Dấu tích nghiên cứu Du-già Luận

Đã đọc: 2122           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Du-già Sư Địa Luận Khoa Cú Phi Tầm Ký gồm 100 quyển của Hàn Thanh Tịnh (1884~1949)

Hakuju Ui (Vũ Tỉnh Bá Thọ)

Du-già Luận gồm 100 quyển, không những là một bộ sách dầy, mà luận thuật cũng thâm sâu loạn tạp, trùng lập rất nhiều, hầu như nêu ý nghĩa không chút đồng nghĩa từ, tiến hành giải thích mang tính chú thích xuất hiện xâu lại từ phần trước, xâu tình tiết nhỏ nhặt, kết tình tiết đồng nhất, phần lớn tiêu biểu tình huống sở hữu, biến chuyển bất đồng góc độ thiết lập hạng mục, có nhiều chỗ bất đồng với những luận thư khác, nhiều chỗ hầu như dùng toàn sức giải thích nhiều nội dung nào đó cho người mới học, nên đọc thông toàn văn vẫn không dễ thấu rõ sự tình. Chẳng những thế, lúc luận về lai lịch thì được xem do Bồ-tát Di-lặc sở thuyết, nhận lãnh tôn sùng thánh thần, nhưng trong nội dung đều có luận thuật rõ chi li sở hữu yếu nghĩa các Thừa, dẫn đến đọng lại rất nhiều cao tăng đại đức nghiên cứu và chú thích, bên cạnh còn tìm tòi sự tích liên quan bản luận có tiếng khác.

Liên quan căn cứ kết cấu thiết định minh xác thể thức Du-già Luận Bồ-Tát Địa và Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận đều do Bồ-tát Di-lặc tạo, nhưng trong đây chẳng cách nào luận định Du-già Luận hay Trang Nghiêm Kinh Luận có trước. Chẳng màng Luận nào trước, nhưng giữa hai Luận này đều tồn tại quan hệ mật thiết, nên biết được trong trước tác của Di-lặc đã trải qua sử dụng trước tác của mình. Vô Trước được xem là người duy nhất học được Du-già Luận từ nơi Bồ-tát Di-lặc, từ đó rất thông thạo rạch ròi Luận này, nên trong trước thuật cũng y cứ nhiều từ Luận này.

Thứ 1: Trong Hiển Dương Thành Giáo Luận, như theo Vô Trước nói, nay đang trong kết hợp loạn tạp, phải hiển dương thánh giáo. Dựa theo nội dung Du-già Luận, dùng nhiều ánh sáng Đại thừa, quán sát từ nhiều khía cạnh,  phần kết cấu sẽ là: Nhiếp sự phẩm, Tịnh nghĩa phẩm, Thành thiện xảo phẩm, Vô thường phẩm, Khổ phẩm, Không phẩm, Vô tính phẩm, Hiện quán phẩm, Du-già phẩm, Bất tư nghì phẩm, Nhiếp thắng quyết trạch phẩm, gồm có 11 phẩm, cấu thành một bộ luận trước. Hiển Dương Luận chia ra Tụng và Thích, gồm 20 quyển, Tụng là do Vô Trước sở tác, Thích hoặc là do Thế Thân sở tác. Thật ra, trong Tụng vốn hoàn toàn tiếp chiếu dẫn dụng Nhị đế kệ trong Trung Luận của Long Thọ, tuyệt đại bộ phận trong Thích được trích lục từ Du-già Luận, điểm này khả năng trở thành tư liệu quan trọng trong việc tiến hành đối chiếu Du-già Luận.

Huyền Trang đến Trường An vào ngày 24 tháng giêng năm Trinh Quán thứ 19 (645), dịch xong phần tụng Hiển Dương Luận vào ngày 10 tháng 6 năm này, thời gian hơn 3 tháng đã dịch xong 20 quyển, tức là từ ngày 1 tháng 10  đến ngày rằm tháng giêng năm sau, dịch xong mau hơn so với Du-già Luận. Lúc đó vẫn chưa sử dụng dịch ‘mạt-na’ mà dịch là ‘ý’, nếu đối chiếu thì thấy sâu mà cũng bén, còn có những chỗ y cứ từ Trang Nghiêm Kinh Luận, dẫn đến tác dụng quan trọng trong nghiên cứu.

Hiển Dương Luận không có bản Tây Tạng dịch, chỉ có duy nhất bản Hán dịch. Vẫn khiến người hoài nghi Hiển Dương Luận chẳng phải là tác phẩm do Vô Trước viết, nhưng trong Du-già Thích Luận của Tối Thắng Tử dẫn dụng “Mệnh danh tứ pháp: tín, dục, phương tiện, tinh tấn trong Hiển Dương Luận là Du-già”. Tuy tứ pháp du-già tồn tại ở quyển 28, quyển 13 trong Du-già Luận, nhưng Tối Thắng Tử đặc biệt dẫn dụng tứ pháp vào Hiển Dương Luận, biểu hiện chứng cứ xác thực Hiển Dương Luận tồn tại độc lập.

Chân Đế dịch Tam Vô Tính Luận là tỉnh lược thích văn về tụng “Thành vô tính phẩm” trong Hiển Dương Luận làm nền tảng rồi bàn về sở tác, cũng là chứng cứ tồn tại Hiển Dương Luận. Thường thì ở Ấn Độ rất ít nêu dẫn chứng liên quan Hiển Dương Luận, ngay trong Thành Duy Thức Luận cũng có dẫn chứng nhưng chỉ rải rác. Từ hai chứng cứ trên, chứng minh Hiển Dương Luận từng lưu tồn ở Ấn Độ. Hiển Dương Luận tuy yếu nghĩa kết hợp loạn tạp, nhưng cốt lõi vẫn tập trung “Bản địa phần” và “Nhiếp quyết trạch phần”, mà không mấy liên quan với 3 phần còn lại. Do đó, yêu cầu tiến một bước giảng giải liên hệ giữa Hiển Dương Luận và Du-già Luận. Vấn đề xác định là Hiển Dương Luận không phải là Du-già Luận. Huyền Trang sau khi về nước, đầu tiên dịch Hiển Dương Luận, thấy được việc lĩnh hội của Huyền Trang rất ư xem trọng Hiển Dương Luận .   

Thứ 2: Quyển thứ 7 trong Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tập Luận có thâu nạp P”háp tướng giáo nghĩa” mà trong Du-già Luận sở thuật, tức là thứ 1 “Bản sự phần”, trong đó bao hàm: Tam pháp phẩm, Nhiếp phẩm, Tương ưng phẩm, Thành tựu phẩm; thứ 2, “Quyết trạch phần”, trong đó bao hàm: Đế phẩm, Pháp phẩm, Đắc phẩm và Luận nghị phẩm, cũng không ngoài là một bộ phận trong Luận tạng Đại thừa. Luận tạng cấu thành nội dung vậy, mãi về sau xem Luận tạng thuộc Tam tạng. Tiểu thừa cũng có truyền thừa loại này, nhưng Đại thừa thì rất nhiều luận do các Luận sư trước tác, trong luận thư đồng thời chủ trương riêng mình, còn có chú giải kinh văn, bổ sung thiếu khuyết trong Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tập Luận. Khả năng từ bối cảnh mục đích này, rồi sau đó dùng làm tư liệu mà viết thành Du-già Luận. Gần đây, đã phát hiện và công khai phát hành bản đứt đoạn tiếng Phạn Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tập Luận, mang lại thuận lợi và nghiên cứu sâu về  Luận này.

Việc chú thích của Sư Tử Giác (đệ tử của Vô Trước) hay còn gọi Sư Tử Giác (Buddha-siṃha) là một tiến trình đan kết Tập Luận. Phần mở đầu Luận, chia 2 quyển chính văn và chú thích. An Huệ nỗ lực hợp thành một bộ, lấy tên Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tạp Tập Luận gồm 16 quyển, và Huyền Trang bắt đầu dịch vào năm 646. Tạp Tập Luận dịch sau Hiển Dương Luận, nhưng dịch trước Du-già Luận. Dịch xong Tạp Tập Luận vào năm 652. Do không dễ phân biệt giữa chính văn và chú thích trong Tạp Tập Luận, nên yêu cầu tiến hành đối chiếu. Trong Tạp Tập Luận có rất nhiều chỗ bảo trì nguyên trạng dẫn dụng câu chữ trong Du-già Luận.

Tập Luận và Tạp Tập Luận đều có bản Tây Tạng dịch, chia ra mục số 4049 và 4054.  Gần đây, ở Tây Tạng còn nguyên vẹn toàn bộ bản tiếng Phạn Tập Luận, có giá trị tham khảo, nhưng tôi chưa thấy qua. Bản Tây Tạng dịch còn có phần chú thích, tức là mục số 4053, nhưng thông thường nhận thấy dịch chuyển sang mục số 4054. Tác giả cũng là Jina-putra. Jina-putra cũng là Tối Thắng Tử hay Thắng Tử, được cho rằng là tác giả bộ Du-già Luận Thích. Đại học Huyền Trang cho rằng Jina-putra là học trò của Hộ Pháp. Bản đứt đoạn Tập Luận được học giả người Ấn Độ  V.V.Gokhale xuất bản. Trong Lời tựa xuất bản nêu, bản đứt đoạn tiếng Phạn do Rāhula Sāṅkṛtyāyana phát hiện, Rāhula Sāṅkṛtyāyana còn dùng chụp ảnh bìa toàn bộ bản tiếng Phạn Tập Luận.  V.V.Gokhale (Rāja-putra,Ya śomitra?) còn thuyết minh, bản Tây Tạng dịch Tạp Tập Luận do Jina-putra sở dịch. Có thể do không biết Jina-putra, nên chỉ nói phỏng đoán mà thôi.

Ở Trung Quốc cho rằng Tạp Tập Luận do An Huệ viết, bởi vì thiên đầu trong Tạp Tập Luận có ghi câu “Lẫn lộn Bồ-tát An Huệ”, do từ không giải thích chữ ‘lẫn lộn’ (nhu 糅), dẫn tới hiểu sai nghĩa là ‘tạo’. Trong ‘Quy kính tụng’ của An Huệ ghi: “Kính lễ khai diễn bản luận sư, Thân thừa thánh chỉ phân biệt vậy”. Trong Đối Pháp Sớ hay Tạp Tập Luận Thuật Ký giải thích câu “Khai diễn bản luận sư” đó là Vô Trước, “Thân thừa thánh chỉ phân biệt” đó là Sư Tử Giác.  Đối pháp Tạp Tập Luận Thuật Ký do đệ tử của Huyền Trang là Khuy Cơ sở tác, rõ ràng truyền đạt lời Huyền Trang. Người phát hành ở Trung Quốc cho rằng, đúng thực Tạp Tập Luận do An Huệ sở tác sau đó.

Tây Tạng sở truyền bản dịch Tạp Tập Luận vào khoảng năm 814, vẫn không trễ lắm, cũng là lúc Huyền Trang truyền sở thuyết đến vùng đất này. Người xuất bản đại khái không biết những tình tiết này.

Ở Trung Quốc, Tạp Tập Luận thông thường gọi là Đối Pháp Luận, đôi lúc gọi tắt là Đối Pháp, dẫn đến xem trọng lạ thường. Đương nhiên, Đối Pháp cũng là từ dịch từ A-tì-đạt-ma, là một Luận tạng Đại thừa quan trọng khác thường.     

Thứ 3: Nhiếp Đại Thừa Luận là trước tác độc đáo của Vô Trước, là hệ thống luận thư tối sơ thuyết duy thức, Luận này quan trọng khác thường, ảnh hưởng cũng rất rộng. Nhiếp Luận có rất nhiều chỗ y cứ từ Du-già luận, trong Luận bổ sung xiển thuật chỗ Giới học đề cập đến “Bồ-tát địa”, có thể do Vô Trước nghe được Du-già Luận và nội dung khác từ nơi Di-lặc, học thành rồi sau đó viết lại thành Nhiếp Luận, rồi trao Nhiếp Luận cho Thế Thân. Nếu không hiểu rõ nội dung Du-già Luận, ít đi nữa là nội dung “Nhiếp quyết trạch luận”, thì không thể lý giải nội dung chỉnh thể Nhiếp Luận. 

Thế Thân viết Thích Luận, trong “Quy kính tụng” nêu việc Vô Trước gặp (việc gặp) Di-lặc, đắc Nhật quang định (còn gọi là “Phóng đại pháp quang tam ma địa”), nên truyền Nhiếp Luận cho ta, kính theo phân biệt nghe được, ví như mưa ướt lông chim, quyết định đọc xuyên luận tạng, giải thích Nhiếp Đại Thừa Luận”. Đoạn văn này còn có dị dịch, nghĩa là được nghe ngóng nhiều, khả năng nhận thức hạn hẹp, ví như mưa ướt lông chim, từ ít phần chia rộng tập quyết trạch, rồi nói lược thích Nhiếp Đại Thừa Luận (hoặc nói sai lầm là “Lược ngôn thích Nhiếp Đại Thừa Luận”). Thế Thân đã y cứ “Nhiếp quyết trạch phần” trong Du-già Luận rồi chú thích, nên lời văn trên thực chứng Nhiếp Luận căn cứ từ “Nhiếp quyết trạch phần” mà thành. Diễn biến truyền thuyết đúng thật có ý nghĩa. Nếu nhìn thẳng thì ‘việc’ hay ‘việc gặp’ Bồ-tát Di-lặc mà chỗ ở lý giải, chỉ cho người thầy, tuyệt không khả năng chỉ cho vị Bồ-tát ở trên trời, sau đó không nói tới nữa. “Mục quang định” hay “Phóng đại pháp quang tam ma địa” khả năng cũng là raśmi-pramukta-samādhi, tất nhiên cũng được giải thích theo lý đó là thiền định trì pháp cầu văn. Về sau, y cứ truyền thuyết thì Vô Trước là người đắc sơ địa, thông thường cho rằng là người sở đắc tam muội sơ địa.

Chân Đế dịch Thích Luận của Thế Thân, trong quyển 10 đã dẫn dụng 1 lần, quyển 11 dẫn dụng 2 lần từ Trì Địa Kinh; trong Thập Thất Địa Luận, quyển 10 đã dẫn dụng 1 lần, dẫn dụng 1 lần từ Trì Địa Kinh; trong Quyết Định Tạng Luận, quyển 1 đã dẫn dụng 1 lần, quyển 2 dẫn dụng 1 lần từ Trì Địa Kinh. Những luận này không phải là bản dịch của Đạt-ma-cấp-đa, trong bản dịch Huyền Trang có đủ, vẫn được cho rằng dịch giả Chân Đế tự mình mưu tính y chiếu nhằm bổ sung nội dung. Trên thực tế, lúc Chân Đế ở Ấn Độ học tập, Thích Luận cũng đã lưu truyền thời gian đó. Cho rằng Chân Đế có ý đồ riêng là y chiếu nhằm bổ sung quan điểm, nhưng thuộc từ quan điểm tính chất chỉ trích. Nói cách khác, chúng ta phải thừa nhận trong hệ thống truyền thừa Chân Đế sớm đã như vậy. Trì Địa Kinh cũng là “Bồ-tát địa”, Thập Thất Địa Luận cũng là “Bản địa phần”, Quyết Định Tạng Luận cũng là “Nhiếp quyết trạch phần”.

Ngoài Nhiếp Đại Thừa Luận của Thế Thân, khả năng còn xuyên qua những thích luận như Hiển Dương Luận, Trang Nghiêm Kinh Luận, Trung Biên Luận, trong nghiên cứu ít nhiều đều có dẫn dụng qua Du-già Luận. Duy Thức Tam Thập Tụng, Ngũ Uẫn Luận, Bách Pháp Minh Môn Luận cũng trực tiếp hay gián tiếp lấy Du-Già Luận y cứ, do đó Du-Già luận đã lên đến đỉnh cao trong nghiên cứu. Nội dung quan trọng luận thuật phong phú trong Phật Tính Luận cũng có dẫn dụng từ Du-già Luận, sau mới luận thuật nội dung.

Sau thời Thế Thân, Nhiếp Đại Thừa Luận Thích của Vô Tính căn cứ từ Du-già Luận mà tiến hành chú thích, có lần còn nêu ra “Nhiếp quyết trạch phần”  trong Du-già Luận để bổ sung dẫn dụng trong quyển 2. Căn cứ Duy Thức Thuật Ký ghi, Nan-đà viết Du-già Luận Thích, trong đó có lúc dẫn dụng từ Du-già Luận Ký của Độn Luân. Tuy Huyền Trang không dịch Du-già Luận Thích, nhưng khả năng thường đề cập trong giảng thuật. Cứ thuyết, Tịnh Nguyệt là người cùng thời An Huệ từng chú thích qua Tập Luận, thế nên nếu không nghiên cứu Du-già Luận thì không thể hỗ trợ cho việc chú thích.  Thế Thân căn cứ trước tác của Di-lặc dạy cho Vô Trước rồi tiến hành chú thích, An Huệ còn dốc sức chú thích lại nữa và tiến hành chú thích trước tác của Thế Thân, từ đó đúng thật xác định tôn chỉ thâm sâu Du-Già luận.

Có thể trong Du-già hành phái không có ai nghiên cứu Du-già Luận, nên không có học giả giỏi, không lưu truyền sự tích những người nào đó. Thành Duy Thức Luận của Hộ Pháp dẫn dụng nhiều từ Du-già Luận, rõ ràng đạt tới 80%, đều lấy Du-già Luận làm điển cứ, dẫn dụng nhiều liên quan nhưng không mấy mở rộng. Học thuyết Hộ Pháp được cho là lấy học thuyết Giải Thâm Mật Kinh và Du-già Luận làm nền tảng, đó là lẽ đương nhiên, mà không phải tản mạn luận thuyết như những thuyết trong 6 bộ Kinh 11 bộ Luận.

Nhiều đệ tử của Hộ Pháp, ít chăng nữa cũng có Phật Địa Trì Luận của Thân Quang thuộc hệ thống Hộ Pháp đã dẫn dụng từ Du-già Luận, nhưng chỉ vận dụng “Nhiếp quyết trạch phần” . Cứ thuyết Duy Thức Thuật Ký, Tử-thắng-hữu (Viśeṣamitra) là đệ tử của Hộ Pháp, Tử-thắng-hữu còn gọi là Thắng-tử (Jinaputra), Trí-nguyệt (Jñānacandra), cũng là người chú thích Du-già Luận, hoặc chú thích luận khác. Tối-thắng-tử với người khác cùng viết Du-già Sư Địa Luận Thích, Huyền Trang dịch bản này vào năm 650, được bảo tồn đến nay. Du-già Sư Địa Luận Thích là thích luận thuộc từ luận thuật Ấn Độ được dịch thành tiếng Hán duy nhất, rất tiếc chỉ có bộ phận tổng luận trong “Thập thất địa” và chỉ có một quyển, hoặc nhiều chăng nữa thì dịch giả chỉ tiến hành bổ sung, nhưng đã trở thành chiếm cứ tiêu chuẩn về luận thích Du-già ở Trung Quốc. Thích luận này không nhấn mạnh mấy khi giải thích về “ôn đà nam”. Huyền Trang đã bổ sung giải thích sau chữ uddāna, nó biến thành uddānam, thường dịch là “ôn đà nam”. Thích luận này giải thích “ôn đà nam” như sau: “Cái gọi ôn đà nam, lược tụng tái đáp, lược tập địa danh, thí ở các học, gọi ôn đà nam”. Căn cứ giải thích trong Du-già Sư Địa Luận Lược Toản, Khuy Cơ nói ‘đồ nam’ là thí, ‘ôn’ nghĩa là tập, nói ngắn gọn là tập hợp nhiều pháp, thí ở các học, khiến chứa thọ trì, nên mệnh danh là tập thí, từ đó hay dịch là chữ ‘tập thí’, phủ định những dịch pháp khác. Trong từ điển không giải thích ‘ôn’ nghĩa là ‘tập’, mà ‘đà nam’ tức là dāna, đó cũng không phải nghĩa là ‘thí’, mà là từ từ căn dā ‘liên kết’ biến thành danh từ. Hình thức đồng nhất trong từ căn dā, bao gồm các loại ý nghĩa như: xen kẽ, liên kết, chia chẻ, lúc biến thành danh từ, cũng là dāna. Thích Luận Lược Tập giải thích về uddāna, “thí là học” mà không phải nghĩa chữ khác. Nhưng biểu hiện đơn độc chữ dā thì nghĩa là ‘liên kết’ trở thành danh từ dāman mà không trở thành dāna, vì vậy cũng có thấy nhiều đến hình tự dāna, Thích Luận cũng có thừa nhận nghĩa là ‘thí’. Học giả Trung Quốc chỉ biết dāna có đủ nghĩa về ‘thí’, lẽ đó cho rằng ‘đà nam’ nghĩa là ‘thí’. Chẳng kể Thích Luận giải thích là ‘lược tập’ hay là ‘tập hợp’ đều không thành vấn đề, nhưng giải thích sai lầm về nghĩa chữ cho rằng là ‘thí’. Bởi vì trong thích luận ghi lại vậy, nên lai lịch bị hiểu sai lầm. Chân Đế dịch ‘ôn đà nam’ là ‘trì tán’, Huyền Trang dịch là ‘tập tán’, Nghĩa Tịnh dịch là ‘nhiếp tụng’. Tuy trong nguyên từ không có nghĩa ‘tụng’, nhưng nhiều uddāna là tụng, từ đó mà nhập trong hệ thống nhúng chữ ‘tụng’. ‘Nhiếp’ là hàm nghĩa chủ yếu.

Trong Tây Tạng dịch, Yogacaryābhūmi-vyākhyā (Hành Du-già Địa Luận Thích) thuộc mục số 4043 quy kết do Jinamitra (?) viết, Bodhisattvabhūami-vṝtli (Bồ-tát Địa Chú) thuộc mục số 4044 do Đức Quang viết. Yogacaryābhūmi-vyākhyā dầy 72 trang, chỉ có viết chú thích 2 phẩm. Bodhisattvabhūami-vṝtli dầy 42 trang, chỉ có bộ phận rất ít. Ngoài ra. Trong mục số 4047 còn có Yogacaryābhāmau bodhisattva-bhūmi-vyākhyā (Du-già Hành Địa Luận Trung Đích Bồ-Tát Địa Thích), cho rằng do Hải Vân viết, dầy 338 trang. “Bồ-tát địa” dầy 213 trang, nên việc chú thích không cặn kẽ mấy. Ngoài ra, còn có chú thích về sở tác “Giới phẩm” trong “Bồ-tát địa”, là trước tác của Đức Quang và Tối Thắng Tử.  Thấy được trong Tây Tạng dịch hầu như không tồn tại toàn bộ chú thích về Du-già Luận.  

Ở Trung Quốc, Du-già Sư Địa Luận Lược Toản của Khuy Cơ đương nhiên thật được xem trọng, nhưng Lược Toản chỉ là viết chú thích về 66 quyển đầu trong Du-già Luận, còn lại 34 quyển, không quyết trạch liên quan đến “Thanh văn địa”, cả bản chú thích khá giản đơn, và đôi lúc rơi tình huống loạn tạp, tán lạc thứ tự mà không hoàn chỉnh. Chẳng những vậy, bởi vì Khuy Cơ là tổ sư tự tay lập tông, nên trong Pháp Tướng tông xem trọng lạ thường. Ngoài ra, Khuy Cơ còn viết Kiếp Chương Tụng gồm 1 quyển. Lược Toản mà tôi sử dụng là bản do Nơi khắc kinh Kim Lăng ấn loát, nhưng bất đồng với số quyển trong Đại Chính Đại Tạng Kinh.       

Du-già Luận Ký của Độn Luân gồm 24 quyển, mỗi quyển chia 2 quyển, vì vậy từ 24 quyển trở thành 48 quyển. Đó là một bộ chú thích duy nhất về cả bộ Du-già Luận mà chúng ta hiện nay thấy được. Quyển 2 thuộc quyển thứ 1 ghi “Dựa vào Lâm pháp sư ghi, từ sau nạn diệt Phật, đến nay là năm ất tỵ thứ 6 niên hiệu Trường An thứ 5 thời Đại Chu, trải qua 1750 năm”. Bày rõ Luận Ký soạn viết vào năm 705 sTl, là cùng một năm hay năm một sau trước thuật chú thích của Khuy Cơ. Khuy Cơ mất năm 682, tức là mất trước đó đã 24 năm, Tuệ Chiểu sinh năm 650, lúc đó đã 56 tuổi; Trí Chu sinh năm 678, lúc đó đã 28 tuổi; cùng thời đó còn có Nghĩa Tịnh, Thật Xoa Nan Đà, trong 7 năm đã dịch xong Hoa Nghiêm Kinh gồm 80 quyển. Cũng năm đó, Võ Tắc Thiên nhường ngôi cho Đường Trung tông, khôi phục quốc hiệu nhà Đường, tháng 11 thì Võ Tắc Thiên qua đời. Còn ở Nhật Bản, lúc đó có truyền nhân đời thứ 2 Pháp Tướng tông là Trí Phụng, Trí Loan, Trí Hùng đến triều nhà Đường vào năm Trường An thứ 3, cách triều Nại Lương 3 năm. Thông thường hay gọi chú thích Du-già Luận Ký là Luân Ký, gọi tắt là Ký. Trong Ký bao gồm phần nhiều bổ sung chú thích dẫn dụng quan điểm của những học giả khác, dựa vào đó mà khảo sát, hầu như bao gồm rất nhiều chú thích của nhân sĩ liên quan phiên dịch Du-già Luận, còn có những quan điểm tiêu biểu của học giả Ấn Độ. Phần nhiều những điều này chỉ nghe truyền lại, hay chỉ suy đoán. Bất luận tiếng Phạn hay dịch thuật, phần lớn đều không chính xác học thuyết tương quan với Ấn Độ, trăm điều sai sót, không thể tin dựa cả thảy. Mặt khác, tồn tại tình tiết trên cùng một trong những kiến giải bất đồng, do đó không phải đồng thừa nhận toàn bộ là học thuyết Huyền Trang. Có những chỗ khiến cho người ta nghi ngờ Huyền Trang muốn gạn trong dị thuyết, thống nhất quan điểm mà đi Tây Trúc, mục đích đạt được không phải là dịch ra Du-già Luận. Trái lại khiến người ta cảm thấy lúc đó đồng thời tồn tại nhiều loại giải thích bất đồng, bị nhiều châm biếm.

Du-già Luận Ký thâu trong Đại Chính Đại Tạng Kinh, xuất bản năm Hưởng Bảo thứ 18 (1733), một người tên Uy Tính ở chùa cổ trên núi nổi tiếng đã sao chép lại, rồi hiệu đính, xuất bản phát hành, nên trân quý sâu sắc. Bản in trong tạng thư của tôi gần đây bị tán lạc mà không thấy tờ ghi về bản quyền, không có Lời mở đầu, nhưng kết hợp với lời ghi của Tính Uy, cho nên được công nhận là in ấn đồng nhất. Cũng không phải ấn loát lần đầu, mà là ấn loát trùng tân. Nhìn từ chỉnh thể thì xuất nhiều chỗ và viết sai lầm, phát âm sai nhầm cũng  nhiều, có nhiều chỗ chẳng cách nào đọc hiểu. Nhưng công lao Tính Uy rất lớn. Tính Uy khả năng là học giả thuộc Trí Sơn phái hay là Phong Sơn phái. Theo quyển 1 trong Chiêu Hòa Pháp Bảo Tổng Mục Lục, Trí Chu có viết Du-già Luận Sớ gồm 40 quyển, ở Triều Tiên đã xuất bản phát hành. Tôi tuy chưa thấy qua bản này, nhưng vẫn hy vọng là vật báu. Ngoài ra, Du-già Luận Phân Môn Ký và Du-già Luận Thủ Ký của Pháp Thành, thâu trong Đại Chính Tạng quyển 85, là một di vật trong văn hiến Đôn Hoàng, nhưng chỉ có phân khoa mà không hoàn chỉnh. 

Ở Nhật Bản, tìm đến nghiên cứu Du-già Luận, bởi do hạn hẹp tư liệu nên trở thành việc không dễ dàng, tất nhiên trước mắt là vậy. Nghiên cứu Du-già Luận của tôi chỉ mang tính đại biểu kham khảo từ Du-già Luận Vấn Đáp gồm 7 quyển, hiện có thâu trong Đại Chính Đại Tạng Kinh quyển 65. Đại Thừa Đối Câu-xá Sao của Nguyên Tín cũng là sách tham khảo có giá trị cao.

Ở Trung Quốc, từ năm Vạn Lịch thứ 27-28 (1599-1600) thời Minh, Tịch Chiếu Am ở Vạn Thọ thiền tự trên Khinh Sơn xuất bản phát hành Du-già Luận gồm 100 quyển. Du-già Luận được dịch ra tiếng Nhật Bản rồi dùng bổ sung cho phương thức hệ thống văn ngôn, đến năm Thiên Hòa thứ 2 (1682) được ấn loát ở Kyōto, tạng thư của tôi có thâu bộ này. Năm đó là năm thứ 2 bản Tetsugen Dōkō  hoàn thành Đại Tạng Kinh. Thấy được lúc đó đã có nhu cầu về Du-già Luận. Ấn loát phương thức phát âm bản dịch này rất tùy ý, nếu đối chiếu phương thức phát âm sẽ phát hiện sai lầm. Vì vậy không thể tiếp chiếu phương thức phát âm này mà đọc. Tuy không thể dựa theo hoàn toàn, nhưng là thư tịch nên rất thuận lợi. 2 quyển thành 1 bộ, 1 bộ gồm 15 quyển. Đại Chính Đại Tạng Kinh cũng tiến hành tổng hợp hiệu đính và sử dụng bản in năm Thiên Hòa thứ 2, nên có thể đây là bản in ấn duy nhất. Lai lịch đều tiếp chiếu đọc xem từ in ấn bản dịch Du-già Luận này, từ đó cũng đọc xem, nhưng khó đạt được hiểu thấu. Du-già Ký của Độn Luân hay dẫn chứng Luận này nên bổ ích khác thường. Nơi khắc kinh Kim Lăng cũng ấn loát Luận này, còn tiến hành hiệu đính một số văn tự. Đại Chính Đại Tạng Kinh nỗ lực tiến hành sử dụng chỉnh hợp.

Tuyên Minh sao chép Du-già Luận Thích vào cuối thời Minh, từ năm An Vĩnh thứ 8 (1779), rồi tiến hành đối chiếu bản Cao Ly, bổ sung âm nghĩa, ghi lại kinh lục, năm sau cho xuất bản tại Kyōto và phát hành. Tôi cũng có  thâu bản này trong tạng thư và cho in ấn. Tuyên Minh là Giáo thọ sư tại Đông Bổn Nguyện tự. Cả bộ Du-già Luận đã được Pháp sư Tá Bá Định Dận dịch ra tiếng Nhật Bản rồi thâu trong Quốc Dịch Đại Tạng Kinh. Pháp sư Seishin Katō luận giải tiếng Nhật Bản về cả bộ Luận này, rồi thâu trong Quốc Dịch Nhất Thiết Kinh. Hai vị này đều là học giả cùng nghiên cứu giáo nghĩa Du-già lẫy lừng lúc đó, cũng là học giả chuyên gia nghiên cứu Luận này. Đó là một thu hoạch lớn trong giới học thuật. 

Phần nhiều bản luận hay chỉ mục tương tự như lai lịch Phật điển cũng không biểu hiện cụ thể, nên cần giử mà thay những điều mục, sơ đồ, tiếp chiếu thứ lớp theo cương mục 一 bảng liệt kê nội dung quan trọng, hạng mục nội dung biểu tượng máy tính là phương tiện thuận lợi lạ thường. Như phần trên, trong phụ lục Du-già Luận thâu tập trong Quốc Dịch Đại Tạng Kinh cũng có điều mục Du-già luận. Đó là bản sao của 2 quyển trong nguyên bản. Căn cứ bản dịch thành tiếng Nhật Bản được cất trong Thư viện Đại học Ohtani, không rõ người biên tập. Trong tạng thư của tôi phát hành, lai lịch gồm 3 quyển, quyển 1 là toàn bộ tụng được dẫn dụng từ Kinh vô vấn tự thuyết, Luận thì từ các sách thuộc hệ thống Du-già Luận, quyển 2 và quyển 3 cũng là phiên dịch thành điều mục tiếng Nhật Bản. Bản tạng thư của tôi có thâu vào bản chép tay của Trí Sơn Dung Đạo (tự Khuyến Thiện) chép vào năm Vĩnh An thứ 2 (1773), Hựu Viên (tự Xuân Liễu) sao chép vào năm An Vĩnh thứ 5. Nguyên bản thảo của Dung Đạo chép vốn được cất trong Thư viện trường chuyên khoa. 

Trong tạng thư của tôi có bản sao Du-già Luận Khoa. Bản sao này biểu hiện cương yếu biểu tượng máy tính về Luận này, phần sau còn có hạng mục quan trọng mỗi quyển mà trong Luân Ký nêu ra, đều chỉ ra số trang trong Luận. Tuy đều căn cứ số trang nêu ra theo bản in, nhưng lai lịch bản sao trong tạng thư viết về công lao của Trí Sơn Dung Đạo,  Hựu Viên, Tịch Chiếu Am. Quyển 25 trong Luận này ghi câu “Tịch soạn tác”, biết được do Phổ Tịch Đức Môn viết, chữ ‘Tịch’ chỉ cho sách của Phổ Tịch. Trong trước thuật của Phổ Tịch có Du-già Đồ Sao, ghi lại từ trong truyện ký, do đó suy đoán Du-già Đồ Sao cũng là Du-già Luận Khoa. Tuy văn tự tương tự dấu tích nét bút của Phổ Tịch, nhưng đôi lúc xuất hiện viết sai, sai lầm và sót mất phương pháp biểu tượng máy tính, vì vậy có lẽ không phải thật vết tích của Phổ Tịch, mà là chuyên sao của người khác. Nếu là Phổ Tịch viết, thì tác phẩm là năm 1760. Du-già Luận Khoa Phán do Nơi khắc kinh Kim Lăng xuất bản, trong tay tôi chỉ có quyển 3, nội dung 3 quyển liên quan tam địa là: Bồ-tát địa, Hữu dư y địa, Vô dư y địa. Tuy là phương tiện nhưng phải xuyên thông rõ, nếu ngược lại thì không thực dùng. Không có số trang, khiến cho người ta cảm thấy như bất cập, đúng là đáng tiếc!

Liên hệ Du-già Luận Thích Luận, hiện tồn nơi bản sao quyển 2 Không Chưởng Lục ở Lân Châu, trong quyển 1 Chiêu Hòa Pháp Bảo Tổng Mục Lục có ghi lại. Tạng thư của tôi có bản sao quyển 1 Du-già Luận Thích Giảng Thuyết Dẫn Văn Khảo. Luận Thích được chia 20 lần tiến hành giảng giải tại tỉnh Etchū vào năm Kansei thứ 11 (1799), do Trí Thuần viết sách mà thành. Trong Du-già Luận Ký còn có những điều mục khác, gọi là “Du-già Luận Ký Điều Cơ”. Tuy phát hành nhưng phiên bản thâu tạng của tôi chỉ có quyển 1, chỉ có “ghi 8 chương”. Khả năng gồm 3 quyển, từ mở đầu quyển 2 là điều mục chú thích “Bồ-tát địa”, nhưng bởi vì không có số trang cuối dòng, nên không xác minh tháng năm phát hành. Tuy làm phương tiện điều mục nhưng không hoàn chỉnh, nên không mấy hài lòng. Bản hoàn chỉnh được cất trong nhà lưu niệm Kitarō Nishida tại  Kyōto. Trong bản ấn loát của Nơi khắc kinh Kim Lăng, có Du-già Luận Thúc gồm 2 quyển của Âu Dương Tiệm biên trước, còn gọi là Du-già Luận Khái Luận, chuyên luận thuật cặn kẽ về ngũ phần, thập chi, thập yếu, thập hệ, 6 hạng mục mở đầu về Du-già Luận.

Ở Trung Quốc, có lẽ từ cuối thời Đường đến cuối thời Nguyên, tản mác mất sót các loại điển tịch. Tuy thời Minh còn thông qua học tập Tướng Tông Bát Yếu, nhưng sau đó đại khái đã không hiểu liên quan nội dung duy thức du-già. Từ lúc bậc thầy Thâm Liễu Dương Nhân Sơn sáng lập Nơi khắc kinh Kim Lăng để phiên dịch kinh luận, nghiên cứu về Pháp tướng du-già mới hưng khởi trùng tân. Xuất bản những sách này chính là làm nền móng cho những nghiên cứu thời gần đây. Tuy không xuất hiện những nghiên cứu được xem là mới mẽ lắm, nhưng chúng ta cần chú ý đến giá trị nghiên cứu của những bậc thầy trong Nội Học Viện ở Nam Kinh.        

Truy tìm dấu vết nghiên cứu Du-già Luận là việc phải có ý giải bày cặn kẽ, mà tạo bảng liệt kê toàn bộ những thứ nắm bên cạnh vốn có. Thông qua chỉnh lý, điểm rất xác minh vốn có đó là cực lực tìm cầu và căn cứ lời Hộ Pháp để giải thích và chỉnh lý cả bộ Du-già Luận. Không nhất chí tiến hành chú thích chính xác về Văn (Luận), sẽ nảy sinh khiến không nhất chí nhìn nhận thực tế. Ngoài Chân Đế dịch Nhiếp Đại Thừa Luận Thích Luận ra, đều có chỗ lệch sót, không một lối thẳng băng. Lời này cũng không phải phóng đại để chấn chỉnh. Do từ Du-già Luận do Huyền Trang dịch, học giả tiến hành nghiên cứu Du-già Luận, cũng là không phải không có đạo lý xuất hiện tình huống như vậy. Đó là khuynh hướng phổ biến trong nghiên cứu duy thức ở Trung Quốc, và ở Nhật Bản cũng tương đồng.

Mặt khác, bởi vì Du-già Luận do nhất sinh bổ xứ Bồ-tát Di-lặc sở thuyết, nên càng tăng thêm tầng sắc thái quyền uy thần bí, hầu như được xem là đồng đẳng với Kinh. Luận đồ sộ gồm 100 quyển, đọc xem đã không dễ, còn thêm luận thuật kết hợp loạn tạp, khiến người dễ sinh lòng chán mệt. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nghiên cứu tầng bậc không sâu. Mãi đến thời gần đây, vẫn không có khởi sắc nghiên cứu Luận này, nhất là cảm thấy không hào hứng. Tiến hành nghiên cứu Luận này, không phải tôi nỗ lực tự tin bổ sung hạng mục trống sót, nhưng nếu mang lại tác dụng như mài đá thành ngọc, thì cảm giác hân hạnh muôn ngàn, và còn phải chờ lớp hậu học kiệt xuất nghiên cứu càng sâu càng rộng. Theo ngôn ngữ hiện  đại, chỉ đơn giản dựa bản Hán dịch để nghiên cứu thì không thể nêu nhiều đúng đắn, đôi lúc không trọn vẹn trong nghiên cứu, có thể xem là rất nhiều tự thuyết. Trong lược đọc Du-già Luận, còn khiến người nghĩ đến nhất sinh bổ xứ Bồ-tát Di-lặc sở tác. Không phải xem Luận này là ngôn lời tối cao Đại thừa rồi chú thích, mà chẳng qua là đề xướng giáo luận Tam thừa trong các biệt Tam thừa, và luận thuật cái gọi là học thuyết sơ bộ trong 5 bộ luận lớn của Di-lặc thuyết. Quyết không thể say lòng từ việc sùng cao Bồ-tát Di-lặc.     

Trích dịch quyển Nghiên Cứu Du-già Luận

Thích Trung Nghĩa dịch

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập