Sốc vì chồng bỗng nhiên xuống tóc đi tu

Đã đọc: 1385           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Đang chăn gối nồng đượm, bỗng nhiên chồng đòi xuống tóc đi tu vì tìm ra một chân lý mới khi tìm hiểu về cõi Phật. Những bà vợ đang trong vị thế bà hoàng bỗng trở nên cô đơn, lạc bóng chỉ vì sự bốc đồng bất thường của đấng lang quân…

Ly dị vợ để... lên chùa đi tu

Ngày họp lớp năm nay vào chiều 5 Tết, nhóm bạn lớp 9C trường THPT Phương Mai rất ngạc nhiên khi thấy Nguyễn Hoàng Giang đi một mình. Mọi người thi nhau hỏi về Trần Hữu Trung, chồng Giang, nhưng bù lại chỉ là cái lắc đầu im lặng không có lời đáp. Mọi người tò mò cũng chỉ vì cặp đôi Trung và Giang là đôi vợ chồng duy nhất của lớp. Trung và Giang yêu nhau từ lớp 8 đến hết đại học thì cưới nhau. Chuyện tình của họ đẹp đến nỗi trở thành nỗi tị nạnh của bạn bè trong lớp.

Mặc dù học cùng lớp, lại cùng tuổi với vợ, nhưng Trung rất chững chạc. Giang thường rất tự hào vì chồng chu đáo, yêu thương vợ con và đặc biệt Trung là người rất nghiêm túc. Hơn 10 năm sống với Trung, Giang chưa có bất cứ phàn nàn nào. Nhiều khi Giang cũng “chột dạ” vì thấy mình được nhiều quá, chồng tử tế, con ngoan ngoãn, đẹp đẽ. Cuộc sống chẳng có gì phải lăn tăn, Giang cũng hết lòng với chồng, con, gia đình chồng.Vậy mà bỗng nhiên Trung nằng nặc đòi xuống tóc đi tu. Khi nghe về ý định của Trung, Giang cứ há hốc mồm ngạc nhiên mà chẳng nói được lời nào. Trung bảo, Trung thấy cuộc sống trần tục đã quá đủ, Trung cũng đã quá trách nhiệm với Giang và con. Giang cũng đã và sẽ có cuộc sống đầy đủ, bởi vật chất mà Trung tạo ra trong quá trình hai vợ chồng chung sống không hề nhỏ.Đau đớn hơn, Trung nằng nặc đòi mang theo đứa con trai lớn cùng bố vào chùa xuống tóc.


Một gia đình đầm ấm, hạnh phúc là niềm mong ước giản dị của bất cứ ai tồn tại trong cuộc đời này.

Cũng tâm trạng như Giang, chị Hà, Tổng giám đốc một công ty kinh doanh sản xuất nhựa đang sống trong khủng hoảng cao độ từ trước Tết Tân Mão đến nay. Chồng chị, anh Nguyễn Văn Dũng, một CEO nhiều người biết mặt, biết tên, có tiếng trên thương trường, sau chuyến đi công tác Tây Tạng nửa tháng về một mực đòi xuống tóc đi tu. Anh bảo, nửa tháng ở Tây Tạng được thuyết pháp anh hiểu rằng anh là người được Phật tổ lựa chọn, sứ mạng cuộc đời anh là phải xuống tóc đi tu để học đạo và đi truyền đạo cho chúng sinh. Thậm chí, trong câu chuyện kể với vợ, anh Dũng còn cho biết lẽ ra anh đã xuống tóc quy y cửa Phật ngay trên đất Tây Tạng rồi, nếu không có những lời ngăn cản của đồng nghiệp, bạn bè đi cùng đoàn.

Trong cuộc sống vợ chồng, anh Dũng là người lắm tật, kể cả chuyện ong bướm nọ kia. Vì vậy, chị tuyên bố rằng anh muốn xuống tóc chị cũng không cần. Tuy nhiên, chị ra điều kiện, anh phải ký vào đơn ly hôn chị đã viết sẵn. Chị biết có thể mình dại, nhưng nếu không đặt áp lực lên anh, có lẽ chị và các con chị sẽ mất anh vĩnh viễn.

Phú quý sinh lễ nghĩa

Việc các ông chồng đùng đùng bỏ gia đình để đi "lánh nạn" nơi cửa Phật đã gây sốc cho không ít người, nhưng chuyện một số thanh niên còn trẻ, có học thức muốn gọt tóc đi tu còn khiến nhiều người thấy bàng hoàng hơn.

Hải, một kiến trúc sư trẻ tài năng được cha mẹ cho đi học ở nước ngoài về, cũng một ngày bỗng đòi phải đi tu. Sáng mùng 6 Tết, khi công ty bắt đầu làm việc bình thường. Hải lên phòng Tổng giám đốc gửi đơn xin thôi việc với lý do bố mẹ bảo cần phải đi tu để trả nợ cho kiếp trước và được an lành ở kiếp này. Lúc đầu, sếp của Hải tưởng chuyện đùa, nhưng, thấy thái độ nghiêm túc đột xuất của Hải thì quá đỗi ngạc nhiên. Rõ ràng, cuối năm Canh Dần, cơ quan đã họp và thống nhất để đầu năm 2011 Hải sẽ sang Quảng Châu, Trung Quốc là người đại diện cho công ty. Mùng 3 Tết, khi Hải đến nhà chúc Tết sếp, Hải vẫn tỏ rõ thái độ vui mừng vì chuẩn bị sang Quảng Châu nhận nhiệm vụ mới. Vậy mà.... khuyên răn chán không xong, anh Toàn đành buông xuôi để Hải đi theo con đường mình chọn lựa.


Chùa chiền là nơi giúp cho tâm hồn mỗi người thanh thản chứ không phải nơi chọn để chạy trốn cuộc đời, chạy trốn trách nhiệm.

Lý giải về hiện tượng này, nhà tâm lý Trịnh Trung Hoà cho biết, ông cũng đã nghe có nhiều người nói về hiện tượng này, nhưng đúng là trong xã hội chưa có nhiều. Có điều, khi một vấn đề đã xảy ra, rất có thể sẽ trở thành hiện tượng và nhanh chóng lan truyền nên cần ngăn chặn nó. Theo phân tích của ông Hoà, những người hiện nay đang có hành vi như nói trên thực chất là đang muốn trốn chạy cuộc đời thực để đi tìm hạnh phúc ảo tưởng nào đó có thể ở kiếp này hoặc ở kiếp sau. Hành vi này xuất hiện là dựa trên một quan niệm về hạnh phúc, cuộc sống, dựa trên những quan niệm của mỗi người khác nhau, không phải là cái gì có thể đo đếm được.

Ông Hoà cũng cho biết, những người này chưa chắc đã khổ, họ có thể đang sở hữu nhà lầu, xe hơi dư giả tiền bạc nhưng lại quan niệm là họ khổ. Trong khi có những người cuộc sống của họ khiêm tốn hơn nhưng họ có quan niệm hạnh phúc là cuộc sống gia đình, vợ con và họ không muốn đánh đổi.

Bên cạnh đó, việc chọn lựa đi tu của một số cá nhân còn phụ thuộc vào quan niệm của mỗi người về cuộc đời. Có người quan niệm rằng, cuộc đời này chỉ là cõi tạm, vĩnh cửu phải là một cuộc đời khác, là cuộc đời sau khi chết mới là quý giá, mới là của ta. Đây là một quan niệm sai lầm và không có cơ sở khoa học nào cả.

Để giải quyết hiện tượng này, theo ông Trịnh Trung Hoà, phải tìm cách để thay đổi quan niệm của họ về cuộc đời chứ không thể lựa chọn biện pháp bạo lực. Cần chỉ ra cho họ thấy, mỗi người nên yêu quý cuộc đời thực của mình; gia đình, con cái. Cách lựa chọn lánh đời của những người này cho thấy họ đang u mê trong một số quan niệm sai lầm dẫn đến những hành vi sai lầm.

“Chúng ta nên xác định hạnh phúc là những điều đang hiện hữu và chúng ta cảm nhận được. Cuộc đời thực rất ngắn ngủi nên phải yêu quý cuộc đời này, đặc biệt là giới trẻ”, nhà tâm lý Trịnh Trung Hoà nhấn mạnh. Ngoài ra, chúng ra không nên mượn bất cứ một học thuyết tôn giáo nào để chạy trốn cuộc đời thực, như thế vừa làm khổ mình, vừa làm khổ người khác.

Cũng đồng quan điểm này, anh Lưu, một chuyên gia tâm lý khác cho biết, việc lánh đời bằng cách đi tu chẳng qua là việc mơ hồ trong nhận thức về mục đích tồn tại trong cuộc sống của mỗi con người. Bất cứ ai cần phải xác định được cụ thể về cuộc sống của mình đó là mỗi con người được cha mẹ sinh ra nên tồn tại như thế nào, cần phải sống như thế nào với cộng đồng và sống như thế nào để có cuộc sống tốt nhất với mình. Thực hiện được việc này, mỗi con người sẽ thấy giá trị của mình với cuộc sống và không xuất hiện những quan niệm sai lầm.

Theo VnMedia

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (1 đã gửi)

avatar
Nguyên Thủy 23/02/2011 07:35:23
Phi Khanh, Trịnh Trung Hòa nên tìm hiểu kỹ Phật Pháp , có quá nhiều điều các vị không hiểu nên nói thế.

Tôi không hiểu nhiều về các tông phái khác, nhưng nếu nghiên cứu Phật Pháp Nguyên Thủy Theraveda, quí vị sẽ thấy khoa học còn thua xa những gì trong kinh nói, những gì khoa học chứng nghiệm được thì đã được Kinh nói từ 2500 năm trước.
Bài này có lẽ những người có quan kiến như Phi Khanh và Trịnh Trung Hòa nên đọc
http://www.daophatngaynay.com/vn/pg-nganh/xa-hoi/pg-td/6906-Bang-hoang-sung-sot-vi-nguoi-than-yeu-xuat-gia-dau-Phat.html
Ai đó nên giúp Phi Khanh và ông Hòa hay những người như ông hiểu biết cho đúng đắn Phật Pháp bởi chúng ta đều bình đẳng trước sự Vô Thường và Nhân Quả.
Tụng kinh, niệm Phật thì có lợi ích, lợi ích lớn hơn đó là Thiền Định và Thiền Tứ Niệm Xứ. Ghi chú rằng chính Đức Phật Gotama đạt quả Phật nhờ thiền chứ không khác. Các loại thiền khác vẫn có giá trị cao...Bất chấp tất cả...chúng ta phải học Thiền, nếu không học Thiền thì chúng ta xa rời giáo lý Phật dạy.
tổng số: 1 | đang hiển thị: 1 - 1

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập