Thiền Trà

Đã đọc: 2509           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Thiền trà là một hình thức thiền trong khi uống trà. Ở mọi lứa tuổi, mọi nền văn hoá và chính trị khác nhau, ai ai cũng có thể thực hành thiền trà. Đây là phương pháp quán chiếu thầm lặng vào chính mình. Trong suốt buổi thiền trà, điều thiết yếu là ta phải nhìn vào trong tâm, để thấy tâm như nó đang là mà không cần sự cố gắng nào để diễn giải hay phán xét. Không biết tâm ta thanh tịnh hay ô nhiễm, trong sáng hay loạn động, ta chỉ cần chứng kiến nó. Một khi đã thoát ra khỏi sự đánh giá hay phê bình, tâm ta sẽ được mở rộng ra, hiểu về mình sâu sắc hơn. và trở nên dễ dàng chấp nhận người khác cũng như quan điểm của họ.

Ý nghĩa tượng trưng của trà và tách trà.

Tách trà tượng trưng cho thân của ta, trà tượng trưng cho Tâm

Giống như một cái tách chứa đầy trà, tâm của ta cũng có thể chứa đầy những ý nghĩ lăng xăng của tâm xao động, hoặc sự trong sáng tĩnh lặng của tâm giác ngộ. Điều khó là ta nhận ra được chấp nhận cả hai tâm ấy như chúng đang là và ý thức được trạng thái trong tâm của mình. Bạn sẽ thấy trong tách trà tâm giác ngộ hay tâm xao động . 

Loạn tâm và giác tâm

Tâm loạn động được xác định khi trạng thái tinh thần đầy ắp những tạp niệm, hình ảnh âm thanh và cảm xúc mà nó thu hút hoàn toàn sự chú ý của ta và khiến ta mất đi sự tỉnh giác của chính mình. Tâm giác ngộ là tâm luôn luôn rộng mở, không hỗn loạn không ngăn ngại thong dong tự tại và trong sáng. Khi tâm tỉnh thức xuất hiện ta cảm thấy an lạc, ta không bị dao động theo sự thăng trầm của các cảm thọ ước vọng, ý nghĩ và những lo lắng trong cuộc sống hàng ngày. Nếu tu tập tâm tỉnh thức, và cuối cùng là chúng ta sẽ khai mở được tâm giác ngộ. Đây còn gọi là tâm bất nhị, tâm bất nhị này vượt qua tấc cả các sắc tướng, các khái niệm.

Khoảng không trong tách trà tượng trưng cho trạng thái cái thân có tâm bất nhị. Trong buổi thièn trà bất kể trạng thái tâm như thế nào, hoặc giác ngộ, hoặc loạn động, khi uống hết trà chúng ta sẽ thấy được khoảng không trong tách trà cũng như thấy được tánh không của tâm. Điều đó là thay vì chỉ thấy tách trà không, chúng ta nhận ra và tải nghiệm tánh không của tâm mình.

Yên lặng và thảnh thơi nhưng cũng rất chú tâm trong buổi uống trà là 1 cách đặt biệt thích hợp đối với việc trau dồi sự tỉnh thức. Trong không gian êm dịu của phòng trà, khi uống , điều đơn giản là chúng ta chỉ nhìn trạng thái của tâm sanh khởi với sự tỉnh giác của mình. Đối tượng của sự tỉnh giác không phải tâm này hay tâm kia mà tỉnh giác nhận biết chính nó đang là.

Thiền trà trong bối cảnh toàn cầu

 Thiền trà có thể giúp ta nhận rõ chính mình rõ ràng hơn và kiên kết với đời sống tâm linh sâu sắc, Trong yên lặng chúng ta có thể soi rọi nội tâm, để thấy những cảm thọ ẩn khuất của bản thân, bằng cách chia sẽ những trải nghiệm tâm linh với người đối ẩm có hoàn cảnh văn hoá khác nhau, chúng ta có thể kết nối với họ, một cách thân ái nhất, vượt lên trên sự ngăn cách của tự ngã, và biên giới do con người tạo ra. Vì vậy thiền trà là một phương tiện giao tiếp giữa các cộng đồng khác biệt gvăn hoá và giải quyết xung đột.

Nguồn: Tea Meditation; http://www.compassheart.com/web/10_Tea_Meditation.aspx

 

TEA MEDITATION

Tea Meditation is a form of meditation while drinking tea. Tea Meditation can be practiced by everyone, of all ages, and of different cultural and political backgrounds. It is a method of engaging ourselves in silence contemplation. Essentially, during the tea meditation, one looks inwardly to see one's mind as it is, without any effort to interpret or judge. Whether our mind is pure or polluted, clear or confused, we only need to witness it. Once free from making judgment and blame, we'll spiritually be open, understand ourselves deeper, and become more receptive to embrace others and their points of view.

The Philosophy
Symbolic meaning of tea and tea cup
The cup symbolizes our body.
Tea symbolizes our mind.
Like a cup filled with tea, our mind can be filled with either random thoughts of a confused mind, or with the clear, unwavering focus of an enlightening mind.
The challenge is to recognize and accept both as they are and become aware of one’s inner states. Enlightening mind or the confused mind…..what will you see in a cup of tea?
The confused mind and the enlightening mind
Confused mind defined as a mental state filled with all random thoughts, images, sounds, and emotions that completely absorb one’s attention and cause one to lose self-awareness.
Enlightening mind is the open-mindedness, the mind that constantly stays open, uncluttered, unbounded, free, and clear. When the enlightening mind appears, one finds oneself at peace; unmoved by the ebb and flow of sensations, urges, thoughts, and worries in one’s daily lives. By practicing this enlightening mind, we will eventually unfold the Enlightened Mind, the non-dual mind. Non-dual mind transcend all forms, all conceptualization.
This state of non-duality is symbolized by the emptiness in the cup. In the tea meditation, regardless of what states of mind, either enlightening or confused, when we drink up the tea, we’ll see the emptiness in the cup, or metaphorically, see the true emptiness of the mind. The challenge is to see and experience this emptiness, instead of just see the empty cup.
The silent and disengaged, but yet very attentive mind in the drinking tea ceremony is particularly well-suited to the training of meditative awareness. As we go through the motion of drinking tea in the calm and relaxing space of the tea hall, we simply watch the states of mind arising within our awareness. The object of the awareness, either the confused mind or the enlightening mind, is not the focus; the awareness itself is.
Tea Meditation in a global context Tea meditation can help us see ourselves clearer and connect with our deep spirituality. In silence we can reflect inwardly to see our emotional blind spots and shadows. Then, by sharing that spiritual experience with other tea guests who have different cultural background with us, we can connect with them in the most humane way, transcending self-creating borders and man-made boundaries. Thus tea meditation is a means for cross-cultural communication and conflict resolution.

Thích Hằng Trường

Lệ Nghiêm dịch

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập