Kinh Phật là gì?

Đã đọc: 1256           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Kinh Phật được hiểu đơn giản là những lời dạy của Đức Phật, được các vị đệ tử của Ngài truyền thừa lại nhờ vào truyền thống tụng đọc thuộc lòng rồi truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và khi có hệ thống chữ viết mới ghi chép lại thành dạng văn bản.

Thế nào là kinh Phật?

Kinh nghĩa là lời Phật dạy bằng tiếng Phạn, đầy đủ là Tu Đa La, dịch là Khế Kinh. Từ kinh theo nghĩa đen được hiểu là sợi tơ thẳng, xuyên suốt còn sách Phật cũng gọi là kinh vì có tác dụng xuyên suốt lời dạy của Đức Phật, phù hợp cả về mặt đạo lý và cả phù hợp với trình độ của người nghe. Sở dĩ người ta gọi kinh Phật là khế kinh vì chúng khế hợp với đạo lý do Phật dạy cũng như khế hợp với căn cơ của người nghe.

Thường thấy, kinh Phật thường được bắt đầu bằng các chữ "Như vậy tôi nghe" (Như thị ngã văn). Danh xưng tôi ở đây là chỉ tôn giả An Nan - người trực tiếp nghe lời Phật và thuật lại. Nghĩa là câu nói ấy xác nhận lời trong kinh chính là lời Phật nói.

Những lời dạy của Đức Phật dưới hình thức truyền miệng hoặc dưới hình thức văn tự được gọi là kinh Phật.

Ý nghĩa của chữ kinh ban đầu rất đơn giản, kinh trong tiếng Sanskrit là sūtra, và tiếng Pali viết là sutta, chỉ có nghĩa chính là những lời giảng dạy của đức Phật về đạo đức, chân lý và giải thoát. Nói đến kinh là nói đến sự nghe. Hay được hiểu chung là những lời dạy của Phật hy các vị Bồ Tát, A La Hán. Còn nói rộng hơn kinh còn được hiểu là các thể loại văn học Phật giáo, Tạng kinh hay chỉ chung cho ba kho tàng văn học Phật giáo bao gồm: Kinh, Luật, Luận.

Kinh này là do Phật nói vậy Phật là gì? Phật là Phật-đà, có nghĩa là người giác ngộ, người tỉnh thức, người luôn sống bằng trái tim yêu thương có hiểu biết. Nói gọn lại là Phật. 

Vậy kinh Phật được dùng để chỉ những lời Phật dạy dưới hình thức văn tự hay truyền khẩu. Ý nghĩa của kinh Phật đó là giúp phát triển đạo đức, phát sinh trí tuệ, nuôi lớn thiền định, giúp cho người tụng độc đạt được an lạc và hạnh phúc.

Bản kinh cổ 2000 năm của Đức Phật được Hoa Kỳ công bố

Cổ nhân thường nói, kinh Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn tu phổ cập sâu rộng trong thập phương pháp giới, chúng sinh thì vô biên nghiệp chướng trần lao và nhiều tật tánh những cũng tựu chung nằm gọn trong tám vạn bốn ngàn nghiệp chúng sinh, mỗi chúng sinh có tám vạn bốn ngàn nghiệp chướng trần lao. Ý nói pháp của Phật vô biên nên có thể đối trị các bệnh giúp cho chúng sinh được dứt nghiệp, không còn những phiền não tham sân si, từ đó giải thoát sinh tử luân hồi.

Làm thế nào để hiểu kinh Phật?

Trong đọan Trưởng Lão Tăng Kệ, 1024, kinh Tiểu Bộ, Phật có dạy, như sau:

Ta nhận từ đức Phật,

Tám mươi hai ngàn pháp,

Còn nhận từ Tỷ-kheo,

Thêm hai ngàn pháp nữa,

Tổng cộng tám tư ngàn,

Là pháp ta chuyển vận...

Kinh Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn tu phổ cập sâu rộng trong thập phương pháp giới...

Những câu kệ trên có ý nghĩa nói pháp Phật là vô biên giáo, pháp Phật là như thị như vị thuốc a già đà đặc trị các căn bệnh chúng sinh. Ví dụ như: Nếu chúng sinh bỏn sẻn thì Phật dạy bố thí; chúng sinh lầm lạc thì pháp Phật là đèn huệ sáng soi trong mọi tâm hồn đen tối của chúng sinh, khiến cho họ gần gũi Chánh pháp mà thoát hóa luân hồi, tiến hóa nhịp nhàng và kịp thời hội nhập theo nếp sống an tĩnh; chúng sinh mê chấp thì Phật dạy tu huệ; chúng sinh si mê thì dạy tu thiền tịnh...

Kinh Phật là một ngôi trong ba ngôi Tam bảo, là tâm tông của ba đời chư Phật, cũng vừa là hương hoa màu sắc truyền giáo của đức Phật. Để hiểu được kinh Phật, quý vị cần vững vàng, kiên trì, siêng năng tu học, xác định sở học của mình đang ở đâu thì bắt đầu tụng, đọc từ đó. Khi học, đọc kinh Phật, quý vị cũng không nên quá cố chấp câu nệ vào kinh mà sinh các bệnh chúng sinh khó chữa trị. 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập