Lịch sử Đức Phật

Đã đọc: 1991           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

1-Người khai sáng đạo Phật là ai? Người khai sáng đạo Phật là đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
 
2-Trước khi xuất gia, Ngài tên là gì? Con của ai? Ở nước nào?
–Trước khi xuất gia, ngài là Thái tử Sĩ Đạt Ta,
–Con của vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da,
–Ở nước Ấn Độ.
 
3-Khi một người phàm ra đời thì gọi là "đầu thai", nhưng đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, các nhà hiền triết dùng những từ ngữ gì? Ý nghĩa đó như thế nào?
Các nhà hiền triết dùng những từ ngữ:
–Đản sinh: là sự ra đời vui vẻ, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.
–Thị hiện: là hiện thân của một con người bằng xương bằng thịt,  được sinh ra từ bụng mẹ giống như tất cả mọi người.
–Giáng sinh: là từ chỗ cao quý mà hiện xuống một chỗ thấp kém hơn để sinh ra.
Ý nghĩa của ba từ trên nhằm ca ngợi sự tôn trọng và quý kính của một vị Phật. Ngài xuống trần để đem lại niềm an vui hạnh phúc cho chúng ta, giúp mọi người biết cách làm chủ bản thân nhờ thấu rõ chân lý cuộc đời.
 
4-Đức Phật đản sinh ngày nào?
Ngày rằm tháng 4 âm lịch, gọi là ngày Phật Đản.
 
5-Đức vua Tịnh Phạn đã cưới vợ cho Thái tử Sĩ Đạt Ta để sau này kế thừa sự nghiệp thế gian, mong con mình sống trong cung vàng điện ngọc vợ đẹp con ngoan. Vậy người vợ ấy tên gì? Sinh ra người con tên gì?
–Người vợ là công chúa Da Du Đà La con vua Thiện Giác.
–Người con là La Hầu La, lúc 7 tuổi theo đức Phật xuất gia.
 
6-Nguyên nhân gì khiến Thái tử Sĩ Đạt Ta xuất gia tìm cầu chân lý? 
Nhận thấy sự đau khổ của kiếp người là sinh già bệnh chết không có ngày cùng, Ngài muốn tìm một con đường giải thoát cho chúng ta, nên đã từ bỏ cung vàng điện vợ đẹp con ngoan để sớm xuất gia tìm đạo.
 
7-Chữ Thích Ca Mâu Ni có nghĩa là gì?
-Thích Ca: nghĩa là phát khởi lòng từ bi thương người bình đẳng.
-Mâu Ni: nghĩa là tâm hồn luôn trong sáng và yên tĩnh. Thích Ca Mâu Ni nghĩa là người luôn có lòng từ bi cứu người giúp vật mà không thấy ai là kẻ thù nên an nhiên tự tại giải thoát.
 
8-Đầu tiên Đức Phật tu theo phương pháp gì?
-Đầu tiên Ngài tu theo hai vị thiền sư nỗi tiếng thời bấy giờ nhưng quả chứng không được giác ngộ hoàn toàn.
-Kế đến Ngài tu theo phương pháp khổ hạnh, có khi mỗi ngày chỉ ăn một hạt mè, hạt bắp và phơi mình giữa trời mưa nắng hoặc giá lạnh. Nhưng kết quả chỉ làm cho cơ thể suy kiệt, tinh thần không sáng suốt nên không tìm ra chân lý.
 
9-Sau đó Ngài đã tu hành thế nào?
a-Ngài quán chiếu lại hai phương pháp đã hành trì:
Tu mà còn hưởng thụ dục lạc thế gian giống như nấu cát mà muốn thành cơm thì không thể được. Tu mà khổ hạnh ép xác càng làm cho thân thể suy kiệtkhông thể thành tựu đạo quả.
b-Ngài tìm ra phương pháp trung đạo ăn uống vừa đủ để nuôi thân này mà dễ dàng buông xả mọi dính mắc ràng buộc.
c-Sau khi sức khỏe hồi phục Ngài tắm gội sạch sẽ, rồi đến gốc cây Bồ-đề ngồi thiền, thề nếu không chứng đạo quyết không rời bỏ chỗ này. Ngài ngồi thiền suốt 49 ngày đêm, chứng được tam minh lục thông và giác ngộ thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni.
 
10-Sau khi thành đạo dưới gốc cây bồ-đề, đức Phật bắt đầu truyền đạo: Buổi thuyết pháp đầu tiên diễn ra tại đâu?
–Tại vườn Lộc Uyển và ai là những người nghe pháp đầu tiên? 5 anh em Kiều-trần-như là bạn đồng tu khổ hạnh với Ngài trước kia.
-Bài pháp đầu tiên Đức Phật thuyết giảng là gì? Bài Tứ diệu đế tức là bốn chân lý sống trong cuộc đời.
-Đức Phật đã thuyết pháp tất cả bao nhiêu năm? 49 năm hoằng hóa độ sinh.
 
11-Trong 49 năm thuyết pháp, Đức Phật đã hóa độ những ai?
-Ngài hóa độ tất cả các hạng người, từ vua quan, quý tộc cho đến ngoại đạo, nô lệ, kỹ nữ, tướng cướp, những người thuộc giai cấp hạ tiện.v.v... với tinh thần bình đẳng không phân biệt.
 
12-Bảng ghi nhận các mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời và nhập Niết-bàn:
-Đản sinh: ngày rằm tháng 4 âm lịch
-19 tuổi xuất gia: ngày 8 tháng 2 âm lịch
-30 tuổi thành đạo: ngày 8 tháng 12 âm lịch
-80 tuổi nhập Niết-bàn: ngày rằm tháng 2 âm lịch
 
 
 
 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập