Dòng truyền thừa : « Niêm hoa vi tiếu »

Đã đọc: 4869           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Truyền đăng là tâm truyền tâm, hể ngộ rồi thì bất cứ thời gian nào không gian nào cũng phải ngộ là giải thoát mọi kiến chấp, ngã chấp, pháp chấp, vô trước trong mọi tình huống thuận nghịch mà các tổ sư thứ kế trao truyền gìn giữ mạch nguồn đạo lý như thật.

Tổ thứ hai là ngài A Nan.

Sau khi ngài A Nan trùng tụng những lời Phật dạy từ vi tế cơ bản đến rốt ráo tận nguồn qua 49 năm Đức Thế Tôn đã tùy duyên hóa độ xong rồi. Ngài Ca Diếp và đại chúng lắng nghe như dòng nước rót vào tịnh bình không thiếu không thừa, riêng ngài Ca Diếp rất tâm đắc hơn ai hết và cũng thừa nhận thức rằng là con người sinh ra không ai khỏi sanh già bệnh chết, cũng là thời điểm đúng lúc mà Ngài phú chúc cho Ngài A Nan và tìm nơi theo mật hạnh đầu đà yên tâm hành đạo.

Ngài A Nan kế vị tổ Ca Diếp là tổ thứ hai trong dòng truyền thừa « niêm hoa vi tiếu ». Ngài A Nan theo hầu Phật suốt cả cuộc đời nên nghe thấu, biết nhiều, nhớ lâu là đệ tử đa văn bậc nhất.

Giai thoại được truyền thừa sau :

Một hôm nọ A Nan nghe vị tỳ kheo phát biểu : « Nếu ai sống trăm tuổi mà không thấy con hạc già trầm mình xuống nước chẳng bằng sống một ngày mà nhìn thấy hạc già bồng bềnh trên dòng nước xanh ».

Ngài A Nan ý kiến: « Ý của bạn không nhầm nghĩa ý của Phật », theo đệ như thế này : « Nếu ai sống trăm tuổi không biết pháp sinh diệt chẳng bằng sống một ngày mà rõ sinh tử là đại sự ».

Một hôm A Nan hỏi Ngài ca Diếp: « Phật truyền y bát và còn pháp gì riêng cho trưởng lão nữa không ? »

- Ngài Ca Diếp gọi :  “ A Nan ”.

 - A Nan đáp:  “ Dạ ”.

- Ngài Ca Diếp:  “ Cây trụ phướng trước tịnh xá ngã ”.

A Nan lúc bấy giờ mới thật tỏ ngộ. Vậy Ngài A Nan tỏ ngộ và ngộ cái gì ? Sẽ có trăm nghìn cách giải nhưng chung quy là thành tâm định một chổ gọi là Dạ thật lòng để lắng nghe, thì tâm mới rót vào tâm tròn đầy, còn gọi là truyền tâm ấn, đúng vào giây phút hiện tại này, còn phướng ngã không có nghĩa gì về ngộ cả có gió là phướng bay, giông bảo phướng ngã tất cả đều do duyên sanh hay duyên diệt. Nhưng ngay thời gian hiện tại này hai sự việc của hai nhân vật cùng sãi ra một thời điểm: “ Dạ và cây trụ phướng trước cửa tịnh thất ngã “, tiếng Dạ cũng là Tâm mà cũng là Cảnh, vậy tâm tức là cảnh. Cảnh ( phướng ) tức là Tâm. Dạ là Tâm, Tâm là Cảnh. Tâm Cảnh vốn bổn lai, bình đẳng sẵn có trong mỗi chúng ta nên đặt câu hỏi còn bám víu không đâu vào đâu cả. Nay được Ngài Ca Diếp khai ngộ.

Đến cơ duyên Ngài phú pháp nhãn tạng cho Ngài A Nan rồi vào núi mà nhập diệt và bài phú ấn tâm cho Ngài A Nan Sau:

“ Lâu nay nói có pháp

Thảy đều tự mình ngộ

Nói có pháp không pháp

Ngộ chăng pháp không pháp”

Câu một qua lịch trình nhận thức thường tình cần có pháp để hướng dẫn tiến tu, tùy duyên. Nhưng tất cả các pháp đều do tâm biến hiện, vậy thấy Tâm là thấy pháp, thấy Tâm là thấy tự thân của pháp, thấy tự thân của pháp đúng như thật của chính nó mới thật là tự mình ngộ, đó câu hai, vậy ngộ cái gì: vô thường thấy vô thường, vô ngã thấy vô ngã, duyên sanh thấy duyên sanh, sanh diệt thấy sanh diệt v. v. .

Chứng minh câu ba ngầm chứa rất rõ ràng minh bạch: từ hữu vi đến vô vi từ vật thể li ti đến vật khổng lồ hay vật không vật chất có tên mà không hình dều có thể gọi là pháp. Tất cả các pháp đều tương duyên, tương sanh, tương tức mà hiện hữu qua quá trình sinh trụ dị diệt, thành trụ hoại không, nên gọi là pháp không pháp, có thể gọi là không thực tướng , không thực tánh, không thực thể hay vô ngã. Ngộ chăng là tự vấn, tự suy nghiệm đúng như thật là pháp không pháp là tự trả lời pháp không pháp mới là pháp bổn lai vốn ở mọi thời gian và khắp không gian, nơi phật tròn đầy ở chúng sanh cũng không thiếu một li. Đó là câu bốn.

Truyền đăng là tâm truyền tâm, hể ngộ rồi thì bất cứ thời gian nào không gian nào cũng phải ngộ là giải thoát mọi kiến chấp, ngã chấp, pháp chấp, vô trước trong mọi tình huống thuận nghịch mà các tổ sư thứ kế trao truyền gìn giữ mạch nguồn đạo lý như thật.

 

T. Minh Đức

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

3.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập