Du-già Luận

Đã đọc: 3567           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Bản dịch, bản Tây Tạng dịch và bản Phạn văn Du-Già Sư Địa Luận

 Hakuju Ui[1]

Du-già Luận gọi đầy đủ là Du-già sư Địa Luận, gồm 100 quyển. Căn cứ Lời tựa của người hộ giám dịch trường là Hứa Kính Tôn, Huyền Trang dịch từ ngày 15 tháng 5 năm Trinh Quán đến ngày 15 tháng 5 năm sau 22 (648) thì xong, tức là dịch xong với thời gian 1 năm lẽ 1 tháng. Linh Hội, Linh Tuấn, Trí Khai, Trí Nhân, Huyền Độ, Đạo Xước, Đạo Quán, Minh Giác chấp bút thừa nghĩa; Huyền Mộ san chứng tiếng Phạn; Huyền Nghĩa chứng thực; Đạo Hồng, Minh Viêm, Pháp Tường, Huệ Quý, Văn Lược, Thần Thái, Đạo Thâm  chứng rõ đại ý. Ngoài ra, Đạo Trí thừa chỉ chuyết văn gồm quyển 10 từ “Ngũ thức thân tương ưng địa” đến “Vô tầm vô tư địa” trong “Bản địa phần” thì dừng lại, Hạnh Hữu dịch gồm 10 quyển từ “Tam ma tứ đa địa” đến “Tu sở thành địa” thì dừng lại, Huyền Trách dịch từ gồm 9 quyển từ “Sơ du-già chủng tính địa” đến “Đệ nhị du-già xứ” trong “Thanh văn địa”, Huyền Trung dịch gồm 5 quyển từ “Đệ tam du-già xứ” đến “Xúc giác địa” trong “Thanh văn địa”, Tĩnh Mại dịch gồm 16 quyển từ “Bồ-tát địa” đến “Vô dư y địa”, Biện Cơ dịch gồm 30 quyển trong “Nhiếp quyết trạch phần” , Xứ Hành dịch gồm 4 quyển là “Nhiếp dị môn phần” và “Nhiếp thích phần”, Minh Tuấn phụng chỉ chuyết văn gồm 16 quyển trong “Nhiếp sự phần”, đều chịu trách nhiệm minh xác. Những người này đều là danh tăng học rộng một thời học thấu suốt ngõ ngách, phụng chiếu dụ tập trung dịch trường, nhưng hầu như không có lưu truyền sự tích cuộc đời cho người đời sau. Trong Tục Cao Tăng Truyện của Đạo Tuyên ghi Huyền Trang tự thân đến dịch trường, ngoài vài người ra, thời đó vẫn chưa có người lập truyền nhân vật cùng thế hệ hay hậu bối, cũng do trải qua năm Hội Xương diệt Phật và loạn lạc Ngũ đại cuối thời Đường, rất nhiều sử liệu đều đã mất mát không thấy, từ đó, từ thời Đường về sau, trong Tống Cao Tăng Truyện ghi hay Tục Cao Tăng Truyện rất ít lập truyện cao tăng. Tức là cũng có hay cũng không thể gọi là ghi chép truyện ký qua một số, do đó, di cảm lạ lùng vĩnh viễn cũng không thể hiểu rõ những cao tăng này.

Bộ luận 100 quyển được dịch xong với thời gian 1 năm lẽ 1 tháng, có thể siêng năng, cũng kinh ngạc với tốc độ nhanh. Chính bởi nguyên nhân này, dẫn đến trong dịch văn xuất hiện một số chỗ không thống nhất. Ví dụ, sau khi muốn tiến hành dẫn dụng và lúc giải thích chỗ văn chương nào đó, sở dẫn câu cú khác với nguyên dịch văn. Chẳng hạn như dịch câu “tam ma tứ đa” có lúc còn dịch là “đẳng dẫn” hay “định”. Tuy những chữ này chẳng qua rất số ít, nhưng nếu dịch là “đẳng dẫn” thì không yêu cầu phải sử dụng dịch “tam ma tứ đa”, “ bổ-đặc-già-la” và “số kì thú” và dùng cũng thuộc từ loại này. Hay như “sa di”, “sa di ni” dịch là “cần sách”,”cần sách nữ” hay “lao sách nam”, “lao sách nữ”; những chữ này có lẽ là trách nhiệm của người chấp thọ thừa nghĩa hay thừa chỉ ghi lời văn. Trong dịch văn 100 quyển, xuất hiện loại hiện tượng này tuy nhỏ không làm sai khác đạo lý, nhưng trong dịch văn cũng có một số người dùng tiếng địa phương nên khó để lý giải. Như  họ không cặn kẽ giải thuyết về Thanh minh xứ trong Ngũ minh xứ, thực ra chẳng cách gì lý giải. Thanh minh cũng là văn pháp, do đó, là người hiện đại hoàn toàn không thể lý giải thấu về lý luận văn điển Phạn ngữ. Vào thời Đường, những học giả lớn đều khó lý giải, cũng là thuyết minh sai khác khía cạnh văn chương tồn tại giữa tiếng Phạn và tiếng Hán, đã vượt trên tưởng tượng của học giả. Vì vậy, đối với học giả chỉ hiểu tiếng Hán mà không hiểu tiếng nước khác, chỉ biết đơn từ thì không khả năng tiến thêm một bước suy tiến. Do đó phải biết bát chuyển thanh, lục hợp thích, nếu không có tính, số, nhân xưng thì nó tri thức. Như Huyền Trang dạy truyền cho học trò không chính thức, cũng chẳng qua hạn chế phạm vi từ hoán vị văn tự mà thôi. Vì vậy trong việc chú thích lúc đó, dần dà thấy không tất yếu cần phải bổ sung nhiều Phạn ngữ, Phạn văn, nhất là lúc đó biểu hiện rõ phê bình Cựu dịch.

Dịch giả Huyền Trang tinh thông Phạn văn, cho nên chúng ta không đủ tư cách để chăm chăm bình luận về Ngài, nhưng dịch thuật liên quan Thanh minh xứ, tôi mạo muội nói thẳng, không thể không nhận thấy Huyền Trang lý giải về nó chẳng đầy đủ mấy. Tôi suy đoán lúc Huyền Trang dịch cũng có những chỗ thêm thắt, bởi vì (Huyền Trang) sử dụng “mạt-na danh ý”, nhưng từ trong Phạn văn thì không thấy xuất hiện để minh chứng câu đó. Mặt khác, đứng từ góc độ khảo sát phê bình văn bản, ở Ấn Độ không tồn tại bổ sung hay thêm thắt lúc dịch ra. Chúng ta cũng không thể bảo chứng sau khi dịch, hay hoàn toàn không có phát sinh biến đổi trong quá trình sao chép lưu truyền. Từ đó, không thể nói in ấn Du-già Luận hiện nay trung thực với truyền thừa in ấn lúc đó. Mặt khác, như chữ ‘thắng giải’ viết sai nhầm thành ‘giải thoát’. Ngoài ra, dịch văn tuy nhiên biểu đạt trung thực với hàm nghĩa nguyên văn, nhưng bởi vì hoàn toàn không có biểu hiện ra cách, do đó không thể nắm lấy hàm nghĩa chính xác; tình huống như thế này cũng không ít. Có thể họ lấy mẫu ngữ Trung văn rồi đại khái lý giải hàm nghĩa trong nguyên văn, nhưng chúng ta vẫn không thể hiểu tỏ. Đối với học giả phổ thông Trung Quốc, cũng không nhất định nắm bắt rõ hàm nghĩa đó.  

Về Phạn bản Du-già Luận, bản sao Phạn văn “Bồ-tát địa” đơn độc hiện còn ở nước Nepal. Sau có Hodgson sưu tập bản bảo tồn tại Thư viện Đại học Cambridge. Sau đó có Giáo sư Địch Nguyên Vân Lai từ năm Minh Trị thứ 37 (1904) sử dụng tiếng La Mã để ghi chép, đến năm Chiêu Hòa thứ 5 (1930-1936) ấn thành xuất bản đầu tiên bộ sách lớn gồm 414 trang. Căn cứ Lời tựa trong  ấn bản này, có thể biết năm Minh Trị thứ 43 (1910), Tiến sĩ Thần Lượng Tam Lang từ Ấn Độ mang về  bản sao Phạn văn tương đồng với bản cất trong Thư viện Đại học Kyōto. Địch Nguyên Vân Lai đem in bản này, còn tham chiếu bản Tây Tạng dịch, bản Hán dịch, sau cho xuất bản Bồ-tát Địa Trì Kinh, Bồ-tát Thiện Giới Kinh. Còn có bản sao Phạn văn “Bồ-tát địa” tồn tại lẻ loi, đó là việc trước kia Đàm Vô  Đức (385-433) dịch xong Bồ-tát Địa Trì Kinh. Điều này cũng thuyết minh nhiều “Bồ-tát địa” sớm đã được mọi người xem trọng, được mọi người ưa chuộng, từ đó xuất hiện bản lưu hành đơn lẻ, mà không nhất định biểu hiện Bồ-tát Địa Trì Kinh là bộ phận hoàn thành rất sớm, phần Kinh này về sau lần lượt hoàn thành, cuối cùng hình thành “Bản địa phần” trong Thập Thất Địa mà chúng ta hiện nay thấy được.  Điểm này yêu cầu cần tiến hành nghiên cứu, nhưng trong đó vẫn không liên quan đến. Và cũng như vậy, xuất bản Phạn văn “Bồ-tát địa” có đủ ý nghĩa to lớn. Tôi cảm ơn Giáo sư Địch Nguyên Vân Lai đã trực tiếp ban huệ bản Phạn văn đến cho tôi. Sau đó, bắt đầu từ giữa tháng 4 năm Chiêu Hòa thứ 14, tôi mỗi tuần một lần tới Đại học Tōkyō để giảng giải cho cộng đồng sinh viên và những người có chí cầu học, đến tháng 7 năm Chiêu Hòa thứ 17 mới giảng giải xong. Trên thực tế, cũng nhờ giảng giải về “Bồ-tát địa”, tôi mới lên kế hoạch nghiên cứu Du-già Luận, nếu không có động cơ lần này, có lẽ sẽ không lên kế hoạch này.

Nhìn từ bản Phạn văn, tôi phát hiện giữa kẽ in Du-già Luận có rất nhiều sai lầm trong khía cạnh đoạn câu, phát âm, đồng thời cũng chẳng yêu cầu tiến thêm một bước thảo luận giải thích chính xác lúc chú giải. Địch Nguyên Vân Lai ban ơn huệ cho tôi, nhờ ngài Tōkan Tada khuyên tôi. Sau đó Tōkan Tada trực tiếp dịch “Bồ-tát địa” ra tiếng Tây Tạng rồi giao cho Địch Nguyên Vân Lai in ở huyện Đức Cách. Địch Nguyên Vân Lai không ngớt ưa thích và phổ biến cho người đọc, việc làm này quý hơn tiền bạc lễ vật.

Căn cứ Pháp sư người Ấn Độ  Rāhula Sāṅkṛtyāyana, Rāhula Sāṅkṛtyāyana trước khi đến Tây Tạng, đã nhiều lần sưu tầm bản Phạn văn, sau đó phát hiện ngoài Bồ-tát địa” còn có bản sao chép tay Phạn văn toàn thể 5 phần Du-già Luận. Tôi vẫn chưa tận mắt thất bản chép tay, cũng không trực tiếp nghe nói từ lời đương sự, bởi vậy không dám bảo chứng. Cũng nghe nói lần này phát hiện trước Chiến tranh thế giới, lúc ấy Rāhula Sāṅkṛtyāyana chủ động yêu cầu, hy vọng đến Nhật Bản gặp Địch Nguyên Vân Lai để nghiên cứu việc này, nhưng giới Phật giáo Nhật Bản chẳng mấy say sưa. Nhưng mà, sau đó chẳng biết cớ sao, nghe nói Rāhula Sāṅkṛtyāyana trước kia đã tới Liên Xô, tới gặp F. Th. Stcherbatsky. Do bởi nguyên nhân chiến tranh, chẳng biết sau đó thế nào. Nhưng nếu đó là đúng thật, thì ý vị toàn bộ bản Phạn văn Du-già Luận đều đã được tìm thấy, giới học thuật thế giới lúc đó đóng góp to lớn. Nhưng bởi vì chẳng biết tình huống sau đó, nên chỉ tỏ bày tiếc nuối. Hy vọng mau chóng có một ngày sớm thấy đến xuất bản công khai toàn bộ bản Phạn văn, nhưng e sợ có những tàn khuyết. Nghe nói gần đây có một vị học giả Ấn Độ chuẩn bị ấn loát tại Hikitsuke.

Đương nhiên, cả bộ Du-già Luận cũng có dịch thành tiếng Tây Tạng, hiện còn trong Đại Tạng Kinh, Mục lục Đông Bắc là 4035-4042, gồm 6 quyển, loạn tạp dầy cộm. Có thể suy đoán bộ phận đã xuất bản “Bồ-tát địa”, có một số sai khác trên trình tự trong bản Tây Tạng dịch và bản Hán dịch, nhưng đại thể nhất chí. Tuy trong đó có những phần thiếu sót tên người dịch, nhưng đó là một số người cùng dịch, về điểm này, Huyền Trang có khác với bản Hán dịch của một người dịch ra. Từ mở đầu đến thứ 12 “Tu sở thành địa” trong quyển 20 thì ngừng lại, sót tên người dịch; từ quyển 21 đến quyển 34, khả năng bao gồm nội dung “Thanh văn địa” cả trong “Xúc giác địa” do Jinamitra và Ye-śes sde (circa.814,A.D.) dịch, tương đương với “Bồ-tát địa” từ quyển 35 đến quyển 50 do Prajñāvarma và Ye-śes sde dịch, tương đương với “Nhiếp quyết trạch phần” từ quyển 51 đến quyển 80 do Prajñāvarm, Surendrabodhi và Ye-śes sde dịch, tương đương với “Nhiếp sự phần” từ quyển 85 đến quyển 100 do Prajñāvarma, Jinamitra và Ye-śes sde dịch, tương đương với “Nhiếp dị môn phần” từ quyển 83 đến quyển 84 nhưng sót tên người dịch, tương đương với “Nhiếp thích phần” từ quyển 81 đến quyển 82 do  Prajñāvarma, Surendrabodhi và Ye-śes sde dịch. Từ đó, Ye-śes sde tham chiếu cả bộ kinh, còn những người khác thì phụ trách một phần trong kinh.

Liên quan đến truyện ký của một số người dịch và tôn chỉ dịch Du-già Luận của họ, chúng ta đều chẳng thể nào biết rõ. Nhưng liên quan Huyền Trang ở Trung Quốc, Huyền Trang vốn là học giả Nhiếp Luận tông, kết thúc sau đó từ dị thuyết của Nhiếp Luận tông ở Trung Quốc mà chọn lấy Du-già Luận làm mục tiêu rồi tới Ấn Độ, đó là lời của bản thân Huyền Trang và đệ tử chính truyền nói. Huyền Trang nghe Đại sư Giới Hiền giảng 3 thiên Du-già Luận tại Đại học Nalanda, còn nghe 1 thiên hay 2 thiên trong những luận như Hiển Dương Thánh Giáo Luận, Đối Pháp, Nhân Minh, Thanh Minh, Tập Lượng Luận, Thuận Chính Lý, nghe giảng 3 thiên trong Bách Nhị Luận. Huyền Trang đến Kashmir để nghe Pháp sư Điều Phục Quang giảng Câu-xá, Tì-bà-sa, A-tì-Đàm Lục túc, trước sau phải mất 5 năm, để tự mình chỉnh lý điểm nghi vấn. Huyền Trang nghe được Thắng Quân ở trên núi Trượng Lâm giảng về Du-già, Nhân minh, Trang Nghiêm Luận, còn tiến hành hỏi về Du-già Luận với học giả thường thức vùng đất này trong nước Đạt-la-tì-trà, rồi Huyền Trang giảng Du-già Quyết Trạch Luận. Đó đều là những lời của đệ tử xuất sắc của Huyền Trang như Minh Tường, Huệ Lập, Sản Tông. Thấy được Huyền Trang vận dụng học vấn Du-già Luận chẳng thua kém chút nào với người khác. Từ đó tôi nghĩ dịch giả của bản Tây Tạng dịch chẳng ai cao vời bằng Huyền Trang. Tuy Huyền Trang có đầy đủ giá trị về việc này, nhưng theo lời giải thích của Huyền Trang trên dịch trường thì trước sau vẫn chưa là tiêu chuẩn, mà có một số giải thích, hiện nay thấy là sai lầm. Liên hệ dịch văn, rất nhiều chỗ vẫn chưa có lột tả cách Phạn văn, từ đó khó để lý giải khi đọc phỏng phương thức phát âm, nhưng về danh xưng sự vật, hàm nghĩa từ ngữ, xuyên thấu mạch văn thì đều ưu tú phi thường, vượt xa so với học giả Phạn ngữ Phật giáo Tây Âu hiện đại tự hào trên ngôn ngữ học. Nội dung Du-già Luận mênh mông, nhìn chung học giả không đủ sức mạnh biểu đạt ngữ ngôn tư tưởng thâm trầm. Nếu học giả Phạn ngữ Phật giáo ở Âu Mỹ nghe đến ngôn lời này, suy ngẫm không nễ ư!   

Trích dịch từ quyển Nghiên Cứu Du-già Luận của Ui Hakuju 



[1] Dịch giả chú: Hakuju Ui (Vũ Tỉnh Bá Thọ 1882 ~ 1963) là Giáo sư nổi tiếng Đại học Tōkyō, Đại học Tohoku, Đại học Komazawa, Đại học Nagoya ở Nhật Bản. Hakuju Ui từng học tập tiếng Phạn, tiếng Pāḷi và triết học Ấn Độ tại Viện Đại học Cambridge thủ đô Luân Đôn nước Anh. Dưới sự dẫn dắt của học giả Phật giáo nổi tiếng thế giới Junjirō Takakusu (Cao Nam Thuận Thứ Lang 1866~1945, là một trong những học giả biên tập bộ Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh), năm 1921 Hakuju Ui vệ thành công luận án Tiến sĩ với nhan đề “Thành Lập Và Lý Luận Về Khởi Nguyên Triết Học Phái Thắng Luận” tại Đại học Tōkyō. Sách viết của ông có giá trị học thuật cực cao, như quyển Nghiên Cứu Triết Học Ấn Độ, Luận Lý Học Phật Giáo, Nghiên Cứu Tư Tưởng Phật Giáo, Sử Tư Tưởng Trung Tâm Phật Giáo Đại Thừa Ấn Độ, Sử Kinh Điển Phật Giáo, Sử Phật Giáo Nhật Bản. (theo Đại Từ Điển Phật Giáo)

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập