Pháp Trong Đời Sống Hàng Ngày

Đã đọc: 1120           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Bác sĩ Joel & Michelle Levey là sáng lập viên của tổ chức Trí Tuệ Nơi Làm Việc. Họ có trụ sở tại bang Seattle cũng như Hawaii nơi họ quản lý khu bảo tồn Kohala, một dạng nông trại hữu cơ.

Làm thế nào để đem những ứng dụng tâm linh vào đời sống hằng ngày và công việc? Làm sao ta có thể thực sự mang chúng vào đời sống, khiến bạn bè, đồng nghiệp và khách hàng của ta có thể chấp nhận chúng? Làm sao ta có thể hoan hỷ kết hợp công việc với các mối liên hệ bên ngoài?

Tôi trở thành một hành giả Phật giáo vào năm 1975, tham dự khóa thiền Vipassana đầu tiên ở British Columbia (Canada) với thầy Ruth Dennison, để chế ngự tính chống đối trên tri thức đối với các tổ chức tôn giáo. Đối với tôi, đến với Phật giáo như là trở về nhà. Tôi nhớ những lời nguyện nương trú của mình, nương trú vào chân lý, vào pháp, và dần dần bắt đầu thực sự hiểu những lời thệ nguyện đó có ý nghĩa gì. Một sự chuyển hóa hoàn toàn bắt đầu từ đó và cuộc sống của tôi không bao giờ trở lại như xưa. Hồi tưởng lại, tôi thấy việc được một người thầy cùng phái hướng dẫn những bước đầu đến với Phật giáo, thật phù hợp. Thiền Vipassana trở thành pháp hành chính yếu của tôi trong suốt bảy năm trời. Tôi cũng trải qua thời gian tu tập ở một thiền viện bên Nhật. Sau này tôi lại được hướng dẫn tu tập chuyên sâu, trực tiếp theo Phật giáo Tây Tạng.

Năm 1982, Geshe Ngawang Dhargyey đến Seattle (Mỹ) và dạy về các hình tưọng trong Phật giáo Tây Tạng, tại Đại học Washington. Ngài làm sáng tỏ và giải thích các mạn-đà-la, cũng như tất cả các biểu tưọng khác. Ở khoa Triết, ngài dạy về triết lý Trung Đạo, hay Madhyamika. Sau mỗi lần lên lớp, cũng như vào các cuối tuần, các thiền sinh chúng tôi tiếp tục trao  đổi với ngài  trên  đường  từ lớp trở về nhà. Thật là một cuộc học hỏi chuyên sâu.

 Việc tu tập của tôi vẫn phát triển bình thường, nhưng dường như còn thiếu sót điều gì đó, tôi không biết là gì, nhưng tôi đã tìm được câu trả lời trong những lời dạy của Geshe Dhargyey.  Tôi bắt đầu kết hợp những điều cơ bản của thiền Vipassana với giáo lý Đại thừa. Tôi cảm thấy thật diễm phúc được tu học và phát khởi những mối liên kết đặc biệt với các vị cao tăng của tất cả bốn trường phái Phật giáo Tây Tạng. Tôi cũng may mắn được tham dự các khóa tu với thiền sư Thích Nhất Hạnh, một vị bồ tát đặc biệt, một vị thầy vĩ đại trong thời đại của chúng ta.

 Ngoài đời tôi là nhà trị liệu phản hồi sinh học, tư vấn riêng cho khách hàng về tâm sinh học. Đây là cửa ngõ đưa nhiều người đến với thiền. Nhận thấy rằng tâm và thân liên hệ với nhau, họ đến với tôi để tìm hiểu về sự liên kết này, và khám phá ra nhu cầu tìm hiểu về thiền . . .

Đối với nhiều người việc phát triển tâm linh thường bắt đầu vì vấn đề sức khỏe. Họ muốn học các phương cách để giảm thiểu căng thẳng trong đời sống hằng ngày. Dần dà họ hiểu được về tâm mình và các khả năng của nó. Các hoạt động vì hòa bình của tôi bắt đầu vào năm 1985 khi tôi tham gia chương trình huấn luyện sáu tháng cho một lực lượng đặc biệt –Lính Mũ Nồi Xanh. Hai vợ chồng tôi tổ chức khóa thiền một tháng cho nhóm hai mươi người tại New Hampshire. Đúng là một cơ hội hiếm có và khá gay go khi chúng tôi phải đối mặt với tất cả những thành kiến của mình về những người lính trong quân đội. Cùng với các thiền sinh, chúng tôi bắt đầu buông bỏ các kiến chấp về xã hội, văn hóa và nhìn sự việc từ nhiều góc cạnh. Chúng tôi tập chấp nhận tha nhân vì họ cũng là chúng sanh như mình, tất cả cùng trong vòng luân hồi với nhau, tất cả cùng muốn được hạnh phúc như nhau.

Sau đó vào năm 1988, tôi lại có duyên lành tham dự khóa thiền chỉ kéo dài một năm theo truyền thống Tây Tạng, đặc biệt chú tâm vào việc thiết lập định nhất tâm. Sự thực hành này giúp tâm có khả năng trụ vào một đối tưong. Một khi đã phát triển được nhất tâm định, ta có thể tiến đến thiền Minh sát, mật chúvà các pháp hành khác . . . Chúng ta phải tổ chức cuộc sống hằng ngày như thế nào để có thể hỗ trợ cho việc phát triển tâm linh của bản thân và kẻ khác, để không có sự khác biệt giữa việc hành thiền, và các mối liên hệ, cũng như công việc của ta trong cuộc sống đời thường? Mỗi pháp hành đều tự nó đầy đủ và gắn kết với chủ đềvề sự giao tiếp, liên hệ giữa con người với nhau. Tất cả dựa trên sự hiểu biết rằng chúng ta không đơn lẻ, chúng ta sống trong sự liên kết với nhau.

Diệu Liên Lý Thu Linh

(Lược Dịch từ Everyday Dharma –BUDDHISM THROUGH AMERICAN WOMEN’S EYES, NXB Snow Lion Publications, 1995)

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập