Sự đóng góp của giáo dục Phật giáo đối với công bằng xã hội

Đã đọc: 4606           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Trong bài viết này, người viết sẽ trình bày sự hình thành nền giáo dục Phật giáo, vai trò và phương pháp giáo dục của Đức Phật, hội chúng tiếp cận cơ sở hạ tầng cho nền giáo dục Phật giáo, bên cạnh đó bài viết còn trình bày mục tiêu của nền giáo dục Phật giáo như thế nào.

DẪN NHẬP

Phật giáo được xem là một tôn giáo lớn của thế giới và có tầm ảnh hưởng nhất đối với xã hội loài người. Sự xuất hiện của đạo Phật được cho lâu đời nhất trong số các tôn giáo lớn còn tồn tại đến ngày hôm nay. Sự tồn tại lâu đời của đạo Phật nhờ một hệ thống giáo lý trong tam tạng kinh điển mà nổi bậc nhất là tư tưởng, triết học, văn hóa, xã hội, nhân văn, kiến trúc, nghệ thuật, đã cống hiến cho nhân loại những giá trị không thể phủ nhận. Trên tất cả các lĩnh vực thì giáo dục Phật giáo là điều quan trọng hơn cả. Đó là một hệ thống giáo dục đa chiều không phải chỉ đứng trên khía cạnh tôn giáo mà nó bao trùm rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của con người.

Khi nói đến giáo dục thì phải nói đến học đường, đó là một thiết chế xã hội, là chức năng cần thiết cung cấp kiến thức và đào tạo một con người hoàn thiện về nhân cách đạo đức cũng như lối sống chuẩn mực. Đối với giáo dục Phật giáo không những cung cấp kiến thức về cuộc sống mà còn giúp cho con người ý thức được trách nhiệm của mình đối với bản thân và gia đình để sẵn sàng phục vụ cho xã hội. Giáo dục con người chính là phát huy những điều thiện con người đã có và từ bỏ những điều bất thiện trong ý thức. Việc giáo dục con người đòi hỏi phải có tiến trình, có phương pháp, có kiến thức và có cái tâm. Giáo dục Phật giáo không chỉ xây dựng một con người thánh thiện, định hướng cho một xã hội mà còn hướng con người đến sự giải thoát khỏi sanh tử luân hồi với tinh thần công bằng xã hội. Chính vì thế người viết đã chọn đề tài: “Sự đóng góp của giáo dục Phật giáo với công bằng xã hội”.

Trong bài viết này, người viết sẽ trình bày sự hình thành nền giáo dục Phật giáo, vai trò và phương pháp giáo dục của Đức Phật, hội chúng tiếp cận cơ sở hạ tầng cho nền giáo dục Phật giáo, bên cạnh đó bài viết còn trình bày mục tiêu của nền giáo dục Phật giáo như thế nào. Ngoài ra bài viết sẽ nêu rõ sự đóng góp của giáo dục Phật giáo cho công bằng xã hội trên phương diện cách ứng xử của cá nhân đối với các mối quan hệ gia đình, xã hội, sự công bằng trên phương diện áp dụng năm nguyên tắc đạo đức và công bằng trên phương diện giải thoát.

Với phương pháp nghiên cứu những tài liệu đã có sẵn, những bài viết cùng với giáo trình đã học trên lớp, người viết sẽ trình bày một cách chân thật nhất, phân tích những dữ liệu đã có cùng những nhận định khách quan cũng như chủ quan để làm nổi bật nội dung của bài viết. Với kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi, người viết hy vọng sẽ đóng góp một phần công sức để mọi người hiểu hơn về đề tài này.

NỘI DUNG

1. SỰ HÌNH THÀNH NỀN GIÁO DỤC PHẬT GIÁO

1.1. Vai trò của bậc Đạo Sư

Khi Đức Phật chưa xuất hiện thì xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ đã có đến 96 ngoại đạo và 72 bàng môn, dân chúng cả tin vì không am hiểu chân lý. Nhiều tà đạo thật là tai hại vì có thể dẫn dắt mọi người đi lạc đường, ban đầu thì cầu mong được ít nhiều lợi ích nhưng đã lạc đường rồi thì chỉ bị thiệt thòi. Sự xuất hiện của ngài trong bối cảnh lịch sử như một nhà cách mạng cải cách về tư tưởng đã in sâu vào xã hội Ấn Độ bởi bộ luật Ma-nu và kinh điển Vệ-đà. Xuất thân là thái tử của nước Ca-tỳ-la-vệ, với cung vàng, điện ngọc, phú quý, vinh hoa và quyền lực cùng với vợ đẹp con ngoan, ấy vậy mà ngài đã từ bỏ tất cả để đi tìm chân lý vì nhận ra cảnh vô thường: sanh, già, bệnh, chết của chúng sanh. Ngài học đạo với nhiều giáo sĩ trong đó có A-la-lam và Uất-đầu-lam-phất. Hai vị này được xem là hai vị giáo sĩ nỗi tiếng của Ấn Độ lúc bấy giờ vì có sự tu chứng. Ông A-la-lam chứng vô sở hữu xứ định và ông Uất-đầu-lam-phất chứng đến phi tưởng phi phi tưởng xứ định nhưng ngài vẫn chưa hài lòng vì đó không phải là sự giải thoát hoàn toàn. Ngài từ bỏ các vị thầy của mình và ra đi tự tìm cho mình con đường giải thoát bằng sự tu hành khổ hạnh. Nhưng đó không phải là cách giải thoát khi ngài nhận chân ra điều ấy và quyết định đi “con đường trung đạo”, từ bỏ hai thái cực là hưởng thụ vô độ và khổ hạnh thái quá. Với bốn mươi chín ngày thiền định dưới gốc cây Tát-bát-la, ngài đã chứng vô thượng bồ đề khi sau mai vừa mọc, năm ấy ngài vừa ba mươi mốt tuổi.

Với trí tuệ siêu việt từ sự chứng ngộ ngài đã nhìn thấy sự khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt tận khổ đau và con đường đưa đến sự diệt khổ, tất cả các pháp do nhân duyên hợp và cũng do duyên mà tan rã, sự vô thường của kiếp sống cũng như sự vô thường của tất cả các sự vật hiện tượng của vũ trụ. Chính sự thấy biết của ngài là thật, là chân lý khách quan nên ngài đã không ngại những khó khăn mà đi rao giảng chánh pháp để khai ngộ cho chúng sanh. “Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được ngài dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.”[1]

Ngài đã đánh đổ những điều bất hợp lý từ truyền thống đã áp đặt lên thân phận con người. Những bất công trong chế độ phân chia giai cấp được nhìn nhận theo nghiệp lực thọ sanh chứ không phải do huyết thống. Ngài chỉ cho mọi người thấy con đường thọ sanh của chúng sanh qua sáu nẽo luân hồi. Những quan điểm sống, những định kiến xã hội sai lầm đã đè nặng lên kiếp người được ngài dựng đứng lại khi chúng bị quảng ngã xuống. Ngài là một bậc toàn trí thấu hiểu mọi quy luật chi phối con người và vũ trụ. Ngài chỉ cho mọi người phương pháp thấy rõ bản chất của cuộc sống một cách chân thực để từ đó có cách ứng xử đúng đắn trong đời sống, tránh đi những lầm lạc và tu tập để đạt đến sự an lạc trong hiện tại cũng như vị lai. Trong suốt bốn mươi chín năm, ngài đã không quản ngại sự khó khăn của hoàn cảnh, sự khắc nghiệt của khí hậu, sự nguy hiểm khi phải đối mặt với ngoại đạo cũng như sự định kiến của truyền thống xã hội mà thuyết pháp không ít cho bao người. Ngài là một nhà giáo dục vĩ đại không những truyền trao kiến thức mà còn về sự giác ngộ tâm linh. Sự giác ngộ của chúng sanh thông qua những quả vị chứng đắc là tứ thành quả[2] để chứng minh cho lời ngài dạy là có hiệu nghiệm. Sự hiệu nghiệm đó nói lên việc giáo dục của ngài, cứu giúp chúng sanh ra khỏi đau khổ, luân hồi là một cách giáo dục siêu việt nhất mà không ai có thể làm được. Phải chăng trên thế gian này chỉ có ngài là người duy nhất làm được điều ấy.

Mọi người gọi ngài là bậc Đạo Sư và giáo pháp của ngài trở thành những lời dạy vi diệu nhất, có giá trị nhất trong suốt hai mươi lăm thế kỷ. Những giáo lý như Tứ diệu đế, Vô thường, Vô ngã, Thập nhị nhân duyên, Thiền định… đã giúp con người từ phàm phu trở nên một bậc thánh. Những quan điểm bình đẳng giai cấp, bình đẳng nam nữ, quyền con người, những lối sống, cách ứng xử trong gia đình và xã hội đã giúp cho con người và xã hội Ấn Độ thoát khỏi những định kiến ràng buột. Cho đến nay những giáo pháp của ngài để lại là một kho tàng vô giá mà không có gì có thể sánh bằng và giá trị hiện thực của nó thật khó có thể nghĩ bàn.

1.2. Phương pháp giáo dục của Đức Phật

Đức Phật là một bậc Đạo Sư đúng nghĩa. Ngài có thể thuyết phục người nghe để họ thay đổi những quan điểm sống lỗi thời và chấp nhận những tư tưởng đúng qua những lời thuyết pháp đầy tính hiện thực. Khác với những giáo chủ của các giáo phái đương thời thường dùng những ma thuật, huyễn thuật thì ngài chỉ sử dụng một phép thuật đó chính là chân lý khách quan mà ngài đã chứng ngộ được để giúp cho chúng sanh nhận chân được giá trị đích thực của cuộc sống. Những bài pháp được ngài trình bày một cách rõ ràng, tỷ mỹ từ đại cương cho đến chi tiết. Dù thuyết giảng cho một hội chúng đông hay cho một vài người hoặc chỉ có khi một người nào đó thì ngài đều tìm cách để họ thấy được những gì họ chưa thấy, biết được những gì họ chưa biết và làm phát triển những điều thiện lành trong họ đã có. Ngài thường bắt đầu những lời giáo huấn bằng những câu hỏi để tạo sự chú tâm của người nghe, làm cho người nghe tự nhận định chứ ngài không áp đặt, không giáo điều, không buộc người khác phải chấp nhận. Ngài đưa ra một khái niệm với nhiều yếu tố tạo nên và trình bày tư tưởng ấy dưới dạng thống kê qua những con số, chẳng hạn như: “Này các Tỳ kheo! Có hai cực đoan mà người đi tìm chân lý cần nên tránh. Một là…..Hai là….”. hoặc là “Có bảy pháp để kiện toàn một quốc gia. “Một là …. Hai là…. Bảy là….v.v…”

            Đức Phật thường sử dụng phép so sánh một sự vật hiện tượng này với một sự vật hiện tượng khác để diễn giảng về điều ngài đang nói. Ví dụ khi ngài nói đến sự nguy hiểm của dục lạc, ngài đã nói như sau: “Này các Tỳ kheo! Các dục lạc của thế gian như khúc xương khô, như miếng thịt, như bó đuốc cỏ khô, như hố than hừng, như cơn mộng, như vật dụng cho mượn, như trái cây, như lò thịt, như gậy nhọn. Ta đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn[3]. Ở đây, ta thấy, ngài so sánh những dục lạc của thế gian qua các hình ảnh khúc xương khô, hố than hừng, vật dục cho mượn… để nói lên rằng sự không thật của các dục lạc ở thế gian và con người đụng vào nó là sẽ gặp nhiều đau khổ. Với lối sử dụng hình ảnh hiện thực để nói lên ý nghĩa của chân lý, ngôn từ ngắn ngọn, xúc tích tạo cho người nghe dễ hiểu và từ đó cảm nhận chân lý qua hình ảnh. 

            Trong các cuộc đàm thoại với ngoại đạo, ngài không bác bỏ quan điểm của họ, không chê bai, mà chỉ đặt những câu hỏi để cho đối phương tự trả lời. Sự khéo léo của Phật là ngài đã sắp xếp những câu hỏi theo tiến trình của tư duy một cách logic để đối phương trả lời và nhận định nó mà từ bỏ những ý kiến của họ lúc ban đầu. Chân lý không phải do ngài áp đặt mà nó luôn hiện hữu trong đời sống và người nghe có thể chấp nhận chân lý ấy nếu những câu trả lời của ngài hợp lý. Dù có thuyết giảng, tranh luận, phân tích hay đàm thoại thì Đức Phật vẫn luôn hướng đến phương pháp giáo dục là thực hành, và đạo Phật là đạo thực hành mới thấy chứ không chỉ căn cứ vào sự nghe. Ngài không đề cao mức độ lĩnh hội bằng kiến thức mà chú trọng đến thực hành. Những ai tin vào kiến thức lĩnh hội mà không thực hành thì cũng chỉ là kẻ chăn bò thuê, chỉ nhận được một vài đồng lương ít ỏi và lợi ích lớn nằm ở người chủ. Chính vì thế ngài đề cao giá trị chân lý qua sự thực hành. Nếu không thực hành thì sự giác ngộ, giải thoát cũng chỉ là lời nói mà thôi, ấy thế muốn cảm nhận về chân lý màu nhiệm thì phải tu tập, ví dụ như muốn diệt trừ tham lam phải mở lòng bố thí, muốn tâm không tán loạn phải tu tập thiền định, v.v…

Đức Phật chưa bao giờ chấm dứt bài pháp của mình khi đệ tử của ngài hay những người có duyên nghe pháp của ngài hoặc tranh luận với một ai đó mà họ chưa hiểu. Ngài thường lập đi lập lại nhiều lần để họ nhớ đến mức thuộc lòng và tóm tắt những bài giảng của ngài bằng những bài kệ ngắn để thính giả nếu không nhớ được nguyên bài kinh thì ít ra cũng nhớ được bài kệ mà theo đó hành trì, tu tập.

Đức Phật còn sử dụng những nghề nghiệp, những công việc hằng ngày, những sự vật, hiện tượng thực tế để thí dụ, để thuyết giảng cho những người làm nghề ấy, như hình ảnh người nông dân, người dân chài, kẻ bắt rắn, hình ảnh người vợ, v.v… giúp họ tiếp cận chân lý một cách dễ dàng, thuận lợi. Đây là những nghề nghiệp thực tế và chân lý hiện lên trong từng nghề nghiệp của quần chúng. Thính chúng nghe xong tự cảm nhận điều đó hợp với thực tế mà hiểu về giá trị của cuộc sống cũng như tâm linh. Ngài thường dùng tiếng bản xứ Màgadhi (Ma-kiệt-đà) để thuyết giảng cho quần chúng vì ngôn ngữ này phổ cập và được sử dụng nhiều hơn là dùng  tiếng Sanskrit của giới thượng lưu trí thức. Sự thuyết giảng của ngài làm cho người nghe bị thuyết phục và tự nguyện xin quy y Phật, quy y Pháp và xin quy y chúng Tăng, để hướng đến con người giải thoát mà ngài đã giới thiệu và chỉ dẫn, chứ không tranh giành, không dụ dỗ đệ tử của ai.

1.3. Đối tượng giáo dục của Đức Phật

            Khi Phật thành đạo dưới cội Bồ đề, ngài đã nhìn ra sự giác ngộ thật vi diệu và giáo lý của ngài thật cao siêu, chính vì thế mà ngài muốn nhập Niết Bàn, nhưng vì do Phạm Thiên thỉnh cầu ngài thuyết pháp để hóa độ chúng sanh nên ngài đã vận dụng phương tiện tùy theo căn cơ của chúng sanh mà thuyết giảng.

            Đầu tiên ngài nghĩ đến hai vị thầy của ngài là ông A-la-lam và Uất-đầu-lam-phất, nhưng cả hai ông đã từ giã cõi đời nên không còn cơ hội để nghe giáo pháp của ngài. Tiếp đó ngài nghĩ đến năm anh em ông Kiều Trần Như là những người bạn đồng tu với ngài khi còn ở Khổ Hạnh lâm và quán chiếu thấy họ ở vườn Lộc Uyển, tại thành Ba-la-nại. Ngài đã đến vườn Lộc Uyển và thuyết Tứ diệu đế cho họ. Sau bài pháp này cả năm vị đều chứng A-la-hán[4] và Tam bảo được hình thành từ đây. Phật bảo chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Pháp bảo chính là bài pháp Tứ diệu đế và Tăng bảo chính là năm anh em ông Kiều Trần Như và nơi chứng kiến Tam bảo được hình thành đó chính là vườn Lộc Uyển tại thành Ba-la-nại.

            Phải nói rằng, đối tượng nghe pháp của Phật đầu tiên là năm anh em ông Kiều Trần Như đã được Phật chọn lựa một cách đúng đắn vì họ đã thực hành về tâm linh, tu tập khổ hạnh, rèn luyện trong tâm linh nên dễ dàng chấp nhận những điều của Phật nói. Họ là những người có khả năng khai ngộ, và Phật biết được khả năng của họ có thể lĩnh hội và chứng ngộ được giáo pháp của ngài nên ngài đã thuyết giáo cho họ đầu tiên. Đây là một cách giáo dục tùy theo khả năng của người nghe mà Phật thuyết giảng chứ không giống như giáo dục của thế gian là dạy gì học đó, người nghe chỉ biết ngồi đó tiếp thu bài dù có thích hay không thích. Còn sự giáo dục của Phật thì ngài dùng trí tuệ chứng ngộ của mình để quán chiếu căn cơ thính chúng. Phật khai ngộ từng bước qua Khổ đế, Tập đế, Diệt đế cho đến Đạo đế, giải pháp trình bày cho đối tượng cùng đi trên một con đường, cúng hướng đến lý tưởng giải thoát như ngài nên họ tiếp thu giáo pháp vi diệu không khó khăn gì.   

Ngài khai ngộ tâm linh cho người đã trưởng thành để họ dễ dàng tiếp nhận, lúc đó sự giáo dục của ngài chỉ hưởng đến Tăng chúng. Từ năm anh em ông Kiều Trần Như, ngài đã tiếp độ thêm nhiều người nữa và khuyên họ đi mỗi người một hướng, đừng đi hai người cũng một nơi để thuyết pháp hóa độ chúng sanh, giúp người khai mở trí tuệ đã sẵn có từ vô thỉ đã bị vô minh che mờ, lúc này sự giáo dục của Phật giáo đã hướng đến những thành phần khác trong xã hội.

Trong quá trình truyền bá chánh pháp Phật đã tùy duyên hóa độ với nhiều thành phần, địa vị, giai cấp, tôn giáo, nghề nghiệp, giới tính… từ vua chúa, quan lại, hoàng thân quốc thích, ngoại đạo, thương gia, cho đến nông dân, dân chài, tướng cướp, gái bán hoa…tất cả với tâm bình đẳng và tùy theo phương tiện. Không chỉ với con người mà Phật còn thuyết pháp cho chư thiên, phi nhân, ma vương. Trong kinh điển phát triển, Phật còn thuyết pháp cho các vị Bồ tát, thiên long bát bộ, A-tu-la… Gần gũi với Phật có bốn chúng: Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, đối tượng trực tiếp là Phật dạy cho con người, nếu mở rộng ra thì Phật dạy cho chúng sanh trong sáu đường. Những ai có duyên được Phật giáo hóa đều được an ổn và lợi lạc không chỉ cho đời hiện tại mà cho cả kiếp vị lai và tứ thánh quả Thanh Văn là một sự minh chứng rõ ràng cho sự giáo hóa của ngài là có hiệu quả.

2.4. Cơ sở hạ tầng cho nền giáo dục Phật giáo

            Trong những năm đầu, Đức Phật và hàng đệ tử xuất gia của ngài là những du tăng và sống bằng cách khất thực và thường cư trú qua đêm ở những gốc cây trong những khu rừng nhỏ. Cũng có các vị Tỳ-kheo là nơi trú thân bằng những túp lều lá hay cư trú trong những hàng động. Đến năm thứ ba sau ngày Đức Phật thành đạo, số đệ tử xuất gia, tại gia của ngài đã đông đảo và chiếm được sự ưu ái của quần chúng. Vua Bimbisara nước Magadha đã xin quy y Phật và hiến cúng rừng Veluvana (Trúc Lâm) trong đó nhà vua cho xây cất đầy đủ tiện nghi để dùng làm tinh xá, gồm giảng đường, phòng ốc, vật dụng đủ thứ cho Phật cùng giáo đoàn tới cả một ngàn người. Đây là trú xứ đầu tiên, mở đầu một giai đoạn của việc cư trú định cư. Đến tháng Vesakhà (khoảng tháng 4 – 5 âm lịch) là vào mùa mưa, Đức Phật và chư tăng đến an cư mùa hạ thứ hai ở nơi đây.

Uy tín của Phật và Tăng đoàn ngày càng cao, nhiều người đến xin quy y thọ giới tu hành. Những gia chủ khá giả cũng tìm hiểu giáo pháp và biết được lợi lạc của giáo pháp đem lại, nhiều người đã hiến cúng phần đất của mình để xây dựng tinh xá cho Phật cùng chư Tăng. Nhiều tinh xá đã mọc lên, trong sồ đó phải kể đến là Jivakarama (tinh xá Kỳ Bạt), tại ngoại ô thành Rajagadha (Vương-xá), người dâng cúng tinh xá này là Jivaka, một nhà y học, giải phẩu lừng danh thời Đức Phật.

Tinh xá Kỳ Viên (Jetavanarama), ở Savathi, tinh xá này là trưởng giả Anthapindika (Cấp Cô Độc) hiến cúng mảnh vườn mà ông mua được tử nơi thái tử Kỳ-đà và cây của thái tử Kỳ-đà hiến cúng. Vì vậy, mọi người thường gọi là Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên. Sau đó trưởng giả cho xây cất một số tinh xá đồ sộ với đủ loại phòng ốc, giảng đường, bếp, nhà kho, nhà vệ sinh, chỗ đi dạo, giếng lộ thiên, giếng có nắp, bãi tắm, phòng tắm, hồ… Có thể nói tinh xá Ký Viên là tinh xá lớn nhất thời bây giờ, cũng chính nơi đây Đức Thế Tôn đã an cư 25 mùa hạ và nhiều bài pháp quan trọng được ngài thuyết ở nơi này.

Tinh xá Ghositàràma (Cù Sư La tinh xá) tại Kosambi, do trưởng giả Ghosita cùng hai người bạn đồng sự là Kukkuta và Pavariya xây cất. Có lẽ tinh xá này được xây cất lớn nhất và vững bền nhất. Tinh xá này là trú xứ liên tục của chư Tỳ-kheo tới hơn một ngàn năm sau mới bị phá hủy do quân Hung tràn vào xâm chiếm Kosambi. Khi xưa nơi đây cũng là nơi Đức Phật đã thuyết nhiều phần kinh quan trọng.

Ngoài những tinh xá đã nêu trên còn có những tinh xá lớn nhỏ khác rãi rác khắp nơi trên vùng Ấn Độ như Ambapali – Vana , Markathrada ở Vesali; Udambari-Karama ở trên sông Sappini, Kukkutarama, Pavaxikanivana đều ở Kosambi; Nigrodharama (Ni-câu-đà) ở Kapilavatthu; Isipatana (Lộc Uyển) ở Baranasi … Các tinh xá này ngày nay chỉ còn có tên gọi, môt số khác còn lại nền đất cũ, đôi chút vết tích kiến trúc mà các nhà khảo cổ đã ghi lại được dấu tích. Khi xưa chính tại những tinh xá này mà chư tăng được tề tựu bên nhau tu hành. Sau những tháng an cư kiết hạ nhiều vị đã chứng đạo quả, và cũng chính nơi đó đã xuất thân các bậc thánh xuất chúng đã giáo hóa chúng sanh, đem nhiều lợi lạc cho chư thiên và loài người.[5]

Việc hiến cúng các tịnh xá giảng đường của các vua chúa, quan lại và gia chủ không chỉ là nơi để chư tăng an trú mà còn là cơ sở hạ tầng để truyền bá giáo pháp và phát triển giáo dục Phật giáo từ những ngày đầu tiên khi thành lập tăng đoàn.

2.5. Sự lan truyền của giáo dục Phật giáo

Sau khi Phật nhập Niết bàn, kinh điển được trùng tuyên lại qua lời của Tôn giả A-nan-đà, lúc này vẫn chưa có ghi chép mà chỉ qua hình thức truyền miệng. Giáo dục của Phật giáo trong quá trình truyền thừa là con đường thực hành được đặt nặng hơn là tính lý thuyết và điều đó thể hiện qua tâm chứng của các vị thánh giả. Đến thời vua A-so-ka thì hệ thống giáo lý của Phật được xem là sự giáo dục chính thống, là nền tản đạo đức và tư tưởng cũng như tâm linh của xã hội Ấn Độ. Ngài đã cho người đi sang Tích Lan để truyền bá giáo pháp, đây là một trong những kỳ tích mà giáo pháp còn lưu lại đến hôm nay.

Sau công nguyên, trường đại học đầu tiên của Phật giáo được hình thành đó là đại học Na-lan-đà tại Tỳ-xá-ly, đây là nơi tiêu biểu cho hệ thống giáo dục Phật giáo bài bản nhất, có đến 10.000 người tham gia học tập, và nơi đây đã xuất hiện nhiều danh sư lỗi lạc như ngài Long Thọ, Giới Hiền, Huyền Trang… Đến thế kỷ thứ XII, khi Hồi giáo tấn công Ấn Độ đã tiêu diệt hoàn toàn Phật giáo và Phật giáo nơi cái nôi của nó được sinh ra tại Ấn Độ đã đi vào lụi tàn.

Cũng may trước đó Phật giáo đã được truyền sang các nước lân cận. Phật giáo du nhập vào đất nước nào trở thành Phật giáo của nước đó. Dù có theo tư tưởng nguyên thủy hay phát triển thì các hệ phái vẫn giữ đúng tinh thần của Phật khi xưa, có khác hơn là phát triển thêm cho phù hợp với thời đại và với xã hội, cũng như phong tục tập quán của bản địa mà phương tiện giáo hóa. Quần chúng các nước tiếp nhận một tôn giáo mới là Phật giáo vì thấy hợp với văn hóa, phong tục cũng như lối sống và hơn thế nữa là giá trị về tư tưởng cũng như tâm linh. Những trường đại học Phật giáo được mở ra với quy mô lớn để mọi người đều được giáo dục một cách công khai. Xưa kia việc phân chia bộ phái làm cho Tăng đoàn chia rẻ thì ngày nay các hệ phái ngồi lại với nhau, cùng chung học một mái trường với nhiều phân khoa và chuyên môn hóa. Giáo dục Phật giáo được phát triển, với bản nguyện tốt đạo đẹp đời trên cơ sở giáo dục Phật giáo là không có loại người nào là không giáo dục được, hay không huấn luyện. Do đó, trường sở Phật Giáo hiện nay được tái tạo và một số mới được thiết lập đã được đưa vào quy chế học đường, người học được đi vào nề nếp sinh hoạt học tập đồng bộ và gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp.

2. MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC PHẬT GIÁO

Giáo dục Phật giáo là giúp con người đoạn trừ tham, sân, si, những phiền não trói buột làm con người phải trôi lăn trong sanh tử luân hồi. Từ vòng luân hồi đó con người đã chịu vô vàn cảnh khổ nên việc thoát khỏi khổ đau là mục đích tối hậu mà đạo Phật muốn hướng đến. Vòng luân hồi không tha cho bất cứ ai, hết kiếp sống này đến kiếp sống khác, và sự chịu đựng đau khổ của chúng sanh là không bờ mé “nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước trong bốn biển”. Sự giải thoát khổ đau, phiền não là mục đích khó nhất, cao nhất mà con người phải trải qua nhiều kiếp sống, kiên trì với những điều của Phật dạy thì không kiếp này thì cũng trong kiếp sau hoặc một kiếp nào đó cũng có thể đạt được. Đó là Niết Bàn, là hạnh phúc tối thượng, không tái sanh, không luân hồi, không phiền não, không hệ lụy, đây là chân hạnh phúc mà Đức Phật muốn hướng chúng sanh đạt được:

“Không bệnh lợi tối thắng

Niết Bàn lạc tối thắng

Bát chánh đường duy nhất

Đến bình an bất tử”[6]

            Đức Phật ra đời vì an lạc cho chư thiên và loài người, vì hạnh phúc cho số đông nên giáo pháp của ngài luôn hoàn thiện nhân cách cho quần chúng, để từ đó họ áp dụng chân lý trong thực tế mà có lối ứng xử với gia đình và xã hội một cách chuẩn mực. Việc giáo dục của ngài không ngoài Tam vô lậu học là Giới - Định - Tuệ, và nếu một người nào đó muốn thoát khỏi đau khổ, phiền não mà không phải không học tập Tam vô lậu học này. Muốn có sự giải thoát tối hậu, sự chứng ngộ vô thượng, con người ta không thể nào không đoạn trừ những phiền não trong tâm thức đã bám víu. Tâm linh của con người phải thoát khỏi tham, sân, si, mạn, v.v… viễn ly tất cả những uế trược mà an vui trong cảnh giới Niết bàn ngay trong đời sống hiện tại. Tam vô lậu học là phương pháp giúp con người thoát ra khỏi những phiền não để đạt được cứu cánh Niết bàn.

            Đứng trước những nguy cơ của xã hội đang rơi vào trình trạng hỗn loạn, sự sa sút về đạo đức, tha hóa về nhân cách, các tệ nạn xã hội trộm cắp, ma túy, bệnh tật, đói nghèo, thất nghiệp, chiến tranh, ô nhiễm môi trường, càng nổi bật lên vai trò giáo dục học đường của thế gian chưa thật sự hiệu quả. Chính vì thế mục tiêu của giáo dục Phật giáo còn hướng con người đến cái thiện, cái chuẩn mực, hoàn thiện nhân cách để sống tốt với chính bản thân mình cũng như phục vụ xã hội một cách tích cực. Sự giữ gìn giới luật là một trong những phương pháp làm cho con người được an ổn đối với tự thân, an ổn trước pháp luật và an ổn trong luật nhân quả. Chỉ nói đến sự giữ gìn năm giới như: không sát snah, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu đã giúp cho con người tránh gặp phải những đau khổ cho bản thân mình, không sa vào vòng tù tội của pháp luật và không phải trả quả báo vì nghiệp lực của mình đã tạo trong vị lai. Chính điều này cũng đã nói lên sự sáng suốt trong giáo dục Phật giáo và nói lên sự bế tắc trong giáo dục học đường của thế gian.

Giáo dục thế gian chú trọng giảng dạy các môn học toán, lý, hóa, sinh, ngoại ngữ… mà để quên giáo dục nền tảng đạo đức cho con người, bằng chứng là những tiết học giáo dục công dân rất ít ỏi và không có sự đầu tư. Ngay từ khi học sinh ngồi ở ghế nhà trường thì đạo đức đã bị xem nhẹ, bạo lực học đường luôn xảy ra và hệ thống giáo dục giải quyết không ổn thỏa. Nói đi cũng phải nói lại, mục đích giáo dục của thế học cũng giúp cho con người thoát khỏi cái khổ của ngu dốt, đói nghèo, lạc hậu, nô lệ, bất công, bóc lột, áp bức… đây cũng là một sự giải phóng vượt bậc. Mục tiêu lớn nhất của giáo dục thế gian là đào tạo cho một người có được một cái nghề sau khi ra trường nhưng không thể nào giúp được cho con người thoát khỏi cái cảnh sanh, già, bệnh, chết từ những kiến thức được học ở nhà trường đem lại. Chỉ có sự giáo dục của Phật giáo mới đủ sức đưa con người thoát khỏi kiếp sống vô thường này và tạo dựng một xã hội bình an. Con người sống chan hòa với nhau, không chiến tranh, không cướp bóc, không hận thù, đó là một thế giới thanh bình mà nhà Phật gọi là “Cực lạc tại thế gian”.

 

 

 

3. GIÁO DỤC PHẬT GIÁO ĐÓNG GÓP CHO SỰ CÔNG BẰNG XÃ HỘI

Công bằng xã hội là một trong những mục tiêu mà xã hội loài người luôn hướng đến, phải chăng từ khi xã hội loài người được hình thành thì đã không có công bằng. Những cuộc chiến tranh từ quy mô lớn đến quy mô nhỏ cuối cùng để tìm sự công bằng cho cuộc sống mà thôi. Tuy nhiên công bằng không phải là sang bằng tất cả những quyền lợi cho mọi người mà là sự công bằng trên phương diện cá nhân, cũng như xã hội. Tất cả con người được sinh ra phải có sự công bằng, từ quyền con người, quyền làm chủ thân thể, quyền sở hữu tài sản, quyền được học hành, được cống hiến, được phát huy khả năng vốn có của mình, quyền được yêu thương. Con người còn được công bằng trước pháp luật, chính trị, xã hội, tư tưởng, văn hóa và nhu cầu hưởng thụ vật chất cũng như tinh thần đúng với năng lực của mình làm ra một cách chính đáng. Công bằng không có nghĩa là ai như ai. Ví dụ như cùng làm trong một công ty, một người công nhân không thể đòi hỏi lương bằng với một người giám đốc, đây mới chính là điều bất công. Vì sao? Vì người giám đốc năng lực họ có hơn, do trình độ học vấn cao, trình độ chuyên môn tốt, trình độ quản lý giỏi, họ phải bỏ ra nhiều công sức và nhiều chất xám hơn thì lương bổng và quyền lợi phải nhiều hơn một người công nhân bình thường. Nếu trong trường hợp này, người công nhân đòi công bằng thì sẽ có một điều gì đó bất công. Do vậy, xã hội hiện đại công bằng ở chỗ làm làm theo năng lực, hưởng theo sản phẩm, chứ không phải ai cũng như ai, và một xã hội công bằng trong thời hội nhập luôn được con người hướng đến. Đối với giáo dục Phật giáo cũng đóng góp cho sự công bằng của xã hội trên phương diện cá nhân đối với các mối quan hệ gia đình và xã hội, sự công bằng trên phương diện giải thoát qua hệ thống giáo lý cũng như tư tưởng mà Phật đã dạy hơn hai ngàn năm nay.

3.1. Giáo dục Phật giáo đóng góp cho công bằng xã hội giữa cá nhân và các mối quan hệ gia đình, quyến thuộc

Mỗi người được sinh ra trong xã hội loài người thì ai cũng phải có nghĩa vụ và quyền lợi nhất định. Việc thực hiện nghĩa vụ một cách đúng đắn sẽ tạo nên một cá nhân chuẩn mực về phương diện đạo đức, lối sống, cách ứng xử với những người chung quanh. Mỗi người tự có trách nhiệm với bản thân mình, hoàn thiện nhân cách và làm tròn bổn phận với gia đình và xã hội. Nếu không làm tròn bổn phận thì đừng đòi hỏi gì đến quyền lợi. Vì bổn phận cũng xem như là nghĩa vụ mà mỗi cá nhân phải thực hiện đối với những mối quan hệ trong gia đình, cũng như ngoài xã hội một cách đúng mực. Việc thực hiện tốt các nghĩa vụ giúp cho cá nhân dễ đạt được quyền lợi một cách tốt nhất. Một người được giáo dục từ Phật giáo nếu không biết cách ứng xử với những người chung quanh thì đó không phải là một con người lý tưởng. Cách ứng xử đó phải được dựa trên nền tảng của sự công bằng. Sự công bằng trong các mối quan hệ được duy trì trên sự hỗ tương, bình đẳng và cùng có lợi từ cả hai phía chứ không phải một chiều. Trong kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt, Đức Phật dạy có năm điều mà cha mẹ nên thực hiện đối với con cái:

1. Can ngăn con cái không cho làm những việc quấy ác.

2. Tập cho con cái làm những việc thiện lành.

3. Trang bị cho con cái nghề nghiệp và học thức.

4. Cưới gả con cái một cách thích đáng.

5. Khi đúng thời thì trao cho con cái của thừa tự.[7]

Đức Phật cũng dạy năm pháp mà người con phải có đối với cha mẹ:

1. Ủng hộ, bảo vệ và chu cấp cho cha mẹ những gì cha mẹ cần.

2. Thực hiện những nhiệm vụ mà cha mẹ đã ủy thác.

3. Bảo vệ danh thơm tiếng tốt của gia đình.

4. Hành động và xử trí như thế nào để xứng đáng với gia sản mà cha mẹ trao lại.

5. Nhân danh cha và mẹ mà bố thí cúng dường rồi hồi hướng công đức cho cha và mẹ.[8]

Ở đây ta thấy, trách nhiệm không phải chỉ ở một chiều thuộc về cha mẹ đối với con cái mà con cái cũng phải có trách nhiệm lại đối với cha mẹ. Đây là sự công bằng trong giáo dục của Phật giáo trên phương diện ứng xử trong gia đình. Con người phải bình đẳng và công bằng đối với trách nhiệm của bản thân mình và với người thân. Con cái không phải chỉ đòi hỏi với cha mẹ mà không có trách nhiệm và bổn phận đối với cha mẹ và ngược lại cha mẹ cũng phải có trách nhiệm và bổn phận đối với con cái, đây là sự công bằng, cũng là đạo đức và đạo lý mà con người cần phải thực hiện.

Cũng trong kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt, Phật cũng dạy người vợ thờ chồng có năm điều:

1. Một là chồng đi đâu về phải đứng dậy nghênh tiếp;

2. Hai là khi chồng đi khỏi phải lo mọi việc nấu nướng, quét dọn chờ chồng về;

3. Ba là không được có lòng dâm dục với người khác, chồng có trách mắng cũng không được có thái độ trách mắng lại;

4. Bốn là hãy làm theo lời chồng răn dạy, có nhặt được vật gì cũng không được che giấu;

5. Năm là khi chồng ngủ nghỉ, phải lo sắp xếp xong rồi mới ngủ.

Chồng đối với vợ cũng có năm điều:

1. Một là đi đâu phải cho vợ biết;

2. Hai là việc ăn uống đúng giờ, cung cấp áo quần cho vợ;

3. Ba là phải cung cấp vàng bạc châu báu;

4. Bốn là những vật ở trong nhà nhiều ít đều phải giao phó cho vợ;

5. Năm là không được ngoại tình, bằng cách nuôi dưỡng, hầu hạ, chuyển tài sản cho người khác.

Muốn có một cuộc sống vợ chồng tốt đẹp thì cả người vợ lẫn người chồng đều phải ý thức trách nhiệm của mình để vun xén hạnh phúc cho nhau, chứ không phải riêng trách nhiệm một ai. Sống trên đời mỗi người có mỗi trách nhiệm khác nhau nếu có thể san sẻ trách nhiệm cho nhau được thì càng tốt. Sự công bằng trong cuộc sống vợ chồng khiến cho người vợ cũng như người chồng cảm thấy được tôn trọng, được yêu thương. Nhiều cặp vợ chồng sống không hạnh phúc, bao nhiêu đau khổ xảy ra như bạo lực gia đình, những áp lực của cuộc sống, sự không hiểu biết về kiến thức cuộc sống gia đình, sự khác nhau về quan điểm sống, phong tục tập quán, văn hóa, tôn giáo… cũng đã dẫn đến sự đổ vỡ một cách trầm trọng. Trước khi lập gia đình họ không tìm hiểu nhau kỹ càng, không học hỏi giáo lý của các bậc thánh để đến nỗi cuộc sống vợ chồng vỡ, gây nên nhiều hệ lụy. Nếu như người vợ cũng như người chồng đều thực hành đúng như những lời Phật dạy thì cuộc sống quả thật là hạnh phúc và con cái cũng được hưởng một chút ân đức từ cha mẹ của chúng. Cho nên phải các cặp vợ chồng phải hiểu được trách nhiệm của mình và thực hiện nó một cách công bằng để không phải gặp những đau khổ trong cuộc sống vợ chồng.

3.2. Giáo dục Phật giáo đóng góp cho công bằng xã hội giữa cá nhân với các mối quan hệ xã hội

Con người khi chỉ công bằng với những người trong gia đình hay quyến thuộc mà đối với các mối quan hệ ngoài xã hội cũng phải công bằng và thực hiện một cách đúng mực. Ví dụ như trong lớp học, nghĩa vụ của sinh viên là phải đóng quỹ đầy đủ, vì quỹ lớp là quỹ chung cho cả một tập thể, số tiền đó dùng để photo tài liệu, chi phí cho những nhu cầu chung của lớp và quyền lợi của người đóng quỹ đầy đủ sẽ được nhận những tài liệu học tập, được tham gia những chương trình của trường, của lớp tổ chức. Nếu không hoàn thành nghĩa vụ thì không đòi hỏi gì về quyền lợi cả, đây là điều hết sức công bằng. Sự công bằng được tính trên cả phương diện nghĩa vụ và quyền lợi một cách công khai. Các mối quan hệ như thầy trò, bạn bè, chủ tớ, vua tôi… được xây dựng trên sự bình đẳng và công bằng giữa hai bên thì mối quan hệ đó mới bền vững.

Trong kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt, Phật còn dạy Thầy đối với trò thực hiện năm điều và ngược lại, học trò đối với thầy cũng như thế.

Bổn phận của trò đối với Thầy: có năm điều

1. Phải kính mến Thầy như cha mẹ;

2. Phải vâng lời Thầy chỉ bảo;

3. Phải giúp đỡ Thầy trong cơn hoạn nạn;

4. Phải siêng năng học tập để làm cho Thầy vui lòng;

5. Khi thôi học cũng phải năng lui tới thăm viếng Thầy để tỏ lòng cảm mến công ơn dạy bảo của Thầy.

Bổn phận của Thầy đối với trò: có năm điều

1. Phải cần mẫn dạy dỗ trò.

2. Dạy học trò phải dạy cả kiến thức lẫn đức hạnh, làm sao để học trò mình ngày mỗi tiến bộ.

3. Làm Thầy phải dạy cho học trò những điều ấn tượng nhất, gây ấn tượng mạnh cho tâm trí học trò.

4. Những điều gì khó hiểu (lý thuyết mắc mỏ) thì Thầy phải giảng giải làm sao cho học trò không bị hiểu lầm.

5. Phải có lòng rộng rãi mong muốn học trò giỏi hơn mình.

Tình nghĩa thầy trò là một tình cảm thiêng liêng, nhưng theo tình hình hiện nay cho thấy sự gần gũi giữa thầy và trò hết sức rời rạc, thiếu thân tình và gần gũi. Giáo dục của thế gian thì thầy chỉ dạy văn hóa và kiến thức cho học sinh chứ không quan tâm nhiều đến đời sống cũng như tâm lý của học sinh. Có lẽ, xã hội ngày càng phát triển, con người ta phải lo toan nhiều cho chính bản thân mình và gia đình nên không có đủ sức để lo tiếp cho ai nữa, nhất là tình thầy trò vì trong lớp học có khá nhiều học sinh, giáo viên không thể nào quan tâm hết được mà chỉ chú ý đến một hai cá nhân nào đặc biệt.  

Mối quan hệ giữa thầy trò, sư phụ và đệ tử trong giáo dục tâm linh của Phật giáo cũng thế, điều này dẫn đến một hậu quả thật nguy hiểm. Người đệ tử từ bỏ gia đình mình, sống không gia đình, vào chùa cũng mong muốn được thầy quan tâm những lúc đau yếu, cũng như sự dạy dỗ nên người để không uổng công xuất gia tu học. Nếu thầy trò hiểu nhau thì đó là cái phước của người đệ tử còn nếu không hiểu nhau thì thật là khổ sở cho cả hai thầy trò. Chính vì thế việc thực hiện đúng những lời dạy của Phật từ hai phía thầy và trò sẽ tạo nên một tình yêu thương và đầy trách nhiệm trên nền tảng công bằng để từ đó phát triển tâm linh trên bước đường tu học.

Không những Phật dạy trách nhiệm giữa thầy và trò mà còn dạy cách đối xử giữa bạn bè với nhau, cách đối xử giữa người chủ với đầy tờ và người đày tớ đối với chủ, cách ứng xử giữa tu sĩ với tính đồ và bổn phận của tín đồ đối với tu sĩ, tất cả được dựa trên tinh thần bình đẳng, công bằng từ hai phía. Không ai được phép lợi dụng ai mà cùng sống, cùng làm việc để đem lại lợi ích cho cả hai thì mối quan hệ đó mới bền chặt.

Trong sự giáo dục của Phật giáo không chỉ xây dựng tính công bằng cho những cá nhân đối với những người họ hàng, dòng tộc mà còn mối quan hệ ra ngoài xã hội. Trong những mối quan hệ ấy, sự duy trì trên nền tảng đạo đức và tuệ giác thì kết quả của xã hội được cải thiện một cách tốt hơn. Trên phương diện những nhà lãnh đạo quốc gia thì việc ứng xử sao cho chuẩn mực để đem lại lợi ích đó là cái phước của trăm họ. Trong thời Phật, ngài thường quan tâm đến việc an nguy của quần chúng dưới quyền cai trị của các vị vua. Một xã hội bất công với sưu cao thuế nặng, dân chúng lầm than dưới tay của những người cầm nắm vận mệnh của một đất nước đã khiến cho người dân khốn khổ. Sự bất minh của các nhà cầm quyền và sự thiếu đạo đức đã đưa các quốc gia đó suy vong. Nhìn thấy được những cảnh đó, trong kinh Bổn Sanh, Phật nói lên Tư đức của một vị vua để giúp vua cai trị đất nước:

1. Vị vua đó phải cởi mở không ích kỷ;

2. Có đạo đức và phẩm hạnh tốt đẹp;

3. Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân để phục vụ an sinh của quần chúng;

4. Phải thành thật và ngay thẳng;

5. Phải dịu dàng và giàu lòng nhân ái;

6. Phải sống giản dị để làm gương cho dân chúng;

7. Phải vượt lên mọi hận thù;

8. Biết áp dụng tinh thần bất bạo động;

9. Phải có đủ khả năng nhẫn nại và chịu đựng mọi thử thách;

10. Tôn trọng ý kiến của dân, phát triển hòa bình và hòa hợp với dân chúng.

Mười đức tính của một nhà vua mà Đức Phật dạy là tiêu chuẩn xây dựng nền tảng đạo đức của một người lãnh đạo một quốc gia. Nhà vua trước hết phải không tham lam ích kỷ, không nghĩ lợi cho mình mà đặt quyền lợi của dân chúng lên hàng đầu, dám hy sinh lợi ích của mình để phục vụ cho sự an sinh của quần chúng, không tham đắm vào dục lạc, tửu sắc, ca vũ, sống thanh liêm và trung thực với bản thân mình, không xa hoa, không lãng phí của công, phải có lòng yêu thương dân chúng như yêu con người của mắt mình, không nuôi dưỡng tâm hận thù và không được gây chiến tranh, giết choc, phải tôn trọng ý kiến của dân và kham nhẫn chịu đựng khó khăn trong những hoàn cảnh xấu của đất nước để có hướng giải quyết tốt nhất. Nếu ai lãnh đạo một đất nước mà được học những lời dạy này của Đức Phật thì quả thật là phước cho một đất nước đó. Sự giáo dục Phật giáo hướng đến một quốc gia thịnh trị qua tư cách đạo đức của một người nắm chính quyền để cho thấy rằng dù ai ở bất cứ địa vị xã hội nào cũng phải làm tròn trách nhiệm với địa vị mình đã có. Đó là sự công bằng và nếu như ai cũng được ảnh hưởng từ nền giáo dục Phật giáo thì cuộc sống sẽ rất bình an, dân chúng được ấm no hạnh phúc.

3.3. Giáo dục Phật giáo đóng góp cho công bằng xã hội trên phương diện giữ gìn ngũ giới

            Theo Phật giáo sự giữ gìn năm giới cấm của cá nhân cũng đã đem lại sự an ổn cho chính bản thân mình và không làm tổn hại đến người khác cũng như gia đình và xã hội, đây là sự giáo dục xây dựng cho mẫu người lý tưởng. Giới luật của Phật giáo được xem là điều quan trọng trong sự tồn tại và truyền bá giáo pháp của Phật giáo. Nền tảng giới luật giúp con người từ bỏ cái ác, hướng về điều thiện, tăng trưởng đạo đức, và tăng trưởng về tâm linh. Nếu tất cả mọi người đều thực hành tốt ngũ giới, cũng là năm nguyên tắc đạo đức thì xã hội loài người đúng nghĩa là một xã hội công bằng. Mục đích Phật chế giới cho con người nhằm để tránh những điều tổn hại đến cá nhân, gia đình, và trên hết là xã hội, giúp cho cuộc sống của con người được an ổn, bình yên với sự công bằng vì ai cũng mong muốn cuộc sống của mình được an lành và hạnh phúc.  

Đã là con người ai chẳng muốn mua cầu hạnh phúc, ai cũng biết quý trọng thân thể, thân thể là tài sản quý nhất mà bất cứ ai cũng không có quyền xâm phạm. Lấy người để suy ra mình không nên xâm phậm, hủy diệt đời sống của những sinh linh, không giết chóc hay gây tổn hại cho thân thể của người khác. Những hành động đó phải được lên án mạnh mẽ và ngăn chặn kịp thời. Như khế kinh nói:

“Ai cũng sợ gươm đao,

Ai cũng thích sống còn.

Hãy lấy lòng mình suy lòng người,

Chớ giết người, chớ bảo giết người,

Chớ tùy hỷ giết người.” (Pháp Cú, 5)

Không chỉ thân thể là tài sản quý giá mà những tài sản do con người tạo ra bằng mồ hôi nước mắt một cách chân chánh cũng đáng quý vô cùng. Những của cải vật chất ấy, không ai được phép chiếm đoạt, cướp bóc. Cho đến những việc lừa gạt, tham ô, tham nhũng, bớt xén cũng được xem là hình thức trộm cướp. Những hiện tượng này đối với xã hội ngày nay vẫn còn nhan nhãn và gây nên những bức xúc. Ai cũng mong muốn giữ gìn của cải của mình, ai cũng sợ mất mát thì không nên tự mình lấy hoặc không bảo người khác lấy. Mình sợ mất của thì người khác cũng sợ mất của, lấy tâm mình để suy ra tâm người và vì sự công bằng của cá nhân mình cũng như xã hội mà tôn trọng vật sở hữu của người khác. Muốn xã hội không có cảnh người lo sợ, nhà đề phòng, người nghèo đói, kẻ trộm cướp thì mỗi người tự làm việc với nghề chân chánh để không phải gây nghiệp xấu ác mà ảnh hưởng đến kiếp sống hiện tại và vị lai.

Việc xây dựng đời sống gia đình hạnh phúc bằng cách không tà hạnh cũng là nguyên tắc đạo đắc rất quan trọng. Đã lập gia đình phải giữ sự thủy chung, dù là vợ hay chồng, không được tà hạnh với người khác ngoài vợ hay chồng mình. Đối với vợ chồng còn phải giữ gìn trong sự quan hệ chừng mực để bảo đảm sức khỏe huống chi là tà hạnh với người khác. Là người ai chẳng mong có một gia đình hạnh phúc, vợ hiền, chồng giỏi, con ngoan, trong ấm ngoài êm cho nên việc xây dựng một cuộc sống vợ chồng chung thủy là mong muốn của bao người. Sự đổ vỡ của gia đình đem đến những hậu quả khó lường, chính vì thế mà ai cũng có trách nhiệm bảo vệ gia đình của mình bằng cách không thông với vợ người, chồng người, không phá hoại hạnh phúc gia đình của người khác. Nếu chỉ vì thỏa mãn dục vọng đang tâm phá hoại hạnh phúc gia đình của người khác, đi ngược với tiêu chuẩn đạo đức và luân thường đạo lý đó là điều không công bằng. Vì sự công bằng của con người cũng như xã hội không ai có quyền xâm hại gia cang của người khác trên vấn đề tà hạnh với chồng hay vợ người. Để xây dựng một gia đình hạnh phúc nên xây dựng chế độ một vợ một chồng, biết tiết chế trong sự quan hệ để bảo vệ sức khỏe và nuôi dạy con cái tốt hơn.

Con người luôn tôn trọng sự thật, vì sự thật còn biểu hiện cho chân lý. Mọi người ai cũng chán ghét sự giả dối vì không ai muốn mình là người bị người khác lọc lừa, gian dối. Chính vì vậy lời nói dối gây mất lòng tin, mất đoàn kết, gây chia rẻ hận thù, gây chiến tranh giữa người này với người khác. Trong đời sống của con người thì dối trá được xem là một hoạt động sống, nó thể hiện trong ý nghĩ, thông qua hành động và bộc lộ trong lời nói. Chính lời nói dối trá, dua nịnh, đâm thọc, dèm pha đã tạo nên một xã hội mất niềm tin, con người phải dè dặt lẫn nhau, lúc nào cũng thủ thế cho mình vì sợ nguy hiểm, các mối quan hệ dần khép lại vì không ai còn đủ sức tin tưởng người khác, không ai còn dám chia sẽ những bí mật của đời mình. Vì thế nếu còn tiếp tục sống trogn xã hội loài người, tất cả mọi người phải nói lời ái ngữ, khuyên bảo người khác làm những điều lành, an ủi họ khi họ gặp điều không may… thì xã hội này đẹp biết bao hơn là suốt ngày đi nói xấu, châm chọc, chê bai, trách móc, chữi mắng người khác. Cuộc sống vốn đã khổ đau lắm rồi xin đừng làm cho nó thêm đau khổ cũng chỉ vì lời nói của mình không có văn hóa. Nếu ai cũng thực hiện đúng nguyên tắc đạo đức thứ tư là không nói dối, không nói ỷ ngữ, không nói sai sự thật, không thiêu dệt và không đâm thọc thì xã hội này đầy ấp những tiếng cười vì ai ai cũng mở lòng với nhau, cùng sống chan hòa trong niềm hạnh phúc vô biên.

Con người muốn có một cuộc sống an ổn và hạnh phúc cũng cần có một sức khỏe tốt, đây là một yếu tố rất quan trọng. Vì sức khỏe được xem là một thứ tài sản vô giá và bệnh tật là một nỗi ám ảnh lớn của đời người. Việc phá hoại sức khỏe của con người bị cho là một sự phá hoại to tát nhất thế nên những nghề nghiệp liên quan đến sự tàn phá sức khỏe của con người phải bị lên án một cách gây gắt như buôn bán rượu bia, ma túy, thuốc lắc,… Vì đó không chỉ tàn phá sức khỏe cho con người mà còn tạo ra những hệ lụy và tệ nạn cho xã hội. Người được giáo dục Phật giáo tự ý thức rằng những thứ độc hại này gây tổn hại đến sức khỏe, tiền bạc và lưu mờ trí tuệ nên tuyệt đối không buôn bán, không tự mình đụng vào hoặc bắt ép người khác phải thử. Vì sự công bằng của mình và của người nên tôn trọng giá trị sống của sinh mạng và sức khỏe mà tránh sử dụng những chất say, những chất kích thích để không gây đau khổ cho mình, phiền não cho gia đình và hệ lụy của xã hội.

Hơn bao giờ hết, sự giáo dục Phật giáo cần thức tỉnh con người trước xã hội hiện đại để họ thấy rõ những sự nguy hiểm đang rình rập con người, cuốn con người vào trong vòng xoáy của bể khổ. Âu đó sự công bằng trên phương diện giữ gìn ngũ giới dù có là đệ tử Phật hay không là đệ tử Phật hoặc theo một tôn giáo nào đó thì sự giữ gìn năm nguyên tắc đạo đức này là điều vô cùng quan trọng và cần thiết cho xã hội loài người.

3.4. Giáo dục Phật giáo đóng góp cho công bằng xã hội trên phương diện giải thoát

Phật giáo không chỉ giáo dục cho con người trên phương diện các mối quan hệ giữ cá nhân và xã hội trong đời sống thế gian mà còn dạy cho con người biết thoát ra khỏi những sự ràng buột của định kiến, những giá trị truyền thống lỗi thời trong kinh điển của người xưa để lại không căn cứ. Con người có thể khác nhau từ dung mạo, gia đình, vị trí xã hội,… nhưng đều phải được bình đẳng trên phương diện làm người, có quyền thừa hưởng những giá trị mà con người đnags được có.

Đối với xã hội Ấn Độ thời Đức Phật, bộ luật Ma-nu đã phân chia con người thành bốn giai cấp: Bà-la-môn, Sát-đế-lợi, Phệ-xá và Thủ-đà-la. Giai cấp Ba-la-môn là những vị lãnh đạo tâm linh, phụ trách về những nghi lễ. Họ cho rằng mình được sinh ra từ miệng của Phạm Thiên và là trung gian giữa thần thánh với con người. Họ có địa vị cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ vì có học vấn, có gia sản. Giai cấp Sát-đế-lợi là giai cấp vua quan, lãnh đạo quốc gia, họ có quyền sinh sát đối với một kẻ nào thuộc hai giai cấp dưới làm cho họ phật lòng. Họ cho rằng mình được xin ra từ cánh tay của Phạm Thiên nên nắm quyền lực cai trị đất nước. Họ có tài sản và tự hào về huyết thống là dòng giỏi vua chúa. Giai cấp Phệ-xá là những người thương gia nhỏ, họ buôn bán trong lãnh thổ của mình hoặc buốn bán qua những lãnh thổ khác. Giai cấp Thủ-đà-la là những người làm những nghề nghiệp thấp hèn trong xã hội như hớt tóc, gánh phân, nông dân, chài lưới… họ là người không có tài sản gì ngoài việc làm thuê, làm mướn. Hai giai cấp Phệ-xá và Thủ-đà-la không được học hành, không được can dự vào chuyện quốc gia. Mỗi người sinh ra ở đâu được giữ yên tại chỗ đó, dù họ có giỏi cũng không thể nào thay đổi được số phận của họ.

Thuyết bốn giai cấp đã im sâu vào xã hội Ấn Độ từ lâu đời và mọi người chấp nhận với giai cấp của mình. Cho đến khi Phật xuất hiện, ngài đánh đổ sự phân chia giai cấp với câu nói bất hữu: “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có giai cấp trong dòng nước mắt cùng mặn”. Đây là sự cải cách tư tưởng một cách vượt bậc của Đức Phật đối với xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Con người bị kèm kẹp, bị ngợt thở, không thể ngoãnh mặt lên vì sự phân chia giai cấp này. Ngài đã thay đổi, đã chấp nhận con người với lòng từ bi và bình đẳng, bằng chứng là trong tăng đoàn của ngài đã có những người xuất thân từ giai cấp hạ tiện như người gánh phân Nan-đề, thợ hớt tóc Ưu-ba-ly, … giúp cho họ tu hành và chứng được thánh quả. Đây là sự công bằng trên phương diện giải thoát giác ngộ, dù mọi người có ở giai cấp nào nếu bước vào con đường tu tập Phật pháp thì chỉ có một vị đó là vị giải thoát nếu người đó tu tập đến nơi đến chốn.

Trong giáo đoàn của Phật không có sự phân biệt giai cấp hay tôn giáo, tất cả đều được tôn trọng dựa trên phạm hạnh của người đó. Như người thợ hớt tóc Ưu-ba-ly xuất thân từ giai cấp Thủ-đà-la nhưng khi ngài trở thành người xuất gia tu tập giữ gìn giới luật tinh nghiêm và chứng đắc quả vị A-la-hán được tôn xưng là Giữ giới đệ nhất. Trong giáo đoàn của Phật có rất nhiều người xuất thân từ hoàng tộc như ngài A-nan-đà, A-na-luật, còn có những vị khi chưa xuất gia là giáo chủ và đệ tử của ngoại đạo như ngài Xá Lợi Phật, Mục Kiền Liên, nhưng khi xuất gia đã trở thành những bậc xuất chúng, có uy tín và tầm ảnh hưởng lớn trong giáo đoàn.

Sự bất công giữa nam và nữ trong xã hội Ấn Độ cũng là vấn đề nan giải. Người nữ phải chịu những bất công từ gia đình cho đến xã hội. Ở nhà phải thờ cha mẹ chăm lo, gia đình, thờ cha mẹ chồng, lo cho chồng con, an phận thủ thường, không được can dự vào những việc chính sự cũng như xã hội. Sự tiếp độ nữ giới xuất gia của Phật lúc đó cũng tạo nên một sự bức phá rỗ rệt. Phật độ kế mẫu của mình là bà Kiều Đàm Di và năm trăm người nữ thuộc hoàng thân quốc thích của dòng họ Thích xuất gia và đưa ra Bát kỉnh pháp là một sự ưu ái lớn đối với người nữ trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Sự giải thoát không phân biệt là nam hay nữ, ai cũng có thể tu tập và giác ngộ được nếu thực hành đúng lời Phật dạy và sự chứng ngộ của các vị nữ giới trong Trưởng lão ni kệ là một minh chứng cho sự công bằng trên phương diện giải thoát bất luận là nam hay nữ.

Sự công bằng trên phương diện giác ngộ trong giáo dục Phật giáo còn thể hiện ở quá khứ lỗi lầm của một con người, nói khác hơn là sự khiếm khuyết trong đạo đức hoặc tội lỗi mà một người đã tạo. Phật giáo có thể bao dung cho mọi người, dù là người thánh thiện hay kẻ tàn ác, dù là người cao thượng cho đến xấu xa, nhưng nếu bỏ ác làm lành, tu tập theo đọa Phật thì vẫn có thể chứng ngộ Niết bàn. Đây là điểm mà đạo Phật hơn hẵn các tôn giáo khác trong khác lúc bấy giờ. Sự tiếp độ những người lỗi lầm đã minh chứng cho sự khoan dung, từ bi của đạo Phật như trường hợp của tướng cướp Angulimala đã giết hại rất nhiều người, đến khi chuẩn bị giết mẹ của mình thì Phật xuất hiện. Khi nghe Phật giáo hóa Angulimala đã từ bỏ gươm đao, theo Phật tu tập và chứng đắc quả vị A-la-hán. Liên Hoa Sắc cũng là một người có quá khứ đau thương, nàng từng là gái bán hoa nổi tiếng, định dùng sắc đẹp của mình quyến rủ ngài Mục Kiền Liên nhưng được ngài Mục Kiền Liên giáo hóa và đưa về ra mắt Đức Phật. Sauk hi quy y và trở thành vị Tỳ kheo ni, nàng tinh tấn tu hành, chứng quả A-la-hán và được tôn xưng là Thần thông đệ nhất trong hàng ni chúng.

 Trên phương diện giải thoát tất cả con người đều bình đẳng và công bằng với nhau, ai cũng có thể tu tập được và ai cũng có thể lĩnh hội tùy theo căn cơ. Sự giáo dục của Phật giáo giúp cho con người đạt được thánh quả, thành tựu tuệ giác và giải thoát khỏi sanh tử luân hồi. Ai cũng có khả năng ấy, không bất luận là nam hay nữ, không bất luận là tôn giáo nào, không bất luận giai cấp nào, không bất luận địa vị xã hội nào, nếu có lòng quyết tâm và phương pháp hành trì đúng thì sẽ đạt được Niết bàn trong đời sống hiện tại với sự công bằng không phân biệt.

KẾT LUẬN

 Sự xuất hiện của Đức Phật đã đem lại những lợi ích cho nhân loại thông qua những lời dạy của ngài, đó là một tài sản lớn mà Phật đã để lại trong tam tạng kinh điển. Với con đường giáo dục Phật giáo, ngài đã xây dựng cho con người một định hướng về xã hội thuần lương, chân thiện mỹ không những về một hình thái mà còn cả chất liệu an bình, mang tính chân thật, vững bền và cứu cánh. Một xã hội hạnh phúc, không tham lam, sân hận, đau khổ, bất công, được Phật chỉ rõ thông qua những lời dạy mang tính đạo đức, luân lý và nguyên tắc đã tồn tại trong vũ trụ với sự khách quan. Cuộc sống của con người vốn đã chịu đựng sự khổ sở của sanh, lão, bệnh, tử, đây là tứ vô thường mà con người ta không thể thay đổi nhưng với sự tu tập theo con đường bát chánh con người có thể thoát khổ được vui. Bên cạnh đó những quy tắc mang tính hiện thực cũng giúp cho con người có lối sống đúng đắn cho bản thân mình, cách cư xử chuẩn mực đối với gia đình và xã hội.

Khi tìm hiểu về giáo dục Phật giáo ta nhận thức được mục đích của giáo dục Phật Giáo là muốn cải thiện con người và tổ chức xã hội con người, vạch ra phương hướng cải tạo thân tâm để đưa con người đến sự sống đi ra dần khỏi các phiền não, hướng đến giác ngộ giải thoát. Mỗi người phải tự mình thực nghiệm con đường giáo dục ấy sẽ có sự đóng góp đáng kể vào sự phát triển của xã hội. Tất cả mọi người đều được công bằng trước sự giáo dục của Phật giáo trên nhiều phương diện mà đặc biệt là phương diện giác ngộ giải thoát mà không có một nền giáo dục nào có thể hướng đến được.

Qua những gì đã được đề cập trong bài viết này ta thấy vai trò của Đức Phật rất quan trọng, ngài là một vị Đạo Sư đúng mực, một nhà giáo dục lỗi lạc đã đưa ra một con đường giáo dục Phật giáo đáng được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi. Con đường giáo dục ấy đã hướng cho con người trở nên thánh thiện giữa cõi đời ô trược này và hướng xã hội đến một cuộc sống bình an. Đây là con đường mà con người nên nghiên cứu và phát triển nó một cách nghiêm túc, phải được phổ cập rộng rãi cho tất cả mọi người.

Trong xã hội hiện đại, những giá trị giáo dục của Phật đã để lại là giải pháp tốt cho những vấn đề xã hội như đạo đức, lối sống, chính trị, văn hóa, môi trường, tư tưởng, hòa bình, bình đẳng, nhân quyền, tự do, dân chủ được hiện rõ hơn bao giờ hết. Những lời dạy của Phật thật sự đã đem lại lợi ích cho thế gian này, ước mong sao tất cả mọi người đều được giáo dục như thế và sống trong sự giáo dục này thì cuộc sống quả thật là một cảnh giới an lành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ I, II, III. Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, ấn hành năm 1992.

2. Phật Học Khái Luận, Thượng tọa Thích Chơn Thiện - Ban Giáo Dục Tăng Ni ấn hành năm 1993.

3. Trích trong Giáo dục Phật giáo của Thượng tọa Thích Chơn Thiện, ấn hành năm 1997.

4. Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống - Hoài Khanh, NXB Ca Dao, năm 1993.

5. Lý thuyết về nhân tính qua kinh tạng Pàli - Luận Án Tiến Sĩ của học giả Thích Chơn Thiện.

6. Giáo dục học đại cương - Nguyễn An - lưu hành nội bộ, năm 1998.

7. Các vấn đề giáo dục - Lê Hoàng Thanh Dân, Nhà xuất bản Trẻ, năm 1970.

8. Kinh Pháp Cú - HT. Thích Minh Châu - Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam cơ sở II, ấn hành năm 1990.

9. Ngô Văn Lê, Giáo dục & tiến bộ xã hội, bài phát biểu tại hội thảo Giaso dục Phật giáo, ấn hành năm 1995.

10. Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, Ðạo Phật Hiện Ðạo Hóa, Nhà xuất bản Lá Bối, năm 1968.

 


[1] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, đoạn này được sữ dụng trong nhiều bài kinh Nikaya

[2] Tứ quả Thanh Văn: Tu-đà-hoàn, Từ-đà-hàm, A-na-hàn và A-la-hán.

[3] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Trung Bộ kinh, quyển II, Kinh Ví dụ con rắn, (Alagaddùpama sutta)

[4] Theo Thích Thánh Minh, Tìm hiểu ý nghĩa Tam chuyển pháp luân thập nhị hành, http://www.daophatngaynay.com/vn/mobile/mobile/phat-phap/buoc-dau-hoc-phat/nen-tang-hoc-phat/8332-Tim-hieu-y-nghia-Tam-chuyen-phap-luan-thap-nhi-hanh.html

[5] Thích Pháp Như, bài viết Sự hình thành Tăng đoàn thời Đức Phật, http://hoalinhthoai.com/forum/showthread.php?t=302

[6] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Magandiya, Trung Bộ Kinh II.

[7] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt, Trường Bộ kinh.

[8] Sđd

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập