà theo tư thế kiết già chứ không làm gì gì hết. Phải biết rõ và nhận thấy mọi thứ bạn thực hiện—đi đứng, ăn uống, nói chuyện—đều là thiền định. Càng nhận thức điều này sớm hơn, bạn càng nhanh chóng sẽ thấy rõ hơn rằng bạn phải chịu trách nhiệm về các hành động của mình, phải chịu trách nhiệm về các cảm giác hạnh phúc mà mình thích cũng như những cảm giác bất hạnh mà mình không thích, không có ai khác điều khiển bạn.

          Khi một cảm giác an vui khởi lên, và sau đó theo bản chất, nó biến mất và khiến cho bạn cảm thấy hụt hửng bởi vì bạn muốn níu kéo nó, điều đó khong phải do Thượng Đế, thần Krishna, đức Phật hay bất cứ thực thể tồn tại bên ngoài nào tạo ra. Các hành động của bạn phải ghánh lấy trách nhiệm. Điều đó không phải dể dàng để thấy? Tâm nhu nhược nghỉ rằng “ồ, anh ấy khiến tôi chán ngấy, cô ấy làm tôi có cảm giác kinh tởm”. Đó là tâm nhu nhược hoạt động, luôn luôn cố gắng đổ lỗi cho ai đó hoặc điều gì khác. Thực chất, tôi nghỉ việc quan sát các kinh nghiệm trong cuộc sống hằng ngày  để thấy rõ cách các cảm giác tâm lý và vật lý của bạn sanh khởi là một điều thú vị để làm. Bạn sẽ chắc chắn thường suyên học hỏi; không lúc nào mà không học hỏi. Theo cách đó, qua sự chuyên cần rèn luyện trí tuệ nhận thức của chính mình, bạn sẽ khám phá nhận thức về an vui và hạnh phúc miễn viễn trong tự thân. Đáng tiếc, tâm nhu nhược không có nhiều năng lực trí tuệ nhận thức; bạn phải nuôi dưỡng năng lực trong chính tâm mình.

          Tại sao Phật giáo đại thừa dạy chúng ta phát huy cảm giác bình thản đối với tất cả chúng sanh? Chúng ta thường xuyên chỉ chọn một điều nhỏ bé, một nguyên tử tí xíu, một chúng sinh dơn độc, và nghỉ rằng “đây là đối tượng quan trọng đối với tôi, đây là điều tốt nhất”. Do đó, chúng ta tạo ra những cực đoan về giá trị: hiển nhiên chúng ta cường điệu hóa giá trị của đối tượng mà mình thích và xem thường tất cả những đối tượng khác. Điều này không tốt cho bạn, cho sự bình yên tâm thức của bạn. Thay vào đó, bạn nên quan sát hành vi của mình “tại sao tôi làm điều này? Tâm dối trá và ích kỉ của tôi đang làm dơ bẩn ý thức của tôi”. Sau đó bằng cách thực tập thiền dựa trên sự yên bình—tất cả chúng sanh hoàn toàn đều như nhau trong việc muốn có hạnh phúc và không muốn khổ đau—bạn có thể loại trừ những cực đoan về chấp thủ kinh khủng với đối tượng này và ác cảm dữ dội với đối tượng khác. Theo cách này, bạn có thể dể dàng giữ tâm mình trở nên quân bình và mạnh khỏe. Nhiều người đã từng trãi qua kinh nghiệm này.

          Do đó, tâm lý học Phật giáo có thể là sự hổ trợ lớn lao khi bạn đang nổ lực giải quyết các thất vọng quấy rầy cuộc sống hằng ngày của mình. Hãy nhớ rằng khi các cảm giác an vui sanh khởi, thì tham lam, thèm muốn và có chấp theo đó mà trổi dậy; khi các cảm giác bất an sanh khởi, thì ác cảm và ghanh ghét xuất hiện; khi bạn cảm thấy không khổ không vui, thì vô minh, mù quáng đối với thực tại chiếm hữu tâm mình. Qua những lời dạy này, nếu có thể nghiên cứu thực chất về cách các cảm giác sanh khởi và cách mình phản ứng lại chúng, thì cuộc sống của bạn sẽ trở nên hoàn thiện và bạn sẽ kinh qua nhiều hạnh phúc và an vui.



[1] Trung đạo: (zh. zhōngdào 中道, ja. chūdō, sa. madhyamāpratipad, pi. majjhimāpaṭipadā) là từ được dùng chỉ chung các phương pháp giảng dạy của Phật Thích-ca Mâu-ni, là người tránh những cực đoan trong cách tu học—như buông thả theo dục lạc và sống khổ hạnh tuyệt đối.

Trong Tiểu thừaBát chính đạo được xem là Trung đạo vì thực hành Bát chính đạo, hành giả vừa xa lánh đời sống dục lạc và đời sống khổ hạnh, thoát khỏi Khổ. Thái độ này được Phật miêu tả như sau trong kinh Chuyển pháp luân (HT Thích Minh Châu dịch):

"Này các tỉ-khâu, có hai điều thái quá, người xuất gia không nên theo. Thế nào là hai? một là mê đắm dục lạc, hạ liệt, phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không thiệt lợi đạo. Hai là tu khổ hạnh, khổ đau, không xứng Thánh hạnh, không thiệt lợi đạo. Này các tỉ-khâu, chính nhờ từ bỏ hai điều thái quá này, Như Lai giác ngộ trung đạo, con đường đem đến pháp nhãn, trí huệ đưa lại an tịnh, thượng trí, chứng Niết-bàn.

Này các tỉ-khâu, Trung đạo do Như Lai giác ngộ, đem đến pháp nhãn, trí huệ đưa lại an tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết-bàn là gì? Chính là Bát chính đạo: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính định".

Trung đạo cũng được dùng để chỉ giáo pháp Trung quán của Long Thụ, là môn phái không chấp nhận một đối cực nào của mọi phân cực. Trung đạo ở đây là thái độ từ bỏ hai quan điểm cực đoan thế giới là trường tồn hay hoại diệt, thế giới là có (hữu) hay không có (vô). Trong Trung quán tông, Trung đạo được trình bày rõ nhất với quan điểm tám phủ nhận (bát bất) của Long Thụ:

Không diệt, không sinh, không đứt đoạn, không thường còn, không là một, không đa dạng, không đến, không đi.

Trong Duy thức tông, Trung đạo được hiểu là vừa không xem sự vật tồn tại thật sự (vì sự vật thật tế không hề tồn tại), vừa cũng không cho rằng sự vật không hề có (vì sự vật tồn tại đối với ảo giác tâm lí). Theo Thiên Thai tông, Trung đạo là sự nhận thức rằng, mọi sự vật trống rỗng, chúng không có một thật thể độc lập, nhưng đồng thời chúng có giá trị nhất định, tạm thời—vì chúng là những trình hiện nên có một thọ mệnh nhất định. Sự tổng hợp giữa tính Không (sa. śūnyatā) và thế giới hiện tượng chính là Trung đạo đích thật—theo tông này.

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập