Hành trình tìm lại bình yên

Đã đọc: 5877           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Đã một thời gian dài “sống gấp”, “sống nhanh”, nay một bộ phận thanh niên đang đi tìm thăng bằng cho tâm thái, cũng có thể gọi là “sống chậm” lại! Xu hướng này còn phản ảnh cái gọi là “nhu cầu tĩnh tâm của người trẻ” là có thật, trong một xã hội đang phát triển.

“Tôi tìm đến thiền viện trên Tam Đảo mỗi tháng một lần, bởi đó là nơi mang lại cho tôi một tâm thái thanh thản, như một sự tự thanh lọc lại mình để tiếp tục cuộc sống đang có nhiều mệt mỏi” - Nguyễn Hồng Yến, thư ký xuất bản của dự án Harvard Business online, thuộc VNN Publishing tâm sự.

Yến chỉ là một trong số khá nhiều những bạn trẻ hiện nay đang tìm đến với những giá trị tâm linh, với mong muốn cân bằng lại cuộc sống nhiều bận rộn và toan tính.

Nguyễn Hải Minh, cựu sinh viên ĐH Thủy lợi, đang là nhân viên Trung tâm Nghiên cứu biển, Viện Thủy lợi Việt Nam, lại tìm đến những cuốn sách nói về đạo Phật và cách tu tâm dưỡng tính: “Cuộc sống hôm nay với những bộn bề đôi khi làm tôi quên mất mình đang cần gì và muốn gì.

Nhiều vấn đề ập đến một lúc, tất cả cứ như rối lên. Những lúc như thế, tôi tìm đến với những cuốn sách viết về đạo Phật như một sự tìm kiếm giải pháp và cả cách ứng xử”.

Ông Nguyễn Quang Cừ, người đã có nhiều năm làm quản thư tại thư viện Phật giáo chùa Quán Sứ (Hà Nội) cho biết, hiện thư viện có khoảng hơn 6.000 bạn đọc thì chiếm hơn 1/3 là những bạn trẻ: “Gần đây, lượng bạn trẻ đến đọc và mượn sách ở đây tăng cao.

Các bạn thường mượn những cuốn sách dạy về nhân sinh quan của đạo Phật và cách hóa giải các vấn đề cuộc sống dưới góc nhìn của Phật giáo. Những bạn trẻ đó đa phần là người có học thức, có cách đọc khá chọn lọc và có sự quán chiếu đối với bản thân”.

Tại phố Đinh Lễ, con phố bán sách lớn của Hà Nội, những cuốn sách như Tâm tĩnh lặng, Suối nguồn tâm linh, Đường xưa mây trắng đang bán rất chạy. “Các bạn trẻ tìm đọc  những cuốn sách đó ngày một nhiều chứ không chỉ là những bạn đọc trung niên như trước đây” - cô Hoa, chủ cửa hàng sách số 5 Đinh Lễ cho biết.

Ở một khía cạnh nào đó, có thể coi đó là một tín hiệu vui vì sự chắt lọc trong văn hóa đọc. Nhưng, từ đó cũng cho thấy một vấn đề: Phải chăng giới trẻ hiện nay, được sinh ra trong sự sung túc hơn, được hưởng nhiều thuận lợi của cuộc sống hơn nên sự mạnh mẽ, bản lĩnh cũng ít đi, cần tìm cho mình một điểm tựa sớm hơn? Sự khó khăn của cuộc sống hôm nay phức tạp và biến hóa hơn ngày hôm qua và cách giải quyết cũng không còn đơn giản. Người trẻ hôm nay thông minh, năng động hơn nhưng cũng chịu nhiều thử thách, khó khăn hơn?

Bên cạnh đó, việc tìm đến với những giá trị tâm linh, có phải là một cách chạy trốn thực tại của các bạn trẻ? “Thỉnh thoảng, khi cần suy nghĩ hoặc quyết định một việc gì to lớn và quan trọng, tôi đến chùa để tìm cho mình một khoảng tĩnh lặng, sau đó sẽ đưa ra quyết định" - Trần Việt, một du học sinh tại Học viện Báo chí Bắc Kinh - Trung Quốc nói.

“Mỗi người có cách lựa chọn cách giải quyết vấn đề của mình. Có người nổi loạn, có người sẻ chia với bạn bè, người thân, còn chúng tôi thì hạnh phúc khi tìm được cho mình một khoảng lặng, một thế giới của chính chúng tôi. Chúng tôi tỉnh táo, bản lĩnh và không hề quẫn trí với cuộc sống như những thanh niên đang mua vui bằng thuốc lắc tại những vũ trường. Mỗi lần trở về từ thiền viện, tôi cảm thấy mình như được nạp thêm năng lượng và có thêm hứng khởi cho công việc” - Hồng Yến quả quyết.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập