Chánh Ngữ Xây Dựng Lời Nói Chân Thật

Đã đọc: 2148           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image Chánh Ngữ

Chánh ngữ là lời nói hợp với chánh pháp, có lợi ích, đem lại an vui, hạnh phúc, bình yên cho nhiều người. Ta phải cẩn thận giữ gìn lời nói, nói lời chân thật, không nên nói lời vô nghĩa. Trong kinh Phật dạy, “nói một lời đúng chánh pháp giúp cho người nghe cảm thấy an ổn, nhẹ nhàng, hơn là nói tràng giang đại hải mà không có lợi ích gì cho ai”.

      Đây là chi thứ 3 trong giáo lý Bát Chánh Đạo, được gọi là chánh ngữ, hay lời nói chân chính, đúng đắn. Lời nói chân chính bao gồm nhiều khía cạnh như nói lời thành thật, không nói lời giả dối nhằm mục đích để lường gạt mọi người; không nói lời nặng nề, thô lỗ, chát chúa, móc méo, mắng chửi làm người oán giận, thù hằn, mà sinh ra phiền muộn, khổ đau; không nói lời gây chia rẽ làm hai bên hiểu lầm nhau mà ganh ghét, tạo ra oan gia trái chủ, chống đối lẫn nhau; không nói lời mê hoặc để dụ dỗ người khác, không nói tán dóc đầu trên xóm dưới, và những điều không có lợi cho cộng đồng xã hội.

   Nếu như chánh tư duy có tránh nhiệm gạn lọc những gì đã được thu thập từ mắt-tai-mũi-lưỡi-thân cho hợp lý, thì lời nói chân chính sẽ giúp con người biết cách phát ngôn và làm đúng với những gì mình đã nói trong thực tế.
   Tuy nhiên, cuộc sống của chúng ta cùng sự diễn biến của xã hội con người rất phức tạp và nhiều mâu thuẫn, nên mình cần phải ăn nói thận trọng, nên nói và làm tương ưng với mục đích mình đang đeo đuổi.
    Cho nên, dân gian có câu, “học nói ba năm, nhưng thực hành cả đời chưa chắc đã xong”. Ai hoàn thiện được lời nói chân chính, Phật giáo gọi là chánh ngữ. Lời nói chân chính bao hàm nhiều khía cạnh; Khi chúng ta muốn phát biểu một vấn đề gì, ta cần phải cân nhắc vào vấn đề cần nói, coi lúc này đã hợp thời chưa. Khi nói, ta cần phải xem xét lại vấn đề mình muốn nói đó có đúng với sự thật hay không, nếu chưa biết chính xác thì không nên nói. Có hai cách thể hiện lời nói của mình là, chúng ta nên dùng cách nào cho phù hợp, nên cứng rắn, mạnh mẽ, hay khéo léo, uyển chuyển, nhẹ nhàng.
    Trước khi muốn phát biểu lời nói nào, ta cần phải cân nhắc xem lời nói ấy có lợi ích, hay ảnh hưởng không tốt trong hiện tại và mai sau hay không. Có hai cách thể hiện lòng mình qua lời nói, ta nói với lòng từ bi, thương xót, hay vì lòng ganh ghét, oán giận, thù hằn.
   Nói lời thành thật là người sống có nhân cách đạo đức, là chất liệu của sự yêu thương chân thành, thuốc đắng dã tật, lời thật mất lòng, nhưng giúp ta có cơ hội sửa sai và chuyển hóa được lỗi lầm. Ngược lại, lời nói êm tai, ru ngủ rất được lòng người, nhưng đó là lời giả dối, nịnh bợ, ta gọi đó là ngọt mật chết ruồi, dễ làm hại người.
   Để đạt được những tình cảm qua lời ăn tiếng nói, thể hiện sự thành thật, chân tình, ta cần phải kiềm chế các cảm xúc tiêu cực như nóng nảy, giận dữ, để được sống vui vẻ, hài hòa với người thân yêu.
   Ta không nên nói lời giả dối để lường gạt hoặc hại người, mà cần nói lời thành thật với nhau bằng trái tim yêu thương, hiểu biết. Để cuộc sống ngày càng thăng hoa tâm linh, ta cần phải biết chọn lời hay ý đẹp mà nói, nói lẽ phải, tôn trọng sự thật. Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm chất đạo đức, làm lành mạnh các mối quan hệ gia đình, nên xã hội được tốt đẹp.
   Có những lời nói thốt ra làm cho tan nhà nát cửa, mất nước, hại dân, nhưng cũng có những lời nói làm chúng ta biết sống yêu thương bằng trái tim hiểu biết. Chính vì vậy, ta cần phải có chánh kiến, và biết tư duy để soi xét mọi sự vật để thấy đúng như thật.
   Cho nên, ta chuyện không nói không, chuyện có nói có, không nói dốc láo, nói lời bịa đặt, nói lời móc họng, nói lời hằn học, mắng chửi, không nói lời dụ dỗ, nói xấu sau lưng, làm cho mọi người nghi kỵ, thù địch nhau.
    Do đó, cây ngay không sợ chết đứng, người thật không sợ mích lòng. Nói lời thành thật là một đức tính cao quý, là nhu cầu cần thiết để giúp cho con người không dối trá, lường gạt nhau.
    Có một chú bé nọ, nhờ nói lời thành thật mà sau này được làm hoàng tử. Đức Phật dạy rằng, “chính chúng ta là người làm chủ lời nói, khi nói ra sẽ có kết quả, một là làm cho người khổ đau hay hạnh phúc, điều đó tùy thuộc vào sự suy nghĩ, nói năng của mình. Theo nhà Phật, thông thường lời nói hợp thời, chân thật, mềm dẻo, với tâm từ bi rộng lớn, thường mang lại cho ta sự an lạc, hạnh phúc, ngược lại là bất hạnh và khổ đau. Đây chính là lý do đức Phật khuyên chúng ta nên nói lời chân thật, ái ngữ, với lòng thương xót, không phải lời nói gây thêm ân oán, hận thù.
   Nói dối tức là nói dốc láo để lường gạt, hại người, bịa đặt ra, nói sai sự thật, hoặc khi hứa hẹn với người khác rồi nuốt lời. Lời nói dối có nhiều cách, do ganh ghét, tật đố mà nói dối hại người. Người nói dối thường gây ra nhiều tội lỗi bằng nhiều hình thức, cũng chỉ vì lòng tham riêng cho mình.
    Nói lời chân chính, đúng đắn, nghĩa là ta phát biểu sự thật, căn cứ trên nguyên lý duyên khởi, vô thường, vô ngã.  Bất cứ một phát biểu nào của ta mà không phù hợp với nguyên lý duyên sinh đều không phải là lời nói chân chính.
   Các bậc hiền Thánh đi trước, nhờ biết chiêm nghiệm lời dạy của cổ nhân, do đó áp dụng vào trong tu tập, đã thấu rõ được kiếp nhân sinh, nên nói năng hài hòa, thu hút người nghe, biết quý trọng và tôn kính. Một lời nói tốt có thể giúp mọi người sống an vui, hạnh phúc, ngược lại gây ra chia rẽ, hận thù, tạo nỗi khổ, niềm đau cho nhau.
    Chánh ngữ là lời nói hợp với chánh pháp, có lợi ích, đem lại an vui, hạnh phúc, bình yên cho nhiều người. Ta phải cẩn thận giữ gìn lời nói, nói lời chân thật, không nên nói lời vô nghĩa. Trong kinh Phật dạy, “nói một lời đúng chánh pháp giúp cho người nghe cảm thấy an ổn, nhẹ nhàng, hơn là nói tràng giang đại hải mà không có lợi ích gì cho ai”.
     Người biết nói lời chân chính luôn luôn thận trọng, dè dặt khẩu nghiệp, không bao giờ nói sai sự thật, không xuyên tạc, không thiên vị, không nói lời dụ dỗ, không nói lời hằn học, mắng chửi, không nói lời vu oan giá họa.
    Lời nói là phương tiện để diễn tả điều ta suy nghĩ, nếu mình thấy không đúng sự thật và nghĩ sai thì nói và làm cũng sai. Khi ta nói sai sẽ gây tác động xấu cho chính ta và cho người khác. Lời nói không những cần phải diễn tả sự thật, mà còn nhắm đến sự giúp đỡ, sẻ chia, nhằm an ủi, động viên gia đình, người thân khi gặp việc không được vừa lòng, như ý mà sinh ra bất hạnh, khổ đau.
     Trong cuộc sống, chúng ta hay dùng lời nói để trao đổi thông tin, giao tiếp, diễn đạt ý tưởng, hoặc để biểu lộ tình cảm, tâm tư của mình. Nếu ta dùng lời nói đúng đắn, chân chính, thì con người có thể cảm thông và yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau nhiều hơn.
   Người xưa chỉ dạy, “hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, ai thường xuyên nghiệm xét lời trên thì khi nói sẽ không làm tổn hại cho ai. Chính vì thế, “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
    Trong cuộc sống của chúng ta, ai cũng biết thực hành hai câu trên thì vợ chồng, con cái vui vẻ, hòa thuận với nhau, biết kính trên nhường dưới, gia đình hạnh phúc, xã hội được bình yên, nhờ vậy cuộc đời thêm vui tươi. Một lời nói ra làm cho mọi người vui vẻ, hạnh phúc, sống lạc quan, yêu đời, đó gọi là chánh ngữ, tức lời nói chân chính.
    Khi ta đã thấu hiểu được lý duyên sinh qua đời sống hằng ngày, ta mới biết nói những lời lẽ chân thật, lợi ích, yêu thương, tạo nên hòa khí vui vẻ, làm tiêu tan không khí ganh tị, tật đố, ân oán, thù hận, và mọi sự lo lắng, sợ hãi trong phiền muộn, khổ đau.
     Lời nói chân chính luôn giúp mọi người sống an vui, hạnh phúc, ngược lại là lời nói làm tan vỡ hạnh phúc gia đình người khác, đó là lời nói thêm bớt, thêm mắm thêm muối, thay trắng đổi đen, làm sự việc trở nên căng thẳng, làm mọi người hiểu lầm nhau mà gây ra oán giận, thù hằn.   

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Đăng nhập