Nghiên Cứu Phê Phán Về Nhất Thiết Hữu Luận Trong Bộ “Luận Sự” – THE CRITICAL STUDY ON SABBAMATTHĪTIKATHĀ IN KATHĀVATTHU –

Đã đọc: 1200           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Mời quý đọc giả xem file đính kèm ở góc phải trang.

Nhân duyên để người dịch biết đến bản luận văn này khá đơn giản nhưng cũng đặc biệt. Kể từ năm 2015, dự án tiến hành một bộ sách hơi mang tính chuyên môn nghiên cứu về Phật học lấy trọng tâm là Phật giáo Theravāda được phát khởi và ý định lưu hành theo định kỳ, gọi là tờ Nam Phương, do một nhóm nghiên cứu về Phật giáo nói riêng cũng như tôn giáo nói chung đề xướng, mà người dịch là một thành viên trong đó. Chủ biên của tờ Nam Phương là Nguyễn Quốc Bình đã dày công sắp xếp nội dung, phân chia công việc cho từng thành viên và thu thập những bài viết đóng góp từ mọi cộng tác viên bên ngoài, với mong muốn hoàn thành những kỳ sách có tính học thuật trong làng Phật giáo Việt Nam, khát khao nối lại tư trào bị đứt mạch của Tạp chí Tư tưởng Vạn Hạnh trước đây.

Sau một năm đầy khó khăn, Nam Phương số thứ nhất đã được ra đời, lúc đó người dịch có đóng góp một bài viết nội dung về Phật giáo Bắc Truyền là “Lược khảo về năm dị bản Kinh Vô Lượng Thọ”. Cũng mùa hè năm ấy, Nguyễn Quốc Bình có giới thiệu cho người dịch về bản luận văn bằng tiếng Trung của nghiên cứu sinh Ānando (Thích A Nan) với tựa đề:《論事》對「一切有論」批判之研究 (Nghiên cứu phê phán về Nhất Thiết Hữu Luận trong bộ Luận Sự). Anh Nguyễn Quốc Bình cho rằng đây là một bài nghiên cứu rất hay và chủ đề lại đúng vào mảng quan trọng của Phật giáo Nam Truyền – cũng là trọng điểm của kỳ sách, sau quá trình duyệt đọc nội dung của luận văn nầy, người đọc phải công nhận đây quả là một bài luận nghiên cứu tuyệt vời, phân tích gói gọn về phần Nhất Thiết Hữu luận (Sabbamatthītikathā) nằm ở phần đầu bộ “Kathāvatthu”. “Kathāvatthu” có thể nói là một bộ sách biện luận duy nhất trong hệ thống Tam Tạng Nam Truyền được tiến hành bằng phương pháp vấn đáp logic. Đó là bộ thứ năm trong bảy bộ Abhidhamma (A-tì-đàm hay A-tì-đạt-ma) – thường được gọi là Thắng Pháp hay Vi Diệu Ph|p, được phiên dịch sang tiếng Việt lần đầu tiên bởi cố HT. Tịnh Sự với tên gọi là Bộ Ngữ Tông, tuy nhiên trong bản dịch tiếng Hán (Trung văn) hiện nay nó được đặt tên là Luận Sự; trong làng Phật giáo Nam Tông Việt Nam có một số vị kiến nghị rằng nên đặt tên cho bộ luận này là Bộ Luận Điểm. Theo quan điểm của người dịch thì cũng khá đồng tình với cách đặt tên sau cùng (Luận Điểm), tên gọi này rất phù hợp với nguyên ngữ Pāḷi, hơn nữa lại rất dễ hiểu đối với cả người Việt lẫn nước ngoài. Dù là thế nhưng vì đây là một bản dịch từ tiếng Trung nên dịch giả tuân thủ theo cách dịch tên của “Kathāvatthu” bên đó Lià Luận Sự, vậy nhưng trong bài dịch này người dịch không muốn lấy từ Luận Sự thay thế cho “Kathāvatthu” nên vẫn viết danh từ ấy bằng nguyên ngữ Pāḷi và dịch từ thì để trong ngoặc đơn. “Kathāvatthu” được trình bày dưới hình thức hỏi đáp giữa hai bên không xác định là: Sakavāda (Tự thuyết: quan điểm của mình) và Paravāda (Tha thuyết: quan điểm bên khác). Tuy nhiên, trong phần Nhất Thiết Hữu luận này, nghiên cứu đá xác định Tự thuyết là Theravāda (Thượng Toạ Bộ), Tha thuyết là Sabbatthivāda (Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ). Tác giả bản luận văn thông qua nghiên cứu đã khám phá cho chúng ta rất nhiều chi tiết đang lưu tìm về nguồn gốc ra đời và ý nghĩa nội dung của “Kathāvatthu”. Tác giả đã chứng minh rằng “Kathāvatthu” không phải là một bộ luận có từ thời Phật tại thế, nó là tác phẩm mà người chủ biên có lẽ liên quan đến ngài Moggaliputta-Tissa (Mục-kiền-liên Tử Đế-tu), đây là một điểm xác quyết quan trọng phá vỡ quan niệm truyền thống khi cho rằng đức Phật lên Trời Đao-lợi thuyết bảy bộ Thắng Pháp cho mẫu thân và Thiên chúng; tuy nhiên, là một người xuất gia theo truyền thống Nam Tông Theravāda, tác giả không hoàn toàn phủ nhận Abhidhamma có mặt thời Phật tại thế, đối với sáu bộ Thắng Pháp còn lại ngoàii “Kathāvatthu”, tác giả cho rằng có thể chúng tồn tại dưới hình thức Luận mẫu hay là bản tóm tắt theo lối khẩu truyền đã có từ thời Phật giáo Sơ kỳ. Như vậy, đây là một phán đoán mang tính khả quan, hợp lí mà người dịch kh| đồng ý, nó cho chúng ta biết rằng bản Abhidhamma tóm tắt theo hình thức khẩu truyền thời Phật giáo Sơ kỳ chính là tiền thân của Abhidhamma hiện tại được triển khai trong kỳ Kết tập lần III v{ được viết ra khoảng hơn 400 năm sau Phật diệt. Thế thì phán đoán này cũng không đi ngược với niềm tin truyền thống lắm, vì vẫn có chứng minh Thắng Pháp tồn tại thời Phật tại thế, song mặt khác vẫn tôn trọng tính nghiên cứu khách quan của các học giả phương Tây rằng Tạng Thắng Pháp là sản phẩm của thời kỳ Phật giáo Bộ phái trở về sau.

Tất nhiên, ưu điểm trong bài luận văn nghiên cứu này khá nhiều, nhưng không phải là không có hạn chế, khuyết điểm. Đứng trên lập trường của một người tu sĩ theo dòng Phật giáo Nam Truyền, tác giả vẫn ưu trọng, nghiêng về phía văn điển Pāḷi, lấy đó làm trục chính chứ không đào sâu về văn hiến Bắc Truyền, hay ít nhất là cân bằng khách quan giữa hai trục văn hiến Nam – Bắc truyền, cho nên vẫn có sự ưu |i cho quan điểm của Theravāda hơn, thành ra nghiên cứu còn mang tính chủ quan. Hơn nữa, vì là du sinh người Thái qua Đài Loan, có lẽ thời gian dành cho để học tiếng Trung chưa lâu dài nên lối hành văn, ngữ pháp vẫn còn đôi chỗ trúc trắc, mặc dù đã có sự trau chuốt dường như được hiệu đính về văn phong, nhưng cũng còn chút không mạch lạc lắm về ngôn từ câu cú. Ngoài ra trong lập luận của bài nghiên cứu vẫn không tránh khỏi một số chỗ hơi mang tính tư biện. Chẳng hạn tác giả đ|nh đồng vấn đề mười hai xứ (thế gian) là bị thiêu đốt bởi lửa “tham, sân, si” trong thời Phật giáo Sơ kỳ với vấn đề sự nóng lên toàn cầu (địa cầu noãn hoá) hiện nay, đưa ra quan điểm rằng có thể sự thiêu đốt trong nội tâm con người gây ảnh hưởng đến thế giới tự nhiên, phần nào nó khá tương đồng với thuyết “nội ngoại tương khế”, “thiên nhân tương ứng” trong quan niệm cổ truyền Phương Đông, tuy nhiên hai vấn đề đó được đặt ra trong tình cảnh và thời đại khác nhau, khi đ|nh đồng chúng lại không khỏi có sự khiên cưỡng, khập khiễng và có lẽ sẽ không được sự đồng thuận cho lắm từ phía các học giả phương Tây v.v...

Dẫu vậy, nói gì thì nói, đây vẫn là một bản luận văn xuất sắc, đáng đọc, có giá trị về mặt học thuật, nhất là khi những nghiên cứu về “Kathāvatthu” hiện nay còn khá ít ỏi, bài viết này chính là một hồi trống gióng lên để cổ vũ cho tinh thần nghiên cứu trên phương diện học thuật của chúng ta đối với “Kathāvatthu” nói riêng và Tạng A-tì-đàm nói chung, nhằm chuyên môn hoá, học thuật hoá với hệ văn hiến Pāḷi Nam Truyền, đưa nền giáo nghĩa Phật giáo Theravāda ph|t triển ngang tầm với các nền học thuật tân tiến trên toàn thế giới. Qua đây, người dịch lấy làm vui mừng nếu biết rằng sẽ có những người nào sau khi đọc qua bản luận văn này có thể yêu thích và khát khao sự phát triển Phật học mà bỏ công biên soạn nghiên cứu tiếp tục những vấn đề trong “Kathāvatthu” nầy, nó có giá trị rất cao về nghiên cứu tư tưởng Phật giáo Bộ phái cũng như diễn biến tư tưởng Phật giáo Ấn Độ nói chung qua nhiều thời kỳ, hoặc cũng có giá trị nghiên cứu về logic học Phật giáo v.v... và v.v...

Người dịch rất chân thành cảm ơn sự giới thiệu và khích lệ từ anh Nguyễn Quốc Bình, khi anh thiết nghĩ rằng cần thổi những luồng gió học thuật (nhất là về Phật học) tiên tiến đến đất nước Việt Nam, nhằm góp phần vực dậy nền tri thức Phật giáo Việt Nam phát triển. Đó là một tâm nguyện tốt đẹp, là công đức thiện lợi đáng tuyên dương! Trong bản luận văn này, tác giả cũng nêu ra nhiều vấn đề đáng để chúng ta phát triển kế tục thành những bài nghiên cứu xoáy sâu hơn đối với tư tưởng Phật giáo và nhiều vấn đề khác. Dịch giả cũng phát tâm tuỳ hỷ với thiện pháp của nghiên cứu sinh Ānando (Thích A Nan) khi đ~ cho ra đời một bài luận văn đáng tán thưởng này! Đó là tấm gương sáng để quý vị học tập và nghiên cứu Phật học ở Việt Nam phát huy, vì vậy mới nhọc công biên dịch bài luận văn này sang tiếng Việt để quảng bá. Đồng thời, người dịch cũng cảm ơn anh Nguyễn Hữu Phúc đã giúp chỉnh sửa hình thức cho bài dịch cũng như căng dàn trang, trình bày sắp xếp cho bản dịch được hoàn chỉnh. Người dịch cũng thành tâm cảm tạ đến người đã xướng lên ý tưởng thành lập tờ Nam Phương này, đó là Tỳ-khưu Giác Nguyên (sư Toại Khanh), đã có sự cổ động, khuyến khích về tinh thần cho nhóm nghiên cứu tại Việt Nam.

Bản luận văn này trong quá trình dịch thuật không tránh khỏi sơ sót, mong rằng sẽ được góp ý từ quý thiện tri thức gần xa.

Quy Nhơn, mùng 3 tháng giêng Tết năm Bính Thân (2016).

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập