Phóng sinh nhiều cách !

Đã đọc: 3561           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Phóng sinh là hành động bảo hộ sự sống. Ngược lại, sát sinh là hành động huỷ diệt sự sống. Vậy hành động bảo hộ sự sống trước hết được xuất phát bởi lòng từ bi, mang tính bình đẳng. Muốn nuôi lớn tâm từ trước hết nên thực hành hạnh không ăn thịt các loài động vật. Đó là cách phóng sinh tốt nhất, thiết nghĩ ai cũng làm được dù ít hay nhiều. Ngoài ra trong đời sống hằng ngày, nếu để ý một chút, chúng ta sẽ làm được việc phóng sinh rất nhiều lần chứ không phải đợi tới dịp lễ phóng sinh. Ví dụ như: Ở vùng quê vào mùa mưa rào, các chú cá rô, cá giếc hay vui đùa với dòng nước nên cứ thế thi nhau nhảy lên đường. Thay vì mình bắt cá cho vào nồi để cải thiện một bữa ăn gia đình vì sự ham chơi của những chú cá tinh nghịch kia, thì hãy thả chúng về với nguồn nước của chúng.

 Từ lâu khi nói đến phóng sinh, chúng ta thường nghĩ rằng, ra chợ mua lấy mấy giỏ thuỷ tộc còn sống hoặc những chú chim đang nhốt ở trong lồng, rồi mang về nhà hoặc về chùa. Sau đó thỉnh quý thầy làm lễ cầu an, cầu siêu, cầu sám hối cho mình và những người đã khuất. Tiếp theo là lễ phóng sinh cho các loài vật. Cuối cùng mang thả chúng xuống sông hoặc ao hồ. Còn các chú chim thì thả vào không trung. Như vậy coi như là sự phóng sinh được hoàn mãn.

 Theo phong tục không có gì sai, nhưng nếu cứ rập khuôn như vậy thì thấy cái gì đó chưa được ổn lắm. Nhiều khi từ việc phóng sinh, mình đã vô tình tạo ra nghiệp sát sinh mà không hề hay biết.

 Phóng sinh là hành động bảo hộ sự sống. Ngược lại, sát sinh là hành động huỷ diệt sự sống. Vậy hành động bảo hộ sự sống trước hết được xuất phát bởi lòng từ bi, mang tính bình đẳng. 

 Muốn nuôi lớn tâm từ trước hết nên thực hành hạnh không ăn thịt các loài động vật. Đó là cách phóng sinh tốt nhất, thiết nghĩ ai cũng làm được dù ít hay nhiều. Ngoài ra trong đời sống hằng ngày, nếu để ý một chút, chúng ta sẽ làm được việc phóng sinh rất nhiều lần chứ không phải đợi tới dịp lễ phóng sinh. Ví dụ như: Ở vùng quê vào mùa mưa rào, các chú cá rô, cá giếc hay vui đùa với dòng nước nên cứ thế thi nhau nhảy lên đường. Thay vì mình bắt cá cho vào nồi để cải thiện một bữa ăn gia đình vì sự ham chơi của những chú cá tinh nghịch kia, thì hãy thả chúng về với nguồn nước của chúng.

 Hoặc có những chú chim non mới tập bay, không may bị rơi xuống đất. Hay những chú chim do bị săn bắn, do bị gió bão thổi rơi xuống và bị thương. Thay vì mình đem nhốt lồng để chơi, thì hãy nên thả chim non về với tổ ấm của nó. Bởi vì bố mẹ của nó đang rất đau buồn khi bị mất đi chim con. Hình ảnh này cũng giống như hiện tượng trẻ em bị bắt cóc vậy. Thay vì vặt lông chú chim bị thương để đánh chén thì hãy băng bó vết thương cho nó, nếu có thể thì trị lành vết thương và chăm sóc nó. Sau đó trả chim về lại với môi trường thiên nhiên.v.v.v. 

 Tương tự những loài thú hoang cũng vậy, nếu thấy chúng bị mắc kẹt, bị lạc đàn, bị đói, bị khát, hay bị bệnh thì mình cũng nên thương mà giúp bằng tất cả khả năng của mình. Miễn sao bảo hộ và mang lại sự sống bình an cho các loài. 

 Việc nhỏ như vớt một con kiến lên khỏi mặt nước, giúp một con sên thoát khỏi lòng đường... Việc lớn như cứu người bị đuối nước, ngăn ngừa người có ý định tự sát, nạo phá thai .v.v.v. Đó là những hành động phóng sinh sống động nhất bằng cách cứu vật, cứu người thiết thực, cụ thể nhất. 

 Quay lại vấn đề làm lễ phóng sinh. Như đã là một thông lệ, vì biết rằng việc phóng sinh sẽ có phước nên mỗi khi có dịp cầu an, cầu siêu, cầu sám hối, cầu tự, cầu đảo bệnh, cầu di cung hoán số, cúng sao giải hạn hay là ngày cúng ông Táo... Nhiều người lại ra chợ mua về đủ các loại như chim, cá, ốc, cua, lươn, chạch... Để làm lễ phóng sinh mong cầu phước báo đến cho mình và người thân. Nếu người đã mất thì nhờ công đức phóng sinh này mà siêu sinh tịnh độ.

 Như vậy cũng là một dịp tốt để chúng ta làm được việc hữu ích nhằm nuôi lớn lòng từ bi. Nhưng nhìn ở một góc độ khác thì hình như chúng ta đang lợi dụng cơ hội để đánh đổi lấy lòng từ bi nếu không muốn nói rằng đây là sự thế chấp, trao đổi mạng sống của loài vật để đổi lấy sự bình an, phước báu, hạnh phúc và may mắn cho riêng mình. Như vậy việc làm này được khởi lên là do lòng tham lam, ích kỷ của con người chứ không phải được xuất phát bởi lòng từ bi. Vì sao?

 Vì nếu thực sự có lòng thương tới các loài vật đang chờ cái chết gần kề, bằng tất cả khả năng tài chính của mình, chúng ta nên mua bất cứ loại nào, theo tinh thần cứu được mạng nào hay mạng nấy, rồi mang phóng sinh ngay, chứ không cần mang về nhà hoặc về chùa để làm lễ phóng sinh xong mới thả. 

 Vì có thói quen phải làm lễ trước, phóng sinh sau nên trong một môi trường lồng chậu chật hẹp, thiếu oxy, khí hậu nóng bức, nhiều chú chim, chú cá đã chết một cách tức tưởi từ lúc nào không hay biết. 

 Vì biết thời gian nghi lễ rất lâu, nhiều khi 2-3 tiếng, có khi cả ngày hoặc cả tuần ví dụ như Trai đàn chẩn tế hoặc Đàn Dược Sư. Nên thường hay chọn mua các loài có sức sống dai hơn và chịu đựng được trong môi trường chật hẹp. Vậy nên các loài khác dù có đang oằn mình kêu gào thảm thiết bởi sắp bị đem bán cho người ta phanh thây xẻ thịt cũng chẳng ai thèm bỏ tiền ra mua để phóng sinh.

 Vì nhu cầu phóng sinh ngày càng nhiều nên đã hình thành dịch vụ cung cấp vật phóng sinh. Có nguồn cung và cầu nên tạo ra nghề săn bắt và nghề buôn bán vật phóng sinh.

 Vì khi phóng sinh chúng ta thả không đúng cách nên cũng gây thêm  những thảm hoạ mới cho các loài dưới nước. Ví dụ như: Các loài sống ở nước ngọt lại đem thả ra vùng nước lợ (nhiễm mặn) và ngược lại. Các loại tung tăng bơi lội ở sông ngòi thì lại đem thả vào ao hồ tù túng.

 Ngoài ra, một sự thật trớ trêu thường hay xảy ra vào ngày 23 tháng chạp âm lịch. Sau khi cúng ông Táo xong, nhiều người mang cá chép lên cầu rồi thả rơi tự do xuống giữa lòng sông nước chảy xiết. Độ cao từ cầu xuống mặt nước từ 5-20m nhưng họ vẫn thả như để cho xong chuyện. Phũ phàng hơn khi biết có người đang chăng lưới để đón lõng ở hạ nguồn, nhưng vì để hoàn tất việc phóng sinh cho sớm để cá chép hoá rồng cõng ông Táo về trời kẻo muộn nên ở trên thượng nguồn họ vẫn thả tự nhiên như không hề hay biết. Nào ngờ sáng hôm sau ra chợ đã thấy mấy chú cá kia đang nhìn mình như trách móc với những đôi mắt đỏ hoe.

 Thiết nghĩ về việc phóng sinh, chúng ta cũng nên tìm hiểu thêm để có những hành động kịp thời thiết thực, cụ thể và phù hợp hơn trong việc nuôi lớn lòng từ bi thông qua nghi lễ phóng sinh đúng với tinh thần đạo đức nhân quả và phước tuệ song tu.

 

 Quảng Thành

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Đăng nhập