Những khác biệt giữa Thiền và Yoga

Đã đọc: 12036           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Thiền và Yoga rất khác biệt nhau. Thiền là lắng đọng tâm tư, đi vào bên trong để thấy chính mình, và tìm cách thoát ra ngoài các phiền não và mộng tưởng điên đảo để, trong hiện tại thì thoát khỏi tam độc tham sân si làm cho cuộc đời bớt khổ bớt bệnh tật (Thiền Sức khỏe). Tương lai, hành giả hy vọng vượt thoát vòng sinh tử luân hồi (Thiền Giác ngộ).

THIỀN, YOGA & CHÁNH NIỆM

Hồng Quang

 

 

NỘI DUNG CHÍNH TRONG BÀI

-        Những  khác biệt giữa Thiền và Yoga

                            -    Tám nhánh Yoga

                            -    Sáu loại Thiền.

                            -    Thiền và Chánh niệm là gì?.

 

NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA THIỀN VÀ YOGA [1&2]

 

Nhiều người chưa biết rõ những khác biệt giữa Thiền và Yoga, đôi lúc họ nói, tôi đang Thiền, người khác cho biết tôi đang tập Yoga. Có người nghĩ Thiền và Yoga giống nhau. Người khác nói hai thứ rất khác biệt.

Trước hết, chúng ta nên biết nghĩa hai từ Thiền và Yoga. Tiếp theo là biết căn nguyên hai từ nầy phát xuất từ đâu.

Yoga bắt nguồn từ cổ ngữ Sankrist, có nghĩa là hợp nhất (union). Tức là kết nối giữa linh hồn (soul) và Thần linh (Spirit) hay giữa cá thể (individual) và vũ trụ ( universe). Mặt khác, Yoga không những chỉ có nghĩa là diễn tả trạng thái kết hợp mà còn có nghĩa là đạt được trạng thái kết hợp ấy.

Tập yoga  

Patanjali, một hiền triết cổ đại, được xem là người tạo lập Tám Nhánh của Yoga (the Eight Limbs of Yoga). Gồm có:

1. Yama (Do’s) [Bước]

2. Niyama (Don’ts) [Lùi]

3. Asanas (Positions) [Đứng]

4. Pranayama (Control of breath or Life Force) [Nín thở]

5. Pratyahara (Sense Withdrawal) [Hủy cảm]

6. Dharana (Concentration) [Tập trung]

 7. Dhyana (Meditation) [Trầm tư] and

8. Samadhi (Spiritual Ecstasy) [Xuất thần].

       

Tám nhánh của Yoga (Eight Limbs) dần dà bị biến thái, nhiều tác giả diễn nghĩa 8 nhánh ít có sự tương hợp với nhau. Tìm trên internet tiếng Anh cũng như tiếng Việt, chúng ta sẽ thấy nhận định trên. Chú thích cuối trang là một thí dụ [3] .

Nhiều quốc gia Tây phương nhất là Mỹ, cởi mở hơn, theo Thiền nhiều hơn Yoga. Họ ồ ạt đưa Thiền vào bệnh viện, trường học, trại tù, xí nghiệp, và ngay cả bộ Quốc phòng...

 Ở Việt Nam, đa số quần chúng nghĩ nhầm rằng, Thiền chỉ giành cho các nhà tu trong chùa. Vì thế, Yoga, hình như, được dân chúng sử dụng nhiều hơn Thiền. Đa số ít biết, ngoài phần luyện tập thể lực, Yoga sử dụng Thiền để đạt được kết quả chữa trị bệnh tật, tăng cường sức đề kháng v.v..

Trên hệ thống điện tử toàn cầu, có liệt kê sơ lược một số lợi ích của Yoga như: giảm căng thẳng, giảm cân, tăng gia năng lực và hệ miễn nhiễm, thể hình tươi đẹp. Đúng ra là có nhiều hơn nữa.

Dần dà nguyên sơ trôi về với dĩ vảng, Yoga phần lớn biến thành thương mãi, nhưng vẫn ít thu hút được người lớn tuổi và thành phần có lợi tức thấp. Mỗi ngày, trung bình các thành viên Yoga tập khoảng hai giờ. Tốn phí từ 500-800 ngàn tiền Việt, tùy theo địa phương.

THIỀN

 (Meditation)

THIỀN (Sanskrit: Dhyana) là tỉnh lặng, là sự tập trung tâm chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ một điều gì khác (Thiền Chỉ), hoặc Tâm dõi theo hơi thở vào, hơi thở ra (Thiền Quán).

Thiền phát xuất từ Phật Thích Ca. Thái tử Tất Đạt Đa (Gô Ta Ma) sáu năm liên tục tu khổ hạnh với các đạo sĩ danh tiếng của Ấn Giáo và Bà La Môn. Thái tử nhận thấy lối tu khổ hạnh và trầm tư để thể nhập với Thần linh, của hai tôn giáo nầy, không thể đưa con người ra khỏi bệnh tật và khổ đau. Do vậy, Ngài rời bỏ các bạn đồng tu, đến một gốc cây đại thụ, tĩnh tọa tham Thiền liên tục 49 ngày đêm và Thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni, cách đây hơn hai nghìn năm trăm năm. Thiền Phật Giáo bắt nguồn từ đó.

Thiền mà Phật dạy cho các đệ tử, có hai giai đoạn chính, tôi tạm gọi là hai loại Thiền; Giai đoạn đầu là Thiền thể nhập với thế gian (Phật pháp bất ly thế gian pháp) để người thực hành đạt được sự an lạc của tâm và mạnh khỏe của thân. Tôi gọi là Thiền Sức Khỏe (Meditation for health), và Thiền Giác Ngộ (Meditation for Enlightenment).

Cách thực hành và ích lợi của Thiền Sức Khỏe được mô tả trong nhiều bộ kinh của đạo Phật như, kinh Tứ Niệm Xứ, kinh Quán Niệm Hơi Thở, kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh An Ban Thủ Ý, v.v.. Thực tế, Tất cả kinh điển của nhà Phật đều quy về một đích điểm là Định trong pháp môn Thiền Định.

Thiền Giác Ngộ (Meditation for Enlightenment) thường dành cho những người có trình độ Phật học cao, thường là các nhà Sư. Mục đích của Thiền Giác Ngộ là để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

 Ngày nay khoa học sử dụng các loại máy tân tiến và tìm thấy Thiền trong kinh điển Phật Giáo có vô số diệu dụng. Từ việc giúp chữa trị các bệnh thuộc hệ tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, ung thư, sida, hệ thần kinh, mất ngủ, chấn thương sau thời hậu chiến v.v..cho đến những lợi ích làm tăng năng lực, trí nhớ, sắc đẹp, chữa bệnh hiếm muộn, bệnh chợ chưa đi mà tiền đã hết. Hơn thế nữa, Thiền giúp phát triển kinh tế, xí nghiệp, cải tiến nhân sinh, sống đời có hạnh phúc và an lạc hơn.

                     Có sáu loại Thiền khác nhau tùy theo mục đích:

- Thiền Chánh niệm (Mindful meditation)

- Thiền Quán tưởng(Reflective meditation)

- Thiền Niệm chú (Mantra mediation)

- Thiền Chú ý Tập trung (Focused meditation)

- Thiền quán tưởng hình ảnh (Visualisation meditation)

- Thiền thở (Breath meditation)

   Hành giả chọn một trong sáu loại nói trên.

 THIỀN VÀ CHÁNH NIỆM LÀ GÌ?

 (What is meditation and mindfulness?) [4, 5 & 6]

 


Một ngày có 24 giờ, chúng ta thực hành Thiền chỉ có một giờ. Thời gian Thiền và “thư giản” quá chênh lệch. Ví như một người chống lại 23 người). Để chỉnh đốn điều bất cập ấy, kinh nhà Phật dạy, ngoài giờ Thiền, hành giả luôn sống chánh niệm (mindful living).

Đi đứng nằm ngồi (hành trụ tọa ngọa) trong chánh niệm. Thực hành Tứ Vô Lượng Tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả) cũng gọi là thiền.

Từ là thương. Bi là giúp người nếu có thể. Hỷ là an vui. Xả là bỏ qua không cố chấp. Do vậy ngoài giờ tọa thiền chúng ta sống với Tứ vô lượng tâm. Xa hơn, nếu ta thấy đúng, nghĩ đúng, nói đúng, làm đúng, nghề đúng, siêng năng đúng, nhớ nghĩ đúng, Thiền Định đúng (Tám chánh đạo). Đây là một Lối Sống Thiền hoặc Thiền Hành Động (Meditation in action) hay Thiền Chánh Niệm (Mindfulness Meditation). Và như vậy, chúng ta thực tế là, thiền 24/24 giờ mỗi ngày.

Nhìn Thiền từ lối sống với Tứ vô lượng tâm và Bát chánh đạo như vừa mô tả, và để có thể đạt được sự diệu dụng tối đa của Thiền trong một thế giới mà con người chạy đua giống như máy, nên khoa học gia, tiến sỹ Jon Kabat-Zinn và các đồng nghiệp thực hành và mở nhiều lớp dạy Thiền Chánh Niệm hầu như cùng khắp cả thế giới.

Chánh niệm và Thiền theo định nghĩa của TS Kabat-Zinn.

Chánh niệm là luôn luôn ý thức, nhận biết ý nghĩ và cảm giác của mình cũng như những vật xung quanh với tâm buông xả không phân biệt tốt xấu khen chê. Chánh niệm (mindfulness) cũng có nghĩa là tỉnh thức (awareness). Thí dụ: Lúc ăn chỉ biết đang ăn, lúc thiền hành chi biết thiền hành. Lúc đọc báo chỉ biết đang đọc báo. Chứ không phải vừa đọc báo vừa xem TV.

Thiền là sự thực hành giản dị để làm quen với chính mình và với những tinh chất của chánh niệm. Đó là một cách cung cấp những yếu tố tốt nhất để tâm được nhẹ nhàng, rõ ràng và hòa ái hơn. Thực hành đều đặn, Thiền giúp chúng ta có một đời sống ít bệnh tật và nhiều hạnh phúc. Đó là điều mà các truyền thống Phật Giáo thực hành trong suốt hai ngàn năm qua. Bài báo trên mạng mô tả như thế.

 Các chuyên gia thường phát biểu, Thiền mà chúng tôi sử dụng để mang lại lợi ích cho con người là Thiền Phật Giáo. Nhưng chúng tôi lấy nó ra khỏi màu sắc tôn giáo để người khác tín ngưỡng có thể thực hành mà không cảm thấy dị ứng vì khác niềm tin [7] Thiền không cần ngồi xếp chân, không cần bận áo lễ, không phải đốt nhang là Thiền trong thế giới hiện đại, mà ai cũng có thể thực hành, và học qua trực tuyến, qua máy vi tính với thời gian thích hợp. Thực hành các cách nầy chúng ta thấy giảm căng thẳng, gia tăng niềm vui, cuộc sống tươi sáng và hạnh phúc hơn.   

                                               

KẾT LUẬN

Thiền và Yoga rất khác biệt nhau. Thiền là lắng đọng tâm tư, đi vào bên trong để thấy chính mình, và tìm cách thoát ra ngoài các phiền não và mộng tưởng điên đảo để, trong hiện tại thì thoát khỏi tam độc tham sân si làm cho cuộc đời bớt khổ bớt bệnh tật (Thiền Sức khỏe). Tương lai, hành giả hy vọng vượt thoát vòng sinh tử luân hồi (Thiền Giác ngộ).

Tất cả các loại thiền tập đều không tốn tiền, không tranh giành với ai, không sợ cạn kiệt nguồn thiền. Mỗi ngày chỉ cần Thiền vài chục phút là có kết quả chữa trị vô số bệnh tật, như khoa học đã chứng minh mà tôi trích dẫn rất nhiều chứng cớ trong tác phẩm nầy. Ngoài ra, đi đứng nằm ngồi, suy nghĩ và hành động luôn luôn chánh niệm (mindfulness) trong tinh thần Tứ vô lượng tâm và Bát chánh đạo như đã trình bày bên trên. Đó là Thiền Chánh Niệm.

Còn Yoga, nguyên thỉ là một lối tu để thể nhập giữa cá nhân với vũ trụ, giữa linh hồn với Thần linh. Hiền triết Patanjali tạo lập Yoga có 8 nhánh. Những động tác trong 8 nhánh  nầy như bước tới, lùi, đứng, nín thở, hủy cảm, trầm tư, tập trung và xuất thần, có tác dụng làm cho người thực tập mạnh khỏe và chữa trị được một số bệnh tật. Nhưng hiệu quả thì không thể sánh với Thiền, nhất là Thiền Chánh Niệm (Mindfulness Meditation). Thêm vào đó, phần tập thể lực thì không thích hợp cho người lớn tuổi, mỗi ngày tập 2 giờ và học phí khoảng từ 500- 800 ngàn đồng mỗi tháng tùy theo vùng.

                                   VÀI CÂU GỢI Ý

  1.  Tóm lược sự khác biệt giữa Thiền và Yoga.
  2.  Thiền sức khỏe khác Thiền giác ngộ như thế nào?
  3. Liệt kê vài sự lợi ích của Thiền và Yoga.
  4.  Thiền Chánh niệm là gì?
  5. Tại sao một số cơ quan thích dùng Yoga hơn Thiền?
  6. Việc chuyển hóa xã hội và lành mạnh quần sinh. Bạn chọn Thiền hay Yoga? Lý do?

                         TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

8 nhánh của Yoga

“ 8 nhánh của Yoga là gì? Theo cuốn Yoga Sutras của nhà hiền triết Patanjali, là một trong những bài viết khoa học về triết lý cơ bản của Yoga, 8 nhánh của Yoga (tiếng Phạn là Ashtanga). Mỗi nhánh là một khía cạnh của quá trình đạt được một lối sống lành mạnh và viên mãn, mỗi nhánh được xây dựng dựa trên nền tảng của nhánh trước đó.  Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng việc thực hành các tư thế yoga chỉ là một trong 8 nhánh mà thôi. Dưới đây là sự miêu tả về 8 nhánh:

1. Yama: 5 đạo lý khi đối xử với người khác
Ahimsa: Không bạo lực
Satya: Trung thực
Asteya: Không trộm cắp
Brahmacharya: Kiềm chế tình dục
Aparigraha: Không tham lam

2. Niyama: 5 đạo lý của chính bản thân mình
Saucha: Trong sạch
Santosa: Mãn nguyện
Tapas: Khổ hạnh
Svadhyaya: Hiểu về cái tôi
Isvara pranidhana: Dâng hiến cho Thượng Đế

3. Asana: Thực hành các tư thế Yoga 

4. Pranayama: Luyện thở - kiểm soát nguồn sinh lực

5. Pratyahara: Từ bỏ cảm xúc, có nghĩa là thế giới bên ngoài không ảnh hưởng đến thế giới bên trong của hành giả.

6. Dharana: Sự tập trung, có nghĩa là khả năng tập trung vào một việc gì đó không bị đứt quãng bởi sự sao lãng ở trong hay ngoài.
 
7. Dhyana: Thiền định. Dựa trên Dharana, sự tập trung không còn bị giới hạn ở một sự việc nào đó nữa mà là bao trùm tất cả. 

8. Samadhi: Trạng thái phúc lạc. Dựa trên Dhyana, sự siêu nghiệm của bản thân qua thiền định. Sự hợp nhất bản thân với vũ trụ”. 

 [ 4 ]  https://www.headspace.com/faqs/category/our-approach-to-meditation-and-mindfulness.

 [ 5 ] http://www.wildmind.org/applied/daily-life/what-is-mindfulness.

[6] http://www.cbsnews.com/news/mindfulness-anderson-cooper-60-minutes/

[ 7] eligiondispatches.org/hide-the-religion-feature-the-science-60-minutes-drops-the-ball-on-mindfulness/

 

 



 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập