Muốn Thăng Quan Tiến Chức Phải Đấu Tranh Cả Cuộc Đời

Thế cho nên, người xưa thường nói "Càng cao danh vọng, càng dày gian nan". Không có địa vị, danh vọng cũng khổ; có địa vị, danh vọng nhiều càng làm cho ta phải khổ hơn vì sợ bị mất chức và mất nhiều quyền lợi khác; có địa vị, danh vọng nhỏ thì cũng khổ theo nhỏ vì bị người trên bắt nạt.
Con người sanh ra, lớn lên là cả một chuỗi ngày dài phấn đấu không ngừng để đạt được địa vị, danh vọng, tiếng tăm. Nếu muốn có địa vị lớn lao trong xã hội thì chúng ta phải cố gắng phấn đấu rất nhiều; chẳng hạn như từ khi còn nhỏ cho đến khi khôn lớn, trưởng thành, chúng ta phải học thật giỏi, rèn luyện kỹ năng sống, làm tốt công việc và trách nhiệm được giao.
Thế cho nên, người xưa thường nói "Càng cao danh vọng, càng dày gian nan". Không có địa vị, danh vọng cũng khổ; có địa vị, danh vọng nhiều càng làm cho ta phải khổ hơn vì sợ bị mất chức và mất nhiều quyền lợi khác; có địa vị, danh vọng nhỏ thì cũng khổ theo nhỏ vì bị người trên bắt nạt.
Nếu nói theo lăng kính nhà Phật thì mỗi thứ đều do nhân quả tác động và chi phối. Người có quyền cao chức trọng phải hội đủ những điều kiện như sau:
Người đó nhiều đời biết làm phước, bố thí, cúng dường, làm lợi lạc nhiều cho xã hội; ngoài ra người đó phải có hiếu với cha mẹ, biết tôn ti trật tự, kính trọng bậc trưởng lão, ít chê người, biết tôn thờ, kính trọng tổ tiên, ông bà.
Nếu ta có những đức tính đó thì trong nay mai, ta sẽ có quyền cao chức trọng liền, khỏi cần phải chạy chọt, mua bán gì hết, tối thiểu cũng được bà con, dòng họ, hoặc nhiều người chung quanh ca ngợi, tán thán vai trò và vị trí của ta.
Chính vì tờ giấy thăng quan tiến chức mà trên thế giới này từ khi con người có mặt, biết sống, biết ăn, biết làm việc, biết đấu tranh để bảo tồn mạng sống, thì việc tranh giành quyền lợi, địa vị trở nên sôi động và căng thẳng, bất kỳ ở nơi đâu cũng đều xảy ra; nhỏ thì tranh theo nhỏ, lớn thì tranh theo lớn, theo kiểu mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, nên mới có chiến tranh xảy ra hoài, mạnh hơn thì thắng, và cứ như thế tiếp nối theo ngày tháng mà không có lúc nào ngưng tranh giành và chiếm đoạt.
Đạo Phật là đạo của con người đứng trên lập trường của nhân quả, ai muốn có được quyền cao chức trọng thì phải cố gắng làm được những điều thiện ích và không làm tổn hại cho ai.
Có quyền cao chức trọng mà hay giúp đỡ dân chúng an cư lạc nghiệp theo tinh thần Phật dạy từ xưa nay thật là hiếm có; nhưng không phải không có, vì Bồ tát sẵn sàng ứng hiện vào đời với đủ mọi hình thức.
Theo thể chế phong kiến ngày xưa thì Bồ tát ứng hiện làm vua, như vua Trần Nhân Tông chẳng hạn; ngài xem ngai vàng như đôi dép rách, chẳng màng quyền cao chức trọng, bỏ lại sau lưng hết tất cả, để rồi trở thành ông vua Thiền sư Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Khi hiểu đạo rồi, Ngài khuyên nhủ mọi người sống theo lời Phật dạy, giữ năm giới, tu mười điều thiện, phá bỏ các tập tục mê tín, xiển dương tinh thần tự lực và quay lại chính mình để làm chủ bản thân.
Phật giáo đời Trần là tấm gương sáng ngời về tinh thần nhân loại, lúc nào cũng giúp cho con người tin nhân quả, tin chính mình và biết mở rộng tấm lòng từ bi cao cả để sẵn sàng giúp đỡ, san sẻ cho nhau bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.
Để có được tờ giấy thăng quan tiến chức này mà ta có thể đành lòng triệt buộc, đè bẹp lẫn nhau không thương tiếc. Cho nên, người Phật tử chân chính phải khéo sắp xếp công ăn việc làm của mình dù lớn hay nhỏ, đứng ở địa vị, cương vị nào ta cũng phải đặt quyền lợi cho việc chung là trên hết.
Nếu tất cả mọi người đều giữ năm giới của nhà Phật thì thế gian này sẽ là thiên đường của hạnh phúc. Từ trên vua quan cho đến thứ dân bần cùng, không ai phải tốn công, mất sức tranh giành quyền lực mà tất cả đều ý thức theo trách nhiệm lớn nhỏ làm việc, phục vụ, đóng góp, nâng đỡ mọi người theo tinh thần vô ngã, vị tha bằng tình người trong cuộc sống. Kế đến là tờ giấy tiền bạc.
- Hạnh phúc của người tu Hòa thượng Thích Trí Quảng
- 12 lời nguyện của Phật Dược Sư Thích Thiện Phước
- Những điểm đến của nhận thức - tập 11 Văn Dũng
- Biện minh của Phật giáo về chính nghĩa cho chiến tranh Damien Keown Đỗ Kim Thêm dịch
- Thiền-na và đệ tử cư sĩ, dựa theo các bài kinh Pāli The Jhānas and the Lay Disciple, According to the Pāli Suttas Bhikkhu Bodhi (2015) - Bình Anson lược dịch (2019)
- Kết nối một nửa trái tim làm ta dày vò cả cuộc đời. Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Tu là sửa Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Tờ giấy khai sinh mở cánh cửa cuộc đời. Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Phải Trái Một Bàn Tay Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Con Đường Duy Nhất Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Hỏi đáp: Tu Như Thế Nào Để Chuyển Thân Nữ Thành Thân Nam Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Xin cho con Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Ăn ít, uống ít, ngủ ít, nói ít HT. Thích Trí Quảng
- Tiền Không Mua Được Thần Chết Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Sống Và Chết Thích Đạt Ma Phổ Giác
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Nhân quả không phụ người tốt
- Tu như cứu lửa cháy dầu
- Tình Yêu Chân Chính Đã Giúp Con Người Hướng Thiện
- Phân Biệt Giai Cấp Khinh Thường Mọi Người
- Thanh Hóa: Kinh Phật và các nghi thức chùa Thiên Khánh
- Bậc Hiền Tài Xem Trọng Việc Học Để Thành Tựu Sự Nghiệp
- Đừng ỷ lại vào một ai?
- Cơ Hội Và Thách Thức Về Những "Biến Dạng" Trong Văn Hóa Tâm Linh Các Lễ Hội Đền Chùa Phủ Miếu Ở Việt Nam
- Sáu Điều Cần Biết Đạo Đức Phật Giáo Việt Nam
- Đạo Đời Tính Sao Cho Phải Lẽ?
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)