"Đâu Là Thực Vốn Của Doanh Nhân" tại Đà Nẵng

Đã đọc: 3424           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Nhận lời mời từ Ban lãnh đạo tập đoàn Lộc Trời, Thầy Trí Chơn đã có buổi thuyết pháp cho hơn 400 cán bộ, nhân viên và khách hàng của công ty tại Trung tâm Hội nghị For You - Đà Nẵng. Thầy đã nói lên giá trị nguồn vốn thực sự của Doanh nhân khiến ai cũng ngỡ ngàng. Vì từ trước tới giờ khi nói tới doanh nhân là chúng ta hay nói đến tài sản, vật chất, tiền bạc, lợi nhuận.

Thầy cũng dí dỏm, thuở nhỏ lúc làm điệu ở Chùa Thầy cũng từng là . . . doanh nhân. Những mặt hàng kinh doanh của Thầy là . . . nhang, đèn, nước tương, bánh bèo, bánh xèo, bánh hỏi . . . Doanh nhân thuở ấy lấy công làm lời.

Thời hiện đại doanh nhân phải thành lập công ty, phải có vốn theo quí định. Thầy đã đưa ra và phân tích rõ ràng về các loại vốn của công ty:
Vốn hữu hình có: vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn đầu tư, vốn cố định, vốn lưu động ... Bên cạnh đó còn có một số vốn mà người ta gọi là vốn vô hình như:
Vốn kiến thức: Thầy cho rằng để cho công ty được phát triển và tồn tại thì đội ngũ công nhân viên phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực chuyên môn.
Có một loại vốn quyết định sự thành công của một doanh nhân là vốn "Tâm thức kinh doanh".
Một doanh nhân mà kế hoạch kinh doanh không được “cài đặt” trong tâm thức thì tất cả những gì anh ta hiểu biết và thực hiện cũng sẽ không có kết quả như ý.
Biết bao công ty khi mà cha làm ăn tốt nhưng giao lại cho con thì sập tiệm vì, đứa con đó chưa được "cài đặt" tâm thức kinh doanh trong đầu. Cũng giống như một người có khoảng tiền lớn mà tâm chưa sẵn sàng đón nhận nó sẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn rồi ra đi. Những người thất bại là những người không đủ “năng lực bên trong” để tạo ra tài sản khổng lồ và giữ gìn chúng, trong khi thách thức luôn rập rình. Hãy nhìn những người trúng xổ số, hầu hết trong số họ cuối cùng đều trở về tình trạng tài chính ban đầu.
Một người có tâm thức kinh doanh thì hôm trước mất 1 triệu, nhưng hôm sau họ có thể kiếm 1 triệu hoặc hơn. Bởi vì tiền là cái ngọn còn tâm thức kinh doanh kia mới là cái gốc.

DSC 0465
Nguồn vốn thứ hai Thầy nói đó vốn tìm ẩn, là giá trị thương hiệu và sản phẩm của mình. Sản phẩm khẳng định uy tín thương hiệu, thương hiệu nói lên giá trị sản phẩm. Một sản phẩm có chất lượng thì tự động sẽ được nhiều người quan tâm biết đến và ủng hộ.

DSC 0474
Nguồn vốn thứ ba chính là cán bộ, nhân viên của công ty: lãnh đạo ứng xử với thuộc cấp bằng tình thương và lòng chân thành, vì nhân viên đem hết trí tuệ để đầu tư, phục vụ cho công ty. Không ai khác hơn, nhân viên chính là vốn của lãnh đạo. Cho đến khi nào nhân viên thấy được công ty là ngôi nhà chung thì sẽ được phát triển một cách vững mạnh và lãnh đạo thành công.

DSC 0472
Nguồn vốn thứ tư: nguồn vốn của nhân viên là ông chủ. Nhân viên phải coi ông chủ là tài sản của mình, phải toàn tâm toàn ý làm việc bằng năng lực và trí tuệ của mình mà cống hiến cho công việc. Đức Phật có dạy: "Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện”. Biết đặt tâm mình vào một chỗ thì không việc làm nào mà không thành tựu. Thầy ví dụ một anh kỹ sư xây dựng đến tuổi về hưu xin nghỉ việc. Ông chủ nghĩ rằng anh ta đã cống hiến cho mình biết bao nhiêu năm giờ phải có món quà gì tặng anh ấy cho ý nghĩa. Ông chủ kêu anh ta hãy "giúp" ông xây một ngôi nhà và anh ta đồng ý. Khi làm căn nhà này với tâm ý mong cho nhanh để được nhận hưu rồi và nghỉ nên anh ta làm không đàng hoàng, hời hợt không toàn tâm toàn ý. Đến khi hoàn thành, Ông chủ mới đưa chìa khóa cho anh ta nói "Đây là món quà tặng anh". Ý tứ câu chuyện là tất cả những gì chúng ta làm thì tốt xấu đều trở lại với chúng ta.

DSC 0473
Nguồn vốn thứ năm là khách hàng: khách hàng là nguồn vốn không kém phần quan trọng như công chức. Nói đến khách hàng, người ta thường dùng từ "đối tác", mà đối tác thì có hơn có thua. Tư duy kinh doanh này không còn là thượng sách, không còn phong cách kinh doanh thời hiện đại. Lối kinh doanh “Thương trường là chiến trường” đã lỗi thời, nên nhìn nhận khách hàng là nguồn vốn của công ty. Thử hình dung một sáng mở mắt ra mà không còn khách hàng nào thì công ty sẽ đi về đâu?

DSC 0468
Nguồn vốn thứ sáu là môi trường an ninh. Một xã hội yên bình, an ninh được bảo đảm là môi trường tốt để kinh doanh. Một môi trường có không gian để thở, không bị ô nhiểm cũng lam điều kiện tốt đê ta làm việc. Sống trong một môi trường thì tất cả đều hòa quyện cho nên chúng ta phải biết bảo vệ hành tinh xanh của mình.

DSC 0471
Tài sản thứ bảy là làm phước: dù làm công việc gì chúng ta cũng phải biết làm phước, bố thí cúng dường. Cuộc sống hằng ngày chúng ta từ sáng tới chiều không biết giết bao sinh mạng, dù vô tình hay cố ý thì ta cũng phạm tội.Cho nên làm phước là một trong những công việc cần thiết làm tăng trưởng đạo đức cho mình.
Sau buổi pháp thoại Thầy đã trực tiếp các câu hỏi của quý doanh nhân và tất cả đều rất hoan hỉ.
Quảng Thức

Hình ảnh ghi nhận được:

DSC 0444

DSC 0445

DSC 0454

DSC 0450

DSC 0462

DSC 0470

DSC 0465

DSC 0479

DSC 0482

DSC 0488

Nguồn từ :http://tuvienkhanhan.vn/index.php/cong-tam-quan/ngoai-quan/news/966-phap-thoai-dau-la-thuc-von-cua-doanh-nhan-tai-da-nang#.WLV8GxhHjAY.facebook

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Đăng nhập