Thực hành Phật pháp trong thời đại đổi mới

Đã đọc: 1193           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Meian Elbert khẳng định, thời đại công nghệ thông tin phát triển bao gồm cả lợi ích và cũng không ít những điều nguy hại. “Con người dễ dàng kết nối và cũng dễ biết đối tác của họ đang như thế nào, có những điều tốt và xấu ra sao, dẫn đến tình trạng dễ bị tiêm nhiễm. Ngược lại, cũng nhờ thành tựu này mà con người có thể dễ tiếp cận Phật pháp, làm cho sứ mệnh truyền bá Chánh pháp dễ dàng và hanh thông hơn”.

Hội thảo nhằm trao đổi, thảo luận về việc áp dụng Phật pháp vào đời sống hàng ngày và phát triển văn hóa Phật giáo trong thời đại đổi mới. Nhiều vị tôn túc giáo phẩm, các học giả, nhà nghiên cứu và chuyên gia nổi tiếng của Phật giáo quốc tế đã có mặt và trình bày nhiều bài tham luận quan trọng.
 
Theo Ban Tổ chức, Tạp chí Nhân Văn, Nhà xuất bản Pháp Cổ, Tổ chức Giáo dục Thánh Nghiêm và Trung tâm Giáo dục Phật giáo cộng đồng Pháp Cổ Sơn là những đơn vị đảm nhiệm công việc thực hiện hội thảo.
 
Sự kiện cũng hướng đến kỷ niệm 10 năm ngày mất của vị thầy khả kính rất chú trọng đến phát triển thiền tập Phật giáo Đại thừa, HT. Thích Thánh Nghiêm. Ngài cũng là nhà giáo dục, nhà nghiên cứu nổi tiếng của Phật giáo Đài Loan. Dịp này, Tạp chí định kỳ Nhân Văn (Human Magazine) đánh dấu kỷ niệm 70 năm hình thành và phát triển.
 
“Chúng tôi thật sự tin rằng sự có mặt của các vị khách mời sẽ đóng vai trò to lớn trong việc trao đổi ý kiến về sứ mệnh truyền tải, thực tập lời dạy của Đức Phật. Đây chính là tiền đề tươi sáng tạo nên một tương lai nhiều thuận duyên cho Phật tử toàn thế giới”, một thành viên Ban Tổ chức phát biểu trong lễ khai mạc.
 
Chư tôn đức và các học giả chụp ảnh lưu niệm
Jakusho Kwong Roshi, người sáng lập của Trung tâm thiền Sonoma Mountain, tọa lạc tại California, đã được mời làm người diễn thuyết chính tại hội thảo. Trong phần trình bày của mình, ông chia sẻ: “Chúng ta nói về sự điều chỉnh tâm thức và cũng nói về những thay đổi đến chóng mặt của thế giới. Nó gợi tôi liên tưởng đến việc mọi thứ đều đang diễn ra trong trạng thái chuyển động, nhưng thực ra, đây chỉ là những điều rất cũ kỹ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong thực tế, có những điều không bao giờ thay đổi”.
 
Bên cạnh chuyên gia về thiền tập Jakusho Kwong Roshi, hội thảo còn đón nhận sự hiện diện của chư tôn giáo phẩm và học giả đại diện các cộng đồng Phật giáo khác nhau đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới như: học giả Meian Elbert; Ni sư trụ trì tu viện Shata Abbey (California); thầy Pháp Khâm, trụ trì tu viện Làng Mai tại Hồng Kông; thầy Chi Chern, trụ trì chùa Puzhao tại Malaysia; thầy Guo Huei, phó trụ trì Pháp Cổ Sơn, Trưởng khoa Xã hội học thuộc Viện Nghiên cứu Pháp Cổ; Daniel Aitken, CEO của Nhà xuất bản Wisdom; Sam Moew, Giám đốc phát triển độc giả của Tạp chí Tricycle; Chen-huang Chen, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Nhân Bản thuộc Đại học Hoa ngữ Hồng Kông.
 
Trong đó, Meian Elbert dành nhiều thời gian để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển tải và ứng dụng lời dạy của Đức Phật trong trong điều kiện cuộc sống có nhiều thay đổi.
 
“Công việc chính yếu của người con Phật vẫn phải là tự thực tập và sau đó mang những điều trải nghiệm được để truyền đạt cho thế hệ đi sau. Nếu không làm điều đó thì Phật pháp sẽ mai một dần”, bà Meian Elbert cho hay.
 
Theo bà, chỉ cần chú trọng vào những bài học đơn giản và cơ bản của Phật giáo, bao gồm: Bốn sự thật cao quý, Bát chánh đạo, Tam pháp ấn: Khổ - Vô thường - Vô ngã là có thể hiểu và biết cách phải hành trì như thế nào trong cuộc sống này. “Những lời dạy căn bản của Đức Phật dù đã được nói ra cách nay hàng ngàn năm, nhưng nếu có sự quán chiếu sâu sắc, chúng ta thấy tất cả đều rất hữu ích và có thể áp dụng ngay trong đời sống hiện đại dù con người, cuộc sống có nhiều đổi thay”.
 
Bà Meian Elbert cho biết, dù có khác đi nhưng con người vẫn trải qua những khổ đau, bất an như đã từng, chẳng qua cách diễn đạt khác nhau và chúng dường như nặng nề hơn rất nhiều. Tất cả đều quy về ba phương diện tiêu cực ảnh hưởng đến nghiệp lực mà con người cần phải học cách đối trị để chung sống hòa bình, an lạc trên thế giới này, gồm: tham, sân, si.
 
Meian Elbert khẳng định, thời đại công nghệ thông tin phát triển bao gồm cả lợi ích và cũng không ít những điều nguy hại. “Con người dễ dàng kết nối và cũng dễ biết đối tác của họ đang như thế nào, có những điều tốt và xấu ra sao, dẫn đến tình trạng dễ bị tiêm nhiễm. Ngược lại, cũng nhờ thành tựu này mà con người có thể dễ tiếp cận Phật pháp, làm cho sứ mệnh truyền bá Chánh pháp dễ dàng và hanh thông hơn”.
 
Pháp Cổ Sơn là một tổ chức Phật giáo quốc tế được HT. Thánh Nghiêm tạo dựng vào năm 1989, tập trung vào sứ mệnh xiển dương giá trị giáo dục, rèn luyện tâm thức và hoạt động xã hội. Pháp Cổ Sơn có trụ sở chính đặt tại thành phố mới Đài Bắc, Đài Loan. Hiện nay có khoảng 50 trung tâm thiền tập tọa lạc ở Mỹ và phương Tây có mối liên hệ liên kết với Pháp Cổ Sơn.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập