Thiền-na và đệ tử cư sĩ, dựa theo các bài kinh Pāli

Đã đọc: 2354           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Thiền-na và đệ tử cư sĩ, dựa theo các bài kinh Pāli Tỳ-khưu Bodhi (2015) Bình Anson lược dịch (2019) Dàn bài 1. Giới thiệu 2. Thiền-na và việc đắc quả vị Dự Lưu 3. Thiền-na và chánh định 4. Vị thánh Dự Lưu và thiền-na 5. Khi nào thiền-na trở nên cần thiết? 6. Kết luận và câu hỏi mới Viết tắt: AN: Aṅguttara Nikāya, Tăng chi bộ DN: Dīgha Nikāya, Trường bộ MN: Majjhima Nikāya, Trung bộ SN: Saṃyutta Nikāya, Tương ưng bộ Vism: Visuddhimagga, Thanh tịnh đạo 2 1. GIỚI THIỆU Các bộ kinh Nikāya ghi nhận tầm quan trọng của thiềnna (jhana) trong cấu trúc của con đường hành trì trong Phật giáo. Trong bài kinh Sa-môn quả (Sāmaññaphala Sutta, DN 2), Tiểu kinh Dụ Dấu Chân Voi (Cūḷahatthipadopama Sutta, MN 27) và nhiều bài kinh khác về sự tu tập tiệm tiến (anupubbasikkhā) của một tu sĩ Phật giáo, Đức Phật luôn đề cập đến thiền-na để minh họa cho việc tu tập tâm định. Khi vị tỳ-khưu hoàn tất tu tập về căn bản giới đức, vị ấy tìm nơi thanh vắng, sống độc cư và thanh lọc tâm, loại trừ “năm triền cái”. Khi tâm vị ấy được thanh lọc, vị ấy nhập và an trú vào bốn tầng thiềnna, được mô tả rất nhiều trong kinh tạng Nikāya qua một công thức kiểu mẫu: Vị tỳ-khưu từ bỏ năm triền cái làm cho tâm ô uế, làm cho trí tuệ suy yếu, ly dục, ly các pháp bất thiện, chứng và trú thiền-na thứ nhất, một trạng thái hỷ và lạc do ly dục sinh, có tầm và có tứ. Rồi vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền-na thứ hai, một trạng thái hỷ và lạc do định sinh, không tầm không tứ, tĩnh lặng bên trong và nhất tâm. Rồi vị ấy ly hỷ trú xả, niệm và tỉnh giác, thân cảm nhận lạc thọ mà các bậc thánh gọi là “xả, niệm, lạc trú”, chứng và trú thiền-na thứ ba. Rồi vị ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ và ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú thiền-na thứ tư, không khổ không lạc, xả và niệm thanh tịnh. Trong các hội chúng Theravāda trong vài thập kỷ vừa qua, thỉnh thoảng xảy ra những cuộc tranh luận sôi nổi về câu hỏi liệu các tầng thiền-na có cần thiết để đắc các 3 “đạo và quả”, tức là bốn giai đoạn của giác ngộ. Các cuộc tranh luận này khởi sinh do các phương pháp hành thiền minh sát trở nên phổ biến tại châu Á và phương Tây, nhất là cho các cư sĩ Phật tử. Những người ủng hộ các pháp hành thiền đó cho rằng đạo và quả có thể đạt được bằng các phát triển minh sát (vipassanā) mà không cần thiền-na. Phương pháp này được gọi cỗ xe minh sát đơn thuần (suddha-vipassanā), và những ai hành trì theo cách đó được gọi là các “hành giả minh sát khô” (suddhavipassanā), bởi vì pháp hành thiền minh sát của họ không được “tẩm ướt” trước đó bằng các thiền-na. Quan niệm này được tìm thấy trong quyển Visuddhimagga (Thanh tịnh đạo) và các Chú giải Pāli, mặc dù nó không có một vị trí quan trọng trong các chú giải về con đường giác ngộ, vì các chú giải thường đi theo mô hình của tạng kinh đặt các tầng thiền-na trước khi phát triển minh sát. (Vism XVIII.5, XXI.112, XXIII.18)

Mời quý Phật tử xem file pdf trọn bài viết này trên file đính kèm 


Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Đăng nhập